![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 51 Gia nhập vào: 20-June 07 Thành viên thứ.: 33 ![]() |
CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye? - Tôi rất được sung sướng - Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà? - Tôi luôn luôn sung sướng. - Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên: - “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến: Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng. Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh” TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một. 1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông. TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp. Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam. Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông. Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa. * Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.! * Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền. * Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học: Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả! 1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được. TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình. 1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc. TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng. 1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong. TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm. 1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc. TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ? 1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không. TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất? 1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh. TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm. TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá. O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên. Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó. TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn. 1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không. TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá. Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi. TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à. Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì. TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào? O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất. TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không? 1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm…. TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn…. Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi. TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ. 1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh? TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách. Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề. TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi? 1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi. TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km. Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất. TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không? 1 MÔN ĐỒ : - Không TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy. * Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối. 1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp. TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm. 1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em. TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn. 1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm. TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng. 1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác! TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng. 1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh? TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay. 1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân. TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương. 1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật. TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương? 1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương. TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy? 1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch… Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương. TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề. |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 51 Gia nhập vào: 20-June 07 Thành viên thứ.: 33 ![]() |
CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 14-07
Buổi sáng Tiên sinh- Sao! Hôm nay có tin gì khả quan ? TIÊN SINH : - Bất cứ lúc nào, các bạn phải tìm cho ra Vô Biên. Tôi thấy Vô Biên hôm nay, và sáng hôm qua nữa, rất sớm hồi 7 giờ, Vô Biên được nhân cách hoá. Các bạn biết nó, và chắc chắn đã thấy nó. 1 MÔN ĐỒ : - Mặt trời? TIÊN SINH : – Không, lúc đó Mặt trời chưa lên. Tôi thấy Vô Biên sống và linh động: sự nhẫn nại bất diệt. Đó là anh làm vườn của khách sạn Julia.Sáng sớm nào anh cũng đến, trước cửa phòng tôi và chăm sóc thật kỹ cái sân quần vợt, anh làm việc trong 2 giờ rưỡi đồng hồ, chậm rãi, thật kỹ lưỡng, không nói năng gì cả, làm việc không ngừng,anh là người lao động bất diệt. Lượm lặt từng cọng cây, lá đổ, anh không nói gì với ai, không phàn nàn gì, thật là lạ thường, có lẽ anh ấy sẽ thuyết phục bất cứ ai mà không thốt ra lời! Tôi chỉ chào anh khi đi ngang qua anh vì tôi không có thời giờ để nói chuyện với anh, nhưng nếu các bạn có dịp nói chuyện với anh, các bạn sẽ học hỏi nhiều. * Lần thứ nhất từ 10 năm nay, trại hè của chúng ta nơi đây được đặc biệt nhất, huy hoàng nhất! Chúng ta đã trải qua bao sự khó khăn từ trại Chelles tới trại Sainte Marie! Thật là tuyệt diệu! Tôi rất hài lòng, và tôi sẽ ra đi lòng nhẹ nhàng khoan khoái! * Tôi có một điện tín từ Zunich cho phép chúng ta dịch ra Pháp văn quyển sách của Heitler- là quyển sách thứ nhì mà tôi xem như quan trọng nhất ở Âu Châu. Quyển thứ nhất của Elexis Carrel: “Con người là con số ẩn” (L’homme cetinconnu) mà tôi dịch trong 10 ngày và đã xuất bản ở Nhật, Heitler là một giáo sư rất tiếng tăm, và cái tựa bằng Pháp ngữ quyển sách của ông có thể sẽ là “ Con người và Khoa học” Từ vài ngày nay, chúng ta đã thấy Vô Biên, tôi tưởng rằng đó là vấn đề khó khăn nhất. Người ta không biết Vô Biên, không thấy Vô Biên, một đường xoắn ốc phát sinh, giữa không trung vô tận, các bạn nhớ cái đường xoắn ốc vĩ đại đó là cái khởi thuỷ gọi là Thái Cực. Từ Thái Cực, phát sinh là một nguyên khí với một tốc lực vô hạn và khi ngưng tụ thành một vòng lại phát sinh: Âm và Dương. Vòng thứ nhì gọi là huyền năng, vòng thứ ba tiền nguyên tử hay khinh khí, vòng thứ tư:ngũ hành, vòng thứ năm: thảo mộc, vòng thứ sáu: súc vật, trung tâm điểm là con người. Cái khoảng cách từ Thái cực đến trung tâm điểm là một quá trình diến tiến Sinh vật hoá, Sinh lý hoá, Tâm lý hoá, Thức tri hoá. Từ giai đoạn thảo mộc, có nghĩa là từ lục diệp tố (chlorophylle) đến giai đoạn súc vật là giới máu huyết và hống huyết tố (hémoglobile), chỉ khoảng cách đó thôi cũng phải đếm một thời gian là 5 tỷ năm. Thể theo lý thuyết Sinh vật học của Darwin, cái hành trình giữa tiền nguyên tử và ngũ hành (hay nguyên tố), và giữa huyền năng và tiền nguyên tử cũng trong thời gian đó. Vậy thì để chuyển quá tới Thái cực phải đếm hàng trăm tỷ năm. Ngược lại, cũng phải thời gian đó và khoảng cách đó để đến trung tâm điểm. Đó là Vô Biên, nó thể chất hoá và phát sinh cái thế giới của chúng ta, một điểm vi tích. Trong cái thế giới đó, có 3 hay 4 tỷ người. Trí phán đoán của chúng ta phải là Vô Biên Tối thượng, để được hạnh phúc vĩnh cửu, không là một hạnh phúc hữu hạn trong cái thế giới vi tích này, nhưng phải là vĩnh viễn, con người phải tự giải thoát từ cái trung tâm điểm ra Vô Biên. Để thoát ra, nếu các bạn ngược dòng con đường quanh đó, các bạn phải đếm vài tỉ năm, thì có hơi lâu đối với đời sống ngắn ngủi của chúng ta.Thế thì các bạn hãy nhảy qua và các bạn sẽ tìm thấy tức khắc Vô Biên, vì bởi Vô Biên ở khắp nơi và phổ hiện. Sự gặp gỡ của các bạn và Vô Biên là “Nhất thời” do tư tưởng của các bạn (Tụ nhất kiếp ngộ nhất thời). Các bạn hãy nhảy đi, đến một điểm vi tích nào, cũng là đến Vô Biên. Vô Biên hiện hữu ở mọi hướng, các bạn sẽ gặp nó trong một hạt cơm hay trong một miếng bánh mì, cái vĩ đại trong cái nhỏ nhiệm vô cùng! Các bạn đồng ý