![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
http://thucphamvuon.com/product-detail/185...ml#.U_1abWOWqW0
http://rcrd.agu.edu.vn/duanluamuanoi/ ![]() Gạo xát dối lúa mùa nổi này...! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Người dân trồng lúa mùa nổi không dùng phân, thuốc BVTV mà chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hạt gạo sạch và dinh dưỡng cao.
Ông Nguyễn Văn Văn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết: Hiện nay, vùng Tứ giác Long Xuyên có khoảng 60 ha diện tích lúa mùa nổi, tập trung ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà. Đa phần Giống lúa này từ khi gieo sạ đến thu hoạch 6 tháng, tuy năng suất chỉ 2 đến 2,5 tấn/ha nhưng giá bán khá cao. Hiện tại, Cty Ecofarm bao tiêu sản phẩm với giá từ 12.000 - 13.000 đ/kg, còn giá gạo từ 25.000 -26.000 đ/kg. Để bảo tồn cây lúa mùa nổi, Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn kết hợp với Trường ĐH An Giang duy trì và cải thiện giống lúa đang canh tác tại địa phương. Theo dự kiến đến năm 2016, diện tích lúa mùa nổi tăng lên 100 ha. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
-------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#4
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Trâm đã được ăn loại gạo này rồi nha, ngon cực, mặc dầu nó mới chỉ là gạo xát rối! (do bạn Phục ở An Giang gửi cho!);mình nghe anh Tuyết nói về loại gạo lúa ma này từ 1986 mà nay mới được ăn, ăn xong 3 ngày sau vẫn còn cảm thấy hạnh phúc của việc được ăn nó, không NGỜ việc ăn loại gạo đó lại mang tới cảm giác về hạnh phúc nhiều tới mức như vậy????
![]() Nay mai sẽ có loại gạo này bán cho bà con sành ăn ở HN nha, hi. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#5
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
TS. Nguyễn Văn Kiền (*)
Cây lúa mùa nổi gắn bó với người dân đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đời. Người dân vùng ngập lũ quen thuộc với việc trồng lúa mùa nổi trong mùa nước nổi và khai thác cá đồng phục vụ cho bữa cơm hàng ngày. Nay thì cây lúa mùa nổi không được ưa chuộng nữa do năng suất thấp (tối đa là 10 giạ/công lớn), thấp hơn nhiều so với lúa cao sản. Hầu hết diện tích lúa mùa nổi (khoảng 500.000 héc ta vào trước năm 1975) đã được chuyển sang trồng lúa cao sản hai vụ, thậm chí ba vụ. Hiện chỉ còn 67 héc ta lúa mùa nổi được trồng ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong khuôn khổ dự án nghiên cứu bảo tồn và phát triển hệ thống canh tác lúa nổi của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn, đại học An Giang. Gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm này phát hiện một số bà con nông dân vùng Năm Cù Lao ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp còn trồng khoảng 20 héc ta lúa mùa nổi trong mùa lũ kết hợp khai thác cá đồng và trồng cây màu trong mùa khô tại vùng đất cồn ven sông này. Cây lúa được bà con sạ khô vào khoảng tháng 5-6 âm lịch sau khi thu hoạch vụ màu. Tại đây, giống lúa mùa nổi mang tên “Nàng Tây đùm đùm” được người dân lưu truyền qua nhiều thế hệ. Gạo của giống lúa này được người lớn tuổi cho rằng ăn rất ngon, mềm cơm hơn một số giống lúa mùa khác. Khác với lúa mùa nổi “Bông sen” tại vùng đất phèn Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, lúa “Nàng Tây đùm” đạt năng suất khá cao (15-17 giạ/công lớn). Lúa được thu hoạch vào tháng 12 âm lịch hàng năm và không đủ để bán cho người dân