![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 51 Gia nhập vào: 20-June 07 Thành viên thứ.: 33 ![]() |
CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye? - Tôi rất được sung sướng - Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà? - Tôi luôn luôn sung sướng. - Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên: - “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến: Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng. Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh” TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một. 1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông. TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp. Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam. Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông. Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa. * Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.! * Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền. * Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học: Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả! 1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được. TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình. 1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc. TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng. 1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong. TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm. 1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc. TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ? 1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không. TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất? 1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh. TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm. TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá. O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên. Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó. TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn. 1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không. TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá. Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi. TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à. Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì. TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào? O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất. TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không? 1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm…. TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn…. Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi. TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ. 1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh? TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách. Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề. TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi? 1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi. TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km. Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất. TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không? 1 MÔN ĐỒ : - Không TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy. * Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối. 1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp. TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm. 1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em. TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn. 1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm. TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng. 1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác! TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng. 1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh? TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay. 1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân. TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương. 1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật. TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương? 1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương. TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy? 1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch… Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương. TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề. |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 51 Gia nhập vào: 20-June 07 Thành viên thứ.: 33 ![]() |
Cuộc thuyết luận , ngày 16.08.1965
Buổi sáng TIÊN SINH : - Nếu các bạn không cứu chữa những người khác, bạn bè, láng giềng, bằng phương pháp Dưỡng sinh bằng “Vô song nguyên lý” thì các bạn tự giả dối với mình, có phải vậy không? 1 MÔN ĐỒ : - Nhưng nếu họ không muốn được cứu chữa thì làm sao? TIÊN SINH : - Thật vậy, có rất nhiều người không chịu nghe lời, dù chúng ta có thiện chí như thế nào, họ bắt bẻ chúng ta, tố cáo chúng ta và có khi lại làm khổ chúng ta. Tôi đã bị 20 lần tù tội, và hai lần bị kết án tử hình nhưng tôi vẫn tiếp tục. Chúng ta phải thuyết phục. Thật ra, rất khó mà thuyết phục được cái mà không nói, có nghĩa là chỉ làm gương cho kẻ khác, không nói gì, không đòi hỏi gì cả. Đức Phật tổ, khi còn là hoàng tử, cách đây 2500 năm một ngày kia đi dạo chơi trong xứ Ngài, đã khám phá ra sự đau khổ “Sinh, lão, bệnh, tử”. Bốn thứ khổ triền miên chế ngự đời sống nhân loại. Ngài mới nhất định tìm tòi cái căn nguyên của sự đau khổ. Ngài ra đi và trong 19 năm sống vất vả trong lạnh lẽo, nóng bức, đói khát, để tìm nguyên nhân của 4 thảm hoạ ấy. Ngài tìm ra được và đích thân Ngài đem cái “giác ngộ” của Ngài truyền bá cho thiên hạ. Thay vì được hoan nghênh, được thiên hạ tri ân, Ngài lại bị nhạo báng. NGười ta xua đuổi Ngài, đánh đập Ngaì, năm này qua năm khác, khắp nơi. Ngài còn trẻ nhưng Ngài không trở về dinh thự vàng son đang chờ đợi Ngài, mà lại càng không mệt mỏi đi từ làng này đến xóm kia, từ xứ này qua xứ khác , không nản lòng trước những cảnh phụ rẫy, đuổi xô đánh đập, năm này qua năm khác. Ngài cứ đi, cứ giảng dạy, vượt tất cả những khó khăn…. Rồi một ngày kia, lạ lùng thay! Những gậy gộc, sỏi đá mà thiên hạ đánh chọi Ngài trong bao nhiêu năm, bỗng biến thành những cục vàng, cây vàng phơi trải trên khắp nẻo đường. Thiên hạ ai nấy ùn ùn đua nhau lượm nhặt. Rồi thì người ta chạy theo Ngài…Theo Ngài cho đến hết đời Ngài, lúc Ngài 80 tuổi. Ngài đã thành lập Phật giáo. Còn như tôi đây, tôi