![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#31
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,169 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Vô tướng giải thoát, Vô nguyện giải thoát thì không có căn nhai giải thoát hay căn vị giác giải thoát. Vì vậy việc giải thoát qua nhai nuốt trong hệ quy chiếu Phật giáo là không thể
Nếu biết duy trì chánh niệm và đủ paramita, bạn có thể hoát nhiên giác ngộ bất cứ tư thế nào... người thì đứt dây gánh nước, người thì đang đi thiền hành... thiền trong khi nhai là một tiểu oai nghi... cũng có thể giác ngộ trong khi đang nhai hay là đang ị nữa, chỉ là ngày giờ đắc đạo đắc quả không cần một điều kiện khi nhân duyên đã chín mùi: 10 paramita đầy thì thành Phật, ngài Goenka nói vậy, tôi thấy điều đó là đúng. Ngài Anan khi nằm ngủ... đang trong khi nằm xuống là ngài đã đạt tứ thánh đế... chỉ là vài sát na... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#32
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 69 Gia nhập vào: 12-January 12 Thành viên thứ.: 93,904 ![]() |
Trong khi ngài Ohsawa không dạy Thiền. @ chị Trâm Tiên sinh Ohsawa ra đời sau khi Đại Thừa ra đời. Phải nhờ vào phương pháp thiền Đại thừa rồi đem đối chiếu so sánh vào thực dưỡng để thấy có điểm tương đồng nên gọi là Thiền Thực Dưỡng. Cũng như Thiền Tứ Niệm Xứ ra đời từ thời Đức Phật. Nhờ học Tứ Niệm Xứ rồi đối chiếu vào thực hành nhai nuốt để nhận ra tam tướng là Vô thường, Vô Ngã, Khổ để có Tuệ Minh Sát. Đạo Phật cho dù Phật có ra đời hay không thì các pháp vẫn như vậy. Nhưng gom các pháp có giải thoát gọi chung là Bát Chánh Đạo, còn các pháp khác là không thể giải thoát. Trên thế gian này bất cứ pháp nào thấy Có liền có Duyên Sinh chẳng thể nói vô điều kiện được. Ngay câu nói Bất Lập Văn Tự nói ra cũng là văn tự rồi, lặp lại thì thêm mấy lần văn tự nữa gọi là đầu chồng thêm đầu. Kinh doanh thực dưỡng có 2 phần: phần món ăn và chất liệu thực dưỡng và phương pháp ăn thực dưỡng. Là ngành kinh doanh nên nó cũng cần phải tiến hành các kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo, xây dựng chuỗi sản phẩm. Đặc biệt là ngành ''ăn uống'' nên khi xúc tiến quảng cáo cần đống gói các sản phẩm biếu tặng cho ăn thử tạo nên hiệu ứng rất hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm. Việc dùng thử là 1 hoạt động quan trong trong kinh doanh thực dưỡng nói riêng và đồ ăn nói chung. Cho tặng hay dùng thử là hoạt động quảng bá sản phẩm chứ không phải là là phước hay cúng dường như 1 số người hiểu nhầm. Hoạt động nào có lợi nhuận và thu tiền được gọi là kinh doanh thuần túy. Trong kinh doanh sản xuất thường có 4 câu hỏi: Bán cái gì ? Bán cho ai ? Bán ở đâu ? Bán như thế nào ? Bán cái gì: sản phẩm thực dưỡng kèm hướng dẫn cách ăn, cách nấu. Nếu ko kèm hướng dẫn coi như bỏ đi vì người ăn sẽ ko sử dụng đúng sản phẩm. Bán cho ai: người ăn chay, người ăn kiêng, người chữa bệnh (đặc biệt là bênh nan y hết cửa, có bênh vái tứ phương, người thích thực dưỡng Bán ở đâu: qua bán sỉ, bán lẻ, trung gian môi giới, bán tới người sử dụng trực tiếp. Kênh xây dựng bán thực dưỡng qua Phật giáo tốt nhất là qua các chùa Đại Thừa vì ở đó họ tu tập theo ăn chay nên thực dưỡng sẽ được tán thán ca tụng. Còn bán qua hệ thống Phật giáo Nguyên thủy sẽ khó pháp triển hơn vì việc ăn chay trong Phật giáo Nguyên thủy được coi là của Đề Bà Đạt Đa và là giới cấm thủ (chấp thủ nghi lễ hay cách thức ăn uống hay tu tập nào đó liên quan tới giác ngộ). Bán như thế nào: Xây dựng phối thức tiếp thị gọi là Marketing-Mix (4P hay 7P). 4p là chính sách sản phẩm (Product), chính sách giá cả (Price), chính sách phân phối (Place), chính sách xúc tiến quảng cáo (promation), thêm 3P nữa là People, Progress, Physical. -------------------- thayvabiet.com
