IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> HAI NGƯỜI THƯỢNG CỔ Du lịch sang ÂU TÂY
vantrung
bài Feb 19 2010, 08:42 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



Tác giả
SAKURAZAWA NYOICHI
(OHSAWA)
DƯ TỤNG và NGẠN ÔN
Dịch 1972
(NVTchỉnh sửa lần 1
17/2/2010)



[b]HAI NGƯỜI THƯỢNG CỔ
Du lịch sang
ÂU TÂY


(Jack et Mme Mitie en Occident)










LỜI NÓI ĐẦU


Tập sách này thuật lại chuyện phiêu lưu của hai người ngoại quốc du lịch các xứ Tây phương, do một ông vua gọi là “Văn Minh” cai trị, danh từ văn minh đối với họ nghĩa như chữ “Rừng Rú”.
Trong hai người du khách, thì một người đàn ông 64 tuổi còn người đàn bà và là vợ 57 tuổi. Người đàn ông tên là Jack, người đàn bà tên là Mitie đều ở xứ “Thiên Quốc”. Từ nhiều thế kỷ nay, người Tây phương gọi nước họ là Thiên Quốc. nhưng dân bản xứ không biết đến danh từ ấy.
Thiên Quốc là một xứ rất nhỏ bé, mất hút trong tận cùng đại dương, bị người Tây phương chinh phục, đến đô hộ và chia xẻ từ 80 năm nay.
Ông Jack thì rất thông thạo phong tục và tiếng nói của người Tây phương, nhưng bà Mitie lại là người thủ cựu, chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ mà thôi. Bà chưa hề khi nào ra khỏi hòn đảo, và là đô thị quê hương bà.
Cuộc du lịch của hai người này gặp rất nhiều chuyện lạ và cảm động, còn nhiều hơn cuộc hành trình của Marco Polo ở Trung Hoa, hay là của Livingstone đi vào Trung tâm Phi Châu. Các bạn xem sẽ thấy nhiều điều bổ ích và rất thú vị.
Nếu trong sách này có vài đoạn khó hiểu, phật ý, dễ ghét và khó chịu, đó không phải lỗi của tôi. Các bạn nên tìm hiểu cái “Tâm trạng cổ lổ” của hai người ngoại quốc ấy. Tôi cố gắng hết sức để chép lại cho đúng, các bạn muốn hiểu thấu, đó là công viêc của các bạn. Nhiều nhà bác học Tây phương đã xác định, có lẽ chìa khóa Thiên Quốc là ở đó.
Như các bạn đã biết, có nhiều sách mới xuất bản, nhất là ở Pháp và Đức đã có bàn về cái chỗ cực đơn giản, tính tự nhiên, và cách “suy tưởng”, cả đến chỗ thần bí của cái “tâm trạng tối cổ ấy. Hình như “tâm trạng ấy” làm cho họ biết nhiều việc mà Tây phương không hề biết: Tiền kiếp, Nhân quả, Luân hồi, Mười hai giai đoạn của Linh hồn v.v…
Nếu dụng cụ để nghiên cứu của chúng ta gọi là “khoa học” là tinh vi, và phân tích, nó hướng dẫn chúng ta càng ngày càng đến một thế giới phức tạp, nguyên tử và vi tế, thì bản năng trí tuệ của những người sở hữu cái “Tâm trạng tối cổ” gọi là “bất tài” ấy, lại hoàn toàn có thể trông thấy bằng mắt thường được và có tính tổng hợp.Các bạn không thể tưởng tượng được.Tâm lý của họ và tâm lý của chúng ta là hai thái cực. Tâm lý của chúng ta có tính cách miêu tả, cấp thời nhất định và luận lý, còn “Tâm lý cổ lổ” thì trừu tượng, tưởng tượng, vô định, hoặc Phật tính, (Đại thừa). Thật thế, đoạn sau đây tôi sẽ đề cập trở lại, ngôn ngữ của họ không biết đến thời gian, không số nhiều số ít, không có quán từ, không giống đực giống cái, ngôi thứ cũng không.Thường thường ngôn ngữ của họ không biết đến hoặc đồng hóa, phần chủ quan và khách quan. Họ rất lộn xộn trong tiếng “Có” và “Không” “Của tôi” và “Của anh”, “ của Chúng tôi” và “ của Các anh”. Có phải họ là Cộng sản không? Có lẽ có. Thật ra, tiếng nói này dành riêng cho dân cư ở một thế giới khác biệt, là thế giới vô tận, vô hạn, vô định, tuyệt đối, vĩnh cửu: Thiên Quốc.
Nhưng có điều kỳ quái, và kinh dị nhất là tiếng “Dạ” của người Thiên Quốc.
Nếu các bạn biếu một tiếng thịt bí tết cho một người Thiên Quốc đã ăn chay từ mấy ngàn năm, vì họ theo đạo Phật Giáo Đại Thừa, thì họ vẫn tiếp nhận một cách vui tươi, trong sạch, ngây thơ, chất phác, mặc dầu họ biết đấy là miếng thịt lấy trong xác chết của một con thú mà họ thương yêu như anh em ruột.
Họ có nhăn mặt chút ít để cố gắng nuốt cho trôi miếng thịt, vì họ tự biết đã phạm giới tối cao của Đạo. Nhưng họ vẫn mỉm cười luôn luôn, thốt ra: “Ồ, ngon quá”, lại còn để lời cám ơn các bạn lắm nữa.
Các bạn sẽ bảo: Chà láo quá!
Nhưng đó là một cách lịch sự thông thường. Người xứ Thiên Quốc gặp cảnh ngộ nào cũng chịu đựng được tất cả, gặp việc khó khăn đến đâu họ cũng xem như việc vui thú, họ xem cái chết cũng như sự sống.Đó là thái độ của người Thiên quốc trước một sự gian nan thử thách. Sự phục tùng hoàn toàn vô điều kiện.Đó là tính thảo thuận tuyệt đối, sự trầm tĩnh trăm phần trăm của một học sinh hiền lành biết tuân theo, và ghi nhớ tât cả lời dạy của ông thầy, dù lời dạy ấy không thể hiểu thấu, hay là như cảnh một con chuột tàu hiền lành nằm trên bàn thí nghiệm, chịu đựng tất cả, chịu đựng hy sinh với bất kỳ giá nào. Nếu người xứ Thiên Quốc phải đóng một vai trò tử vì đạo, thì họ cũng nhận lãnh với một nụ cười vui tươi . Đó là sự mềm dẻo trừu tượng.
Nếu các bạn cho thái độ đó là giả dối, thì các bạn hãy chỉ trích cái huyền học ấy, là cái phát minh ra tất cả mọi sự văn minh Á Đông, gồm có Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Thần đạo, Lão giáo, Hồi giáo, Khổng giáo, và những công trình mỹ thuật, văn chương, luân lý , văn hóa v.v… và các bạn phải đề xuất một cái gì để thay thế vào đó. Tất cả người Thiên Quốc sẽ hoan nghênh hết sức, và tuyệt đối phục tùng.
Chính nhờ lễ phép, khiêm tốn, phục tùng ngây thơ ấy, mà tất cả dân tộc Á Phi đã sinh sống một cách thái bình và tự do suốt mấy ngàn năm, cho đến ngày bị nền văn minh Tây phương tràn tới cách đây độ trăm năm.
Chính vì sự lễ phép, khiêm tốn, phục tùng, sự mềm dẻo của huyền bí ấy mà họ đã bị Tây phương chinh phục. Họ cam tâm để mặc kệ bị lệ thuộc như vậy. Nếu ngày nay có đôi việc tranh chấp về thuộc địa, đó là vì chúng ta đã quá lạm dụng hay lợi dụng hơi quá nhiều những đặc tính huyền bí của dân tộc Á Phi, mà không biết hoặc không hiểu, hay là không muốn hiểu tới cái “Tâm trạng cổ lổ” ấy. Nguyên lý vô song của huyền học ấy, xem bề ngoài rất đơn thuần, rất chất phác, nhưng sự thực thì rất sâu sắc, rất thực tế. Nó là một biện chứng pháp có lẽ uyên thâm nhất, và thực tế nhất. Biện chứng pháp của Hegel hay của Marx chỉ diễn dịch được đôi phần, hay một biến tấu trong biện chứng pháp của Viễn đông, một nhất nguyên luận có thể phân cực mà thôi.
Sau khi nghe lời giải thích của ông Jack, tôi thấy có một Linh mục Cơ đốc cười và nói: “Biện chứng pháp nhất nguyên luận, một sự mâu thuẫn, ha! ha! ha! …” ông Jack rất buồn, không sao phấn khích được. Thật chán nản! Sau đó, Jack có đến tìm nhà tu sĩ ấy, với hy vọng gặp được một người Tây phương có thể hiểu được tâm trạng cổ lổ mà chưa một ai biết tới, hoặc ít kẻ thích. Ông Jack có đọc một cuốn sách của vị Linh mục ấy, và từ đó ông Jack mến phục vị Linh mục nhiều hơn.
“ Tâm trạng cổ lổ” như đã trình bày trong bốn pho sách lớn của đại Triết gia Levy Bruhl, là cái tâm trạng chung của toàn dân Á Phi, hay của tất cả dân da màu. Hết thảy chủng tộc da màu có thể xem như là dân tộc đã từ nơi chôn rau cắt rốn ra đi phiêu lưu về miền Đông, bị ánh sáng hay chỗ mặt trời mọc quyến rũ, và tất cả người da trắng, lại còn phiêu lưu hơn nữa, lại đổ về phươngTây để tìm mặt trời lặn.
Người Thiên Quốc tìm được một hòn đảo ở cuối cùng, rồi định cư tại đó. Dân Aztèque (Mễ Tây Cơ) và dân da đỏ là kẻ tiền phong của người Thiên quốc. Nói tóm lại, tôi chỉ muốn làm thông dịch viên trung thành của ông Jack và bà Mitie, để thuật lại, cho các bạn biết những chuyện ly kỳ của hai ông bà đã trải qua ở xứ rừng rú gọi là xứ “Văn minh”.
Tôi cần thêm một hình dung từ cho tên ông Jack là: Thầy Phù Thủy.