đã trải qua bao nhiêu sự khó khăn vất vả để đem đến cho các bạn những cái chìa khoá mở cửa hạnh phúc. Tôi đã cố gắng trong 53 năm để phân phát nó. NGười ta tố cáo tôi trong báo chí, người ta hỏi tội tôi trước toà án, thật là khó khăn vất vả… Ngày nay, người ta hoan nghênh tôi khắp nơi. Tôi chi phí hơn 10 triệu quan để du hành đây đó, 10 triệu khác để in ấn sách báo, và từ 30 đến 40 triệu để cung cấp cho các phòng thí nghiệm về phương thức “dịch hoá” . Tiền tài từ đâu đến? Tôi không biết: “ Nó rơi xuống tay tôi từ trời cao! Thật lạ lùng. Tôi không khi nào có 1 xu trong túi. Có một lần tôi đi taxi với một người phụ nữ. Đến chỗ và khi trả tiền anh tài xế, tôi mới biết là tôi không có đồng nào trong túi mình, Lima thì ở nhà và tôi hỏi bà bạn : “Bà có tiền trả taxi không?” Bà cười ngất và nói: Tiên sinh buồn cười quá Ở Pháp người ta thường nói: “ Nói láo còn nặng tội hơn là là ăn cắp” Có phải vậy không? Theo thôi thì nói láo, giả dối còn nặng tội hơn là sát nhân! Giết người không phiền toái đến ai, còn giả dối gây khó khăn, đau khổ cho bao nhiêu người khác một cách triền miên. Thật quả là hơn giết một người. Chẳng hạn người ta nói đến “ hấp dẫn lực” nhưng không ai biết tại sao cái năng lực đó có, căn bản của nó là gì? Cho tới Newton cũng không lý giải được nó. Nó chỉ là một giả thiết phương tiện. Như vậy thì các bạn không nên dùng những danh từ như các nhà thông thái bác học. Nếu các bạn nói “Tôi biết hấp dẫn lực” hoặc nói “ Hiện trạng đó do Hấp dẫn lực phát sinh”, là các bạn nói không thật rồi, vì bởi các bạn nào có biết cái căn nguyên của hiện trạng đó. Y như “phân tử lực”. Tại sao các phân tử của nước không tách rời ra một cách tự do, người ta giả định là có một “sức hút” gắn liền các phân tử, và gọi nó là “ Phân tử lực”. Đó là một giả thiết, một giả định, một sự tưởng tượng. Người ta không biết do đâu mà “sức hút” ấy có. Thành thử, cái mà các bạn tự phụ biết, là một sự giả dối, người ta có thể sử dụng ngữ vựng khoa học và nói “ thể theo khoa học có một năng lực gọi là “ Phân tử lực”. Các bạn có thể nói bất cứ gì, chẳng hạn như “ Tôi đi Tokyo sang năm”. Cái đó chưa thực hành, nó là một đề nghị, hay là một lời tuyên bố. Nhưng bạn có thể thực thi nó, có ý chí thì hành nó: Như thế bạn không giả dối. Nếu bạn bị trở ngại nào đó, không đi được, bạn cũng không phải là giả dối. Các bạn hiểu chưa? Các bạn còn nhớ cái định nghĩa của tôi về “hạnh phúc”? 1 MÔN ĐỒ : - Là sự thực hiện tất thảy những ước vọng của mình TIÊN SINH : – Là thực hiện vĩnh cửu, vô biên, ước vọng của mình,hằng ngày, hằng ngày…. Nếu các bạn đứng yên, thụ động, không thực hành, không phát minh một điều gì, là các bạn tự giả dối với mình. Hãy xem đám cây kia, chúngnó có nói gì đâu, nhưng luôn luôn sinh tạo: oxy, lục diệp tố…..chúng nó tạo sự sống, sinh lực đó là “ sự thật” Các bạn có thể ăn cách nào, ăn bao nhiêu…. Đó không phải là sự giả dối. Nếu các bạn thương hay ghét cái gì do trí phán đoán thuộc “cảm giác”, các bạn không giả dối: Các bạn có thể tuyên bố, “tôi không thích cái này”, các bạn rất trung thực. Nhưng các bạn “mù quáng”, có nghĩa là các bạn bị trí phán đoán cảm giác chế ngự. Các bạn phải tự giải thoát mình, cởi bỏ cái trí phán đoán thấp kém đó. Nếu các bạn xán bệnh nặng là các bạn đã