![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 677 Gia nhập vào: 16-May 13 Từ: Nha Trang - Khánh Hòa Thành viên thứ.: 94,101 ![]() |
Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm
Ngày 4/4, cùng với sự tham gia của đại diện Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, Bộ Y tế tiếp tục làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương về vấn đề quá tải bệnh nhân nặng và khó, trong đó có rất nhiều người bị sởi. Bệnh này xảy ra trùng với thời điểm của các bệnh hô hấp do chuyển mùa đang có xu hướng tăng nên tình trạng quá tải càng thêm trầm trọng. ![]() Bệnh viện quá tải, trẻ phải nằm ghép 3-4 bé một giường. Ảnh: Hà An. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tháng 3 có tới 345 bệnh nhi nhập viện vì bệnh sởi, nhiều nhất là trẻ mắc viêm phế quản phổi. Tiến sĩ Phạm Nhật An cho biết, trước đây ông từng chứng kiến trẻ mắc sởi bị hoại tử, mù lòa, tiêu chảy, suy sinh dưỡng... nhưng năm nay sởi có diễn biến rất đặc biệt, biến chứng viêm phổi rất nặng nề. Dù đã điều trị tăng cường miễn dịch, dùng kháng sinh ngay từ đầu nhưng tình trạng bệnh của trẻ vẫn rất nặng "Số trẻ bệnh nặng nhiều nên bệnh viện rất đông. Chưa bao giờ Bệnh viện lại dành riêng khoa lây chỉ để tiếp nhận các trẻ mắc sởi", tiến sĩ An nhấn mạnh. Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đặc điểm khác biệt của dịch sởi năm nay là có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi - độ tuổi tiêm phòng mũi đầu tiên, thậm chí có bé 4 ngày tuổi đã bị. Khoa của ông tiếp nhận đến 3 bé có diễn biến bệnh đặc biệt (một tử vong) do virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi. Trong khi với những ca sởi thông thường, sau khi ban bay, sức đề kháng giảm, trẻ mới bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn khác (không phải do virus sởi). Để giảm sự lây lan của dịch sởi, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế - đề nghị Bệnh viện Nhi Trung ương làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng lây truyền sởi như phòng cúm. Nhân viên y tế có thể không bị lây nhiễm bệnh nhưng với trẻ dưới 9 tháng tuổi, miễn dịch kém thì nguy cơ này rất lớn. Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng để vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con. Đồng thời, không phải trường hợp nào mắc sởi cũng cần cho vào bệnh viện, nếu bị nhẹ có thể chữa ở nhà sẽ an toàn hơn. Tương tự, khi trẻ mắc bệnh hô hấp thông thường nên để trẻ chữa ở tuyến dưới vì đã có phác đồ điều trị chung. Thực tế có trẻ viêm phế quản phổi nằm viện điều trị 5 ngày, sau đó lại bị lây sởi và bệnh diễn biến nặng hơn. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu tháng 3 đến nay, trên cả nước đã tiêm vét mũi sởi cho trẻ 9 tháng đến 2 tuổi, riêng TP HCM tiêm vét đến trẻ 3 tuổi. Hiện 21 địa phương đã có báo cáo kết quả với hơn 42.000 trẻ đã được tiêm mũi thứ nhất và hơn 41.000 trẻ được tiêm mũi thứ 2; 17 nơi còn lại tiêm vét nốt vào tháng 4. Trung tâm tế dự phòng Hà Nội đang tổ chức tiêm vét sởi đợt hai cho trẻ trên địa bàn kéo dài đến cuối tháng này. Trong thời gian tới, dự kiến 23 triệu trẻ 1-14 tuổi sẽ được tiêm mũi phối hợp sởi - rubella. Nam Phương http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dich-...am-2973531.html |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Thành viên dự bị ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,632 Gia nhập vào: 11-February 11 Thành viên thứ.: 93,759 ![]() |
Trẻ chết vì sởi, bình thường hay bất bình thường?