CHƯƠNG I
Ăn cướp ở Ba Lê (Paris)

Hai vợ chồng ông Jack đến Ba Lê hồi nửa đêm, đầu tháng ba Dương lịch.
Từ sân bay Orly, hai ông bà phải đi về phi cảng Invalide ở trung tâm thành phố.
Trời tối đen lại lạnh lắm, Phi cảng vắng vẻ buồn thiu. Không có ai đến đón cả, may đâu họ gặp được một chiếc taxi. Hai vợ chồng thuê đi đến đường Galvani. Tài xế đòi 1000 quan, lại thêm 100 quan tiền thưởng nữa, Ông Jack đã thường quen lối eo xách của các tài xế ở các đô thị lớn, nhất là ở Calcutta (Ấn độ) và Nairobi, cho rằng giá ấy là vừa phải, nhưng bà Mitie, tính thủ cựu nên rất phàn nàn, vì ở xứ của bà chỉ trả 10 quan cho xe Rikisyama, và 50 quan cho taxi, không kể đoạn đường xa hay gần.
Thật vậy, bất kỳ đến hải cảng nào, họ luôn luôn có cảm tưởng xấu xa. Kỉ niệm buồn nhất là khi đến cơ quan hải quan nước Ấn độ, nước do người thừa kế Thánh Cam địa cai trị.
Điều quá lạ lùng là khi vừa mới bước chân vào một nước hòa bình rộng lớn như thế mà đã thấy ngay phong khí đồi bại. Những công chức kể cả cảnh sát và kiểm soát viên hải quan của đại Cộng hòa Hồi Ấn, đều tống tiền người ngoại quốc như bọn ăn cướp, huống gì bọn tài xế và lao công vận tải. Vả lại, theo lời ông Jack, trong thế giới chỉ có nước Ấn Độ là nơi, mỗi khi muốn xin cho được một tờ chiếu khán nhập cảnh, lưu trú, hay xuất cảnh, là việc khó khăn nhất. Nếu thật như thế thì đó là một sự mâu thuẫn xấu xa, vì Ấn Độ là một xứ mến khách của Đức Phật.
Nhưng Ấn Độ là một nước mới người thái cổ ấy nói họ sẽ tiến bộ và cải cách một ngày gần đây. Ở Châu Âu, Thụy Sĩ là những nước có tiếng hiếu khách và hào hiệp nhất thế giới mà cũng còn có các tệ đoan ấy nữa kia. Một viên chức hải quan Thụy Sĩ đã buộc chúng tôi trả 1.500 quan mỗi người. Tôi phải xuất 3.000 quan trả cho hai vợ chồng chúng tôi. Sau vài tuần lễ, chúng tôi qua Đức trở về và lần này họ chỉ đòi có 500 quan cho mỗi người. Rõ lạ lùng không?
Người đồ đệ ông Jack ở đường Galvani đi vắng, hai ông bà phải đứng đợi một tiếng đồng hồ… không thấy chủ nhà về. Sau cùng ông Jack đi tìm một xe taxi trong đêm tối lạnh lẽo, để di chuyển hành trang đến một khách sạn cách đó độ 5, 6 trăm thước. Đêm đã khuya rất khó mà kiếm cho được xe, may thay lại gặp được một xe taxi, chịu chở hai ông bà và hành lý với giá là 300 quan.
Khi đến khách sạn, đang ngồi trong một phòng nhỏ mà phải thuê với giá rất đắt, bà Mitie bỗng kêu vang lên, mặt mày tái mét:
- Tôi bỏ quên cái xách tay của tôi trên xe rồi!
Cả hai ông bà đều sửng sốt, giấy thông hành, tiền bạc, nữ trang (tất cả gia sản) đều trong đó cả.
Khoảng hai giờ sáng, người tài xế trở lại, đem cái xách tay đến, vật hoàn nguyên chủ, ông Jack thưởng cho tài xế 3.000 quan và cảm ơn, một cách nồng nhiệt. Bà Mitie mừng chảy nước mắt, cũng ngỏ lời cảm tạ bằng tiếng Thiên Quốc, anh tài xể không hiểu gì cả, sung sướng và ngạc nhiên từ giã ra về.
Hai người Thiên Quốc vui vẻ trở lại và kết luận rằng:
- Luôn luôn có ÂM và có DƯƠNG, có tốt và có xấu, chỗ nào và ở cấp bực nào cũng thế. Ta không nên chỉ trích điều xấu, vì điều xấu chỉ là mặt trái của điều tốt.
- Thật thế, nguyên lý vô song ÂM DƯƠNG của chúng ta cũng có giá trị ở Tây phương. Luôn đến cả xứ văn minh cũng thế! Hạnh phúc biết bao!… Nhưng người ta có thể nói lên được rằng: “Không còn kẻ ăn cướp nữa, không còn kẻ lương thiện” nữa chăng?
- Sao lại không được, mình có biết đêm nay tôi thường nói là gì không? Nhờ bọn ăn cướp tài xế …
- Và cũng nhờ bọn tài xế lương thiện …
- Tư tưởng phi mâu thuẫn là một thị giác loạn sắc theo vô song nguyên lý … Phải chịu đựng điều xấu cũng như tốt, chết như sống, cái khó như cái dễ, với luôn luôn vui thích. Nếu người ta chỉ thấy một bên của sự vật thế là bệnh loạn sắc về tinh thần. Nếu người ta chỉ muốn tìm phía tốt của sự vật, thế là ngạo mạn, kiêu căng, độc tôn chủ nghĩa, tự kỷ trung tâm chủ nghĩa, nếu người ta muốn phá hủy cái gì mình không ưa thích, đó là điên. Muốn có sức khỏe, giàu có, tiện nghi, trí thức,… phải dấn thân vào nỗi khó khăn, vì rằng cái khuynh hướng, mạnh tự nhiên của chúng ta thuộc về cảm giác và cảm tình, tức là khát vọng về tiện nghi, giàu có, dễ dàng.
- Và còn nào là nóng, rét, đói khát thường xuyên nữa? chính vì thế mà chúng ta rời bỏ xứ gọi là “Rừng rú” và những bạn hữu gọi là “Thái cổ” rất hòa bình, rất hiền từ, để đi tìm kẻ cướp, kẻ trộm ở các nước “Văn minh”. Nếu chúng ta không thấy bọn họ, té ra cuộc du hành của chúng ta hóa thành uổng phí thì giờ vô ích.









