IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

6 Trang V  < 1 2 3 4 > »   
Reply to this topicStart new topic
> -“THIỀN NHAI”, NHIỀU NGƯỜI TD KHÔNG CHỊU “ NHAI KĨ”
LIOVI
bài Jan 28 2012, 11:23 AM
Bài viết #11


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(Duy Việt @ Jan 23 2012, 10:29 PM) *
Chúc Trung sư huynh cùng tất cả các bằng hữu gần xa "Ý như vạn sự"!


Vạn sự thì có tốt xấu , không chừa cả chiến tranh bệnh tật và thiên tai ...như vậy lời chúc của bạn ...cũng như không chúc ...mà có khi còn tệ hơn thế vì hiện nay sự xấu nhiều hơn sự tốt mấy lần

Khởi " Ý" thường không xấu , chỉ mưu sự mới xấu ...bởi trong sâu thẳm của cõi lòng , chẳng ai ghét điều thánh thiện bao giờ

Tôi không nhận lời chúc của bạn !

Nếu bạn cho phép , tôi chúc bạn VẠN SỰ NHƯ Ý
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Minh_Châu
bài Jan 28 2012, 06:33 PM
Bài viết #12


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 9
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,903



Nhai kỹ quả thực rất thú vị
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Duy Việt
bài Jan 28 2012, 07:15 PM
Bài viết #13


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 6
Gia nhập vào: 22-January 12
Thành viên thứ.: 93,906



QUOTE(LIOVI @ Jan 28 2012, 11:23 AM) *
Vạn sự thì có tốt xấu , không chừa cả chiến tranh bệnh tật và thiên tai ...như vậy lời chúc của bạn ...cũng như không chúc ...mà có khi còn tệ hơn thế vì hiện nay sự xấu nhiều hơn sự tốt mấy lần

Khởi " Ý" thường không xấu , chỉ mưu sự mới xấu ...bởi trong sâu thẳm của cõi lòng , chẳng ai ghét điều thánh thiện bao giờ

Tôi không nhận lời chúc của bạn !

Nếu bạn cho phép , tôi chúc bạn VẠN SỰ NHƯ Ý

Vantrung thích nghĩ sao thì tùy, có lẽ do tôi giải thích vụng về nên huynh chưa hiểu hết nghĩa của câu nói đó. Huynh hiểu như trên quả thực tôi chẳng thể nói gì hơn, nhưng mà cũng đơn giản xét về mặt ngôn ngữ-thông điệp-mã hóa-giải mã-nhận thức mỗi người đều có một kiểu tư duy, thông mình, logic và cách hiểu khác nhau. Tất cả chúng ta đều nằm trong sự tương đối và mê đồ ảo trận của các khái niệm, sự vật hiện tượng. Đọc sâu và gạt bỏ mọi ngôn từ, "Bát nhã tâm kinh ba la mật đa" là một phương tiện tuyệt vời để tự mình mở rộng và từ bỏ khái niệm, tư duy ngôn ngữ.
Câu "Ý như vạn sự" không phải là ý tưởng của tôi, nó là một triết lý, một bài kinh và là một tác phẩm văn học đã có từ lâu nay tôi đem ra nói lại vậy thôi. Bây giờ tôi nói huynh không hiểu cũng là chuyện bình thường, nếu có thể huynh hãy nghe thầy Thích Giác Đăng nói vậy (nguyên cả video chỉ nói về câu này, hẳn sẽ rất đầy đủ. Nếu huynh có phê bình góp ý gì xin gởi về chùa Hoằng Pháp, như vậy mọi người sẽ biết ơn huynh nhiều) hoặc huynh vẫn chưa vừa lòng thì tôi có thể tìm cái triết lý đó dưới dạng một tập triết thuyết hoặc tác phẩm văn học để gởi huynh đọc, như thế sẽ đầy đủ hơn.
http://www.youtube.com/watch?v=HEAjsYh_fHo
Chào thân ái!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
LIOVI
bài Jan 29 2012, 04:35 AM
Bài viết #14


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 255
Gia nhập vào: 18-September 10
Thành viên thứ.: 30,437