địa phương (người có tiền) mua về ăn. Giá bán lúa có lúc tới 12.000 đồng/ki lô gam. Ngoài ra, thân cây lúa mùa nổi được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Thân lúa tươi được người dân nuôi bò đến mua, cắt về cho bò ăn. Mỗi mùa lũ người dân có thể bán được hai lần, mỗi lần bán được 100 ngàn đồng/công lớn. Thậm chí, một số hộ dân đến vùng này thuê đất trồng lúa mùa nổi chỉ để có lúa cho bò ăn. Rơm rạ khô sau thu hoạch thì được bà con sử dụng để đậy đất rẫy. Một công rạ lúa mùa nổi có thể đậy được hai công rẫy. Hơn nữa, rạ lúa mùa nổi bền, có thể đậy được 6-7 tháng, trong khi rạ lúa thần nông chỉ đậy được 2-3 tháng là mục hết. Người dân trồng rẫy rất cần rạ. Theo ông Sáu Nam, 61 tuổi, một nông dân mà gia đình đã có hơn ba đời trồng lúa mùa nổi và cây màu trên nền đất cồn này, thì “cây lúa mùa nổi là xương sống của cây màu”. Ông nói trồng cây lúa mùa nổi trong mùa nước nổi giúp giữ được phù sa làm cho đất màu mỡ hơn, trồng tiếp cây màu thì trúng lắm. Nếu không trồng lúa mùa nổi, coi như cây màu khó có ăn. Cho nên người dân vùng này không đồng tình làm đê bao để chuyển sang ba vụ lúa. Cũng vì thế, cây lúa mùa nổi được lưu giữ đến ngày hôm nay. (*) Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông thôn - Đại học An Giang -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#6
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
An Giang: Bảo tồn phát triển cây lúa mùa nổi
13/12/2013, 09:06:51 Tỉnh An Giang đã triển khai dự án Bảo tồn phát triển lúa mùa nổi, tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên) do Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) tài trợ từ năm 2013 - 2016. Sau đó bằng nguồn ngân sách, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục dự án kéo dài đến năm 2020, với kết quả khôi phục, bảo tồn 100 ha vào năm 2016 và mở rộng lên 500 ha vào năm 2020 để khôi phục mô hình canh tác lúa đặc sản của vùng Bảy Núi, sản xuất loại gạo sạch tuyệt đối. Việc khôi phục bảo tồn cây lúa mùa nổi còn với mục đích tận dụng rơm rạ để phát triển cây màu, tăng vòng quay cho vùng đất Bảy Núi lên 1 vụ lúa - 1 vụ màu/năm. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, cho biết: cây lúa mùa nổi có đặc tính đa dạng sinh học với nhiều dạng giống lúa, thích ứng với điều kiện ngập nước sâu, chống được sâu bệnh, hạt gạo có độ dẻo, thơm, ngon cơm, còn có đặc tính thân thiện với môi trường, hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc hóa học nên không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Với ưu điểm này, bên cạnh tăng vụ cho đất, dự án còn nhằm khôi phục bảo tồn loại gạo đặc sản hiện nay đang dần bị mai một; đa dạng nguồn gen của giống lúa mùa đã bị thất truyền; xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ sạch tuyệt đối cung cấp cho thị trường và phát triển du lịch sinh thái vào mùa nước nổi. Để thực hiện tốt dự án, tỉnh An Giang chi 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách xây dựng đê bao tạm để điều tiết nước cho tổng diện tích 100 ha đảm bảo mực nước an toàn theo nhu cầu cho cây lúa tăng trưởng. Nằm trong dự án, trường Đại học An Giang cũng tham gia nghiên cứu phân bón hữu cơ trên lúa mùa nổi để qua đó tác động cho độ dẻo, thơm của hạt gạo làm ra và tăng năng suất; thử nghiệm giống; mô hình cây màu xen canh lúa - màu có giá trị kinh tế cao như kiệu, bí hồ lô, sắn, cà tím, ớt; xây dựng thương hiệu “Lúa mùa nổi Thất Sơn” và tìm đầu