|
|
|
![]()
Bài viết
#33
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 840 Gia nhập vào: 5-September 09 Từ: Sài gòn Thành viên thứ.: 4,720 ![]() |
Pháp Phật nguyên thủy hay Pháp Niệm Phật hay gì gì nữa cũng từ cái duyên của sự thuyết pháp của Đức Phật mà ra. Đức Phật không quay bánh xe Pháp thì sẽ chẳng có Chánh lẫn Mạt. Pháp nào cũng có cái khư khư của Pháp đó, chỉ là chưa nhìn ra mà thôi. Tu theo một Pháp tới mức rốt ráo để thấy ra cái chấp sâu xa nhất của Pháp đó mà buông bỏ nốt (dâng mình cho Thiên Ý) là có chuyện hay ho xảy ra
![]() Tấm thảm bay thì Pháp nào cũng có một cái, không phải là cái duy nhất có ở TD. Vấn đề là tấm thảm đó đưa người ta tới đâu, và ngồi thảm lâu có chán hay không? Hehe. Ngồi thảm có khi không thú bằng thả diều. Hai chân bám chặt trên đất còn diều thì bay ở trên cao. -------------------- There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
|
|
|
![]()
Bài viết
#34
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 69 Gia nhập vào: 12-January 12 Thành viên thứ.: 93,904 ![]() |
Vô tướng giải thoát, Vô nguyện giải thoát thì không có căn nhai giải thoát hay căn vị giác giải thoát. Vì vậy việc giải thoát qua nhai nuốt trong hệ quy chiếu Phật giáo là không thể Nếu biết duy trì chánh niệm và đủ paramita, bạn có thể hoát nhiên giác ngộ bất cứ tư thế nào... người thì đứt dây gánh nước, người thì đang đi thiền hành... thiền trong khi nhai là một tiểu oai nghi... cũng có thể giác ngộ trong khi đang nhai hay là đang ị nữa, chỉ là ngày giờ đắc đạo đắc quả không cần một điều kiện khi nhân duyên đã chín mùi: 10 paramita đầy thì thành Phật, ngài Goenka nói vậy, tôi thấy điều đó là đúng. Ngài Anan khi nằm ngủ... đang trong khi nằm xuống là ngài đã đạt tứ thánh đế... chỉ là vài sát na... Trong Tứ Niệm Xứ , Đức Phật nói đại tiện, tiểu tiện mà chánh niệm cũng đạt tới giải thoát mà, đâu chỉ riêng việc nhai nuốt. Nhưng nhờ có Tứ Niệm Xứ mới biết được đại tiện, tiểu tiện hay nhai nuốt có thể giải thoát nhờ tác ý chân chánh. Không thể vì thế mà thiết lập pháp môn đại tiện giải thoát hay tiểu tiện giải thoát hay nhai nuốt giải thoát. Pháp biết cái gì là gốc, cái gì là ngọn. Việc duy trì chánh niệm với 10 ba la mật sau khi đi qua 16 tầng tuệ minh sát mà không thấy 3 cửa cuối cùng mà hành giả phải tùy quán, tức là phải chọn 1 cửa trong 3 cửa là Vô thường quán, Vô nguyện quán, Không quán thì không thể giải thoát. Chị Trâm hỏi lại sư Thư hay bất cứ vị sư nào Nguyên thủy chị biết nhé. Phần này là lý thuyết cơ bản, chẳng cao siêu gì. Trong Tứ Niệm Xứ phần quán Pháp cuối cùng cũng là phần quan trong nhất mới có thể gải thoát đó là quán Bát Chánh Đạo (Con Đường Đưa Đến Khổ Diệt) sẽ hiện ra 3 tùy quán này. Việc đọc kinh , học kinh sách hay nắm bắt Lý Tướng mà không nắm được Lý Tánh. Lý Tướng trong kinh luật luận có thể là văn tự, âm thanh, ngôn ngữ. Còn Lý Tánh chính là chuyển tải đặc tính của vạn pháp trong thế gian có 3 đặc tánh là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Vậy khi mọi người nghe ngài A-Nam ngộ đạo ở tư thế oai nghi phụ (đi-đứng-năm- ngồi là oai nghi chính), tức là chuyển từ ngồi sang nằm liền bám vào cái lý tướng tức là tư thế oai nghi phụ để cho rằng có thể giác ngộ ở oai nghi phụ. May mà ngài không ở trong toilet. Ngài ngộ ra 1 trong 3 đặc tánh Vô thường tánh (Vô tướng giải thoát), Vô Ngã tánh (Không giải thoát) Khổ tánh (Vô Nguyện giải thoát). Ở đây chưa vội bàn đến vấn đề Sự Tướng hay Sự Tánh nữa. Lý và Sự phải hiểu ở cả 4 khía cạnh (Lý Tướng, Lý Tánh, Sự Tướng, Sự Tánh). -------------------- thayvabiet.com