[/b]







CHƯƠNG II. NGUYÊN DO TÍNH HUNG BẠO TÂY PHƯƠNG

Hai người Thiên Quốc, nhất là bà Mitie, rất ghê tởm việc sát sanh. Tín đồ Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo v.v… ít nhất có 2, 3 trăm triệu người cũng không ưa sát sanh. Các bạn thấy những người ăn mày nghèo khó hay những bệnh nhân nan y ngồi ở các con đường phố lớn, dưới cơn nắng chang chang ở CALCUTTA (4 triệu dân), bắt những con rận trong áo quần của bọ, rồi phóng sinh. Dân Ấn Độ tránh đạp những con sâu con kiến, tránh uống nước, huống gì lại tận diệt loài vi trùng bằng các thứ thuốc độc hóa học mãnh liệt. Trong sự tôn trọng đời sống, họ còn nhiệt tâm hơn cả bác sĩ A. SCHWEITZER. Bác sĩ SCHWEITZER giết vi trùng không nghĩ gì đến lý thuyết của ông. Dân Ấn Độ còn ghê tởm sự mổ xẻ và cưa tay cắt chân, dù là cắt xẻ sơ sài cũng vậy. Họ không muốn thấy máu chảy, nhưng trong bệnh viện của SCHWEITZER ngày nào cũng có những cảnh như thế.
Người Thiên Quốc thích bông hoa và cỏ hoang, họ có lập một trường dạy cắm hoa.Việc cắm hoa là một tôn giáo từ bi đối với giống mong manh và có kiếp sống ngắn ngủi. Tôn giáo này nhất thiết cấm không ai được cắt cành cây và lá cây. Vì thế, mỗi khi trông thấy những cánh hoa bày bán ở chợ hoặc để trong phòng khách, hoặc trong các tủ kiếng, hoặc cắm ở độc bình, thì bà Mitio rất xúc động đến rùng mình thở ra, bà nói rằng: “Ôi những đóa hoa khổ sở của tôi ơi, người ta đã cắt bẻ các con một cách tàn bạo như thế ư?”. Bà ta nói như đối với con ruột của bà vậy… Nhưng sự xúc động mãnh liệt nhất, cảm động nhất và ghê
[/b]
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
vantrung
bài Feb 19 2010, 08:42 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