chứ? “Úm” (úm ma ni bát minh hồng) danh từ đó không có trong ngôn ngữ các bạn, tiếng Anh cũng không. “Úm” có nghĩa là sự tri ân được tìm ra Vô Biên trong cái nhỏ nhiệm dù ở mức độ nào. Dù trong một giâyđồng hồ, ta cũng tìm gặp Vô Biên.Nhưng ở Phương Tây tới ngày nay không ai nhận thức được học thuyết ấy. Người ta coi thượng đế như ngự trị ở nơi đâu. Thật là một học thuyết duy vật, duy kỹ, đối tính. Vô Biên là vô cùng vĩ đại và cũng là một điểm vi tích, và cũng là Thượng đế nữa. Có rõ rệt chưa? 1 MÔN ĐỒ : - Thưa vâng, vâng. TIÊN SINH : - NGười ta tưởng rằng trời cao chín tầng là xa: Thánh Kinh có nói: “Thiên đường đến gần với chúng ta” . Đó là sai! Chúng ta đang ở nơi Thiên Quốc Vô Biên, chúng ta làm sao thoát khỏi Vô Biên, không thể được. Thế thì, các bạn hãy tự giải thoát, nhảy qua đi! Nếu các bạn cố gắng hướng ngay bước các bạn là người tu hành, nếu các bạn tìm kiếm Vô Biên nơi đó, các bạn là người triết gia. Nếu các bạn tìm Vô biên trong một hạt gạo, các bạn là người “dưỡng sinh”, phương pháp nào dễ hơn? Con đường truy tầm đó đối với Shoppen Hauer thật dai dẳng. Ông ấy làm việc suốt đời cho tới 81 tuổi mới trở thành đại triết gia. Nhưng không ai đọc tác phẩm của ông vì nó quá rắc rối.Pasteur, Darwin, Einstein thì có khám nghiệm tầng trời thứ nhất, nhưng chỉ để đặt thành học thuyết của họ mà thôi. Einstein có đạt đến tầng trời thứ ba nhưng rồi đuối sức! biếtbao nhiêu nhân tài đã cố gắng và thất bại! Nhưng tôi tưởng rằng các bạn sẽ thoát ly dễ dàng, và để đạt đến đích. Các bạn đã học tập võ thuật Hiệp khí đạo, Thiền định và đã thực hành thuật Dưỡng sinh. Với phương pháp dưỡng sinh các bạn sẽ nắm được, hấp thụ được rất dễ dàng cái ý niệm sâu sắc đó, cái tư tưởng cao cả nhất trong Triết lý Á Đông. Nếu các bạn còn thắc mắc điều gì, xin hỏi tôi. 1 MÔN ĐỒ : - Tỷ như vấn đề Chân không. Tiên sinh có nói “ Tôi đi, lòng thoải mái và đầy sự hân hoan” TIÊN SINH : – Vâng, vì bởi tôi “trống không”. Năm nay các bạn đã cho tôi một niềm vui sướng vô ngần, lần thứ nhất từ 12 năm nay.Lần thứ nhất cái “trống không” của tôi được tràn đầy, và “chân không”, là một danh từ khác của Vô biên, các bạn nên nhớ. Vô Biên đầy khắp, thế nên “chân không” là sự đầy đủ sung mãn. 1 MÔN ĐỒ : - Khi nói tới con đường ngắn nhất, cái khởi đầu là Dương và đến mức cuối là Âm. TIÊN SINH : – Cái sơ khởi luôn luôn là Dương còn mức chót là Âm. Các bạn phải hiểu cái cơ cấu của vũ trụ là cái Vô Biên về phương diện không gian cũng như thời gian, mà cũng phải hiểu Vô Biên trong một điểm vi tích, cái mà các bạn thường hay quên. Tôi có rành mạch không? Chẳng những Vô Biên trong khoảng không gian và thời gian vô tận mà còn trong sâu thẳm của mỗi mối vi tích điểm. Thế nên khoa học khi tìm đo lường tất thảy với Phân gram giây không thể thành công được bởi vì khoa họckhông thể nào đo cái vĩ đại của Vô Biên ở một điểm vi tế được, thật là vô phương. Khoa học dẫn nhân loại đến chỗ hoại tàn, và sự kiện đó càng ngày càng đến gần vì khoa học tưởng rằng sự cường mạnh phải là sự hung bạo, là sức mạnh cụ thể của mọi lĩnh vực, kinh tế và tri thức…. Nhưng điều đó bị giới hạn trong cái thế giới này, và nếu các bạn đinh ninh điều đó là vĩnh cửu trường tồn, là bền vững chắc chắn, thì tất cả ước vọng của các bạn sẽ tiêu tan như mây khói. Có rõ ràng không? * Bây giờ xin đọc bài luận này. Con đường ngắn nhất, cực Dương, con đường dài nhất, cực Âm. Cái động lực tồn hữu và Vô biên ở trong Âm và Dương. Và như thế nó biểu lộ Âm Dương để cho Âm và Dương gặp nhau trong sự đối tượng. Âm và Dương là đồng nhất, là hai con đường dẫn đến cùng một nguyên căn. Âm luôn luôn thông đến Dương và Dương luôn luôn thông đến Âm, vì bởi cái động lực tồn hữu và sự công bằng mà nó được thấm nhuần trên con đường đó, dài Âm, ngắn Dương. Sự chọn lựa và trí phán đoán sẽ định đoạt chức vụ của chúng nó và sự xét đoán tối thượng sẽ phối hợp chúng để thành lập một trạng thái thứ ba. Khi ta biết được sự chuyển vận ấy, thì ta phải quyết đoán không nên chọn độc nhất con đường thẳng hoặc con đường vòng để đi từ điểm này đến điểm kia, đường thì Âm, đường thì Dương,mà ta phải sử dụng cả hai khi ta đã biết là tất nhiên cái này sẽ hút cái kia vô cùng vô tận. TIÊN SINH : - Một nhà đại tư tưởng