QUOTE(Minh_Châu @ Jan 28 2012, 07:33 PM) *
Nhai kỹ quả thực rất thú vị

Thức ăn của tâm linh , có thứ dễ tiêu , có thứ cũng khó tiêu ; Nếu không muốn nó bị khô héo tàn lụn thì phải ăn , và muốn trưởng dưỡng cho thật tốt thì phải nhai kỷ . Bạn nói rất đúng , hãy thú vị khi nhai kỹ

@ bạn Duy Việt

Rất cảm ơn và ghi nhận cách giãi thích của bạn , tôi cũng đã vào đường lin bạn giới thiệu , nhưng có lẽ cách hiểu của chúng ta không giống nhau đấy thôi

Theo sự thì xuôi giòng , Theo ý thì ngược giòng . Tôi nghĩ như thế nên mới có lời như thế , mong được cảm thông !
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Jan 29 2012, 05:30 AM
Bài viết #15


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30




-Bạn DUY VIET giải thích câu Ý NHƯ VẠN SỰ rất rõ ràng và tôi thấy rất hay chứ không phản đối đâu.
-Tôi thì không đồng tình ý tưởng của LIOVI
-Theo tôi thì ý có nghĩa là ý tưởng, ý kiến, ý niệm tức là một quan niệm phát xuất từ một nhận thức. Thế thì ý thường sai (người ta thường nói TÂM VIÊN Ý MÃ) do nhận thức thường sai (do ăn sai).
-Trong sâu thẳm , không ai ghét điều tốt vì TRONG ÂM CÓ DƯƠNG.Tôi tán thành câu này của bạn LIOVI. Do đó chúng ta không được quyền bác bỏ ai, ngay cả một tay đồ tể giết người không gớm tay vì kẻ cực ác có thể biến thành người cực thiện (Buông dao đồ tể thành Phật )
- Bạn LIOVI hiểu ý là chánh kiến, chánh niệm nên có kết luận trái ngược...
29/01/2012 nvt
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hien
bài Jan 29 2012, 04:05 PM
Bài viết #16


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904




Vạn Sự Như Ý là câu nói thuộc về gieo Nhân.
Ý Như Vạn Sự là câu nói thuộc về gặt Quả.

Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật nói:

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,

An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.


Câu chúc '' Vạn Sự Như ý'' nhấn mạnh vào sự gieo Nhân thể hiện ở 2 câu đầu:

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;


Còn câu ngược lại: '' Ý Như Vạn Sự'' nhấn mạnh vào sự gặt Quả thể hiện ở 4 câu sau (bất thiện và thiện):

Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.


''Vạn Sự'' sẽ hiện ra ''Ngay Theo Sau'' là Khổ Não hay An Lạc.


Kiểu chơi chữ hay đảo câu thì ý cũng sẽ thay đổi do duyên sinh ra câu đã thay đổi. Câu ''Vạn Sự Như Ý'' sẽ nhấn mạnh về gieo Nhân, còn câu ''Ý Như Vạn Sự'' sẽ nhấn mạnh vào việc gặt Quả.

Câu nói cũng như con dao, có đằng chuôi, có đằng lưỡi. Nếu đảo chiều con dao thì lúc này chuôi dao lại nằm đằng lưỡi và lưỡi dao lại nằm đằng chuôi so với chỗ để dao ban đầu.

Bản chất con dao không có thiện hay bất thiện. Do cách tiếp cận con dao ở chuôi hay lưỡi mà thôi. Do tiếp cận máy móc còn gọi là chấp thủ cứ cho rằng lưỡi đang nằm bên trái (mà lúc này nó đã đổi chiều) thì bị chảy máu liền đổ lỗi cho con dao.

Câu ''Vạn Sự Như Ý'' nếu tiếp cận vào chiều từ Nhân đến Quả là đúng là được lợi ích giống như cầm dao đằng chuôi.

Câu ''Ý Như Vạn Sự'' nếu tiếp cận vào chiều ngược lại từ Quả đến Nhân là đúng là được lợi ích giống như cầm dao đằng chuôi.