ra cho sản phẩm lúa, màu. Hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cây lúa mùa nổi chỉ còn duy nhất ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi) tỉnh An Giang. Do năng suất loại lúa này rất thấp, chỉ đạt 3 tấn/ha nên diện tích lúa mùa nổi bị thu hẹp dần, hiện chỉ còn duy trì 70 ha tại xã Vĩnh Phước, Lương An Trà (huyện Tri Tôn). Theo tính toán của nông dân hiện chi phí cho cây lúa nổi khoảng 1 triệu đồng/ha, giá lúa thịt thành phẩm luôn cao hơn lúa thường từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Hiện nay, với năng suất lúa mùa nổi đạt 3 tấn/ha, giá bán là 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận là 12,5 triệu đồng/ha. Nếu tăng thêm vụ cây màu luân canh với lúa sẽ bổ sung lợi nhuận cho nông dân đạt từ 40 triệu đồng đến trên 200 triệu đồng/ha/năm, tùy loại cây màu./. Vương Thoại Trung -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#7
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
An Giang: Bảo tồn phát triển cây lúa mùa nổi
13/12/2013, 09:06:51 Tỉnh An Giang đã triển khai dự án Bảo tồn phát triển lúa mùa nổi, tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên) do Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) tài trợ từ năm 2013 - 2016. Sau đó bằng nguồn ngân sách, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục dự án kéo dài đến năm 2020, với kết quả khôi phục, bảo tồn 100 ha vào năm 2016 và mở rộng lên 500 ha vào năm 2020 để khôi phục mô hình canh tác lúa đặc sản của vùng Bảy Núi, sản xuất loại gạo sạch tuyệt đối. Việc khôi phục bảo tồn cây lúa mùa nổi còn với mục đích tận dụng rơm rạ để phát triển cây màu, tăng vòng quay cho vùng đất Bảy Núi lên 1 vụ lúa - 1 vụ màu/năm. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, cho biết: cây lúa mùa nổi có đặc tính đa dạng sinh học với nhiều dạng giống lúa, thích ứng với điều kiện ngập nước sâu, chống được sâu bệnh, hạt gạo có độ dẻo, thơm, ngon cơm, còn có đặc tính thân thiện với môi trường, hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc hóa học nên không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Với ưu điểm này, bên cạnh tăng vụ cho đất, dự án còn nhằm khôi phục bảo tồn loại gạo đặc sản hiện nay đang dần bị mai một; đa dạng nguồn gen của giống lúa mùa đã bị thất truyền; xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ sạch tuyệt đối cung cấp cho thị trường và phát triển du lịch sinh thái vào mùa nước nổi. Để thực hiện tốt dự án, tỉnh An Giang chi 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách xây dựng đê bao tạm để điều tiết nước cho tổng diện tích 100 ha đảm bảo mực nước an toàn theo nhu cầu cho cây lúa tăng trưởng. Nằm trong dự án, trường Đại học An Giang cũng tham gia nghiên cứu phân bón hữu cơ trên lúa mùa nổi để qua đó tác động cho độ dẻo, thơm của hạt gạo làm ra và tăng năng suất; thử nghiệm giống; mô hình cây màu xen canh lúa - màu có giá trị kinh tế cao như kiệu, bí hồ lô, sắn, cà tím, ớt; xây dựng thương hiệu “Lúa mùa nổi Thất Sơn” và tìm đầu ra cho sản phẩm lúa, màu. Hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cây lúa mùa nổi chỉ còn duy nhất ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi) tỉnh An Giang. Do năng suất loại lúa này rất thấp, chỉ đạt 3 tấn/ha nên diện tích lúa mùa nổi bị thu hẹp dần, hiện chỉ còn duy trì 70 ha tại xã Vĩnh Phước, Lương An Trà (huyện Tri Tôn). Theo tính toán của nông dân hiện chi phí cho cây lúa nổi khoảng 1 triệu đồng/ha, giá lúa thịt thành phẩm luôn cao hơn lúa thường từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Hiện nay, với năng suất lúa mùa nổi đạt 3 tấn/ha, giá bán là 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận là 12,5 triệu đồng/ha. Nếu tăng thêm vụ cây màu luân canh với lúa sẽ bổ sung lợi nhuận cho nông dân đạt từ 40 triệu đồng đến trên 200 triệu đồng/ha/năm, tùy loại cây màu./. Vương Thoại Trung -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#8