không thành thật rồi! Còn sao nữa, các bạn luôn muốn sống vui vẻ, lành mạnh- nhưng đây, các bạn không thực thi ý chí đó được, là các bạn đã tự dối mình rồi. 1 MÔN ĐỒ : - Khi người ta nói ra cái gì trái với “sự thật” người ta có giả dối không? TIÊN SINH : – Chính thế, khi người ta “ không biết sự thật” thì tất cả cái gì người ta nói, làm và thực hiện đều là giả dối. 1 MÔN ĐỒ : - Nhưng khi người ta “biết sự thật”, nhưng người ta “không nói nó ra” TIÊN SINH : - Tuỳ theo sự hiểu biết của bạn về “sự thật” 1 MÔN ĐỒ : - Chẳng hạn như cái chính xác của một sự kiện là “ Sự thật” chứ gì? TIÊN SINH : – Không, đó là một sự kiện, một hiện tượng.Không nên nhầm lẫn một sự kiện với sự thật. Sự thật là vĩnh cửu , vô biên, ngược lại “Sự kiện là phù du”. Phải vậy không nào? Nó không tự nó phát sinh được, nó tuỳ thuộc. Người ta hay nhầm lẫn những sự kiện vụn vặt, những tác động riêng rẽ với “ sự thật” “ Tôi muốn ăn cái này” là sự thật “ Tình thương của tôi” là sự thật Không, không đúng, đó là cái “muốn”, cái “tình thương” do cảm giác, do tình cảm, do lý trí, do trí xét đoán “xã hội”, hoặc “lý tưởng”…Tất thảy đều giả tạo, ảo huyền.Cái tình thương phổ quát, thiêng liêng, nó bao hàm tất cả mới là “sự thật” Không nên nói là “sự thật” mà không biết “vô biên”, mà không đạt đến “trí phán đoán tối thượng” không gì giữ điều kiện thứ 7 của “sự lành mạnh” là “không dối trá”. Tất thảy những gì các vị giáo sư giảng dạy ở trường, ở đại học đều là giả dối cả- từ 2500 năm nay, các nhà bác học, thông thái,những tư tưởng gia đều vất vả tìm tòi sự thật về vật chất, và họ đã đạt tới cái kết luận này. “Vật chất” là những biệt tính số học quái dị vãng lai trong không gian có nghĩa “vật chất” là ma quái, là ảo tưởng, là không căn bản, là cái “Trống không”. Đó là kết luận của các khoa học gia, đó là sự thú nhận vô ý thức rằng “ Người ta không biết gì về vật chất”. Và như thế thì tất cả những gì người ta nói trong các khoa vật lý, hoá học đều giả cả. Nhà văn Anatole France có nói: “ Không có cái đẹp và thật trên đời này, chỉ có ước mơ của ta là đẹp và thật mà thôi” Tất thảy trên đời này đều là ảo tưởng. A.France đã biết Vô song nguyên lý, Vô biên và sự thật. Ngữ vựng Tây phương chỉ dồi dào ở bình diện vật chất nhưng về sự thật, vô biên, về hạnh phúc, về tinh thần….rất thiếu thốn. Chẳng hạn như “tình thương”: Tình thương vì xúc cảm, vì tình cảm, vì lý trí… cũng là Tình thương. Chỉ có một từ ngữ nói lên cái “thương”, cho tới “Tình thương tối thượng, vô biên, thương Trời, thương Phật, người ta cũng dùng từ “thương” Ở Đông Phương có ít nhất là 7 giai đoạn “tình thương”, được phát biểu với những danh từ khác biệt. Người ta không khi nào nói: “ Tôi thương toán học” ở Nhật ngữ, có một danh từ đặc biệt để chỉ bảo cái “thương” thuộc lý trí, 1 danhtừ đặc biệt để chỉ bảo cái “thương” thuộc lý trí, 1 danh từ đặc biệt khác, cái thương thuộc xã hội,…và tình thương tối thượng vô biên lại là một chuyện khác nữa…chúng tôi có ít nhất tới 30 danh từ khác nhau chỉ để phát biểu cái “thương”. Vì thế tôi rất ngượng ngùng, lúc đầu diễn thuyết. Chúng tôi không khi nào nói “Tôi thương vợ tôi” Không khi nào! Tôi sẽ rất hổ thẹn nếu tôi dùng một danh từ để nói lên cái thương về cảm xúc và nếu tôi dùng danh từ “thương” để nói