IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

 
Reply to this topicStart new topic
> Bài Pháp thuyết cho một người đang hấp hối
Diệu Minh
bài Aug 21 2010, 08:09 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,126
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Bài Pháp thuyết cho một người đang hấp hối


Tham, sân, si, không tham, không sân và tâm phóng dật; nếu khi tham sinh khởi, biết đó là tham; nếu sân sinh khởi, biết đó là sân. Đó (sân)cũng chính là tham. Một từ khác chỉ tham là tham ái (tanha): muốn cũng là tham ái, không có “tôi, ta” trong đó. Khi bạn thấy cái gì đó và khởi tâm muốn có nó, nghe thấy cái gì đó và khởi tâm muốn có nó, khi bạn chạm vào cái gì đó và khởi tâm muốn có nó. Đó là tham ái (tanha). Không có ‘tôi, ta” nào cả.

Đó là uẩn nào vậy ? Đó là hành uẩn. Bất toại nguyện là sân, không có “tôi,ta” trong đó, đó chỉ là sân. Không biết sự sinh khởi của hai cái đó là si. Trong pháp đó (pháp chân đế) không có người hay chư thiên, chỉ có tâm tham, tâm sân, tâm si - bạn cần phải hiểu chúng. Nếu bạn hiểu tham, sân, si hay tất cả sakaya -muốn là sakaya, “tôi,ta” là kiến tưởng. [Trong câu] “tôi tức giận”, thì “tôi” là kiến tưởng, “tức giận” là sakaya, là sân. Không biết là si, [trong câu] ‘tôi không biết” thì “tôi” là sakaya, “không biết” là kiến tưởng. Nếu bạn thấy được theo cách này, nếu bạn thực sự thấy được nó đúng như nó đang là, thấy sakaya và các sự mong muốn theo cách này, kiến tưởng sẽ được xua tan. Bất toại nguyện là sân, và như vậy sẽ không còn kiến tưởng nữa. Không biết được sự sinh khởi của hai thứ đó là si. Nếu bạn biết được đó là sân và không có “tôi, ta” nào cả thì kiến tưởng sẽ được xua tan.

Ôi, bạn nghĩ đó là “tôi,ta” hoặc “họ, chúng nó”, đó là tham ái. Hãy biết đó là tham ái, biết đó là sân, biết đó là si. Nếu bạn biết được tham ái một cách rõ ràng, sẽ không còn đàn ông, không còn thánh thần, cá nhân hay chúng sinh, đó chỉ là tham ái, bất toại nguyện. Không có “tôi, ta”, không có “họ, chúng nó”. Sân không phải là “tôi, ta”. Hai thứ đó tự nó sinh khởi, không có “tôi,ta”. Nếu như vậy, kiến tưởng sẽ được xua tan.

Bước thứ hai là khi kiến tưởng được xua tan, bạn sẽ phải suy ngẫm đi ngẫm lại, và tâm bạn cần phải hiểu rõ những điều này. Và sẽ thấy chẳng có “tôi, ta” nào cả. Nếu như có một cái “tôi, ta” thật sự, “tôi” sẽ không để những điều này xảy ra. Đó là vô ngã, và bạn đang tiến tới hiểu biết về vô ngã. Nó không diễn ra như ta mong muốn, chính vì thế nó không phải là “tôi,ta”. Và bạn thấy điều đó một cách sáng tỏ, một cách rõ ràng. Và hãy tiếp tục suy niệm.

Ước muốn sinh khởi và hoại diệt – đó là vô thường. Bất toại nguyện sinh khởi và hoại diệt. Sự không biết (si) sinh khởi và hoại diệt. Cứ để mọi thứ đến, mọi hiện tượng đến. Tất cả các hành đều vô thường. Chỉ khi nào tự bạn hiểu được vô thường, bạn mới được an toàn. Vô thường là lạc hay khổ ? Là khổ. Khổ ẩn náu trong vô thường. Cái khổ đó là bất toại nguyện (dukkha). Nó là lạc hay khổ ? Là khổ. Cái khổ này có người làm chủ sở hữu không ? Không, không có. Đó là vô ngã.

Ôi, giá như bạn biết được đó là vô ngã. Trong vô ngã , có vô thường. Trong vô thường, có khổ. Vô thường, khổ, vô ngã, tất cả đều là khổ. Chỉ cần bạn biết và hiểu vô thường thôi, tất cả đã ở trong đó, vô ngã ở trong đó. Khi ấy, tham ái sẽ không có mặt. Và sân sẽ không có mặt. Si cũng không có mặt. Nếu bạn thấy được vô thường , biết một cách đúng đắn, đó là đạo (magga) -biết là đạo.

