IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Chữa bệnh và làm khoẻ người bằng nghe và tụng Kinh Phật
Just Mini
bài Apr 18 2007, 08:16 PM
Bài viết #1


Rinkitori Tojimomi
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 125
Gia nhập vào: 7-February 07
Từ: nhà không số, phố không tên, đất nước không có trên bản đồ
Thành viên thứ.: 3



Chữa bệnh và làm khoẻ người bằng nghe và tụng Kinh Phật

Khi tôi cảm thấy héo hắt trong hồn vía và khó sống... dù tôi đã áp dụng đủ thứ...

Một ngày chúng tôi nghe một đĩa tiếng tụng Tam bảo bằng tiếng Pali... thấy khoan khoái khoẻ hẳn người... rồi tôi lại quên đi điều đó và không có thời gian để nghe thường xuyên...

Rồi tôi lại say sưa với chuyện giác ngộ giải thoát... và quên cho các giác quan của mình "ăn" thức ăn thích hợp; cuộc sống của tôi vẫn bị chia chẻ manh mún vào những điều li ti vụn vặt... chiếm hết cả thời gian...


Rồi một ngày tôi được đọc một quyển sách quí, với cái tên xúc động: "Con đường cổ xưa"... kể về con đường tu theo Đức Phật, của một vị sư Tích Lan...

Thực sự mà nói thì các giác quan của chúng ta rất cần thức ăn, rằng không nên để chúng chết đói, nhưng điều quan trọng là phải cho chúng ăn những thức ăn thích hợp để làm giảm tham ái của mỗi giác quan, trừ phi điều này được làm, bằng không sẽ khó kiểm soát được những xung đột, sẽ không thể nào có sự nhu thuận và an lạc của tâm.

Trích trong “Con đường cổ xưa” của Ngài Piyadassi là một vị pháp sư uyên áo của Tích Lan, NXB Tôn giáo, 2006

Sau khi đi tu thiền ở Thái Lan về nước, tôi có mua về được một vài cái đĩa tụng Kinh bán chạy nhất ở đó... theo tôi đó là điểm sáng tâm linh của Thái Lan thì nó sẽ có những băng Kinh tụng có tính hiệu quả cao... mãi hơn chục ngày sau công việc đã bớt bận rộn; tôi mới có thời gian để nghe đĩa tiếng tụng Kinh; khi đó năng lượng vật lý của tôi xuống khá thấp.... điều gì xảy ra? người tôi được chấn động lực của âm thanh Tụng về Đức Phật, câu Kinh đầu tiên cửa miệng của bất cứ một hành giả Vipassana nào, quét sạch bách nhọc nhằn... tôi thấy người tôi trong suốt rỗng không và ắp đầy thứ năng lượng diệu kỳ mà mấy phút trước đó tôi không bao giờ có được cảm nhận tràn đầy sinh khí như thế...

Nhớ cảm giác này đã đến một lần với tôi trước đó từ 2002, ngày đó tôi được nghe băng nhạc Kitaro của Nhật, nhưng đó là cảm giác tan biến... nay là cảm giác tràn đầy sinh khí, mà trước đó thì tôi thấy hơi uể oải khó khăn...

Tôi nhớ ngày hoà thượng Thích Nhất hạnh về nước có mấy câu tụng Kinh bằng tiếng Phạn tụng đức Quán Thế Âm mà chúng tôi ai ai cũng thích và được chuyển hoá ngay khi nghe tăng đoàn tụng đọc... nhưng tôi nghe cũng vẫn không bằng tụng Tam bảo bằng tiếng Pali... sau đó chúng tôi có đĩa tụng Kinh Phật của một vị Lạt ma Tây Tạng được giải Grammy...rồi bây giờ cũng không bằng câu tụng Phật... mỗi khi tụng đến "cái gì" thì ta kết nối với năng lượng của "cái đó"... và tôi đã được Phật gia hộ bằng âm thanh chuẩn như thế...
người tôi vui sướng và các thể năng lượng vi tế của tôi nó được "ăn".... và như thế là âm nhạc đã nâng đỡ hệ thần kinh của tôi.

Cảm ơn khó khăn, cảm ơn nhọc nhằn cõi thế, cảm ơn cái cảm giác kiệt quệ năng lượng.... cảm ơn cái tồn tại.... nếu không có NÓ thì làm sao tôi thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc chữa lành bằng âm nhạc...

Như thế âm nhạc Phật giáo nguyên thuỷ thời hiện đại, đã giúp tôi kết nối với cái toàn thể... tôi đã nghe nhiều đĩa tụng Kinh của Đài Loan, Tây Tạng...
Nhưng tôi chưa thấy một đĩa nào có tính hiệu quả cao như đĩa mà tôi mang được từ Thái Lan về.