|
|
|
![]()
Bài viết
#35
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,169 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Cho tặng hay dùng thử là hoạt động quảng bá sản phẩm chứ không phải là là phước hay cúng dường như 1 số người hiểu nhầm
Trong việc tu tập hay là bất cứ thiện nghiệp nào... tác ý là quan trọng nhất: tác ý ví như là cái bánh lái của con thuyền... với Phật giáo nguyên thủy: yoniso manasikara là quan trọng... nhờ có như lý tác ý... mà quả báo của hành động đó sẽ đưa người đó tới đâu? Hiện nay nhà tôi thường có những người ăn Td thấy hay bèn mua tài liệu thức ăn đem biếu tặng người khác và sau đó người khác thấy hay sẽ tự làm hay là tới với chúng tôi, như thế hành động của họ là một thiện nghiệp với tác ý tốt và muốn điều tốt đẹp tới với mọi người, họ luôn bỏ tiền túi của họ để thực hiện điều đó... Còn việc cho tặng những sản phẩm? mà lại biết dạy cho người ăn sản phẩm đó tự biết cách để có sản phẩm đó để ăn, không phải phụ thuộc vào bất cứ ai... thì việc làm này mới đúng là làm phước, còn cho người khác để nhử mồi họ tới mua nhà mình là một hoạt động kinh doanh có tính toán cẩn thận như nhiều người đã làm... Tôi nghĩ mãi cách cho ... và có những điều phải 10 năm mới ra được phương pháp làm phước... chỉ như thế thôi mà phải 10 năm mới ra được PHÁP CHO... he he... Không phải nói ra để khoe, nhưng cách tôi làm phước vừa qua nhận được sự ủng hộ của nhiều người bạn trong đó có hien, và tôi đã làm phước ở CHÍNH những nơi mà họ đem xát hạt thóc ra thành gạo trắng để ăn, nay họ tỉnh ra được thì họ để nguyên cả gạo lứt mà ăn là ổn, như thế chúng ta đã cung cấp cho họ Pháp thế gian... không phải là Pháp xuất thế gian, he he... Như thế bạn nào cùng hùn phước với tôi sẽ được hưởng phước vì tôi cầu nguyện và hồi hướng phước đó để tất cả đạt niết bàn trong ngày vị lai, như thế hành động tạo phước đó sẽ là loại làm phước cao thượng và lại cực rẻ tiền... he he... phải nhiều năm lắm tôi mới có thể nghĩ ra cách thức này, và phải đủ duyên thì mới thực hiện được... làm sao để mình làm phước mà cả hai bên đều được tự do không bị ràng buộc vào nhau... he he... tự do vô biên! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#36
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 840 Gia nhập vào: 5-September 09 Từ: Sài gòn Thành viên thứ.: 4,720 ![]() |
Dù kinh doanh nhưng cũng là làm phước, tùy theo phạm vi muốn áp dụng. Có những thứ lợi lạc mà con đường kinh doanh mang lại mà những con đường khác không làm được. Nếu khi toàn tâm toàn ý cho việc cúng dường làm phước, một người có thể sống, làm ra những thứ lợi lạc để cúng dường làm phước không? Cái mâu thuẫn đó được giải quyết qua con đường kinh doanh, lấy sức mạnh của nhiều người để lan tỏa điều lợi lạc, miễn biết sản phẩm của mình là lợi lạc. "Ăn một hạt, trả 10000 hạt" làm sao làm được thế nếu không có cách, và không tin chắc rằng mình có vô hạn thứ, mình "giàu có" để cho đi. Tiền là gì mà nhiều người sợ nó thế? (hi hi, mình vẫn còn sợ).