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131012...ma-lua-noi.aspx
Truyền thuyết lúa ma, lúa nổi 13/10/2013 03:20 Trong con nước trắng trời, có những loại lúa vẫn ngạo nghễ vượt nước lụt vươn lên tạo nên kỳ tích hạt lúa miền Tây. Lúa ma, lúa nổi có thân dài vượt nước lụt - Những giai thoại kỳ thú Ông Nguyễn Văn Lê (68 tuổi, ngụ thị trấn Ba Chúc, H.Tri Tôn, An Giang) nhớ lại những năm ngập lụt, người dân vùng Bảy Núi rất khổ. Họ lên núi đào khoai rừng ăn đỡ đói, số khác chống xuồng tìm lúa ma ăn. Ông Lê nói: “Nước lụt chỉ có lúa ma, lúa nổi mới chống chọi mọc trong lũ. Nhờ chúng nên lũ rút có gạo ăn, nếu không rất khổ sở”. ![]() Nhắc tới lúa nổi, nhiều cựu lão kể, chúng còn gọi là lúa chạy nước hoặc lúa vượt nước hay lúa sạ vì chỉ sạ thẳng hạt không cấy như lúa thường. Lúa ma là lúa mọc hoang trong lũ, còn lúa nổi do người trồng. Chúng giống nhau ở điểm lũ lên cao thì các lóng lúa mọc dài vượt nước, dinh dưỡng lúa ma không bằng lúa nổi. Lúa nổi là lúa sạch bổ dưỡng nên ngày xưa khi nấu cơm, người dân lấy nước cơm rồi bỏ vào đó chút đường quậy uống. Thạc sĩ Lê Minh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh An Giang, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nói cây lúa nổi có nhiều truyền thuyết kỳ thú. Trong dân gian truyền rằng lúa nổi kết bó từ thượng nguồn trôi theo lũ về Tân Thạnh, Hồng Ngự rụng xuống, năm sau tự mọc lên và chín. Nhà nông thu hoạch làm lúa giống và gieo sạ phát triển thành các giống lúa nổi. Điền chủ đầu tiên trồng nhiều lúa nổi là đốc phủ Ngãi ở Đốc Vàng và đốc công Đinh ở Vĩnh Chánh, Thoại Sơn. Tờ Gia Định báo ra ngày 15.11.1901 đăng Chủ tỉnh Châu Đốc loan tin lúa nổi do ông Phan Văn Vàng trồng thử nghiệm thành công ở Hà Bao, Phước Hưng, Châu Phú, lúa có thể lên cao đến bốn năm thước. Chủ tỉnh kêu gọi dân chúng nên trồng thử lúa này. Còn theo Địa chí An Giang dẫn nguồn cuốn sách Monographie de la province de Long Xuyen thì lúa nổi do linh mục Conte ở xứ đạo Năng Gù đem từ Kongpocham đến Châu Đốc vào năm 1891. Nhưng theo báo cáo chính thức của chính quyền thực dân Pháp thì giống lúa nổi du nhập từ Thái vào Châu Đốc! Tuy có nhiều truyền thuyết nhưng báo chí xưa và Chủ tỉnh Châu Đốc lại hay nhắc đến tên ông Vàng, chọn tên ông đặt tên đường ở Châu Đốc. Biên niên sử An Giang cũng ghi rõ năm 1891 giống lúa sạ mà người Pháp gọi là lúa nổi (rir flottant) được Phan Văn Vàng đem về từ Campuchia sau đó gieo giống thành công. Lúc đầu có 2 loại giống lúa nổi được trồng nhiều ở An Giang gồm Tàu Binh và Nàng Tây, sau có thêm nhiều giống khác. Thân lúa dài từ 2-5 m nên vượt nước tuy nhiên năm nào lũ lên quá nhanh, một ngày đêm lên cao hơn 10 cm nước thì lúa vươn lóng không kịp, có thể chết. Ông Tùng nói trồng lúa nổi không tốn phân bón, bỏ mặc cho trời nên nhà nông rất khỏe, nhưng bù lại năng suất thấp từ 1-1,2 tấn/ha. Lúa nổi là nguồn lương thực khá quan trọng trong một thời gian dài, nhờ lúa nổi