tởm sâu sắc nhất trong đời sống của họ, là khi thình lình vào một nhà thờ ở PARIS, trông thấy một thây ma trần truồng bị đâm thủng nhiều chỗ, và tay chân đều bị đóng đinh trên một cây chữ thập bằng gỗ.
Bà Mitie thất thần, bỏ chạy trốn rất mau. Thời thường bà đi rất chậm, đi chậm như các người đàn bà ở Thiên Quốc, còn chậm hơn cả trong những phim “NHẬT BẢN” nữa, nhưng trường hợp đặc biệt hôm ấy bà ta đi rất nhanh.
- Bà nói Tôi thiết tưởng Chính đó là nguồn gốc của sự tàn bạo Tây phương tại Á Đông và Viễn Đông, từ việc sát hại người Trung Hoa trong trận Nha phiến chiến tranh, cho đến cuộc tàn sát 313.814 đàn bà và trẻ em vô tội và không có khí giới tại Quảng Đảo (Hiroshima) và Trường Kỳ( Nagasaki) do 2 quả bom nguyên tử đầu tiên.Đó là sự phản đối tự nhiên của 1 phụ nữ Thiên Quốc, sinh sống tại một xứ mấy ngàn năm chưa hề biết chiến tranh là gì, cho tới khi văn minh Tây phương tràn tới xâm chiếm,
- Tâm lý độc ác làm sao! Trưng bày một xác chết, đóng đinh tay chân và đâm lủng … và cảnh ấy luôn luôn ở đâu cũng thấy …. Một sự phô trương lặp đi lặp lại thường xuyên và được xem miễn phí.
- Đó là một sự phát minh của Âu Tây, chí như Thiên Chúa Giáo chính thống Đông Phương thì không hề có.
- Nếu người ta tượng trưng Thiên Chúa Giáo bằng cách đó, thì việc người Tây Phương đi chiếm thuộc địa các nước trên hoàn cầu bằng võ lực là lẽ tất nhiên. Văn minh Tây Phương luôn luôn đẫm máu .Tất cả các xứ và tất cả các đảo nhỏ mà người da trắng đặt chân tới, đều hóa ra bãi chiến trường, mặc dù người dân bản xứ vốn tính hòa bình.
- Mình nói đúng lắm.
- Vậy chúng ta nên trở về nước, càng sớm càng hay, chứ đi du lịch làm chi nữa.Nhìn thấy thây ma, và những dân tộc tôn sùng thây ma ấy, tôi rất khó chịu. Mình thử nhìn mấy cành hoa nhỏ kia bị cắt xén một cách độc ác …
- Tôi hiểu lắm, mình là một giáo sư dạy cắm hoa, nên nói có lý lắm. Nhưng chúng ta nên tìm thấy cái tốt, chớ nên chuyên tìm cái xấu.
- Tôi không phải chỉ trích gì cả. Tôi chỉ nói rằng, tôi không thể trông thấy mãi chuyện đó khắp nơi, và ngày nào cũng đều thấy.
- Tôi hiểu mình lắm, mình không bao giờ chỉ trích, vậy chúng ta nên từ bỏ chỗ này mà đi.
Một hôm, đi qua trước nhà thờ ở tỉnh Fribourg nước Đức, hai người không dám vào. Thật đau khổ khi nhìn thấy cảnh tang thương hư nát vì bom đạn của nhà thờ. Chỉ đứng đằng xa, hai người đưa mắt nhìn nhà thờ một cách lặng lẽ. Bà Mitie nói thầm:
- Mấy chiếc xe hơi sang trọng đậu đằng kia là của ai vậy? Có phải ở từ xa đến chăng? Còn du khách có phải người ngoại quốc cả chăng?
- Phải, phải. Nhiều người Mỹ giàu có lắm. Mỗi chiếc xe giá đến hàng triệu quan. Mình muốn có một chiếc không?
- Chắc chúng ta không đời nào có được. Mình không mua đâu, tôi biết, thôi không nên thảo luận chuyện đó nữa. Nhưng, tôi tự hỏi, tại sao họ lại đến đây? Họ đến viếng nhà thờ để làm gì? Có phải để chiêm ngưỡng vẻ đẹp chăng? Nhưng vẻ đẹp này buồn tẻ quá, thô bạo quá, lạt lẽo quá, và có lẽ ngạo nghễ quá. Hay đến để xem cảnh đồ sộ chăng? Nhưng ở Hoa kỳ có chán vạn cảnh nhà nguy nga to lớn gấp bội cảnh nhà thờ kia. Vậy họ đến đây để làm gì? Để tiêu khiển chăng?
- Đó hoàn toàn chỉ vì hiếu kỳ thôi, có lẻ để giết thì giờ, và xài tiền của. Thế nào trong đó cũng có vài cớ chứ.
- Nếu chỉ để giết thời giờ, hoặc để xài của, thì đáng buồn và đáng tiếc cho họ lắm.
- A, hãy xem kìa, có người đã đi ra đó… mình thử vào xem họ đã làm gì trong đó.
- Không, không, tôi không dám vào, … trong ấy thế nào cũng có thây ma.
- Phải, nhưng họ đã làm gì trong ấy?
- Họ cầu nguyện cho Hòa bình và Tự do.
- Không, đâu phải là cầu nguyện, chỉ là nài xin ,theo nguyên lý vô song của chúng ta, sự cầu nguyện phải là một trầm tư mặc tưởng về trật tự vũ trụ ÂM DƯƠNG,về sự biến dịch và bất dịch, về lòng biết ơn và thân phận con người trong vũ trụ vô tận… để cho trí tuệ của chúng ta được phát triển, hầu có thể trông thấu qua tất cả thời gian vô cùng và không gian vô tận, tuyệt đối, vượt ra ngoài thế giới hữu hạn, và tương đối này, khiến cho chúng ta được hưởng một cảnh an vui vĩnh viễn, và tình thương yêu vô hạn.
- Nhưng ở đây lại trái hẳn, Người ta chỉ cần cái hạnh phúc cấp thời của thế giới hữu hạn, tạm bợ lừa dối này …
- Tóm lại, đó là một cách nài xin, khẩn cầu, hay là một mối dục vọng quá mãnh liệt.
- Té ra đi cầu khẩn một cái quý hóa nhất với cái xác chết. Thật là buồn chán, và đáng thương thay! … Chứ họ không hiểu như thế sao? Không có lẽ …Họ là một dân tộc gọi là “văn minh” và họ có khoa học tính?
- Nhưng đây là lúc đúng nhất để họ quay lưng với “văn minh” hay “khoa học”. Họ tạm quên một lúc cái văn minh khoa học của họ, để hồi tỉnh lại ở trong cái vũ trụ vô tận, tuyệt đối, trường cừu, là nơi mà không gian, thời gian không thể làm trở ngại được, vả lại nơi chướng ngại ấy có chăng cũng chỉ là việc tưởng tượng.
- Thế cũng như các thợ lặn của nước chúng ta chứ gì? Họ lặn xuống tận đáy bể sâu và tối tăm để mò tìm ngọc trai, họ lặn rồi thỉnh thoảng nổi lên mặt nước để thở không khí trong sạch và vô tận …
- Ừ, phải rồi, rất tiếc là không có một ai chịu khó dạy bảo cho họ biết cách tự do vô tận, và công bằng tuyệt đối ấy, cách thở không khí trong sạch, để chỉ vẻ cho họ biết rằng chính ở đó người ta mới tìm thấy cảnh tự do vô tận, sự công bằng tuyệt đối, và sự vui thú vĩnh cửu ở đời
- Sao? Không có ai cả à? Không có ai thuyết giáo cả sao? Khó tin quá!
- Chắc hẳn cũng có. Nhưng không có ai biết, và truyền bá về cơ cấu vũ trụ. Sự liên hệ của cái vô tận này với thế giới hữu hạn là một điểm đơn thuần kỷ hà trừu tượng của cái vô tận. Họ tưởng rằng điểm trừu tượng, tưởng tượng kỷ hà ở riêng ngoài cái vô tận. Nếu một điểm kỷ hà có thể có ngoài cái vô tận, thì cái vô tận này chỉ là một điểm hữu hạn khác, hay là vô hiện hữu.
-Vậy thì các nhà truyền đạo Cơ Đốc giáo của Châu Âu đều chủ trương nhị nguyên luận chăng?
- Đúng thế, họ cho rằng Thượng đế và ma quỷ, thiện và ác là hai thái cực tương phản vĩnh cửu. Đó là mối tranh luận nhị nguyên không khi nào chấm dứt. Họ cũng biết rằng hai đầu mối một nam châm hay là kiềm tính (Alcelinité) và thoan tính (Acidiete), chỉ là hai cách phát biểu của một cái thiên nhiên …. Nhưng họ không hiểu cái đồng nhất của điều thiện vả điều ác. Ấy là một tâm lý rất khó hiểu. Trí phán đoán của họ từ giai đoạn thứ ba đến giai đoạn thứ bảy đều bị che lấp.
- Vậy thì nên lấy Nhất nguyên luận, Vô Song Nguyên Lý của chúng ta, mà bày dạy cho họ. Đó là họ bị bệnh thần kinh, mình nên chữa trị cho họ.
- Như mình đã biết, tôi cố gắng chỉ vẽ chỗ đó hết sức từ 35 năm nay. Cũng vì vậy mà mình đã bán hết tất cả châu báu của mình, để cung cấp cho tôi có đủ phương tiện qua lại Âu Châu hơn 10 lần , để theo đuổi sứ mệnh Nhất Nguyên của tôi . Và đã 21 năm nay, đây là lần đầu tiên tôi quay lại Âu Châu , nhưng tôi đã già, bạn bè cũng không còn nữa …. Và cũng không có một thanh niên khoa học nào chú ý đến cả! Chao ôi!