Điều đó giống như là một cú sét. Khi một cú sét đánh vào một cái cây, cái cây đó sẽ chết hoàn toàn, không còn mọc lại được nữa. Đúng vậy, Đạo xuất hiện như một cú sét . Tất cả đều đi vào Niết bàn. Điều cơ bản là trong ba trược (vatta?), cái cần phải xóa bỏ là phiền não trược (kilesa vatta). Phiền não trược có nghĩa là raga (tham?), sân, si. Khi Raga, sân, si chấm dứt, phiền não trược chấm dứt. Khi phiền não trược chấm dứt, nghiệp trược không còn có cơ hội quay lại nữa. Nếu không còn nghiệp trược, sẽ không còn ngũ uẩn mới nữa. Đó là Nirodha (Niết bàn vô dư), đó là sự chấm dứt của phiền não, của ngũ uẩn. Với cái tâm hay biết ấy, bạn có thể nhập diệt. Đây là những điểm mấu chốt. Cái tâm đó gọi là tâm đạo

Bây giờ cần phải duy trì chánh niệm, tỉnh giác và rồi với tuệ giác, bạn sẽ phải quan sát bất cứ hiện tượng nào sinh khởi trong bạn. Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn sẽ giống như một họa sĩ đang vẽ, với bất kỳ loại sơn nào, bạn cũng có thể vẽ ra một bức tranh, một phong cảnh. Vì vậy hãy đón nhận bất cứ pháp nào đang sanh khởi, biết nó là vô thường. Khi đó bạn có thể dừng lại khi bạn thấy, khi bạn nghe. Khi bạn thấy cái gì đó, bạn sẽ chỉ thấy vô thường. Khi thấy vô thường, bạn cũng sẽ thấy khổ và vô ngã. Tham ái không thể xuất hiện. Vì vậy chúng tôi nói, khi bạn thấy, hãy dừng lại. Tại sao bạn có thể dừng được ? Bởi vì bạn đã thấy vô thường, và chỉ khi nào bạn thấy vô thường và hiểu được bản chất thật sự của vô thường, bạn mới được an toàn. Đây là những điểm quan trọng.

Bây giờ hãy để các pháp sanh khởi, bất cứ pháp nào, và chỉ quan sát, tiếp tục quan sát, Tất cả các chúng sinh có ngũ uẩn sẽ phải đi theo nghiệp mình đã gieo trong quá khứ. Nghiệp là gì ? Là : vì có nguyên nhân nên có kết quả. Một số người có thể nói và trên thực tế là có một số người nói đúng một cách tương đối, rằng mình sẽ sống được bao nhiêu lâu. Điều này tùy thuộc vào hành trang mà người đó mang vào cuộc đời này. Một số người có thể sống đến 70, 80 tuổi, một số rất ít có thể sống đến 10 tuổi. Một số khác chỉ được có 4,5 năm hoặc thậm chí vài tháng. Tất cả đều tùy thuộc vào những gì mà họ đã làm. Đó là nghiệp. Một số người tại gia không hiểu định luật về nghiệp này. Không biết là vô minh. Vì vậy mà nói avijja paccaya sankhara (vô minh sinh hành). Đó chỉ là hành mà thôi. Trong hành có apunnabi sankhara – việc làm bất thiện. Những cái đó đưa tới 4 con đường ác đạo.

Đối với kusala (thiện) – như dana kusala (bố thí), sila kusala, punnabi sankhara là những nghiệp thiện. Bởi do nghiệp thiện, ngũ uẩn của người và của chư thiên được hình thành tùy theo nghiệp ấy. Sau đó, với tuệ giác thiền quán (minh sát), ta biết được rằng –tham, sân, si đang xuất hiện đây không phải là “tôi, ta”. Pháp tham, pháp sân, pháp si, đó là những sự thật duy nhất của cuộc sống. Nếu bạn biết được theo cách ấy. kiến tưởng sẽ được xóa bỏ. Biết được vô thường thì tham ái không còn. Ngoài cái đó ra chẳng có gì để quan sát nữa cả.

Nào bây giờ hãy quan sát ngũ uẩn một cách liên tục. Với các vị Thánh nhân, khi họ ăn, khi họ đi, họ luôn chánh niệm trên ngũ uẩn của họ. Các vị ngọt, vị chua, nóng vv đối với họ chỉ là sáu loại xúc. Sẽ vẫn có cảm thọ nhưng chẳng có gì là tốt hay xấu cả. Khi có cái gì đó sanh khởi mà bạn cảm thấy không ưa đó là vì sao ? Vì bạn đang tập trung vào khái niệm. Vì thế nên mới có sự không ưa. Nếu bạn có chánh niệm và quan sát ngũ uẩn – [thì sẽ thấy được]cái vô thường, vị ngọt vô thường, cái nóng vô thường. Cái gì xuất hiện cũng chỉ là vô thường. Và cái pháp đó không còn bị vướng vào xấu tốt nữa. Vì vậy, con người phạm hạnh hướng sự tập trung của mình vào năm uẩn: ăn là khổ, nhai là khổ, nuốt là khổ, và như vậy phiền não không còn chỗ quay về nữa. Với cái tâm đó bạn có thể ra đi. Đó là điều quan trọng nhất.

Nếu thức của người đó vẫn còn, người đó có thể sống một cách yên ổn. Cái đó gọi là tâm đạo. Nếu người đó chết [tại thời điểm chứng ngộ tâm này ], tâm đó cũng gọi là tâm đạo. Vì vậy, dù là người đó sẽ tiếp tục sống hay ra đi, đó là cách tốt nhất. Đây là điểm quan trọng nhất.