phải không các bạn? Tác giả là Marie France, là một bà mẹ quá bê bối cách đây vài tháng! Bây giờ đây cô ấy là một triết gia. Cô ấy suy tư tìm kiếm Vô biên như thế là được lắm rồi phải không các bạn? Tôi vừa mới nhận được điện tín của thuật sư Nakasons. Ông ấy nói rất sung sướng được gặp gỡ các bạn nơi đây trong 10 ngày. Ông Tamuka cũng gửi lời thăm hỏi các bạn. Hai ông hiện giờ đang dạy các võ sư Nhu đạo và Hiệp khí đạo. * Tiếp theo, các bạn đọc bức thư rất thú vị này: “Hôm qua tôi đã ghét Tiên sinh: TIÊN SINH : - Thật ra, nếu các bạn không ghét tôi, thì làm sao các bạn thương tôi…. … “Trước kia, tôi không thấu hiểu căn bệnh của bé Juolyn và trưa hôm qua tất thảy chúng tôi đều tỏ vẻ thoải mái nhẹ nhàng thay vì đúng lý là phải có một khoảng khắc mặc niệm, cái chết đối với chúng ta là một sự giải thoát hoặc là một sự trừng phạt. Nhưng bà mẹ đau khổ kia!... Mà chính bà đã gọi tôi để nói với tôi đừng nên uống thuốc nữa, vì thuốc men đã giết chết con bà. Tôi chỉ trách Tiên sinh có một điều, là Tiên sinh quá cứng rắn, gắt gao vì bởi chúng tôi chưa tự đoán được cái gì tốt lành và cái gì bậy dở, và ai ai cũng chỉ hiểu cho mình phương này cách kia đủ thứ. Đêm nay tôi đã biến thể, và tôi cầu xin Tiên sinh tha lỗi cho tôi, vì tôi đã hiểu lầm Tiên sinh. Một ngày nào đó, sự phán đoán của tôi phát triển hơn. Tôi mới bước vào giai đoạn đầu. Xin tiên sinh nhận sự tri ân của một người phụ nữ ngu muội” TIÊN SINH : – Tôi rất sung sướng được đọc bức thư này, thật là sung sướng khi biết được mẹ cháu Joulyn đã thông hiểu… Ôi! Mua lấy sự hiểu biết với một giá đắt như thế! * Bạn đọc lên vài câu bài trả lời này: Sự đối tính giữa thể chất và cái tinh thần tê dại của tôi. Cái gì đã che đậy trí não tôi làm tôi không ngắm nhìn được cảnh vô biên huy hoàng? Tiên sinh đã đạt cho tôi một vấn đề khó giải. Làm sao biến dịch được tất thảy những khó khăn ấy? Làm sao khai mở trí phán đoán để đạt tới Vô Biên, đạt đến nguyên lý Âm Dương là sự biểu lộ của Vô Biên, rồi sau đó lại trầm lặng! Như thế thì để đặt cho Vô Biên một danh từ mới mẻ hiện đại chúng ta phải tìm cho ra một danh từ nói lên sự phán đoán được khai mở, sự phán đoán đang tiến triển, hoặc sự phán đoán đang bành trướng vô cùng tận, hoặc sự Độc Nhất Vô Biên, hoặc sự biến dịch của giai đoạn phán đoán thấp kém đến mức độ phán đoán tối thượng… * Các bạn hãy đọc lên bài này “ Vì sự hiếu kỳ mà tôi đến trại Ohsawa này sau khi thực hành thuật dưỡng sinh được vài tháng. Nơi đây tôi đạt đến sự xác tín rằng thuật dưỡng sinh và Vô song Nguyên lý của Triết lý Á Đông là con đường duy nhất sẽ dẫn dắt nhân loại đến sự lành mạnh dứt khoát, đến chỗ hạnh phúc toàn diện và vĩnh cửu. Chúng ta phải từ bỏ tất thảy thành kiến của chúng ta, tất thảy những sự học hỏi của chúng ta nơi trường mới mong thấu hiểu cái triết lý ấy, thật ra không phải là dễ. Nhưng nếu ta thuận lý và cứu xét vấn đề một cách khách quan, ta sẽ nhất định đến đích. Theo ý tôi, người ta phải tạo lập một Học đường để giảng dạy suốt năm, và nơi đó mỗi người, từ hạn kỳ sẽ đến để phát triển và thâm cứu sự hiểu biết của mình để sau đó có đủ khả năng dẫn dạy và quảng bá cái Triết lý thiết yếu cho đời sống con người đó. Bên cạnh học đường sẽ có một an dưỡng xá nơi mà mọi người sẽ được hưởng thụ những lợi ích của thuật dưỡng sinh.Những việc làm gương mẫu cụ thể đó là phương thức tuyên truyền hữu hiệu nhất để chuyển hoá người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo thành một phong trào theo chiều hướng ấy và chúng tôi tin chắc rằng sẽ thành công vì chúng tôi đi trên con đường của sự thật. Tôi xin tỏ lời tri ân tất thảy các bạn đã khuyên dạy tôi nơi đây, nhất là ông và bà Ohsawa và ông Massat. TIÊN SINH : – Có phải là anh ấy đã am hiểu tôi không các bạn? Tôi cố gắng giảng giải cho anh cái ý hàm súc của nguồn sống. Vô biên và sự sống. Nếu các bạn đã hiểu, thì không còn vấn đề nào nan giải, các bạn là chủ nhân của sự sống, không có cái chết, vì bởi nguồn sống là vô tận vô biên. Thật ra rất quan trọng, anh ấy đã thấu hiểu. * Còn đây là tấm ảnh rất kỳ lạ. Đức mẹ Marie bồng chúa hài đồng Jésus, bà có cái vẻ rất là Á Đông, gương mặt của một người phụ nữ Nhật Bản, không có một nét Phương Tây nào. Các bạn hãy