lên sự ưa thích thuộc lý trí của tôi, tôi sẽ có vẻ như tôi lên mặt mô phạm thông thái. Thế thì chúng ta luôn luôn phải thành thật, phải nói lên sự thật. Nhưng nếu các bạn đã đạt đến giai đoạn 7, các bạn có quyền nói láo, các bạn có thể giết người, có thể oán ghét, các bạn có thể vi phạm bất cứ luật lệ nào của trần gian! Có phải vậy không nào? Các bạn ở trong vô biên kia mà! Nếu các bạn thực hành phương pháp dưỡng sinh là để trở thành những người “ngoài vòng luật pháp” chứ gì? Như tôi đây, du hành khắp nơi, Phi châu, Ấn độ… tới đâu người ta cũng buộc phải có giấy chứng chích ngừa đủ thứ bệnh…nhưng tôi có khi nào tiêm chủng gì đâu… nhưng đối với pháp luật, tôi nói láo! Tôi luôn luôn bài xích các ông y khoa bác sĩ và coi họ như những người sát nhân tội lỗi nhất. Chiến tranh ở Việt Nam hằng ngày giết ít nhất là 50 đàn bà trẻ em, nhưng bệnh ung thư ở Hiệp chủng quốc giết 285.000 người mỗi năm. Đó là do sự ngu muội và dốt nát của y khoa chính thức, kiêu hãnh, chủ quan, không biết đến đây để học hỏi cái “Y khoa tân dưỡng sinh” của chúng ta. Thế thì triết lý là gì? Cái triết lý của hạnh phúc, của tự do vô biên, của công bằng tuyệt đối….Nói ra bằng cách nào? Triết lý của chúng ta là gì? Nó là triết khoa của sự “Biến dịch”. Các bạn có thể dịch hoá bệnh hoạn thành sức khoẻ, đau khổ thành hạnh phúc, xấu xí thành đẹp đẽ, nhỏ nhen thành rộng rãi, phù du ra vĩnh cửu…Có phải vậy không nào? Nhưng để học tập cái triết khoa đó, các bạn phải thực tế trước, phải thực hành trước khi học lấy lý thuyết. Cái “Hành” ai cũng hiểu được. Còn nếu các bạn dùng những danh từ khái niệm hoặc thông thái, không ai hiểu nổi. Tại đây các bạn trả lời câu Hạnh phúc là gì? Là sống cái phút chốt này trong vĩnh cửu. Các bạn nghĩ sao? Triết lý của chúng ta phải xét đoán tất cả, các bạn phải xét đoán tất cả, ở mọi từng lớp, ở mỗi lúc của đời sống bình thường, hãy phê bình, hãy bình phẩm. Sự phê phán của các bạn phải sắc bén, sâu sắc, nhưng đồng thời xây dựng và sáng tạo. Vậy thì các bạn hãy phê bình câu đó. 1 MÔN ĐỒ : - Trong vĩnh cửu, thời gian làm gì có? 1 MÔN ĐỒ : - Tôi không đồng ý. Anh ấy không lý giải. Anh chỉ thay thế một danh từ bằng một danh từ khác. Anh không nói cái vĩnh cửu là gì. TIÊN SINH : - Rất đúng. Sự hiểu biết của tác giả rất sâu săc nhưng lý giải của anh còn do lý trí, còn là một khái niệm. Chúng ta phải dùng những danh từ thông dụng hơn. - Còn đây, câu đáp của “suy tư” là gì? Là trực tiếp tiếp xúc, là cấp thời tiếp giáp và cũng là trường tồn liên lạc với “trí tuệ vô biên” 1 MÔN ĐỒ : - Sự “Suy Tư” là không hoá lòng mình. TIÊN SINH : – Các bạn phê bình thế nào? 1 MÔN ĐỒ : - Câu đáp có vẻ rất trí thức. TIÊN SINH : - Rất trí thức- Bạn Baudry nói “Trí tuệ vô biên” hơi tối nghĩa. Như thế là một khái niệm. Rất hay nhưng rộng rãi quá. Phải dùng những danh từ giản dị để ai cũng được hiểu. Một định nghĩa phải ngắn, nhiều lắm là âm -Còn đây, bạn hãy đọc bức thư này: “Tiên sinh thân mến, Tìm nơi đâu câu đáp cho Tiên sinh? Có lẽ trong quyển Zen thì phải. Nhưng chiều nay tôi chưa mở nó ra. Và có thể nào sự chữa trị “ Bệnh rắn cắn” chỉ thực hiện được sau khi quyển Zen ra đời? Thật ra giải đáp câu hỏi của Tiên sinh chỉ ở trong hai chữ “Âm- Dương” mà nhờ Tiên sinh nó đã trở thành hợp chất của đời