- Nhưng, mình không có lý do nào đến thất vọng cũng không đến phải từ bỏ …. Mình nên tiếp tục sứ mạng Nhất Nguyên của mình, cái đó rất đơn giản, rất dễ hiểu, nhất là rất thực tế… là Vô Song Nguyên Lý của chúng ta …. Tại sao từ mấy hôm đến đây, mình có vẻ buồn lắm vậy? Mình đã sống trở lại giữa thành phố Paris, và giữa Âu Châu yêu mến của mình rồi kia mà.
- Mình nói đúng, tôi không nên buồn nữa, nhưng vẫn có cái gì nặng nề để trong óc tôi, tôi cố gắng quên nó đi …. Nhưng có nhiều lúc nỗi buồn ấy lại trở lại. Chính khi nào tôi đứng trước một nhà thờ, hay đứng trước một người mộ Đạo đang cầu nguyện trước bàn thờ, thì nỗi buồn ấy trở nên một nỗi đau khổ, như khi mình đứng trước cái thây ma khủng khiếp ấy … Trông thấy một người Thiên Quốc trốn tránh cái chỗ mà người Âu Châu lưu lại để cầu nguyện …. Tôi không biết giải thích làm sao cho mình rõ về tâm trạng “Văn Minh” ấy, vì sao tôi đã bất lực không thể giải thích cái “tâm trạng Thái Cổ” của chúng ta cho các dân tộc mộ Đạo hay khoa học, đồng thời là dân rất hiền hậu, rất can đảm, và vì sao tôi…
- Mình không còn thông cảm với trí phán đoán cao siêu của mình rồi sao?
- Mình tưởng trí phán đoán cao siêu của tôi bị mờ ám rồi sao?
Lúc ấy đúng lúc chuông nhà thờ đánh 12 giờ, vang dội trên không trung cao vút.
- Ồ, tiếng chuông rõ êm tai!
- Chính là tiếng chuông mà chúng ta đã nghe khi sáng tại khách sạn.
- Ồ nghe êm tai quá, có người rung chuông chăng?
- Không có, máy cả. Ở đây chẳng phải như ở xứ Nhất Nguyên của chúng ta là nơi nhân công rất rẻ.
- Giờ nào chuông cũng đánh chăng?
- Cứ đúng 15 phút thì chuông đánh.
- Như thế là đồng hồ chứ gì?
- Chính thế.
- À bây giờ tôi mới hiểu tại sao người ta không đến nhà thờ đúng giờ.
- Tại sao?
- Mình biết chứ, ở xứ mình người ta đánh chuông giờ Dần (con cọp) (4 giờ sáng). Người ta thức dậy khi 3 giờ, đến giờ Dần người ta mới bắt đầu làm công việc hàng ngày, còn tu sĩ Phật giáo thì cầu nguyện, nghĩa là trầm tư mặc tưởng về sự cấu tạo của vũ trụ. Đến giờ con Thỏ (6 giờ) khi nghe tiếng đại hồng chung đánh, người ta vội vã đi đến chùa. Ồ tiếng chuông lớn ấy êm tai làm sao!…. Tiếng chuông ngân rền như thúc giục chúng ta, như giọng âu yếm của người mẹ hiền. Nếu chúng ta bận việc không đến nhà thờ được thì tiếng chuông ấy như đưa chúng ta đến cõi vũ trụ vô biên, cảnh tự do vô tận, chỗ công lý tuyệt đối và mối hạnh phúc vĩnh cửu.
- Thật vậy, tiếng chuông của họ và tiếng chuông của chúng ta hoàn toàn khác nhau xa.
- Tiếng chuông thân yêu của chúng ta, đánh thức chúng ta giữa cái vô tận, còn tiếng chuông rung ở đây làm ta đắm chìm trong cõi hữu hạn vội vã, bó buộc, lăn lộn với mục đích làm cho ra tiền. Ở xứ ta, chuông đánh để mở tri giác cho chúng ta vui hưởng sự cao cả của vũ trụ vô tận và vĩnh viễn, còn tiếng chuông ở đây, lại xiềng xích chúng ta trong thế giới hữu hạn, vây kín trong bức tường sắt gọi là “thời gian” và “không gian”.… Thật đáng buồn!
- Vậy ai đã phát minh ra cái chuông ấy? Ở đây người ta thường nói “thì giờ là tiền bạc” Thế thì tiền bạc phát minh ra chứ gì?
- Chúng ta đang ở địa ngục chăng?
- Đúng lắm, ở đây là đế quốc của tiền bạc. Không có tiền thì chẳng làm gì được. Người ta không thể sống, cũng như không thể thở không khí tự do, nếu không có tiền…. Vậy thì chúng ta làm cho có một ít tiền.
- Chúng ta hãy trở về Thiên Quốc đi. Ở ta mọi người có thể sống ngoài những bức tường sắt ấy. Người ta có thể thở không khí trong sạch mà không tốn kém gì cả. Người ta có thể ăn những cây cỏ thiên nhiên vô tận, không có bón phân hóa học, những lá cây ngon lành, mà cho đến ăn rễ cây Bồ Công Anh ...
- Thế họ không biết ÂM DƯƠNG sao? Hai năng lực tương phản ấy, cấu tạo, kích thích, phá hủy và tái tạo tất cả cái gì ở thế giới này. Ly tâm lực và cầu tâm lực là nguồn gốc tất cả tinh lực. Nhưng mình há không thường nói cho tôi biết, cái khí cụ mạnh nhất trong những hiện tượng thiên nhiên gọi là “vật lý học”. Cái này đã phân biệt hai năng lực tương phản ấy làm căn bản cho tất cả những vật hiện hữu trong vũ trụ, hơn nữa nó cần tìm ra sự mâu thuẫn hoặc sự tương phản ở tất cả cấp bậc.
- Nhưng có điều người ta chưa nhận ra hai cái năng lực căn bản ấy như hai bàn tay sáng tạo, chỉ do một bộ óc, tức là cái vô tận. Họ đều là nhị nguyên luận từ ngày lọt lòng mẹ.
- Có phải họ đều mắc bệnh loạn sắc không?
- Họ cãi nhau, chia ra làm hai khối tương phản, một bên duy vật một bên duy tâm. Sự tranh luận ấy rất sôi nổi và rất lâu. Thật là khốc liệt và khổ não.Bác sĩ CARREL, bạn thân của ta, là một nạn nhân của cuộc tranh luận ấy.
- Vậy thì người ta không biết ý nghĩa chính của cây thập tự giá mà chúng ta trông thấy khắp nơi tận trong miền sơn cước xa xăm, hiu quạnh hoặc ở các đô thị lớn, (như ở Fribourg), hoặc ở các thôn xóm nhỏ nghèo khó, trong những phòng khách, trong những khách sạn … nhưng thập tự giá được xem như một vật phụ tùng chăng? Người ta lại không biết rằng, cây thập tự giá ấy là biểu hiện của hai năng lực tương phản của cái vô cực, tuyệt đối sao? Người ta chỉ giữ lại cái hình ảnh thôi, vì sao vậy? Có phải vì thương xót hay vì ám thị mà họ đương chuẩn bị đi đến một cứu cánh tương tự chăng?
- Có lẽ người ta quên rồi.
- Vậy thì mình nên truyền bá lý thuyết Nhất Nguyên luận, là cái rất hữu ích, rất thích thú, mà nhất là rất thực tiễn.
- Như mình đã biết, tôi đã truyền ra từ 35 năm nay, nhưng họ không hiểu gì cả. Vì thế tôi quá buồn.
- Nhưng mình có nói với tôi rằng, hiện có hàng ngàn y sĩ Pháp và Đức đã nghiên cứu môn châm chích theo sách của mình, và họ đã đem áp dụng, rằng sách của mình cũng đã bán được hết.…
- Thật thế. Nhưng tôi lầm. Họ đã nghiên cứu nền cựu y thuật ngoại quốc một cách rất lạ lùng tỉ mỉ và cố chấp, mà họ không chú trọng gì đến lý thuyết nhất nguyên luận có thể phân cực được.
- Đó có phải là một bệnh thần kinh hay duy tâm chăng? Rõ bệnh trầm trọng. Tại sao người tạ không chú trọng đến lý thuyết? Mình thường nói rằng lý thuyết không thực hành thì vô ích, mà thực hành không lý thuyết thì nguy hiểm. Thế là đã giao cái súng đại liên cho một trẻ con ngu dại, chính mình phải chịu trách nhiệm …
- Chính cái đó đã làm cho tôi băn khoăn. Tôi không hiểu được cái tâm trạng của người “Văn Minh” chúng ta còn ngây thơ cổ hủ quá chăng?
- Chúng ta đã thấy thây ma và cây thập tự giá treo khắp nơi và rất nhiều trong các nhà thờ. Nhà thờ là một lâu đài quan trọng nhất của bất kỳ đô thị hay thôn xóm nào. Chúng ta đã chú ý đầu tiên, và thấp thoáng đằng xa khi bọn mình lần bước đến … và những nhà thờ với cây thập tự giá ấy, hồi xưa ít nhất là dùng làm trung tâm sinh hoạt của thôn xã và trung tâm giáo dục. Những Linh Mục được xem như người hướng đạo của nhân dân. Theo như người mọi rợ Tây phương, thì Thiên Chúa giáo là một trường học thuộc địa, để giáo huấn về việc đã tìm ra được vũ trụ, do các bậc hiền triết Đông phương nghĩ ra. Tại sao không thể truyền bá trở lại cái nhất nguyên tận gốc của chúng ta để tránh sự hiểu lầm? Bây giờ mình đến đây là chỉ có thế. Cũng vì cái sứ mạng ấy, mà tôi phải bán tất cả châu báu
Go to the top of the page
 