nhìn cái gương mặt thanh tịnh, yên bình. Là một tượng bằng gỗ trong một nhà thờ gần nơi đây. Không biết tượng này gốc ở đâu? Trung Hoa hay Nhật Bản? hay đã được sáng tạo nơi này? Ở Nhật Bản, trong một đền thờ Thiền Tông cách xa Tokyo, người ta có khám phá một pho tượng mà người ta nhận ra là tượng của Erasmus, một nhà Nhân bản đúc đồng thời với Luther ( Thế kỷ 16). Thật là kỳ lạ trong một ngôi chùa hẻo lánh trên núi xa, người ta thờ kính Erasmus và mỗi ngày người ta đọc kinh cầu nguyện Ông như cầu nguyện Phật. Cách đây 400 năm Thánh Francois Xavier đến ở Nhật Bản 30 năm, tới cuối đời ông. Có lẽ tượng Erasmus đã được đem đến Nhật vào thời kỳ đó. Khi tôi đến Lambarénné, người ta có khám phá gần biển hồ Tanganikam ở tận vùng núi xa xôi đạt lục Phi Châu, những đồng tiền cũ nước Trung Hoa có từ 2000 năm. Thời kỳ xa xưa ấy có rất nhiều nhà hàng hải Trung Hoa du hành khắp thế giới. Thật là phi thường, lúc đó họ rất mạo hiểm giang hồ, nhưng giờ đay họ lại không phiêu lưu chút nào, dù bằng máy bay phản lực.! Thể theo Giáo sư Nagasuka, đang học về môn lịch sử Mỹ thuật thì pho tượng Đức mẹ chế tạo ở địa phương. Gương mặt của bà phỏng theo nét mặt người Á đông chứ tượng đó chắc chắn không phải làm ở Trung Hoa hay Nhật bản vì là bà bế con trên tau, cái mà người ta không hề làm ở Đông phương. * Đây là một bài phê bình rất thú vị của một phụ nữ: “ Mô hình học mà chúng ta học ở trường có cái điểm sơ khởi ở hai công lý: con đường ngắn nhất giữa hai điểm là con đường thẳng và cái điểm là nơi gặp nhau của hai đường thẳng. Có những nhà toán học khởi hành từ những Công lý khác nhưng phức tạp hơn, họ rất hiếm và hơn nữa họ có thói quen trở thành những triết gia, thành thử ở trường tôi không được học hỏi họ, nhưng tôi e rằng họ cũng kết đoán như trên thôi, vì là luôn luôn các vấn đề cũ kỹ tồn tại,cũng như cái “ Các phương của hình tròn” bất hủ ấy (quadrature du cercle),nó cho ta một hằng số (contante) không thể đo lường được gọi là “Pi” (=3,1416…).Hình như là người ta không thể chuyển sang một hệ bộ đường thẳng sang một hệ bộ đường cong, cũng như không thể nàobiến chuyển Âm thành Dương và ngược lại Dương thành Âm, ít nhất nếu người ta muốn thực thi phép ấy với sự tinh xác và tinh vi mà khoa học tinh xác đòi hỏi. ( Sciences exactes: math et physique). Hai đường song song sẽ hiệp nhau ở Vô Biên. Thật là tốt lành chúng nó được phối hợp nhau ở Vô Biên,nhưng cũng không kém tốt lành nếu chúng nó được hợp nhau ở cái hữu hạn này. Hai đường không song song gặp nhau ở một điểm rồi cuối cùng xa cách nhau mãi mãi. Ôi cha! Hình học nó làm cho ta buồn thảm làm sao! Nó khắt khe thế nào ấy! Nó quá Dương, phải làm cách nào âm hoá nó. Nhưng khi Hình học Dương thì nó có một cô em Âm là Đại số học (Algèbre). Các em đó có những con số tưởng tượng, khi mà sự tưởng tượng không ăn thua gì với môn toán học tinh xác! Nhưng môn này lại cần sự tưởng tượng để tính toán các làn sóng điện ấy, và thấy một vật khác xác thực là cái máy thu thanh. Hơn nữa, Đại số học lại còn vô bổ bất túc (stérile) những con số dương và số kép âm của nó kết thành số 0 (vd: (+2) + (-2)=0), trong khi sự thật là Âm và Dương rất sáng tạo. Tôi đã mất baonăm ở trường để kết cuộc đạt được số 0! TIÊN SINH : – Có thích thú lắm không các bạn? Tác giả là cô Jeannette Yoshimi thật là huy hoàng! Nhưng khốn thay ! Cô ấy đã mất cái Dan của cô bởi vìhai đứa con và tới ông chồng cô đều lâm bịnh. Nhưng dù sao cô diễn tả rất hay, hình học Dương và Đại số Âm. Đại số với x,y còn Hình học với những con đường dọc ngang, cô ấy so sánh tài tình, và cô biết cô đã đánh mất cái Dan của cô, cô nói bao nhiêu năm trường công phu học tập để kết cuộc đạt Zéro. Thật hay, thật là thú vị! * Giờ đây các bạn hãy nghe; “ Sắc đẹp là cái chưa hoàn thành, ai cũng thích mến sắc đẹp. Có 7 mức độ thưởng thức cái “Đẹp”. Ở các mức độ thấp, sắc đẹp bị ly tâm lực chế ngự tỉ như ở miền Nam nước Pháp hai từ “đẹp đẽ” và “mập mạp” trùng nhau, người ta ưa thích những phụ nữ đẫy đà, cao lớn, phì nhiêu. Ở mức độ cao, thì người ta đánh gía cao sự linh động tinh thần, sự xúc cảm của tâm linh. Ở giai đoạn 7 thì người ta lại cảm mến cái gì là vô hình, người ta có cái giác hướng về Chân không cũng như ở các bức