sống bình thường của chúng ta. Với hai danh từ đó, người ta có thể tìm ra muôn vạn phương thức để cứu chữa bất cứ tai nạn nào. Sự thích dung của chúng ta phải sống động và dồi dào tưởng tượng. Và Y thuật của chúng ta, mưu lược của chúng ta cũng phải biến thiên theo Luật Âm Dương. Cái vết cắn của loài rắn này hay rắn kia Âm hay Dương? Nếu chúng ta tìm ra được cái căn nguyên ấy chúng ta ắt trị lành dễ dàng bất cứ tai nạn nào, và bất cứ nơi đâu. Miso ( Vị tăng), Tamari ( Cát căn), Dentie ( Phương thuốc chữa trị bệnh trong miệng và răng), là những vị rất công hiệu. Nhưng ít người biết. Dù sao chúng ta cũng phải trị lành họ, nếu không chúng ta sẽ là những người chủ quan vô ích. Cách đây vài năm, khi phương thuật “ Dưỡng sinh” chưa ra đời tôi có chữa lành cho một thanh niên người Ả rập ở sa mạc Sahara, bị rắn cắn, thứ rắn độc Vipere. Tôi chỉ cho nó uống nước trà xanh pha muối cực mặn, mặn cho đến nỗi có một màn muối trắng trên mặt trà. Anh ấy uống ực hết chén trà mà không nói năng gì, như rặt một người Ả rập chính thống. Sau đó anh ta lại nhịn nước luôn dù khát cháy họng. Một ít nóng sốt vài ngày sau vài cơn ói mửa là hết. Ít lâu sau đó, tôi gặp một đoàn người du mục tại một ốc đảo cũng trong sa mạc. Có một em trai 10 tuổi cũng bị rắn cắn. Cánh tay nó sưng húp, bầm đỏ. Cha nó nói với tôi: “ Nó bị rắn độc cắn cách đây hơn một tháng” Tại sao nó không chết khi nọc Vipere giết người trong 5 phút. Sau này tôi mới suy nghiệm ra là cậu nhỏ đó hoàn toàn “ dưỡng sinh” từ khi lọt lòng mẹ, vì bởi nó chẳng thụ bẩm chất văn minh nên nó sống sót.” TIÊN SINH : - Rất hay, phải không các bạn? Hai danh từ nhỏ bé “Âm Dương” giải quyết mọi vấn đề. Thế thì vết nọc rắn độc Âm hay Dương? Thế thì vết nọc rắn xứ nhiệt đới - xứ Dương - rất Âm… Cũng như Phật giáo, Phệ đà giáo phát sinh ở xứ Dương… Ấn Độ, Ả rập… Nếu các bạn biết nguyên nhân của nọc độc , các bạn dịch hoá nó được rất dễ dàng bằng cách cho uống cái đối nghịch Dương: Muối, Vị tăng (miso), nước tương đậu nành ( tamari)….hay là Ransyo hằng ngày, mà chỉ ở vào trường hợp khẩn cấp mà thôi. Vị tăng ( Miso), nước tương đậu nành ( Tamari), phương thức dưỡng sinh là thặng Dương rồi đối với cách ẩm thực thông thường của các xứ văn minh. Có phải vậy không? Nếu các bạn là người “ Tân dưỡng sinh”, các bạn sẽ không khi nào trúng độc, không có thứ độc chất nào, không có thứ rắn độc nào làm hại các bạn được. Nếu các bạn xán bệnh tật là vì các bạn đã quên, đã hớ trong việc ăn uống “dưỡng sinh” Vi trùng nói chung Âm hay Dương? 1 MÔN ĐỒ : - Vi trùng Âm TIÊN SINH : - tại sao ? Âm và Dương là những bí ẩn, bạn hãy lý giải 1 MÔN ĐỒ : - Vi trùng sinh sản mau lẹ. TIÊN SINH : - Phải đưa ra ít nhất 3 nguyên do. Chúng nó có chịu được ẩm hay nóng không? 1 MÔN ĐỒ : - Chúng nó kị nóng. TIÊN SINH : – Như thế chúng nó Âm- Rồi sao nữa? 1 MÔN ĐỒ : - Nó thích dung dịch đường ( solution sucrée) TIÊN SINH : – Cái gì ngọt và ẩm, nước, chúng nó cực âm- còn một lý do nữa. 1 MÔN ĐỒ : - Chúng sinh sản rất mau chóng. TIÊN SINH : - Thật vậy, với một tốc lực phi thường trương giản và trực phân là cực Âm- Đây là 3 nguyên nhân, các bạn phán đoán được chứ? Nếu các bạn xán bệnh vì vi trùng, là bởi các bạn có quá nhiều Âm. Lỗi ở các bạn. Các bạn đã được biết 4 cái thiên