![]() |
![]() ![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,134 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Ý nghĩa cuộc sống
Trong bài báo “Dự định cuộc đời” giống như người thầy của mình là George Ohsawa đã đưa ra câu hỏi dự định của cuộc sống là gì? Đây là một câu hỏi phức tạp và hóc búa nhất cho nhân loại. Còn hỏi về ý nghĩa của cuộc sống này có liên quan đến các kiến thức về tôn giáo, triết học và khoa học. ý nghĩa của đời sống con người đã được nói đến trong hầu hết các tác phẩm triết học vĩ đại của Đạo Hindu có Kinh Vệ Đà, Do Thái giáo có các kinh Caballah, Công giáo có Kinh Thánh, Đạo Phật có Kinh Pháp Hoa nói về con đường trung đạo. Và đây là câu hỏi đặt ra cho người tìm kiếm Đông Tây từ cổ chí kim. Phân tầng chứng nghiệm của con người: Để trả lời câu hỏi này cần phải biết 7 mức của tâm thức. Chakra – Luân xa – hay là các giai tầng của tâm thức. 7. Đỉnh đầu – Siêu thức - Đó là tình yêu với sự chấp nhận vô điều kiện (âm) 6. ấn đường: Nơi phân biệt các khái niệm công lý, bất công – ý thức hệ, đầu óc logic. 5. Cổ họng: Mang tính xã hội – Các khái niệm tốt xấu, đúng sai. 4. Trái tim: Trí thông minh tự nhiên. 3. Trung tâm tình cảm ở ngực – Hạnh phúc, bất hạnh. 2. Đan điền – Rốn – Cảm giác về sự dễ chịu. 1. Hội âm – gốc – mang tính cơ học - đáp ứng một cách bản năng (dương nhất). Nếu mới nhìn qua người ta có thể tưởng luân xa này cao cấp và quan trọng hơn luân xa khác, nhưng điều đó sẽ dẫn đến những hiểu biết sai lầm. Thực ra không phải như vậy, tất cả các luân xa đều là các trung tâm sinh lực, chúng có liên quan mật thiết với nhau, chúng hoạt động thống nhất và đồng thời với nhau. Không có luân xa nào quan trọng hơn luân xa nào. Chúng cân bằng nhau về mặt năng lượng. Thí dụ không thể nói đỉnh đầu là quan trọng hơn đan điền. Tất cả đều tồn tại trong từng người và mỗi luân xa đều cần thiết duy trì năng lượng sống. Do đó sự phân biệt các luân xa sẽ làm cho sự thật về tự nhiên của con người bị méo mó. Con đường của khoái cảm: Trong lịch sử nhân loại khoái cảm và tâm linh thường được xem như đối lập nhau. Tâm linh là cao cấp còn khoái cảm nhục dục là thấp cấp, là hướng hạ. Điều này dẫn đến sự hiểu sai chức năng hoặt động của các luân xa, thực ra tất cả các loại năng lượng ở các luân xa đều có thể hướng về sự giác ngộ. Tất cả mọi âm lực và dương lực đều quan trọng như nhau. Không có lực nào quan trọng hơn lực nào. Việc cho rằng tâm linh quan trọng hơn khoái cảm nhục dục dẫn đến việc coi nghệ thuật, âm nhạc có ý nghĩa hơn với con người và điều đó không thể làm người ta giác ngộ. Từ chối thân thể mình đã được coi như một con đường để đi đến giác ngộ và thế giới khoái cảm bị coi như sự ngáng cản con đường giác ngộ. Trong lịch sử tâm linh, ngay cả đạo Phật và đạo giáo đã có thời cho rằng thân là giả tạm, họ chống lại các khoái cảm xác thân. Nhưng cảm giác có vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo sự giác ngộ. Giác ngộ thông qua khoái cảm: Nếu con người chấp nhận tất cả mọi kiểu chứng nghiệm thân thể đều quan trọng và đều hướng về sự giải thoát thì người ta không thể phân biệt cảm giác, tâm linh và sự thông minh cái nào quan trọng hơn. Mỗi thứ đều có tầm quan trọng của nó. Đạo Phật và Đạo Lão có một cái nhìn tích cực hơn về khoái cảm. Trong quyển sách “Giới thiệu Mật Tông” Lạt Ma Yeshe nói rằng chúng ta sống trong các giấc mơ nên không có lý do nào để mặc cảm tội lỗi về khoái cảm. Từ chối khoái cảm trong đời sống hàng ngày có nghĩa là xuyên tạc tâm linh. Ông nói rằng sự ngại ngùng tránh tiếp xúc xác thịt sẽ làm cho con người không nhận ra được đẳng cấp cao hơn của mình. Ông nói rằng con đường của khoái cảm về ham