hoạ Nhật Bản chẳng hạn. Người ta ở mức độ ấy, nhận thấy cái đẹp ở tất thảy những gì chấp nhận tất thảy, cũng như chân không, hoặc ở những gì có đặc điểm sắc tướng nói lên cái tâm tính thụ nhận tất thảy: chân mày xa nhau, nhân trung rộng rãi, tai có trái. Người ta có thể quan niệm một “Chânkhông” thu hút tất thảy, như một người Mẹ. Có lẽ vì thế mà tất cả trẻ con đều nhận thấy Mẹ chúng nó đẹp. Nhưng với quan niệm Chân không xô đẩy, taoj tác, nuôi dưỡng những đối nghịch, chuyển biến thái cực. Cái lưỡng dáng của Chân không đó là sự linh động của nó. Mà sắc đẹp là sự linh động, sự biến thể trong cái bất định. Có phải chăng là khi giữa chúng ta có cái gì hoặc có một người đẹp xuất hiện, thì tất thảy đều như đã biến đổi? Có cái sắc đẹp thu hút cũng như Chân không thu hút tất thảy,nó là một cái gì chưa hoàn thành và là Vô tận vô biên. Có cái sắc đẹp dồn dập, kết hợp. Cũng như bày trẻ kết hợp cha mẹ chúng hoà hợp va chạm nhau, cũng như vần “hiệp” trong Hiệp khí đạo. Sắc đẹp linh động, bất khả sai áp, không thể tóm được, lưỡng diện, vô cùng, vô ảnh. Cái chưa hoàn thành của nó chứa đựng cái tiềm lực của nó: là cái đẹp, cái mảnh khảnh, cái mỏng manh mỹ miều. TIÊN SINH : – Các bạn cảm nghĩ như thế nào? 1 MÔN ĐỒ : - Rất hay. TIÊN SINH : - Rất hay, Sắc đẹp là cái gì chưa hoàn thành. Cái gì chưa được hoàn thành đó là cái đẹp, vì là nó biến đổi, phát triển tiến bộ luôn. Cũng như khi các bạn bắt đầu áp dụng thuật dưỡng sinh, các bạn đâu có biết Âm Dương là gì, rồi thì các bạn té bên này, sụm bên kia, nếu té bên trái , bạn gượng qua bên phải… đó là đẹp, là đối xứng. Cái đối xứng là cái quân bình giữa hai Thái cực Âm và Dương. Mà sự thật là cái quân bình đó rất sống động với một tốc lực vô biên…vì thế khi người ta suy đoán “đối xứng” ta ý niệm cái chưa hoàn tất, cái đẹp, cái Vô biên…. Chúng ta phải hy vọng chúng ta còn bất toàn, và sự kiện đó là nguồn vui sống của chúng ta, vì sao? Là vì cái gì đã được hoàn thành, hoàn tất,là cái chết. Đó là cái chết, hình ảnh của cái chết là sự đối xứng, và hình ảnh của nguồn sống là sự bất đối xứng. Bài trả lời trên đây làm tôi rất hài lòng sung sướng . Để kết luận tôi yêu cầu các bạn hãy tìm kẻ thù mạnh nhất, tàn bạo nhất, rồi tất thảy đều sẽ giải quyết suôn sẻ, các bạn chỉ phục thiện nó mà không cần thuyết, không cần tranh đấu , vì bởi các bạn đã có cái Triết lý của mình, nó sẽ biến chuyển tất thảy, và kẻ thù mạnh nhất sẽ biến thành người thâm tình nhất. Bề mặt lớn bao nhiêu thì bề lưng lớn bấy nhiêu.Và các bạn hãy tìm anh tài xế Việt nam ở Paris, anh ấy đã cho tôi một bài học rất ý nghĩa. Một người Việt Nam đi chân không ở Paris, anh ấy sẽ đem lại cho các bạn một nguồn vui thích to lớn. Nơi đây luôn luôn có hàng chục quốc tịch khác nhau, các bạn hãy lợi dụng dịp này để củng cố tình bằng hữu quốc tế của các bạn. Khi rời trại hè, cha mẹ cháu Joulyn có cảm ơn các bạn không? Các 1 MÔN ĐỒ : : Có có. TIÊN SINH : – Đáng lý họ phải đến đây cảm ơn tất cả mọi người… nói lên một lời gì đó… 1 MÔN ĐỒ : - Chắc là họ phải lo lắng nhiều vấn đề. TIÊN SINH : - Nếu ở Nhật Bản, cử chỉ của họ không thể tha thứ được. Họ phải cảm ơn, và phải xin lỗi đã gây bao nhiêu sự lo lắng, nhọc nhằn cho chúng ta. Ít hơn hết họ phải đến gặp tôi… Tôi đã chờ họ và nếu họ đến, tôi sẽ tổ chức buổi tiễn đưa Joulyn như chúng ta làm ở Nhật Bảnm và tôi sẽ hát lên bài hát biệt ly mà tôi sáng tác cách đây 20 năm. Ai ai cũng chào tiễn đưa, ai ai cũng khóc, nhưng tất cả mọi người đều cảm mến. Cách đây vài năm , ở Nhật Bản, tôi có nhận được một bức thư dài dòng với tấm chèque triệu đồng. Tôi không được biết người viết thư đó là ai. Ông ấy là cha của một sinh viên Đại học trường Tokyo.Anh bị bệnh lao phổi và tôi có chỉ dẫn cho anh một vài lần lúc đầu. Anh ấy rất sung sướng nghe tôi, rồi sau đó anh rời bỏ Đại học trở về tịnh dưỡng ở quê nhà, nơi một vùng núi non cách xa Tokyo. Nhưng tôi thì chả biết gì đến ông nhà quê kia đã gửi cho tôi 1 triệu đồng. Ông viết: “ Con tôi đã chết, còn đây là sự tri ân của tôi bởi vì nó đã dạy tất cả gia đình tôi thực hành thuật dưỡng sinh…. Trước khi nó ra đi, nó trối lại: Ba má các anh chị của con phải thực hành thuật dưỡng sinh nếu không cái chết của con không bổ ích cho ai