tai đè nặng nhân loại: Ung thư, bệnh tim, bệnh thần kinh và các chứng biến ứng mà y khoa chính thức đành bó tay thúc thủ và goi là Bệnh nan y. Sự phát triển của bệnh ung thư ở Bình diện Sinh lý học và về hình thể là âm. Nó chứa đựng rất nhiều Kali ( potassium). Nó rất dễ trị và ít nguy hiểm hơn là bị rắn độc cắn. Rắn độc cắn có thể chết trong 5 phút,còn người mắc bệnh ung thư có thể sống năm này qua năm khác. Bệnh đau tim thì luôn luôn do động mạch áp cao độ: tăng huyết hoặc giảm huyết áp gì cũng do sự trương giãn của trái tim: đó là Âm. Các chứng bệnh biến ứng luôn là Âm: suyễn đái đường, bệnh nơi da….trong ba tuần nhật các biến ứng có thể trị lành được. Các bạn đã thực hiện điều đó nơi cơ thể các bạn. Còn bệnh thần kinh? Những người đau bệnh thần kinh thường rất mạnh bạo. Như thế họ rất dễ trị, chỉ có cái đầu là không bình thường. Có hai nguyên nhân phát sinh chứng bệnh “thần kinh” : 1 là do cái “thặng âm” trong lối 70/100 trường hợp, cái kia là do “ thặng Dương” vì ăn rất nhiều thịt , rất nhiều muối… trường hợpnày tế nhị hơn. Dù sao ta cũng xét đoán rất dễ dàng Âm hay Dương Nếu người bệnh thường bị thảm là yên lặng đó là bệnh Âm- Nếu có hung bạo , là Dương. Dù trường hợp nào, các bạn cứ áp dụng phương thức số 7 là phương thức trung dung. Các bạn hiểu chứ? Nếu các bạn nhận thức được rằng Triết luận của chúng ta trị lành 4 tai hoạ đó của nhân loại, các bạn không có quyền đứng yên một chỗ. Các bạn phải đi, ra đi cứu khổ cho nhân loại. Nếu có người nào không chịu hiểu hoặc công kích các bạn, hãy để họ yên. Nưng cũng có rất nhiều người tìm sự cứu chữa nơi các bạn. Những người không chịu hiểu, không nhận , các bạn thuyết phục họ vô ích, họ làm mất thời giờ các bạn. Năm nay có 77 bạn đã được giải từ Dan 1 tới Dan-6. Các bạn nào đã thực hành phương pháp dưỡng sinh hơn hai năm được Dan-1, hãy đến ghi nhận tại phòng thư ký. Nếu các bạn thực hành được 6 năm, các bạn được Dan -2, từ Dan-3 trở lên , các bạn phải giỏi về lý thuyết của chúng ta. Tôi đã tặng cho vài bạn 1 “huy chương vàng” bởi các bạn đó đáng được Dan-5. Các huy chương đó có tính chất quốc tế, các bạn có thể đi Chicago, Los Angelès, Chico, New York, đi Nhật… các bạn sẽ được tiếp đón niềm nở. Dan-6 là giải cao nhất hiện giờ ở Pháp. Những người bạn có Dan-5, Dan-6 là những người đã vào vô biên. Bây giờ tôi xin nêu ra vài ý kiến về vấn đề mà chúng ta đã học tập hôm qua: “ Sự phẫn nộ là gì?” Điều kiện thứ 5 của “Sức khoẻ” là không nên hờn giận, bất cứ trường hợp nào, dù là mình bị người khác công kích hãy bình tĩnh và hãy chấp nhận tất cả với nụ cười. Những người nào hay phẫn nộ? 1 MÔN ĐỒ : - Những người bệnh tật. 1 MÔN ĐỒ : - Những người Dương. TIÊN SINH : – Dương hay Âm. 1 MÔN ĐỒ : - Cả hai. TIÊN SINH : – Nhưng có cái khác biệt giữa sự phẫn nộ của người Âm là sự phẫn nộ của người Dương. Sự phẫn nộ của người Dương là một cái bùng nổ mãnh liệt- Còn sự phẫn nộ của người Dương thì hung ác, nó tàng ẩn và sẽ thành một sự trả thù. Các bùng nổ ngay thẳng hơn nhiều. Tôi thích những người hung bạo hơn là những người hung ác mà cho mình là hiền lành. Cái phẫn nộ “ẩn” là một sự phản bội, giả dối, nó Âm. Chúng ta hãy nói về sự phẫn nộ Dương- Dương đây là gì? Nó ở đâu? 1 MÔN ĐỒ : - Nó ở bên trong (Đường xoắn ốc) TIÊN