Những đứa trẻ bị bệnh sởi chỉ biết khóc cho đến lúc lịm đi rồi chết, không biết kêu cứu, không biết trách móc oán hờn ai vì đa số chúng còn ở tuổi sơ sinh. Nhưng hãy nghe tiếng khóc khẩn thiết của các bà mẹ: “Bộ Y tế ơi! Bác sĩ ơi! Xin hãy cứu con tôi!”. Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế tuyên bố: “Bệnh sởi hiện nay chưa có gì bất thường!”. Vâng, chưa có gì bất thường tức là đang bình thường. Vậy thưa thứ trưởng, tiếng kêu cứu “Bộ Y tế ơi!” của những bà mẹ có con đang hấp hối là bình thường hay bất thường? Tại sao trong lúc con của các bà mẹ đang thập tử nhất sinh, lẽ ra họ chỉ phải kêu gào với các bác sĩ đang trực tiếp cứu chữa cho con của họ thì họ lại kêu gào trước tiên “Bộ Y tế ơi!”. ![]() Những đứa trẻ bị bệnh sởi chỉ biết khóc cho đến lúc lịm đi Có nghĩa là họ đã quá hiểu những nguyên do nào, tình cảnh nào mà con của họ lâm nạn. Họ đã đập đúng cửa chưa thưa ông thứ trưởng? Và cái tiếng gào thét, tiếng đập cửa ấy với lãnh đạo ngành y tế – những người đã quá muộn mằn khi đến bệnh viện nơi cả trăm trẻ đang hấp hối vì bệnh sởi có là điều bình thường hay bất thường? TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, (Bộ Y tế) đưa ra con số lạnh lùng: “86% trẻ mắc bệnh sởi là do không tiêm vacxin sởi hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng”. Con số trẻ bị mắc sởi mà ông cục trưởng đưa ra là 2.500 trẻ, trong lúc con số mới nhất là 7.000 trẻ. Con số này thưa ông thứ trưởng là bình thường hay bất bình thường khi báo cáo hàng năm của các địa phương gửi lên bộ y tế với những con số thành tích tiêm chủng cao ngất ngưỡng. Nguyên do nào có tình trạng này để chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phải chỉ đạo ngành y tế “Phải nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của thủ tướng về việc chấn chỉnh công tác tiêm chủng”. Thưa ông thứ trưởng, cái chỉ thị của thủ tướng cùng lời chỉ đạo trực tiếp của PTT về việc “tiêm chủng” là bình thường hay bất bình thường đối với những người có trách nhiệm cao nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, tức là trách nhiệm cao nhất bảo vệ an ninh quốc gia – an toàn của nhân dân, của giống nòi. Câu hỏi được đặt ra, tại sao lại phải “chấn chỉnh việc tiêm chủng”. ![]() Hầu hết bệnh nhi sởi bị bệnh nghiêm trọng đều dồn về bệnh viện Nhi Trung ương dẫn đến 4 trẻ cùng chung một giường Vì rõ ràng việc tiêm chủng chưa hề được lãnh đạo bộ y tế coi là công việc quan trọng cấp thiết hàng đầu và lâu dài, dẫn đến không huy động được cả hệ thống chính trị, cả bộ máy truyền thông cảnh tỉnh cho dân chúng để họ thức tỉnh được vai trò của tiêm chủng đối với con cái của họ. Đồng thời, hệ thống y tế cộng đồng đã nhiều nơi tắc trách với công việc tiêm chủng, dẫn đến nhiều trẻ không được tiêm chủng và nhiều trẻ được tiêm chủng nhưng lại “không rõ tình trạng tiêm chủng” tức tiêm chủng… dối trá. Đang xảy ra tình trạng ấy là bình thường hay bất bình thường? Sự kiện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vì đọc trên facebook của một bác sĩ của bệnh viện Nhi Trung ương kể lại nỗi đau nhiều trẻ bị chết vì sởi, đã lập tức đi kiểm tra, mà lẽ ra ông phải được chính lãnh đạo bộ y tế báo cáo chính xác tình trạng trẻ chết vì sởi là bình thường hay bất bình thường. Và, khi đi kiểm tra ông Phó Thủ tướng phát hiện sự thật hầu hết bệnh nhi sởi bị bệnh nghiêm trọng đều dồn về bệnh viện Nhi Trung ương dẫn đến 4 trẻ cùng chung một giường, lây nhiễm trầm trọng với nhau rồi cùng tử vong là bình thường hay bất bình thường?. Vai trò quản lý hệ thống ở đâu để không kịp thời điều tiết bệnh nhân, bác sĩ, phương tiện ở các tuyến? Phải chăng vì lãnh đạo Bộ coi dịch bệnh chỉ chết vài chục đứa trẻ, có gì mà to tát, chỉ là chuyện bình thường, khẩn cấp gì đâu nên để xảy ra tình cảnh đó. Điều này là bình thường hay bất bình thường? ![]() Gia đình anh V. ở Văn Giang, Hưng Yên lầm lụi bế thi thể con về. Anh V. vừa đi vừa khóc, còn vợ anh phải có người dìu vì không bước nổi GS. Nguyễn Văn Tuấn, một người không xa lạ với Bộ Y tế Việt Nam, hiện đang làm công tác y tế cộng đồng ở Sydney, Úc, trước tiếng kêu thảm thiết “Bộ y tế ơi! Các bác sĩ ơi! Xin cứu lấy con tôi!” đã chua xót nói rằng: “Làm sao có thể là bình thường được khi có những đứa trẻ bị chết vì dịch bệnh thông thường? Ở các quốc gia khác họ đều coi đó là tình trạng khủng hoảng khẩn cấp báo động đỏ cho toàn hệ thống Y tế”. Còn ở Philippine, khi 23 đứa trẻ bị chết vì sởi, họ đã tuyên bố toàn quốc vì dịch sởi để cảnh báo toàn dân và cũng để huy động mọi nguồn lực dập tắt nó. Tiếng kêu cứu “Bộ y tế ơi! Bác sĩ ơi! Xin hãy cứu con tôi!” không thể là bình thường được. Và, nếu có sự sự vô cảm trước tiếng kêu cứu ấy cũng không thể là bình thường được! Theo Motthegioi -------------------- Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
|
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 677 Gia nhập vào: 16-May 13 Từ: Nha Trang - Khánh Hòa Thành viên thứ.: 94,101 ![]() |
hi có người bị sởi, hãy ra chợ mua 1 bó rau ngò om (người Bắc và người Trung gọi là rau ngổ, thường được nêm canh chua hay ăn phở), để nguyên cọng rửa thật sạch cho vào luộc cho đến khi nào thấy nước có màu giống màu nước trà thì được.