muốn sâu xa và có tác dụng ảnh hưởng lớn hơn là con đường từ chối bản thân. Mật tông không phải là một chủ nghĩa khoái lạc, mà nó làm công việc để giúp con người có được lợi ích tâm linh từ khoái cảm và nó là con đường nhanh nhất để thực hiện các chứng nghiệm về sự giác ngộ. Theo Yeshe, Mật tông Phật giáo khuyên ta cách thực hành để sử dụng năng lượng của dục vọng để vượt qua sự bất mãn, bám víu và tham lam. Nó phá huỷ mọi căn nguyên của sự bất mãn, cho ta cảm giác viên mãn về sự hoàn thiện của con người. Mật tông không chỉ bảo ta cách nhận các lời hướng dẫn để đạt tới những chứng nghiệm khoái cảm nguyên thuỷ mà nó còn chỉ cho ta cách đi sâu vào các chứng nghiệm đó.. Trong đạo giáo cũng có sự phân biệt các giai tầng tâm thức cùng các chứng nghiệm của chúng. Đạo giáo nói rằng chúng ta sinh ra để nhận biết và kiểm nghiệm sự tồn tại của mình cùng những ham muốn cần làm trong một cuộc đời 100 năm. Đạo nói rằng đẳng cấp của con người không nằm trong thiên nhiên mà nằm trong tâm thức của chúng ta. Vòng của sự sống: Trong triết học chúng ta cần phân biệt sự mô tả sự kiện với giải thích sự kiện. Quan điểm cho rằng “Cái gì không thích hợp phải suy tàn và mọi vật biến động thay đổi” không phải là một câu trả lời đúng cho ý nghĩa của cuộc đời. Đó chỉ là sự mô tả sự sống. Sự hiểu biết về cuộc sống phải được diễn giải qua chu kỳ của sự sống, nhưng về mặt triết học điều này không hơn gì một sự mô tả. Khi chúng ta chỉ trải nghiệm một phần của chu kỳ dù thấp hay cao, chúng ta đã chứng nghiệm một phần quan trọng của sự sống mặc dù chưa phải là tất cả. Khi chúng ta cho rằng chỉ một phần trải nghiệm đó đã là toàn bộ sự sống thì chúng ta còn phiến diện chưa hoàn chỉnh trong suy nghĩ. Khi chúng ta chỉ trải nghiệm một đối cực âm hoặc dương và cho chúng là đối lập nhau, chúng ta chưa trải nghiệm cái toàn bộ. Chúng ta không thể cảm nhận cái tổng thể, cuộc sống là cả sự chịu đựng và sự dễ chịu, là cả niềm vui và nước mắt, nó là cả cao lẫn thấp. Tính toàn bộ là tự nhiên của con người, từ đó mà cuộc sống trở nên phong phú và có chiều sâu. Trong tác phẩm ý nghĩa của cuộc sống tác giả Vikto Frank đã tìm thấy sự tuyệt vời ngay trong khi phải chịu đựng – sự chịu đựng mang lại ý nghĩa cho cuộc đời ông bởi vì ông chịu nó như một sự trải nghiệm về tính toàn bộ của sự sống. Ông chấp nhận cuộc sống có cả tốt lẫn xấu. Ông biết sự đau đớn có giá trị của nó nên ông đã cảm nhận được cái tổng thể. Kết luận: Nhìn lại con đường này, cuộc sống của nhân sinh là không có dự định, không có mục đích. Chúng ta chỉ đơn thuần sống trong vòng của năng lượng. Nó diễn ra như nó là thế. Cho nên có thể vui mừng với tự bản thân sự sống của mình mà không cần vì một lý do gì. Sự sống diễn ra như thế bởi vì nó vốn là như thế. Chúng ta có thể hỏi dự định của mặt trời là gì, liệu mặt trời có một kế hoạch nào với mảnh đất của chúng ta ? Cuộc đời có thể hạnh phúc, tràn đầy mẫn cảm và cuộc đời cũng có thể trở thành lo sợ, bất an, thống khổ. Tất cả chúng đều là các dạng chứng nghiệm. Chứng nghiệm về sự tổng thể. Đặt câu hỏi đi tìm chân lý của cuộc đời có nghĩa là đi ra ngoài chứng nghiệm chu kỳ của sự sống và theo tôi không ai sẽ được biết chân lý là gì ? Không ai có thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Sự sống là thiêng liêng. Nó có nghĩa là sự trải nghiệm và vui mừng, là sự tận hưởng khoái lạc nhưng không được hiểu lầm, lạm dụng và lãng phí thì giờ trong ân ái, trong từ bỏ bản thân hay tự hành xác. Hãy xem cuộc sống như một món quà thiêng liêng. Bạn sẽ làm gì trong 100 năm ? Diệu Minh, theo Macrobiotics Today -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 5th July 2025 - 06:27 AM |