Thế nên dù cô Trâm có vì một mục đích phụ là kinh doanh để phục vụ mục đích chính yếu thì cũng chẳng thành vấn đề gì đâu, miễn đừng nhầm lẫn trong tâm là được. -------------------- There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
|
|
|
![]()
Bài viết
#37
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,169 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Người thầy Phật giáo đầu tiên của cô là cụ Thượng Tọa Thích Tâm Cẩn, ngày đó cô đang là cô giáo toán cấp 3, ông lại dạy cả cô cách kinh doanh tu, tu trong kinh doanh là tu thế nào... he he...và người thầy "cuối cùng" của cô là vị thiền sư ở SOM lại giác ngộ ở ngoài chợ - ngài là một thương gia... he he...
Người thầy Thực dưỡng của cô ở Sg là Ngô Ánh Tuyết thì vẫn hàng ngày chỉ là người "bán hàng" giản dị... hi... Cô ghét nhất những thứ ngày nay cô làm và "mang tiếng" là kinh doanh lâu nay mà vẫn chưa quen được với hai từ đó và vì xã hội "xã hội chủ nghĩa" cũng ghét nhất người kinh doanh buôn bán vì cho rằng HỌ là những người lừa đảo, gian dối... xã hội đổ vào đó bao nhiêu điều xấu xa tội lỗi nên cô thường bị cô đơn trên con đường này... những người có học - đại học hay là hơn thế, họ không tài nào hạ mình xuống được để làm Td, đây là chiến công lớn của ông Ngô Ánh Tuyết, đã hạ gục bản ngã của cô làm cho cô có thể ngồi một xó nhà rang đỗ rang gạo làm tương... làm những việc của một người nội trợ ... lam lũ... He he, và tới khi có tiền? thì người ta lại chỉ MUỐN tiền của mình để phục vụ cho những mục đích cao thượng của họ... và những mục đích của mình thì không cao thượng!!!!!!!! he he, bị ăn hiếp ở khắp mọi nơi... Hồi mới đi chuyên tu về rất là khổ vì tâm luôn luôn toan tính sắp xếp cuộc sống để đi "tu tiếp" cái tà kiến này làm cho mình khốn khó... Sau đó áp dụng thiền quán ngay lập tức với cái đang xảy ra và từ từ lần ra con đường "của riêng mình"... hi hi... chả cần phải giống ai nữa... Nhai nhai nhai và chánh niệm để thấy gì? thấy Tam Tướng, thấy khác đi thì khó đi trên con đường gọi là trung đạo lắm lắm... Như thế với tứ oai nghi và với các oai nghi phụ, người ta có thể đề tên là thiền đi vào nhà cầu, chánh niệm với những cái đang thải loại... ngài thiền sư ở SOM rất hay nói tới nhưng chi tiết kiểu như thế... vì vào trường thiền có ai phải làm gì nữa đâu, cho nên nếu không sati 24/24 thì làm sao thấy được Tam Tướng, kinh nghiệm về chân đế, cho nên chính những tiểu oai nghi như là đang ị, đái... đánh răng... là dễ mất chánh niệm ở những cái tâm đã đổ vào đó biết bao khái niệm "bẩn thỉu, thấp kém"... cho nên vào đó là để có thái độ đúng với mọi tiểu oai nghi... để chánh niệm nó mượt mà liên tục không gián đoạn... Mỗi ngày tôi lại phát hiện ra nhiều điều chỉ là do mình giầu trí tưởng tượng mà ra, bạn thử quan sát bản thân xem mỗi ngày có biết bao nhiêu là TƯỞNG, tưởng tượng những cái không có thật... và sống trong ảo tưởng như thế luôn luôn và suốt đời???? -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#38
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 69 Gia nhập vào: 12-January 12 Thành viên thứ.: 93,904 ![]() |