mà sau lũ rút người dân Châu Đốc, Long Xuyên không phải cực nhọc tìm mua lúa thóc. Diện tích lúa nổi ở An Giang từ 50.111 ha tăng lên gấp đôi, đến khi Hiệp định Genève được ký kết, diện tích lúa ở An Giang là 272.250 ha. Từ năm 1954 - 1975, lúa nổi được trồng trải rộng từ Châu Đốc xuống Thốt Nốt qua Đồng Tháp. Và An Giang có diện tích lúa nổi lớn nhất ở Nam bộ với hơn 270.000 ha cho sản lượng 400.000 - 500.000 tấn/năm. Bảo tồn lúa nổi ? Mấy năm trước ngay mùa này vào vùng Bảy Núi có thể bắt gặp đồng ruộng xanh mướt lúa nổi rập rờn trong con nước. Nhưng bây giờ hỏi lúa nổi nhiều người nói thẳng: lúa đó ít người trồng lắm, còn lúa ma kiếm một hạt cũng không có. Ông Hai Nghi (64 tuổi, ở thị trấn Ba Chúc) nói lúa nổi ở vùng này thành lúa xưa rồi. Theo ông Nghi, lúa nổi chỉ mọc khi có nước nổi, còn bây giờ vùng đất núi ít ngập lụt nên lúa nổi khó sống. Ông Lê Minh Tùng nhớ lại năm 1967, An Giang đón nhận giống lúa cao sản ngắn ngày Thần Nông 8 và Thần Nông 5 của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, mở đầu chương trình phát triển lúa gạo ở tỉnh. Giống lúa mới này sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, trồng được 2 vụ so với các giống lúa nổi chỉ trồng một vụ. Năm 1970, diện tích canh tác lúa Thần Nông tăng từ 31.000 ha lên 47.000 ha rồi mở rộng dần lấn ép lúa nổi. Lúc lúa vụ 3 được triển khai cùng với xây các đê bao chống lũ thì lúa nổi bị lãng quên với diện tích chỉ vài trăm héc ta trồng ở Tri Tôn. Nhưng lúa nổi với phẩm chất chống chọi được nước lũ, kháng các loại sâu bệnh, không cần phân bón, gạo sạch và bổ dưỡng mà lúa cao sản hiện nay không sánh kịp... vẫn là mối quan tâm của các nhà khoa học. Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ) đã bảo tồn được nhiều giống lúa nổi, lúa ma làm nguồn gien quý và nghiên cứu lai tạo giống lúa mới chống chọi với lũ, với sâu bệnh cho năng suất cao. Tháng 4 năm nay, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo khoa học về đề tài xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển lúa mùa nổi tìm giải pháp hữu hiệu bảo tồn lúa mùa nổi và tìm hướng ra cho sản phẩm lúa sạch này. Theo ông Nguyễn Văn Kiền, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông thôn (Trường ĐH An Giang), trước đây ở An Giang có nhiều giống lúa nổi như Nàng Pha, Nàng Tây, Tây Đùm, Tàu Binh… nhưng bây giờ người dân chỉ trồng giống lúa nổi Bông Sen thôi. Hiện trung tâm đã ký với UBND xã Vĩnh Phước, H.Tri Tôn một chuỗi các dự án phục vụ nghiên cứu và phát triển vùng lúa mùa nổi từ 2013 - 2016, hướng đến sản xuất sạch, sinh thái, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa để nâng cao giá trị hạt gạo lúa mùa nổi, nghiên cứu về chuỗi giá trị hạt gạo, lúa mùa nổi, các nghiên cứu về phát triển mô hình du lịch nông nghiệp - văn hóa sống chung với lũ... Thanh Dũng -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#9
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
-------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]()
Bài viết
#10
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-G...xua-va-nay.html