cả” Từ ngày nó chết đến nay, cả gia đình tôi đều thực hành và tất cả chúng tôi tất thảy đều thay đổi, biến cải”. Đó, sau cái chết của một đứa con thân yêu, người Nhật bản như thế đó! 1 MÔN ĐỒ : - Anh ấy không trị lành được với thuật dưỡng sinh sao, thưa Tiên sinh? TIÊN SINH : – Có lẽ đã quá muộn màng, nhưng anh ấy thấy không dám làm rộn tôi…và để lặng lẽ chết anh trở về quê quán. Anh có viết cho tôi nhiều thư nói rất tiếc lâm trọng bệnh vì phương thức giáo dục hiện đại, vì sự phán đoán thấp kém của anh… * Chúng ta cũng đã học hỏi về “ Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất” . Tôi cảm thấy không được hài lòng lắm, vì các bạn chưa nắm được ý nghĩa rối ráo của vấn đề. Nhưng rồi thì cũng phải được. Ít hơn hết các bạn đã thấu hiểu về tai hoạ và hạnh phúc. Bác sĩ Schweitzer đã xua đuổi tôi hơn lần… ở đây chúng tôi khoẻ lắm”. Nhưng nhờ sự ly biệt buồn thảm ấy mà ngày nay tôi được gặp các bạn, và năm nay tôi được sống yên lành ở Âu châu. Như thế thì hạnh phúc và khổ đau là hai bề của một sự kiện mà thôi. Bây giờ chúng ta nơi đây có hơn 50 bạn đồng môn ở cấp bực 3,4 cho tới 6 Dan, và có hơn 100 bạn đã thực hiện được 1,2 hoặc 3 Dan. Ở Nhật bản có hàng ngàn 1 MÔN ĐỒ : , ở Việt Nam có tới 10.000 người thực hành dưỡng sinh. Như thế thì chúng ta có một thực lực đáng kể. Tôi có thể tuyên bố là những ai không nhận thức được Vô biên là vô phúc. Chính mình là Vô biên, dù mình ở nơi nào. * Bây giờ thì tôi đưa cho mỗi bạn một cái bánh, sản xuất tại xưởng bánh Nhật Bản do bác sĩ Clément Khoti cai quản. Đáng lẽ ông ấy đã đến với chúng ta ngày mồng 5 qua, nhưng ông ấy đã chết…Cái bánh này đến với chúng ta như một vật kỷ niệm… Ông ấy là đệ tử của tôi lúc ông còn là sinh viên Y khoa. Cách đây 10 năm ông bị trục xuất…Nhưng bây giờ thì ông đã trở lại, ông có xin lỗi tôi. Ông có 3 con trai, 1 gái, vợ ông là một vị Bào chế sư. Bà ấy ông hiểu lắm Triết lý của chúng ta, cũng như tất thảy các vị Bào chế sư. Bà ấy có một người em bác sĩ mà đã mắc chứng tảo điên (schizophrénnie),bà nhờ ông chồng chăm sóc chữa trị cho em mình. Bác sĩ Khoti lái xe đi 200 cây số đê chở người bệnh đang lên cơn nặng về nhà mình. Trên xe ở băng sau có một người bạn của bác sĩ ngồi canh chừng. Người bệnh tất nhiên là cực dương còn người theo giữ anh ta lại là quá âm. Giữa đường trên xa lộ người bệnh lấy một cái khăn lông dài tới 1 thước thấm ướt nó với nước trà đem theo xe để uống và bỗng nhiên quấn vào cổ ông bác sĩ tài xế, và xiết xiết cổ ông ấy. Bác sĩ Clément phải ngừng xe lại … vì làm sao lái xe nữa được…xe ngưng chạy, máy tắt…nhưng thôi rồi! Ông đã chết …một ngày trước ngày ông đến đây…cũng may không xảy ra tai nạn xe cộ gì cả. 1 MÔN ĐỒ : - Nhưng ông ấy đã không thực hàh chính sách thuật dưỡng sinh chứ gì… vì nếu ông thực hành đúng thì làm sao tai nạn đó đến với ông được? TIÊN SINH : - Nếu bạn ở đó thì bạn làm sao? Người điên đó lên cơn dữ dội, và khi mình mắc bận với tay lái… 1 MÔN ĐỒ : - Dù thế nào, nếu ông đã thực hành đúng luật dưỡng sinh,… TIÊN SINH : - Bạn nói ai? Môn đệ của tôi ấy à? Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : cũ nhất, thông minh nhất, kinh nghiệm nhất và trung thành nhất. Ông ấy tự ý muốn tránh tai hoạ cho cái xe. Sau hai ngày ông ấu tỉnh lại như thức giấc nhưng không nhúc nhích động đậy gì được. Ông nằm luôn ba ngày nữa nửa tỉnh nửa mê, và ông ấy gửi gói bánh này cho tôi để tạ lỗi. Bánh đó thay mặt cho bác sĩ Clément. Các bạn hãy thưởng thức nó đi, nó do một tay thợ bánh chuyên nghiệp làm ra làm bằng cơm gạo lứt đấy… hãy nhai cho kỹ rồi các bạn sẽ tìm thấy cái chết của bác sĩ Clément …khoti? * Thôi, được lắm rồi…giờ đây tôi phải đi. Sự chia ly là giả tạo vì bởi tất thảy chúng ta đều là Vô biên, thời gian đã bị xoá mất. Nếu các bạn cảm thấy buồn thảm trước sự ly biệt, cái đó nghĩa là các bạn còn rất duy vật. Nếu các bạn đã thông hiểu cái Triết lý của Vô song nguyên lý thì cái biệt ly không có được. Cái biệt ly chỉ có do cảm giác của chúng ta mà thôi. Ngày kia tôi có gặp ông giáo sư Breton đến đây với 8 đứa con nuôi của ông. Hết 6 đứa có bộ răng hở. Tất thảy trẻ nít nào có bộ răng hở là phải xa lìa cha mẹ và trở thành vô gia đình 98% là như vậy. Tại sao có sự kiện hở răng như thế? Răng