+Quote Post
vantrung
bài Feb 19 2010, 08:43 PM
Bài viết #3


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,240
Gia nhập vào: 25-May 07
Từ: HCM
Thành viên thứ.: 30



của tôi. Nhưng không sao, việc đó xứng đáng lắm. Người ta sẽ tìm lại những ngọc trai ấy, ở dưới biển có vô số.
- Hai vợ chồng vừa đi vừa bàn tán với nhau như thế, thì cũng vừa đến trước một tòa lâu đài: Trường Đại Học FRIBOURG. Hai vợ chồng ngừng lại, rất nhiều sinh viên đi qua. Ông Jack đứng nhìn rất lâu những chữ lớn mạ vàng ở trên lâu đài.
DIE WAHRHEIT WIRD EUCH MACHEN FREI
- Mình ngắm gì đây? Những chữ ấy nghĩa là gì? Nói cho tôi biết với.
Ông Jack không trả lời. Ông ngồi yên lặng trên một ghế băng cứ chăm chăm nhìn những dòng chữ mạ vàng ấy.
DIE WAHRHEIT WIRD EUCH MACHEN FREI
- Mình không hiểu những chữ Đức ấy chăng? Bà Mitie nói, ông Jack vẫn yên lặng chăm chú nhìn dòng chữ.
- Đó là một câu có nghĩa: “Sự thật sẽ làm cho bạn được tự do” hay là “Sự thật sẽ cho bạn tất cả tự do”.
- Hay lắm, hay lắm, đó là điều mà mình thường tâm niệm. Những chữ đó họ đã chạm khắc và thiếp vàng, mình nên ghi vào tâm não, ồ, xin lỗi …
- Đối với tôi, câu nói có hai ẩn ý, thật khó mà giải thích được.
1. Đối với người “Văn Minh” Tây phương, sự thật nghĩa là gì?
2. Vì sao người ta dạy điều trái sự thật trong tòa lâu đài đồ sộ này? Chúng ta thử bàn đến điều bí ẩn này; theo trí phán đoán cao siêu của chúng ta thì chân lý chỉ có thể duy nhất, vĩnh viễn, vô tận. Nói tóm lại, đó là sự cấu tạo của vũ trụ, nguồn gốc tất cả cuộc đời (Sinh khí, sinh mạng và dung mạo). Vậy là một bộ ba đó là đối với người chỉ có một bộ óc phán đoán kém, vì chỗ phán đoán cao siêu bị mờ ám đi, những nhà thuyết giáo đầu tiên, Tây phương đem truyền cái chân lý của Viễn đông đã tìm được ấy, phải bắt buộc giải thích một cách bóng bẩy nghĩa là bằng một ngôn ngữ từ tốn, dễ cảm của giai đoạn hai trong sự phán đoán, như Thần linh, Cha và con (l’Ésprit, le Père, et le Fils). Và những kẻ truyền ngôn vụng về ấy, cho rằng những cái đó như ba hình thức tuyệt đối khác nhau, đáng lẽ phải xem như ba hình thức của một chân lý duy nhất mới phải. Đó là nguyên do của tất cả mọi cái đau đớn, khốn khổ, và tội lỗi …
- Nếu chân lý không được duy nhất, vô tận, tuyệt đối, thì không phải là chân lý nữa. Nếu nó phải phân chia ra, thế là bởi “sự kiện” hữu hạn do thời gian và không gian làm ranh giới. Người ta có thể định nghĩa nó bằng ba chữ C. G. S (centimètre, gramma, seconde) (1phân, 1 lượng,1 giây) chỉ có giá trị trong thế giới tương đối, hữu hạn và tạm bợ. Nhưng người ta không thể định nghĩa cái vô tận, cái tuyệt đối, cái vĩnh viễn với khí cụ C. G. S ấy được. Thí dụ: Ký ức, tư tưởng, tự do, công bằng, lạc thú, tối cao, trí tưởng tượng, lòng ham muốn.v.v… và v.v…. Như vậy “DIE WISSENSCHAFT”. Khoa học dựa trên cái khí cụ duy nhất C. G. S chỉ có thể nghiên cứu những sự vật, hữu hạn, tương đối và tạm thời, nghĩa là sự trái ngược của chân lý. Nếu những ai nghiên cứu về môn văn hóa mà chưa dùng được cái khí cụ C.G.S này thì cố gắng du nhập nó vào càng sớm, càng tốt. Trường đại học thật ra chỉ là phản ảnh của thế giới. Cần nên xây dựng 1 nền khoa học chân chính để có thể nghiên cứu tất cả khoa học “C. G. S” và cả sự cấu tạo vũ trụ nữa. Không nên phủ nhận sự cấu tạo biện chứng của vũ trụ, duy vật và duy tâm, và trước tiên nên nghiên cứu duy tâm do sự cấu tạo của vũ trụ, rồi sau đó mới nghiên cứu đến duy vật do “C. G. S”.
- Đời xưa người ta đã chủ trương như vậy. Nhưng từ một vài thế kỷ nay người ta bỏ hẳn không còn nghiên cứu sự cấu tạo vũ trụ nữa. Tại sao vậy? Đó lại là một ẩn ý khác nữa.
- Tôi hiểu rồi, nó rất đơn giản.
- Tôi biết rồi, thật là giản dị, vì người Tây phương càng ngày càng trở nên Dương (bệnh cận thị và loạn sắc) chỉ vì họ ăn uống bậy bạ.
- Phải, đúng rồi. Nhưng ai là kẻ chịu trách nhiệm tất cả cái ấy?
- Đó là điều khó hiểu thứ tư.
- Mình biết chứ. Đó là những kẻ truyền giáo Viễn Đông ở Tây phương, những người truyền giáo thành ra kẻ chài lưới phiêu lưu, không trổng tỉa, những kẻ không cày bừa, không trồng tỉa theo đức tình kiên nhẫn của họ, thì thành ra tính cảm giác tinh tế, rồi dần dần trở nên vô cảm giác, đơn thuần, thô kệch, bạo dạn và cuối cùng họ sinh ra keo kiệt và tàn bạo. Cho đến những kẻ ăn thịt thú vật cũng đều như thế. Sinh lý học là căn bản của tâm lý học mà cách dưỡng sinh lại là gốc nguồn của sinh lý. Thượng tầng cơ sở gọi là tâm lý học phải chú trọng nghiên cứu các căn nguyên sự cấu tạo, phát triển và cải thiện bộ não phán đoán như trong triết học Vedanta, Phật Giáo, Lão Giáo…Ở Viễn Đông người ta đã thực hiện cái đó hoàn toàn, tỉ mỉ và vững bền từ mấy ngàn năm rồi. Mình đã có nói, ở Âu châu có một vài nhà tư tưởng cô lập, như các ông: ALEXIS CARREL, PAUL CARTON, AUGUSTE LUMIERE, LEON BINET v.v… đã bắt đầu nghiên cứu về sự phán đoán.