Mỗi ngày tôi lại phát hiện ra nhiều điều chỉ là do mình giầu trí tưởng tượng mà ra, bạn thử quan sát bản thân xem mỗi ngày có biết bao nhiêu là TƯỞNG, tưởng tượng những cái không có thật... và sống trong ảo tưởng như thế luôn luôn và suốt đời???? Trong phần Tâm của Ngũ Uẩn có tâm Thọ, tâm Hành, tâm Tưởng, tâm Thức. Các tâm này đều Vô Thường. Có đó rồi mất đó, khen đó rồi chê đó, vui đó rồi khổ đó. Nó không phải là ta, của ta vì ta không làm chủ được nó, không điều kiển được nó, nó đến rồi nó lại đi, mắc mớ chi mà nhận của ta. Nó Thọ kệ nó, nó Hành kệ nó, nó Tưởng kệ nó. Vì nhận Tưởng là ta, nó đến rồi nó đi, rồi nó lại đến đấy, nếu nhận nó là ta nên chẳng thoát được đâu. Sinh hoạt trên diễn đàn làm TƯỞNG phát triển ghê gớm lắm, cứ ngỡ chị Trâm có kinh nghiệm sâu dày về việc này rồi chứ. Như thế với tứ oai nghi và với các oai nghi phụ, người ta có thể đề tên là thiền đi vào nhà cầu, chánh niệm với những cái đang thải loại... ngài thiền sư ở SOM rất hay nói tới nhưng chi tiết kiểu như thế... vì vào trường thiền có ai phải làm gì nữa đâu, cho nên nếu không sati 24/24 thì làm sao thấy được Tam Tướng, kinh nghiệm về chân đế, cho nên chính những tiểu oai nghi như là đang ị, đái... đánh răng... là dễ mất chánh niệm ở những cái tâm đã đổ vào đó biết bao khái niệm "bẩn thỉu, thấp kém"... cho nên vào đó là để có thái độ đúng với mọi tiểu oai nghi... để chánh niệm nó mượt mà liên tục không gián đoạn... Thiền Tứ Niệm Xứ để nhận ra Tam Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) để làm gì nhỉ ? Đức Phật bảo để ''không nương tựa vật gì trên đời, không chấp trước vật gì trên đời '' nên gọi là giải thoát. Nếu mình còn nương tựa, còn chấp trước thì nhận ra Tam Tướng nào có ích chi ? Khổ vẫn hoàn Khổ. Tứ Niệm Xứ lúc này gọi là Tứ Khổ Xứ. -------------------- thayvabiet.com
|
|
|
![]()
Bài viết
#39
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 840 Gia nhập vào: 5-September 09 Từ: Sài gòn Thành viên thứ.: 4,720 ![]() |
Thực ra thì ai cũng "bán hàng" cả thôi. Ngay cả Phật, Chúa cũng vậy. Khác nhau ở chỗ là hàng gì, và cái tâm khi bán hàng.
-------------------- There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
|
|
|
![]()
Bài viết
#40
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,169 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hết khổ thô tới khổ tế, thấy khổ là đi đúng đường, thấy lạc là chỉ dừng lại "ở đó" và dễ làm cho sinh ra tham ái và ngã mạn...
TƯỞNG phát triển? tại sao? luôn luôn quan sát tâm mình thì thấy rõ được các hành nó đang vận hành.. he eh... đừng có hy vọng gì ở cái diễn đàn này thì mới không thất vọng! Một số người trước đây quá hy vọng vào điều gì đó???? khi gặp những điều bất như ý lại thành ra thất vọng... có những người lăng mạ người khác một hồi hả hê rồi dời bỏ diễn đàn này cũng có đấy... Các bạn đừng lặp lại những điều đó nhé... nếu còn tôn trọng nhau như là tình huynh đệ một nhà thì chả có chuyện gì là khó cả... ông nó gà bà nói vịt cũng chả quan trọng... Hai vợ chồng nhà kia khi ăn thịt chim rán: chồng bảo sáo đực vợ bảo sáo cái thế là lại cãi nhau... câu chuyện ém đi một thời gian, sau đó khi đủ duyên: lại cãi nhau tiếp - người khăng khăng bảo là sáo đực... người còn lại bảo là sáo cái... phải trả giá mãi mới nhận ra là con đường LỤC HÒA của Đức Phật dạy... Mà tâm có bình thì khí mới hòa được... có ai rành về Lục hòa nói rõ cho tớ nhớ lại với???? hi... Chả khác gì bác Trung cứ khăng khăng bảo là số 7 nhanh giác ngộ đẳng cấp số 7 nhất ấy, còn bạn hien thì nhất định phải là Bát Chánh Đạo vì chính Đức Phật nói ra... Có bao giờ các bác nghĩ lại cho rằng là cái nhất định đó biết đâu là MỘT thì sao? Nói thế chắc bác Trung sung sướng lắm lắm? vì NGHĨ rằng mình đúng cũng là đã sai rồi ạ. He he... Lý sự của đệ tới đây là cạn rồi ạ. Đa tạ, -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 9th July 2025 - 11:53 PM |