Cũng như Thực Dưỡng hay Thiền Nhai nếu tiếp cận đúng thì nó giống như 1 phương pháp dưỡng sinh bằng cách tập luyện thói quen ăn uống đúng cách như món ăn và cách ăn (từ Thực Dưỡng đã nói lên điều này). Nhưng tiếp cận sai mà coi nó như 1 pháp môn giác ngộ thì sẽ dẫn dến nắm dao đằng lưỡi. Đức Phật đã từng tuyên bố: ''Ở đâu có Bát Chánh Đạo thì ở đó có bậc Thánh nhân''. Nếu chỉ có ăn đúng, nhai đúng, chọn món ăn đúng mà đạt tới giác ngộ thì rơi vào 62 tà kiến của ngoại đạo. Tiên sinh Ohsawa của thực dưỡng cũng không phải là Thánh nhân của Phật giáo. Trong Trung Bộ Kinh, Đức Phật đã vô cùng từ bi khi tuyên bố như sau: ''Ở đây, này Seniya, người nào hạnh trì hạnh con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì giới con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì tâm con bò một cách hoàn toàn viên mãn, hành trì uy nghi con bò một cách hoàn toàn viên mãn, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh thân hữu cùng với các loài bò.''


--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Jan 29 2012, 08:08 PM
Bài viết #17


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,169
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Sadhu! Lành thay!

Tuy nhiên biết cách thiền trong khi ăn thì Thực dưỡng là con đường tắt cho việc giải thoát giác ngộ vì cùng lúc được hai việc:
- Thân quân bình
- Tâm dễ dàng quân bình nhờ nương nơi thân đã được quân bình về khí...

Trong con đường Tư Niệm Xứ: khi có tứ niệm xứ thì có tứ chánh cần, tứ như ý túc và ngũ căn bắt đầu hoạt động và phát sinh ra ngũ lực, nếu ngũ lực không cân bằng thì không tài nào tiến tới thất giác chi và làm sao có được bát chánh đạo?

Người Thực dưỡng tu tập tới chặng cần cân bằng ngũ lực ... và hiểu dễ dàng con đường của ngũ lực: tín - tuệ; tấn - định... tấn và định đều cần nhưng không được quá nhiều hay quá ít; tín mà nhiều sinh tà tín, tuệ mà nhiều không thích tu, mà thích đi giảng đạo... và tín cũng như tuệ cũng cần phải cân bằng và cái "xe có 4 bánh này" (chánh niệm được vị như người cưỡi ngựa) thì mới có thể tiếp tục tiến lên... thăng lên các trạng thái tâm cao cấp...

Vậy có thể nói nhai kỹ theo Td sẽ trợ duyên cho đời sống Phạm hạnh và phải có tác ý đúng thì mới thoát khỏi vòng kiềm tỏa của 62 tà kiến về tự ngã...
Nếu không có tác ý chân chánh (Yoniso manasikara) thì người ta chỉ tự làm tăng bản ngã của mình lên mà thôi và con đường vô ngã trở nên mỗi lúc một xa vời vợi... ăn Td sẽ sản sinh ra một năng lượng lành mà không biết sử dụng để hướng tâm tới chứng ngộ vô thường, khổ não, vô ngã mà cứ sa đà vào lạc thú của miếng nhai, sa đà vào khoái lạc của thân thể khỏe mạnh đầu óc trống trơn thanh tịnh vô sự... thì hơi bị uổng... giống như người đã đạt tới "cảnh tiên" trên trần thế mà quên mất 6 nẻo luân hồi...


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Minh_Châu
bài Jan 29 2012, 08:30 PM
Bài viết #18