Nếu bạn quay về các khái niệm (thực tại chế định, tục đế), thích và không thích sẽ sinh khởi, vì sao vậy ? Vì bạn tập trung vào tục đế . Tuy nhiên [bạn cũng có thể quán chiếu] các đối tượng chân đế. Nếu bạn hiểu toàn diện về ngũ uẩn, thì đàn ông chỉ là một danh từ, chư thiên chỉ là một danh từ. Chỉ để nói, chỉ để giao tiếp. Nếu không dùng đến những từ đó, ta sẽ không thể nói chuyện được. Và ta sẽ không thể giảng bài pháp này cho con. Nói một bài pháp, giảng một bài pháp luôn phải dựa trên thực tại tương đối (chế định, khái niệm). Nếu ta phải nói về chân đế tinh khiết, thì hãy theo gương của Sulun Sayadaw. Piepieyi Sayadaw thỉnh Sulun Sayadaw: “kính thưa quí Thầy, xin quí Thầy giảng giải chi tiết về chân đế”. Sulun Sayadaw trả lời rằng, nếu Ta phải giảng giải chi tiết về chân đế, thì sẽ chả có gì để nói cả, Ta sẽ ngồi khoanh tay.

Trong thế giới của thực tại chế định, bạn phải dùng các từ “con trai, con gái”. Đây là các samutti được gọi là danh t ừ. Đức Phật không phủ định chúng. Ta nghĩ rằng đây là một người đàn ông, đây là chư thiên và rằng có 31 cõi. Đó là cách chúng ta nắm bắt [thực tại]. Vì vậy, Đức Phật xóa bỏ kiến tưởng sai lầm là có “tôi, ta” và chư thiên. Vì sao Ngài lại xóa bỏ? Bởi vì cái mà ta thấy chỉ là danh và sắc mà thôi. Nhưng thay cho [thấy đó chỉ là] danh và sắc, chúng ta lại nghĩ : đây là một người đàn ông ; rằng có 31 cõi. Nhưng cái mà bạn thấy chỉ là danh và sắc mà thôi. Và khi đó 31 cõi không tồn tại. Vì thế ta nói suy nghĩ đó sẽ được xóa tan. Trong khi ta nói chuyện, không cần phải bỏ cái gì đi cả, đó chỉ là ở đầu môi (trong ngôn từ), không phải trong ngũ uẩn. Bạn cần phải hiểu và phân biệt rõ điều đó. Và sau đó đưa tuệ giác minh sát về ngũ uẩn, [khi đó] chúng ta sẽ thoát khỏi mê lầm.

Sau khi bạn đã quan sát ngũ uẩn, nếu bạn phải làm các công việc hàng ngày, phải tập trung vào thực tại chế định, vào khái niệm, khi đó sẽ có thích và không thích. Khi đó phiền não sẽ xuất hiện. Chỉ khi nào sự chấp thủ được xóa bỏ, ta mới có thể đạt được Niết bàn. Nếu bạn quan sát ngũ uẩn, sẽ không có sự chấp thủ. Nhưng nếu bạn quay về thế giới chế định, chấp thủ sẽ xuất hiện.

Bây giờ hãy thực hành, hãy để các pháp [tự nhiên] sanh khởi. Xấu là vô thường, tốt cũng là vô thường. Tóm lại là, mọi hành đều vô thường. Tất cả các hành có nghĩa là tất cả pháp đang sanh khởi, đang xuất hiện. Một người giầu là vô thường, một người nghèo là vô thường, một bà đồng là vô thường. Về phương diện vô thường, họ như nhau cả. Bạn cần phải biết tất cả những thứ đó là vô thường.

Bạn đang đau. Đó là kết quả của nghiệp uẩn trược (vipaka vatta khanda ??) đang xảy ra trên thân. Khi điều này xảy ra bạn không thích. Cái không thích đó xảy ra trên tâm. Để thoát khỏi hai cái này, bạn phải hiểu cái khanda- uẩn, bạn sẽ biết đó là kết quả của nghiệp. Bạn không thể thay đổi được điều đó. Bạn để cho cái thân chịu đau, nhưng tâm không đau. Như vậy đấy.

Một khi đã mang cái ngũ uẩn, thì sẽ phải có khổ, điều đó không thể tránh khỏi. Bạn thấy đau đớn. Khi quan sát nó bạn thấy được thực chất của ngũ uẩn. Ôi, có ngũ uẩn thật không tốt. Khi bạn biết điều đó, bạn có thể xóa bỏ nó. Vì thế tại sao nói biết và xóa bỏ. Nếu bạn biết được ngũ uẩn, kiến tưởng được xóa tan. Nếu vô thường được hiểu, tham ái được xóa tan. Vì thế cái tâm không đau khổ nữa. Hãy quan sát điều ấy, hãy quan sát điều ấy ! Đừng nghĩ đến đồ ăn thức uống. Thức ăn chỉ để nuôi cơ thể mà thôi, hãy biết theo cách ấy.






--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 4th July 2025 - 05:47 PM