mọc từ dưới lợi lên, và lâu lắm nó lên khỏi lợi. Răng rất rắn chặt, còn lợi thì ẩm đầy nước, mềm. Nếu người ta thay đổi phương thức dinh dưỡng từ dương thay âm, hoặc cho ăn đồ âm như trái cây chẳng hạn, thì lợi bành trước ra may lẹ và răng mọc lên hở, cách khoảng. Trái lại, nếu người ta cho ăn thịt nhiều, thì lợi càng rắn chặt lại, và như vậy thì nhiều khi ta thấy 1 hay 2 cái răng mọc chồng lên. Các bạn hiểu chưa,người ta nhìn bộ răng mà người ta biết được thời niên thiếu như thế nào. Cái gì cũng cho ta thấy được tất cả. Nếu các bạn có gì hỏi tôi giờ chót này? 1 MÔN ĐỒ : - Có vài trẻ em chỉ có 2 răng cấm thay vì 4? TIÊN SINH : - trước hết phải biết sau ngày nó sinh ra, lúc nào nó ăn gì có chết protéin thịt nhiều. Chúng ta phải là những nhà thám tử lành nghề. Cái gì khó hiểu đối với chúng ta là dịp tốt để ta trổ tài thám tử. Không có cái gì ẩn núp cả, chỉ có trí xét đoán của ta bị che mờ mà thôi. 1 MÔN ĐỒ : - Tại sao chúng ta có 5 ngón ở mỗi bàn tay hay bàn chân thay vi 6 ngón? TIÊN SINH : – Nhưng sau này có rất nhiều đứa trẻ sinh ra với 4 hay 6 ngón tay. Các bạn biết chứ? Nếu bạn cho vợ bạn uống Thaiidomide thì bà ấy sẽ có một đứa con có 6 ngón tay. Dễ quá, bạn hỏi tại sao 5 ngón? Thật ra quan trọng và rất ý nghĩa. Tôi không lý giải ngay, bạn hãy tự nhiên nghiên cứu vấn đề. Câu hỏi hay ho làm sao! 1 MÔN ĐỒ : - Tiên sinh có giảng dạy chúng tôi rằng người ta có thể định nghĩa tất thảy các vấn đề bằng cách lý giải trong lĩnh vực Âm Dương 5 điểm: 1-Căn nguyên; 2-Cơ cấu; 3- Giá trị; 4- Công dụng; 5-Chung cục. Tiên sinh có thể cho chúng tôi biết về tiền đồ của phong trào dưỡng sinh chăng? TIÊN SINH : – Tôi cho các bạn tôi mẫu thí dụ đầy đủ với “thuốc lá”. Tôi đã lý giải tận cùng.Các bạn hãy áp dụng phương pháp ấy. 1 MÔN ĐỒ : - Nhưng về câu hỏi trên, chính Tiên sinh là căn nguyên? TIÊN SINH : – Không, không, nhất định là không! Căn nguyên đây là Vô biên, không phải tôi. Thằng già này có giá trị gì! Có một lần,trong một cuộc hội họp, người ta tranh luận rất ồn ào. Bỗng nhiên cô Irma đứng lên và nói lớn tiếng: “ Các người có biết hiện giờ các người ở đâu không? Các người đang đối diện với giáo sư Ohsawa biết chăng? Cô ấy nói sai, không đúng phải không các bạn? Căn nguyên của phong trào chúng ta là Vô biên. Trước tôi, có đức Phật, Lão tử, Nagajurna và bao nhiêu nhà tiền bối… Sinrah, Tôn tử…nguồn gốc là Vô biên. 1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh từ lâu tôi cố gắng tìm hiểu tại sao cái tỉ lệ âm dương đối với con người là 5/1? TIÊN SINH : – Vâng… đây là một ý kiến… cái màu người ta tìm kiếm, người ta sẽ tìm ra… Được rồi, còn gì hỏi? 1 MÔN ĐỒ : - Cô Ilse hình như muốn hỏi gì… Cô Ilse: Vâng nhưng tôi không biết Tiên sinh đã dứt lời chưa? TIÊN SINH : – Vâng , tôi đã “dứt” và luôn luôn dứt khoát. Luôn luôn tôi nói nơi lòng mình. “Xin chào vĩnh biệt”, nhưng cái biệt ly không có được. vì lẽ chúng ta là Một trong Vô biên. Vì thế mà chúng ta có mặt nơi đây. Xin cô cứ nói. Cô Ilse - Thưa Tiên sinh thân mến, tôi xin thay mặt tất thảy các bạn ngoại quốc của tôi, cảm tạ Tiên sinh, Khi Tiên sinh đến Stockholm, Tiên sinh có diễn thuyết về Vũ trụ và vô biên. Ngay lúc đó tôi tưởng chừng tôi đã trở về quê cũ của tôi. Trước đó, hình như tôi đã mất hướng đi. Tôi không có bạn bè, và tôi cảm nhận không được ai hiểu biết mình, nhưng bây giờ, sau khi thực hành thuật dưỡng sinh, tôi thấy luôn luôn ở chính nơi mái nhà của mình và ở tận nơi vô biên. Tôi luôn luôn có những bạn bè bạn tâm tình, cho đến những người muốn là kẻ thù của tôi cũng là bạn. TIÊN SINH : - Thật thế, trước kia ở Thuỵ Điển chúng ta có rất nhiều người chống đối, nhưng họ lần lần biến thành những người bạn của chúng ta. Cô Ilse - Tôi xin cảm tạ Tiên sinh và Lima đã cho chúng tôi thấy một gương mẫu của sự nhẫn nại, sự nhẫn nại bền bỉ nó dẫn dắt chúng ta trên con đường ngắn nhất. Lima- Tôi xin cảm ơn các bạn, thật nơi đây đẹp đẽ tốt lành quá, mọi người được hài lòng. Tôi cảm ơn các bạn rất nhiều. Các bạn đã cho chúng tôi sự vui thích với sự học tập hăng say của các bạn. Thật là huy hoàng! Nhưng tôi không cứu mạng cháu Joulyn được, tôi xin các bạn tha thứ cho tôi. |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:36 AM |