Newbie
*

Nhóm: Members
Bài viết: 9
Gia nhập vào: 9-January 12
Thành viên thứ.: 93,903



Thú vị thay cho cái lý luận, lập luận, logic và suy diễn. Chúng ta ở đây chưa ai giác ngộ cả nên tất cả những gì chúng ta nói là lời nói của người ngủ say, của kẻ mở mắt chiêm bao. Thế nên mỗi chúng ta cứ hãy làm và làm, làm cái tốt cái thiện (mà chưa hẳn là tốt là thiện đâu), chỉ cần biết lỗi của mình đừng vội trách người (vì chưa biết ai đúng ai sai đâu).
Cái câu "Ý như vạn sự" nghĩa của nó nhấn mạnh vào đâu đã được Duyviet giải thích và đưa ra hẳn 1 cái video nói về cái này rồi. Thế nhưng chấp nhất câu chữ và lý luận thì thành ra kiểu khác. Bạn Hien giải thích rất hay, rất chặt chẽ và có am hiểu về giáo lý nhà Phật tuy nhiên giải thích vẫn chỉ là giải thích. Tôi chắc một điều rằng là bạn nói đúng chứ không sai, đúng trong tương đối còn về mặt tuyệt đối tất cả chúng ta sai, trừ khi là mình đã thức tỉnh. "Vạn sự như ý là điều tốt", vấn đề là ý của chúng ta thế nào, con người có biết chúng ta cần cái gì, đi về đâu, cái như ý của con người quả thực là cái như ý của sự ngủ say, của cái chưa thức tỉnh. Vạn sự như ý là điều tuyệt với nếu con người đã thức tỉnh, làm chủ được mình, chiến thắng chính mình, làm chủ được tham sân si.
Tôi xin lấy ví dụ như sau. Có một người giải thích ý nghĩa của 2 câu tục ngữ sau, bạn không thể nào bảo họ sai được. Mỗi lời họ nói rất có lý, rất thực tế và rất logic... cũng giống như những lý luận và giải thích ở đây.
- "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" => Loài ngựa rất thông minh, chúng có khả năng phán đoán cảm nhận, trực giác tốt. Một con ngựa bị đau, các con khác đều "nghi ngờ" là trong cỏ có thuốc bảo vệ thực vật nên chúng không ăn cỏ đó, bỏ cỏ.
-"Cái nết đánh chết cái đẹp" => Cái đẹp có tội tình gì đâu mà cái nết phải đánh chết nó. Mỗi người đều hướng đến cái chân-thiện-mỹ, cái đẹp là một trong những yếu tố của sự hoàn hảo, tiến bộ. Từ xưa đến nay, ai cũng chuộng cái đẹp, yêu mến cái đẹp vậy mà ở đây cái đẹp là bị đối xử tàn nhẫn. Không có lý do gì để cái nết phải đánh chết cái đẹp cả, cái nết thật "tàn nhẫn".
Chúng ta rất dễ có những lập luận như vậy khi bám víu vào câu chữ. Thế nên, khi đọc mấy bài đó, chỉ đành yên lặng đọc, đọc rồi bỏ qua, có nói thì cũng... mệt mà có khi tranh luận vòng vo, gây mất đoàn kết.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
justmevn
bài Jan 29 2012, 11:29 PM
Bài viết #19


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 840
Gia nhập vào: 5-September 09
Từ: Sài gòn
Thành viên thứ.: 4,720



Có một câu nói của một đạo sư phái Sufi của đạo Hồi như sau: "Người ta không thể đạt tới Chúa qua cái dạ dày/bao tử" (Nguyên văn tiếng Anh xem ở chữ ký của tôi).

Xin giới thiệu cho mọi người cuốn tự truyện về con đường tâm linh này của một người từng kinh qua rất nhiều trải nghiệm từ Thực dưỡng với Hatha Yoga, Kundalini... đã đi theo con đường của tình yêu (tập trung vào luân xa tâm - heart chakra) để tới với Chúa - đấng được yêu - như thế nào:

The face before I was born - tạm dịch là "Bản lai diện mục" của LLEWELLYN VAUGHAN-LEE

Password giải nén: ebooksclub.org

P/s: sách tiếng Anh nhé.

Đọc online: http://www.scribd.com/EhratiEnarzen/d/2903...fore-I-Was-Born


--------------------
There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
hien
bài Jan 29 2012, 11:49 PM
Bài viết #20


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 69
Gia nhập vào: 12-January 12
Thành viên thứ.: 93,904



Theo duyên bạn Minh Châu đưa ra mấy từ như ''tương đối, tuyệt đối, chấp nhất câu chữ, lý luận, thức tỉnh'', xin được post thêm bài viết này mua vui đầu xuân.

