![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Member ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 23 Gia nhập vào: 15-August 09 Thành viên thứ.: 4,368 ![]() |
Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tình đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở từng cơn, là bệnh lý hay gặp ở trẻ. Hãy giúp trẻ khỏe hơn với những lưu ý sau.
![]() Vấn đề vệ sinh Với những người bị hen phế quản thì việc bị cảm lạnh và cảm cúm… là vô cùng nguy hiểm, điều này sẽ rất bất lợi cho việc điều trị bệnh hen. Vì vậy, nếu con bạn bị hen, bạn cần giúp chúng tránh những căn bệnh này. Bạn có thể giúp cháu làm giảm nguy cơ bị nhiễm cúm và ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh bằng việc giữ vệ sinh thân thể thật tốt, tránh đối diện với những người đang bị cảm cúm… Đừng để bệnh thêm nặng Giảm đến mức tối thiểu nguy bệnh hen nặng hơn do bị một số bệnh khác đi kèm như cúm, cảm, các bệnh về đường hô hấp. Bác sĩ khuyên trẻ bị hen suyễn nên ở nhà nếu chúng bị sốt, bị cảm hoặc có nguy cơ ốm, và tốt nhất không nên đến trường ít nhất là 24h sau khi phát hiện bệnh. Kiểm tra thường xuyên Theo như các chuyên gia về bệnh hen suyễn cho biết, những người bị hen thường rất dễ mắc các bệnh khác về đường hô hấp, vì vậy bạn cần cho con đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Nếu cần tiêm phòng các bệnh về đường hô hấp thì nên cho trẻ tiêm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khám sức khoẻ toàn bộ Có thể con của bạn không bị hen phế quản quá nặng, nhưng tốt nhất bạn nên cho trẻ đi khám sức khoẻ toàn bộ cơ thể tại một phòng khám nhi. Điều này giúp các bác sĩ có thể điều chỉnh cách chữa trị, cân nhắc chế độ dùng thuốc của con bạn một cách hiệu quả nhất. Đây chính là cách để phát hiện sớm những căn bệnh tiềm ẩn mà chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cũng như tính mạng của cháu. Cân nhắc việc dùng thuốc Những trẻ bị hen phế quản thường được kê một toa thuốc và chúng luôn phải mang theo bên người bất kể lúc nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý với việc dùng thuốc của trẻ, vì có thể trẻ sẽ dùng quá liều, hoặc không đủ liều, hoặc quên mang thuốc bên mình. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi trẻ lên cơn hen. Kế hoạch hoạt động cho bệnh nhân hen phế quản Tất cả những học sinh bị hen phế quản đều phải thông báo về tiền sử bệnh cũng như hiện trạng bệnh của mình và những phương thuốc đã dùng, đang dùng một cách rành mạch, rõ ràng cho nhà trường. Điều này giúp giáo viên sẽ điều tiết sự hoạt động, luyện tập của trẻ cho phù hợp với tình trạng sức khoẻ, tránh hoạt động quá mạnh gây nguy hiểm. Thường xuyên liên lạc với nhân viên y tế và giáo viên ở trường Bạn nên gửi cho giáo viên, nhân viên y tế, huấn luyện viên… tại trường con bạn học một bản kế hoạch hoạt động của con mình để họ nắm rõ và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ con bạn. Và bạn nên thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên phụ trách con mình và nhân viên y tế của trường để họ có những biện pháp nhanh chóng và trợ giúp tích cực khi con bạn lên cơn hen phế quản tại trường học. Động viên trẻ Động viên là một điều rất quan trọng đối với việc học tập và đến trường của trẻ. Nếu con bạn luôn có những bạn cùng lớp ủng hộ và lo lắng, quan tâm, giúp đỡ thì bạn sẽ bớt được phần nào lo lắng về bệnh tình của con mình. Sự ủng hộ của nhà trường Để đảm bảo rằng nhà trường biết con bạn bị bệnh và sẽ luôn ứng phó kịp thời, bạn cần trao đổi trước khi cho con vào học. Việc thông báo tiền sử bệnh của trẻ tới nhà trường là một việc rất quan trọng. Các bậc phụ huynh nên thông báo, xác nhận rõ ràng về tính trạng bệnh của con mình với nhà trường, với các giáo viên thể dục, các huấn luyện viên, lái xe buýt… để được hỗ trợ những lúc cần thiết. Nguồn bài viết: Biện pháp phòng cơn hen phế quản cho trẻ |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 11th July 2025 - 04:08 AM |