Trang chủ >> An Giang 24 Giờ >> Phóng sự - Ký sự Lúa mùa nổi xưa và nay Thứ bảy, 25/01/2014 09:49 (AGO)- Bây giờ, người ta nhắc đến lúa mùa nổi không phải chỉ để tìm về ký ức xưa mà đang nhìn nhận lại khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu, khả năng sống chung với lũ, bảo tồn đa dạng sinh học… của chúng. Đồng thời, tìm hướng đi bền vững để phục hồi dần giống lúa có sức sống kỳ diệu này. Lợi nhuận không thua lúa cao sản: Với đa số nông dân, sản xuất lúa mùa nổi đã trở thành ký ức xa xôi, cái thời mà một gia đình phải canh tác cả trăm công ruộng mới no cơm, ấm áo. Bởi, ngoài thời gian sinh trưởng kéo dài đến 6 tháng, năng suất lúa mùa nổi rất thấp, chỉ bằng 20 – 25% so lúa cao sản (thời gian canh tác 3 tháng). Có chăng, người ta còn “thương nhớ” lúa mùa nổi do canh tác phó mặc cho thiên nhiên, ít tốn công chăm sóc, thời điểm thu hoạch lại rơi vào cuối năm, giúp nhà nhà đón cái Tết rôm rả. Trong tình cảnh đất chật người đông như hiện nay, nếu vẫn phụ thuộc vào lúa mùa nổi thì có vẻ “đi ngược thời đại”. Tuy nhiên, với một số nông dân ở Vĩnh Phước và Lương An Trà, họ vẫn bám được với lúa mùa nổi do biết kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, thu hoạch lúa chỉ là thứ yếu, điều nông dân thật sự cần là phù sa được bồi lắng và thân rạ dài đến 3m của lúa mùa nổi – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho hoa màu. ![]() Cánh đồng lúa mùa nổi ở Vĩnh Phước. Theo nông dân Nguyễn Văn Trống (xã Vĩnh Phước), đối với dân làm rẫy, việc tủ rơm rạ cho đất đóng vai trò rất quan trọng. “Đất ruộng sau khi thu hoạch lúa mùa nổi, nhiều người sẵn sàng thuê lại với giá 4 triệu đồng/công tầm cắt để canh tác 1 – 2 vụ màu (tương đương giá cho thuê cả năm đối với ruộng canh tác 3 vụ lúa/năm). Bởi, chỉ việc mua gốc rạ lúa mùa nổi để tủ đất đã tốn tới 3,7 triệu đồng/công” – anh Trống phân tích. Anh cho biết thêm, đặc thù của lúa mùa nổi là xuống giống khoảng tháng 5 âm lịch. Lúa giống không cần ngâm ủ, đất cũng không cần trục trạt như lúa cao sản, chỉ rải lúa khô từ 10 – 20 kg/công tầm cắt rồi cày đất lên để vùi hạt giống xuống (tránh bị chim, chuột ăn). Khi những cơn mưa đầu mùa rớt hạt, lúa giống sẽ nảy mầm và phát triển tự nhiên. Đến mùa nước nổi tràn đồng, cây lúa cũng lênh đênh theo con nước. “Theo quan sát của tôi, trong một ngày đêm, nếu nước lên 1,5 tấc, cây lúa vẫn phượt theo kịp, trừ trường hợp nước chụp nhanh quá mới bị chết một phần diện tích. Từ một hạt lúa giống, sẽ nở thành bụi lớn đẻ nhiều nhánh, trổ ra 9 – 10 bông. Lúa cao từ 2,5 - 3m theo mực nước lũ, rồi lại ngã nằm xuống khi nước rút. Đến lúc trổ, chúng lại “quỳ gối” hướng bông đứng lên, khi chín lại nằm xuống. Do vậy, chỉ có thể thuê thu hoạch tay với giá 1 giạ lúa/công tầm cắt. Khi cắt lấy bông lúa, phần gốc rạ sẽ phủ lên mặt đất dày cả tấc. Chỉ cần dùng cây vót nhọn đâm xuyên qua lớp rạ rồi bỏ hạt giống hoa màu xuống “hom” là lớp rạ dày sẽ giúp giữ ẩm đất, rễ hoa màu bám vào gốc rạ mà phát triển, vừa tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” – anh Trống chia sẻ. Với giá lúa mùa nổi bình quân 7.000 đồng/kg (cao hơn 1.000 – 1.500 đồng/kg so lúa thường), trừ chi phí hơn 400.000 đồng/công (1.000m2), nông dân thu lợi nhuận khoảng 1,2 triệu đồng/công từ lúa. Còn với các loại hoa màu, như: Khoai mì, bí hồ lô, kiệu… trồng trên nền rạ, tuy giá dao động thất thường nhưng lợi nhuận bình quân không dưới 5 triệu đồng/công, có năm trúng giá lên đến hơn 10 triệu đồng/công. Tính ra, chỉ riêng lợi nhuận từ hoa màu đã cao hơn canh tác liên tục 3 vụ lúa/năm. Mở hướng phát triển bền vững: Bên cạnh lợi ích kinh tế, lúa mùa nổi còn giúp tạo không gian để chứa nước lũ, giảm nguy cơ vỡ đê ở vùng lân cận. Do vậy, nếu giữ được diện tích lúa mùa nổi sẽ giúp địa phương ứng phó