Hiện nay chúng tôi có tất cả những đĩa tụng Kinh của nguyên thuỷ, hay của đại thừa...
Theo đánh giá của tôi thì đĩa tiếng tụng Kinh Phật bằng tiếng Pali từ Thái Lan này, đĩa MP3 nên nghe được rất nhiều bài trong đó có vài bài trong một đĩa tiếng tụng tâm từ tôi mang từ Miến về, đó cũng đã là đĩa tụng Kinh nổi tiếng ở Miến, đi đâu cũng có thể nghe thấy nhạc đó.
Nay thì lại còn "siêu" hơn; tụng Phật bằng tiếng Pali mang lại một cảm nhận khác hẳn với các loại đĩa khác...
Tôi ngạc nhiên là tại sao các "môn phái" khác cứ không tụng thẳng Đức Phật, mà còn đi lòng vòng tụng chú... chú TO hơn PHẬT?
Tại sao không tụng Phật Thích Ca mà đi tụng A-Di-Đà-Phật ?
Phật di đà to hơn Phật Thích Ca?

Tôi đi nhiều nơi để tu học, một điều làm tôi kinh ngạc là ngày nay còn rất ít vị sư Phật giáo nhớ và hiểu Ân Đức Phật... tu theo Phật mà "bố mình" có đặc tính gì mà mình lại không biết. Tâm của nhiều vị sư chỉ nhớ "chuyện đời" nhiều hơn chuyện Phật.

Khi đi sâu vào Pháp hành tôi cứ nhớ và muốn hiểu về Đức Phật, một cách rất tự nhiên tôi thấy tôi cứ "nhích" về phía Phật, tâm tôi nó càng rỗng lặng nó càng hướng tới Đức Phật... và một ngày tôi trình Pháp với thầy tôi, thầy bảo: cứ thấy Pháp là thấy Phật.
Khi sang Thái Lan, 3 ngày nhập thất không ngủ làm cho tôi "điêu đứng" và ngày cuối cùng tâm tôi nó tự chọn "pháp môn", nó tự khôn ngoan cứu vớt "tình thế" nó tự động niệm Buttho ... chỉ vài giây sau khi niệm Buttho, thân và tâm từ trạng thái thuyền ở ngoài khơi bị gặp bão tố... bỗng chốc trời yên biển lặng... một câu Phật bằng tiếng Pali đã cứu tôi trong "cơn nguy khó"....
Ban bè tôi vẫn bảo nhạc cảm của tôi nhạy bén...
Mỗi khi tôi chuyên tu một thời gian và khi tôi "nhập thế" lần nào nhạc cảm của tôi cũng thăng tiến; tôi trở nên nhạy cảm hơn trước đó...
Và lần này nhất định tôi sẽ dồn đĩa và chọn lọc hệ thống tụng niệm giản đơn và hiệu quả cao phổ biến cho người bệnh; bệnh nhân mà tụng theo thì rất mau khỏi bệnh... tôi tin thế.
Tôi đã có duyên may nghe gần hết những đĩa tiếng về tụng Kinh hay nổi tiếng có mặt trên thế giới.
Do vậy, hy vọng nó đáp ứng được yêu cầu của đại chúng.
Tôi cũng đã nghe những bài hát Kinh của thiên Chúa giáo nổi tiếng nhất...
Đạo gốc cuả tôi là đạo thiên Chúa.
Nhưng tất cả những đĩa hát tụng Kinh...cũng vẫn không bằng cái đĩa chọn lọc mà chúng tôi dự định cung cấp cho những người bệnh đau khổ.
Cầu mong nó tới với các bạn.
Những âm thanh tràn đầy năng lượng tích cực và tạo cảm giác sảng khoái, thư giãn vô tận...






--------------------
Mini chan ga ichiban



..::Mini::..
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Apr 19 2007, 03:22 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



Đọc bài của e 16 tuổi mà tôi cứ ngỡ là một người trưởng thành, không phải thiếu niên, cũng không có cảm giác là nhi nữ.hihihi!
Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 20 2007, 12:16 PM
Bài viết #3


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,152
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



A nè đây là bài của cô Trâm đấy,
Bé Nfgọc nó không thoát ra nên cô cứ để vậy mà gõ;
Hiếu tự luận ra đâu là "giọng của Ngọc" vì cái kiểu này chắc còn vẫn lai rai!!!!!!!!!!!!!


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
phannhathieu
bài Apr 20 2007, 04:23 PM
Bài viết #4


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 423
Gia nhập vào: 13-April 07
Từ: HCMC
Thành viên thứ.: 14



QUOTE(Diệu Minh @ Apr 20 2007, 12:16 PM) *
Ah, bài của cô Trâm thì ổn rùi. Vì giới tính không xác định!hihihi!
Khi giác ngộ thì 1 người không còn là nam hay là nữ nữa! E muốn đi đến cảm giác này! Nhưng trước khi đi đến đó, e phải có vài bé Ngọc như chị Trâm ấy!
tongue.gif
Em Hiếu dễ thương!


A nè đây là bài của cô Trâm đấy,
Bé Nfgọc nó không thoát ra nên cô cứ để vậy mà gõ;
Hiếu tự luận ra đâu là "giọng của Ngọc" vì cái kiểu này chắc còn vẫn lai rai!!!!!!!!!!!!!

Go to the top of the page
 
+Quote Post
Diệu Minh
bài Apr 21 2007, 07:13 PM
Bài viết #5


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,152
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chi co nguoi da giac ngo moi biet ai giac ngo, can than khi dung tu nhe, con lau co moi giac ngo.
Co hay de noi san lam, co luc tuc ngam ngam ra phet, nhung no nhanh tan bien hon truoc ma thoi.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 8th July 2025 - 01:44 PM