Cho trẻ con hoặc người bệnh uống thay nước vẫn được. Sau khi uống vài lần thì ban sởi sẽ phát ra nhiều hơn trên cơ thể, và đồng thời người bệnh sẽ hạ sốt, ban sởi sẽ phát ra ở bụng, ở lưng và xuống chân là hết hẳn. (Đây là bài thuốc gia truyền được ông Mỹ chia sẽ trên báo Tuổi trẻ và Đời Sống, thứ 2, ngày 21/4/2014. Số đt ông Mỹ 01217 254 588) ![]() |
|
|
![]()
Bài viết
#4
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 229 Gia nhập vào: 22-August 10 Từ: thanh hóa Thành viên thứ.: 24,947 ![]() |
Nguyên nhân của bệnh sởi nói riêng hay các bệnh nhiễm vi rus vi trùng nói chung là do sức đề kháng suy giảm,và tại sao sức đề kháng suy giảm ,là do bố mẹ và nhà trường cho bé ăn uống sai lầm chỉ cần điều chỉnh lại ăn uống bệnh sẽ đỡ dần và khỏi:
Có tất cả 10 cách ăn theo dưỡng sinh : 7.Ngũ cốc 100%(Gạo lứt,mỳ lứt,mạch,kê,ngô''bắp''nguyên hạt) 6.Ngũ cốc 90%,rau cải(củ cải ,cải bắp,su hào,súp lơ....).Nên dùng rau củ sạch không sử dụng thuốc sâu và phân hóa học )10%. 5.Ngũ cốc 80%,rau cải 20%. 4.Ngũ cốc 70%,rau cải 20%,rau các loại (cà rốt,bí đỏ, bí xanh,đậu nành,vừng đậu côve,đậu đũa, đậu Hà lan,đậu xanh,rau muống ,rau đắng,rau diếp ,dưa leo,dưa gang âm ít,các loại cà ta,cà chua,khoai tây,khoai ta,măng ta,măng tây,giá đậu âm nhiều)10%. 3.Ngũ cốc 60%,rau cải30%,rau các loại 10%. 2.Ngũ cốc 50%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật(bậc cao là thú và gia cầm ,bậc thấp tôm cá trứng gia cầm trai hến nuôi đúng phép) 10%. 1.Ngũ cốc 40%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 20%. -1.Ngũ cốc 30%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 20%,trái cây(Táo tây ,dâu tây,hạt dẻ,anh đào,lê ) 10%. -2.Ngũ cốc 20%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 25%,trái cây 10%,tráng miệng(trái cây âm: dưa các loại âm ít chuối cam xoài đu đủ dứa âm nhiều )5%. -3.Ngũ cốc10%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 30%,trái cây 15%,tráng miệng 5%. Các phương thức có dấu âm (-) là những phương thức dưới mức an toàn tuyệt đối một tí. Phương thức số 7(gồm 100%ngũ cốc )là cách ăn dễ nhất, giản dị,khôn ngoan và mau lẹ nhất để phục hồi sức khỏe nhất là khi bạn đang bị chứng tam bạch đản hoặc một thứ bệnh kinh niên. Ăn các số cao 4,5,6,7 bệnh sẽ đỡ và khỏi dần. |
|
|
![]()
Bài viết
#5
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,197 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Cho trẻ kiêng gió, kiêng nước, uống trà Bancha kiểu mới: 60% cành, 40% lá???? công thức này ông Ando mới nói cho chúng tôi biết.
Không cho trẻ ăn thịt cá, đường sữa bánh kẹo... hoa quả, mau khỏi bệnh, cho ăn kem gạo lứt.... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 16th July 2025 - 04:51 PM |