- Nhưng tại sao ở Tây phương lại có sự chậm trễ lạ lùng như thế? Tại sao phải quay trở lại thời ngàn xưa. Trong khi tìm cái chân lý nguyên thủy? Ở Tây phương không có một Đức Phật, một Dê du, một Nagarjuna, một Asanga, một Lão Tử, một Tôn Tử nào cả sao? Thật là khó hiểu và khó tin! Và sự biến cải của Hy Lạp, La Mã, Âu Châu và giáo lý của Dê du đã chứng tỏ trong lịch sử của các dân tộc Tây phương, từ trang đầu đến trang cuối. Sự biến cải này đầy dẫy những việc tàn sát, kinh doanh, sát nhân, giết chóc, nghèo đói và đế quốc suy bại. Cảnh tượng ấy càng ngày càng gia tăng. Hiện thời tất cả nhân loại đang lo lắng kinh khủng về mối đe dọa bom nguyên tử …. Tận thế sắp đến nơi.
- Vì sao có sự thoái hóa? Mình không nói rõ cho tôi biết …
- Ừ, nhưng tôi còn nói tiếp. Những người “văn minh” Tây phương thực ra có phải xảo trá nhất trên thế giới, và tàn bạo nhất như trong lịch sử và tin tức hàng ngày đã cho ta biết chăng? Trong thâm tâm của họ lại không có một mảy may nào lòng nhân từ và tinh tế chăng? Ít nhất cũng có chút lương tri chứ? Trong trường hợp đó, một ngày kia, sớm muộn gì rồi ai cũng sẽ có đâm chồi nở hoa phát triển ra chứ. Nếu không thể, tất nhiên sẽ có ngày tận thế, như ở Tây phương người ta thường nói. Họ đã có nhiều tân phát minh lắm! nhưng tất cả những điều phát minh ấy, chỉ nhắm vào mục đích tiện nghi, kinh tế, khoái lạc, hoặc bạo lực mà thôi. Nói tóm lại, tất cả đều do trí phán đoán về giai đoạn thứ hai, hay là giai đoạn thứ ba (cảm giác hoặc cảm tình phát sinh, chứ không phải cốt để cho hạnh phúc vĩnh viễn, cũng chẳng phải cho tự do vô biên, huống gì cho nhân loại bị đe dọa. Ta chỉ liếc mắt nhìn bảng danh sách những người được giải thưởng NOBEL, thì biết lấy tất cả những việc phát minh chỉ dành riêng cho hạnh phúc phù vân ,tự do hữu hạn, nghĩa là cải thiện lời nói để phụng sự cho bạo lực hay là một lời từ chương vô ích.
- Nhưng cũng còn một phần tử tinh anh, như MATGIOL GUENON, TYNHHEE và nhiều đồ đệ của GANDHI đã cố gắng du nhập quan niệm về vũ trụ và cách suy tưởng của Viễn Đông.
- Phải, nhưng họ nào có hiểu Vô song nguyên lý là căn bản của tất cả triết lý, tất cả khoa học và tất cả văn minh Viễn Đông. Nếu có một số ngưởi rất ít biết tới, họ cũng không sinh hoạt hằng ngày, mà họ cũng không thực hành tới. Mình hẳn còn nhớ, có một người Pháp tác giả một quyển sách về Thiền tông, ông ta tuyên bố: Giáo lý ấy rất hay, tôi chỉ nghiên cứu nó về phương diện tâm lý. Còn căn bản vật lý học của Thiền tông tôi không thích. Hoặc là họ thuyết minh ra một cách sai lầm, coi nó như một thuật thần bí, hay là một tôn giáo.
- Sự thuyết minh một cách sai lạc đi, là một ngụy trang để che dấu cái hoàn toàn ngu si.
- Và ngu si là kém hiểu biết, tức là trí phán đoán bị che bịt, hay là sự phán đoán ấy bị mờ ám ngăn cản ta không thấy được toàn diện mặt thực của vũ trụ, và định vị trí ta ở cõi trần thế tương đối, hữu hạn, cực nhỏ, và tính cách tự kỷ. Sự ngu si chính là không biết đến cách cấu tạo của vũ trụ. Và sự lầm lỗi về thuyết minh là tự đầu độc, hay là tự phụ ngộ đạo của người ngu si, nếu không là người theo nhị nguyên. Thật tôi chẳng bao giờ lấy làm ngạc nhiên và thất vọng như thế.
- Phải lắm, tôi nhớ lại vẻ buồn bã của mình hôm ấy rồi.
- Vì sao lại bào chữa một hành vi và thần thánh hóa cái đó ?? Người ta e sợ khía cạnh giả tâm của lý thuyết, người ta cần một cái mặt nạ để che đậy một sự hoàn toàn ngu si. Do là một sự trốn tránh, kiêu căng, hay ngạo mạn cũng như sự im lặng.
- Chính dân tộc theo thuyết nhị nguyên thường hay sợ sệt những người theo nhị nguyên thuyết hay sợ sệt từ khi mới hiện bào thai. Và tất cả những ai tự xưng “tín đồ” , “hiếu đạo” hay “thần bí”. Kỳ thực trong thâm tâm đều là người theo thuyết nhị nguyên giả dạng thông thái, lý trí, và ngạo mạn.
- Dù thế nào nữa, chúng ta cần phải giải thích rõ hơn.
- Đành rồi, chúng ta cố gắng làm cho được. Nhưng còn bao nỗi khó khăn phải đương đầu vượt qua.
- Nhưng mình nói rằng, chỉ có thất bại đau đớn, và thất vọng, người ta mới được một bài học.
- Vậy thì mình là một người giảng đạo cho tôi sao?
- Không phải, chỉ là một cái máy nói thôi.
- A ……DIE WHARHEIT WIRD EUCH DACHEN FREI.