Nói đến lý luận hay tranh luận, tương đối hay tuyệt đối thì phải theo hệ quy chiếu nào ? Nếu khác hệ quy chiếu thì coi như toi cơm, ông nói gà bà nói vịt. Lão Tử đã nói '' ''Đồng đạo mới bàn được đạo'', khác đạo tức khác hệ quy chiếu.

Trong đạo Phật thì mọi lý luận hay tranh luận nếu đúng chỉ là ngón tay chỉ trăng, chứ không phải mặt trăng. Vì thế mọi ngôn từ, văn tự, kinh sách, người thầy...đều là ngón tay chỉ trăng gọi là tương đối, sự thực chứng mặt trăng mới là tuyệt đối. Người thực chứng mặt trăng thì không thể tả lại cho người chưa nhìn thấy nó bao giờ, ví như việc tả lại ánh sáng cho người mù là sự bất lực bằng ngôn từ. Vì vậy khi trên diễn đàn việc đòi hỏi sự tuyệt đối trong diễn tả bằng ngôn từ, lý luận là không thể. Chúng ta nên chấp nhận cái lý luận tương đối thôi. Cái tương đối cùng 1 hệ quy chiếu là quá may mắn rồi.

Khái niệm tỉnh thức hay thức tỉnh cho dù cùng 1 hệ quy chiếu cũng có cạn có sâu, có thứ lớp tuần tự. Người mới đến với đạo Phật sẽ thức tỉnh khi biết đời là bể khổ bằng 4 nỗi khổ về thân và 4 nỗi khổ về tâm (bát khổ). Tiến lên chút ít tu tập Tứ Niệm Xứ thì biết thân tứ đại là khổ, hít ra thở vào là khổ, bữa ăn là sự che khuất của cơn đói hàng ngày, nước uống là sự che khuất cơn khát hàng ngày, hàng giờ. Thêm vài năm hành Tứ Niệm Xứ tinh cần, miên mật sẽ thấy cái gọi là con người chẳng qua là giai đoạn từ khi sinh đến lúc tử. Trước khi sinh, nằm trong bụng mẹ gọi là bào thai, sau khi chết gọi là tử thi, chẳng gọi là con người. Ví như cái chén. Khi trong lò gọi là đất nung, ra khỏi lò là cái chén, bị mẻ vỡ vứt vào sọt rác gọi là mảnh sành. Nhờ đó bước vào Thánh đạo phá bước đầu tiên là Thân Kiến (cái nhìn thấy biết như thật về thân và tâm, về danh và sắc). Như vậy sự thức tỉnh cũng đi từng cấp độ từ Phàm (thiện ác lẫn lộn) đến Chánh (chỉ hành thiện, không hành ác), rồi đến Thánh (buông bỏ các hành).

Vì vậy với tôi, ai cũng có thể là người tỉnh thức nhưng theo cấp độ nào mà thôi. Ví như người học cấp 1 là thầy của kẻ mù chữ, với kẻ mù chữ thì người học cấp 1 là người thức tỉnh, là thầy về hệ quy chiếu biết đọc, biết viết. Trên diễn đàn thực dưỡng, tất cả những người thực hành cách ăn thực dưỡng, ăn món ăn thực dưỡng đều là người thức tỉnh theo hệ quy chiếu thực dưỡng.

Trờ lại 2 câu được đảo từ trong đầu xuân này đều hay và ý nghĩa như Vạn Sự Như Ý và Ý Như Vạn Sự, xin góp thêm mấy câu mới nghe thấy mẫu thuẫn đôm đốp của ông bà tổ tiên ta để lại:

''Gần mực thì đen gần đèn thì rạng'' và câu ''Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn''

''Đói cho sạch rách cho thơm.'' và câu '' Đói ăn vụng, túng làm càn''

''Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân'' và câu '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn''

Các câu trên đều đúng và không mẫu thuẫn với nhau vì đối tượng và hoàn cảnh áp dụng cho câu nói đã thay đổi. Như vậy việc tiếp cận câu nói theo cách nào ? đâu là chuôi, đâu là lưỡi và tiếp cận đúng thì sẽ được lợi lạc.


--------------------
thayvabiet.com
Go to the top of the page
 
+Quote Post

6 Trang V  < 1 2 3 4 > » 
Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 10th July 2025 - 04:05 AM