tốt với lũ lụt, đặc biệt là lũ lớn. “Đất trồng lúa mùa nổi có nguồn dinh dưỡng dồi dào nhờ vào bồi lắng phù sa từ lũ và chất hữu cơ phân hủy bởi quá trình ngập lâu dài, pH đất thường thấp (<4). Đặc biệt, trong số hơn 150 loài tảo có thế sống trong môi trường nước lũ, có 24 loài tảo lam (blue-green algae) có khả năng cố định đạm. Nhờ vậy, nông dân không cần bón phân cho ruộng lúa mùa nổi, mà còn thu hoạch được các loại cá đồng vào trú ngụ tự nhiên. Cây lúa mùa nổi cũng tỏ ra thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu và giúp bảo tồn nguồn gen quý, góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học của vùng ĐBSCL” - TS Nguyễn Văn Kiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Trường đại học An Giang) phân tích. Từ những lợi ích to lớn này, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn phối hợp UBND xã Vĩnh Phước đã xây dựng kế hoạch bảo tồn lúa mùa nổi. Bên cạnh chuyển giao kỹ thuật cho các nông dân tham gia Tổ liên kết hợp tác sản xuất lúa mùa nổi, hai bên sẽ tiến tới xây dựng thương hiệu cho cây lúa đặc thù này. Tại hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch” được tổ chức gần đây tại xã Vĩnh Phước, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi với giá cao hơn thị trường. Đồng thời, đặt hàng hoa màu canh tác trên nền rạ lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch sinh thái gắn với khung cảnh đồng quê xưa: Đập lúa, giã gạo, câu cá đồng, hái bông điên điển… ![]() Lua-noi-3-copy.jpg Nông dân Nguyễn Văn Trống quyết tâm gắn bó với lúa mùa nổi. “Cây lúa mùa nổi sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao trong điều kiện lũ lớn nhưng lũ nhỏ thì phát triển không tốt, nếu nước rút sớm, lúa sẽ bị chuột cắn phá. Do vậy, chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng tiểu vùng đê bao “lỡ” (đê tạm) cho lúa mùa nổi. Năm nào lũ nhỏ, mình có thể bơm nước vào ruộng để tạo “lũ giả” cho lúa phát triển. Nếu nước chụp nhanh quá, có thể đóng đê lại để bảo vệ lúa. Sản phẩm lúa mùa nổi không lo đầu ra bởi có nhiều doanh nghiệp đặt hàng thu mua để làm gạo hữu cơ. Với nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực, hy vọng diện tích lúa mùa nổi sẽ được mở rộng thêm” – ông Lý Văn Chính, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, thông tin. Dành nhiều thời gian nghiên cứu lúa mùa nổi, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Kiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Trường đại học An Giang) cho rằng, lúa mùa nổi (floating rice hay deepwater rice) được trồng ở vùng ngập lũ ĐBSCL cách đây hơn 150 năm. Đặc điểm của cây lúa mùa nổi là thân dài, thích ứng tốt trong điều kiện ngập sâu. Tư liệu khảo cổ học cho thấy, hạt lúa mùa nổi hiện nay rất giống hạt lúa mà người Óc Eo cổ canh tác cách đây hơn 10.000 năm. Đến năm 1974, ở ĐBSCL có khoảng 0,5 triệu héc-ta lúa mùa nổi được canh tác (An Giang chiếm 50% diện tích). Mặc dù lúa mùa nổi cho năng suất thấp (từ 2 – 2,5 tấn/héc-ta) nhưng lợi nhuận khá cao so với vụ lúa hè thu, kể cả vụ đông xuân hiện nay. “Vào mùa khô, một số cây màu trồng trên nền rạ lúa mùa nổi cho hiệu quả kinh tế rất cao. Trên diện tích 1.000m2, kiệu có thể cho lợi nhuận 24,3 triệu đồng, ớt 16,5 triệu đồng, bí hồ lô khoảng 4,8 triệu đồng, còn khoai mì là 3,1 triệu đồng…” – TS Kiền đánh giá. Bài, ảnh: N.C Thẻ : Lúa mùa nổi -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 8th July 2025 - 07:19 PM |