CHƯƠNG III
ĐIỀU MÊ TÍN TRONG RỪNG RÚ GỌI LÀ “VĂN MINH”

THỊT
Bà Thái Cổ, mỗi khi vào nhà thờ, lại trông thấy một thây ma bị đâm thủng bên hông, và hai tay hai chân bị đóng trên cây thập tự giá bằng gỗ, sinh ra cảm xúc, nên quyết định không đi vảo nơi ấy nữa. Nhưng một hôm, bà vào trong chợ, bà lại ngạc nhiên trông thấy hằng chục cái đầu heo cạo sạch lông và nhiểu cái chân nhỏ, giống như chân trẻ con mới sinh, lại rất nhiều hàng chả, hàng thịt, hàng bán cá.
- Bà nói: Tại sao có nhiều hàng bán thịt, chả, và tại sao rất ít hàng bán rau thịt như thế?
Ở tại nước của bà, ngày nào bà cũng thích đi chợ. Ở đó, chợ bày bán các thứ rau quả, sản xuất theo tửng mùa, làm bà cảm thấy vui sướng. Hàng ngày đi chợ mua hoa quả là một bổn phận rất thích thú. Nhưng bây giờ, ở đây, bà rất ngại ngùng khi đi chợ, vì thấy những thây thú vật phơi bày ra khắp chợ, xem rất khó chịu.
- Vì sao người ta ăn rất nhiều thịt như vậy?
- Chỉ vì không có nhiều rau quả.
- Thì tại sao không trồng rau nhiều lên?
- Ở một xứ quá Âm, người ta không trồng được nhiều thảo mộc, mình xem ở đây rất ít thảo mộc, còn ở bên ta thì rất nhiều.
- Hàng trăm thứ phải không?
-Phải, đúng thế, có lẽ ở xứ ta có hàng ngàn vật thực, (thú vật và thảo mộc) kể cả cỏ hoang và rong dưới sông hay rong biển … Ăn thật ngon.
- Hạnh phúc của “núi”, hạnh phúc của “thôn dã”, hạnh phúc của “bể” và hạnh phúc của “sông ngòi”.
Này những rong biển rất quý hóa, nào Okitumo” và “Hetumo”, Aonosi”, “Hiziki” và “Isige”….
- Lại có hàng trăm thứ cá nữa…
- Nhưng thỉnh thoảng chúng ta ăn một ít cá, thì cũng là kẻ ăn xác chết rồi ạ.?
- Phải, đúng thế thì chúng ta không nên trách người “văn minh” ăn xác chết.
- Thật thế, nếu trọn đời chúng ta chỉ ăn một con tôm nhỏ, chúng ta cũng không trách những người ăn một con voi. Nếu trọn đời chúng ta chỉ có một lần vô tình sát hại một côn trùng nhỏ, một con muỗi, thế cũng là kẻ “sát sanh”, chúng ta không có quyền, chỉ trích những kẻ khác là “sát nhân”. Không nên oán ghét những kẻ ăn thịt, con người được tự do, muốn làm gì thì làm. Con người có thể ăn chay hay ăn thịt, tùy sở thích hay tuỳ hoàn cảnh. Nhưng phải có một vài giới hạn. Theo thuyết Vô song nguyên lý của chúng ta, người ta có thể làm- hay nói phải làm thì đúng hơn suốt đời tùy sức muốn làm gì thì làm. Nhưng phải tránh lạm dụng, hai chữ tự do, rồi trở thành kẻ hà tiện hay mê tín. Người ta phải có lý luận.
- Nhưng khoan! Có phải ở đây ăn nhiều thịt chỉ vì mê tín không? Có cần ăn như thế không? Ở xứ khí hậu lạnh này người ta không thể ăn thịt được chăng?
- Được lắm chứ, vả chăng mình cũng biết rằng nhiều thú vật chỉ ăn hoa quả, về mùa đông chúng chỉ ăn cây cỏ khô và nước thôi. Kìa những loài chim ở trên trời, và loài thỏ trong rừng ở miền núi non phủ tuyết chúng đều sống như thế cả.
- Nói về sinh vật học, con người hơn được thú vật là nhờ có trí thông minh, thể chất, xã hội tính, lý tưởng và năng lực suy xét. Tính cách thích ứng của con người càng rộng hơn, tóm lại, chính tính thích ứng vô tận ấy làm cho ta có sự tự do vô biên. Những người bệnh nặng về bộ tiêu hóa, trí phán đoán ở giai đoạn cảm giác, tình cảm, trí tuệ, xã hội tính, và tư tưởng, đau cả về cơ thể và tinh thần. Họ đã đến giai đoạn giữa bệnh về cơ thể và tinh thần: bệnh biến ứng.
Chúng ta vẫn tự do kiêng hoặc ăn những loại thực phẩm nào tùy thích. Chúng ta có tự do vô tận, nếu không là hoàn toàn. Nếu chúng ta không từ bỏ được một cái gì, hay là nếu về mặt vật chất, tâm trí hoặc tinh thần mà chúng ta cũng không chịu đựng được cái gì đó, thế là triệu chứng có bệnh. Chúng ta đã mắc một bệnh về thể chất hay tinh thần khá nặng rồi đó. Nhưng sinh lý học là căn bản của tâm lý học, tất cả bệnh tâm lý hoặc bệnh tinh thần chỉ là một chuyển hóa của bệnh cơ thể. Bệnh này có thể phân tích như bệnh vật chất. Nhưng chúng ta vốn có sẵn sự thích ứng vô tận. Nếu ngay từ lúc ban đầu chúng ta đã ở vào một hoàn cảnh nào rồi, thì chúng ta có thể quen với tất cả các hoàn cảnh sinh vật, xã hội, kinh tế, hoặc lý tưởng ấy. Đấy đời sống nó phức tạp rõ ràng như thế. Thật lạ là chúng ta có lắm thói quen trẻ con, có khi đụng chạm với kẻ không cùng một hoàn cảnh, truyền thống của chúng ta! Chúng ta uống sữa như đứa bé mới đẻ chưa mọc răng, tranh chấp hay bàn cãi lăng nhăng về chính trị, kinh tế hoặc văn hóa, lý sự hung tợn, như hồi chúng ta còn trẻ con mọi rợ hay tự phụ, tự tôn, hoặc kiêu căng với những cái nhỏ nhặt, tạm bợ, tương đối mà cho đấy là sự vĩnh viễn, vững bền, tuyệt đối có giá trị vô-tận như dây chuyền, hột xoàn, xâu ngọc hoặc ngọc trai xỏ vào lỗ tai, vào lỗ mũi hay vào môi, hoặc là có rất nhiều bạc giấy, có những “bằng cấp” hay “tước phẩm” gì, xem như kho bảo vật. Tất cả cái đó lợi ích thật, nhưng xu hướng ấy, nếu vượt quá một giới hạn nào, nó sẽ trở thành “mê tín”, “tín điều”, “ lòng tin xấu”, “ tin mù quáng”, “bạo lực”, những cái này chỉ là hà tiện, ích kỉ, chấp nhất, lạm dụng ,độc quyền hay độc đoán. Vả cái giới hạn ấy làm biên giới giữa thế giới tương đối và thế giới vô tận, tuyệt đối, giữa nhà tương tư khoa học, thâm nhiễm khoa học, và nhà tự do tư tưởng, những kẻ không thấy sự cấu tạo vũ trụ, luôn luôn ở ngoài giới hạn, tức nhiên luôn luôn bị đe dọa mất của báu, còn những người hiểu rõ sự cấu tạo của vũ trụ, nói cách khác là “chân lý”, được ở trong sự phong phú vô tận, và có thể
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 04:29 PM