SINH : – Trung điểm là Dương và vòng ngoài là Âm- Cái tỷ lệ từ Dương đến Âm phải là 5 tới 7 là cùng: đó là luật căn bản. Nếu nó biến thành 4 hoặc 3, Dương sẽ quá nhiều và sự tương xứng sẽ gẫy đổ: thì sự phẫn nộ bộc phát. Đấy là lý thuyết. Nhưng nó phát sinh thế nào? Cái bí quyết là nơi đâu? 1 MÔN ĐỒ : - Vì bởi sự thặng dư protéin. TIÊN SINH : - Rất hay, bạn rất giỏi, Tôi rất hài lòng. Nếu người ta đem nhiều protéin vào , thì cái tương xứng Âm Dương sẽ chinh nghiêng: đó là sự mất thăng bằng. Thế thì khi chúng ta biết nguyên nhân của sự phẫn nộ chúng ta biến cải nó được: Chỉ có việc sửa đổi Sự ẩm thực của chúng ta, Nếu các bạ nổi cơn phẫn nộ, là vì có sự mất quân bình trong cơ thể bạn, lỗi không phải ở ngoại cảnh, ngoại vật nơi người chống đối hay công kích, mà nó do sự ẩm thực của các bạn. Nếu các bạn ăn quá nhiều thịt, trứng, nếu các bạn rượu chè be bét, trước tiên Dương nổi lên và sau đó Âm phát nổ. Cái phẫn nộ của ông Johnson rất to lớn- Ông ấy chi phí 3 triệu đôla mỗi ngày để giết vài trăm người Việt nam. Một sự sân hận ghê sợ. Đây là một lý giải về sinh lý, nó rất quan trọng,nó không phải là “Lý hội”- Thu thập nhiều Dương làm đổ vỡ sự thăng bằng- Tại sao? CựcDương thu hút cực Âm, và để bù trừ, người ta phải ăn chất ngọt…như thế thì cái quân bình ngày càng không vững. Nhưng khi chúng ta biết toàn diện vô biên, thì cái vô biên Âm sẽ bảo vệ chúng ta, và ta sẽ không khi nào bùng nổ. Nếu chúng ta được nuôi dưỡng theo phương pháp “ dưỡng sinh” tới 10 tuổi, thì cái nền tảng Âm của ta rất vững chắc, và như thế ,ta ăn thứ gì cũng được, và luôn luôn được khoẻ mạnh, không khi nào nổi sân. Các bạn hiểu chưa? Vì thế tôi hay nhấn mạnh cái quan trọng của sự thai nghén -thời gian 290 ngày của bào thai trong bụng mẹ là quan trọng nhất trong đời sống của con người: nó là cái nền tảng. Nếu ông Johnson thấu hiểu cơ cấu của sự phẫn nộ, thì hoà bình thế giới sẽ được thiết lập dễ dàng. Mặc dù những sự cố gắng tuyệt vọng của Bertrand Russel, của bác sĩ Schweitzer, hoà bình không có được. Song le, sự thiết lập hoà bình cho nhân loại, một nền hoà bình vĩnh cửu không khó, vì hoà bình ở khắp mọi nơi: Hoà bình là Vô biên. Nơi thiên đường không có chiến tranh, không có một sự chống đối nào- tất thảy đều sinh hoạt với một tốc lực phi thường, vô biên…nhưng trầm lặng…Trái lại, ở trần gian này,bao nhiêu sự xao động bao nhiêu sự tranh đấu giành giật, bao nhiêu sự chết chóc. Chiến tranh là bệnh tật lớn nhất của nhân loại. Nếu các bạn đã hiểu và các bạn đã dịch hoá người thù của mình thành người bạn, thì các bạn phải tấn công cái bệnh tật vĩ đại ấy: Chiến tranh.! Triết lý của chúng ta dạy ta phải tìm cái khó khăn nhất để chiến thắng, để được sống trong hạnh phúc vĩnh cửu- Tôi đã quá 70 tuổi và đang từng bước một đi đến 80 …phúc đức thay! Hồi tưởng lại dĩ vãng của tôi, hơn 20 lần tù tội, bao lần bị tra khảo đầy đoạ, 2 lần bị kết án tử hình… Bao cuộc thăng trầm và ngày nay tôi hiện diện nơi đây với các bạn, phúc đức thay! Bây giờ tôi chỉ chờ hoà bình cho toàn thế giới- Tôi đã thấy được cái hoà bình nơi cá nhân con người, ở khắp mọi nơi. Chúng ta đã thành đạt sự tái lập cái “hoà bình” đó cho cá nhân con người, có phải vậy không các bạn? Bây giờ vấn đề của chúng ta là hoà bình cho nhân loại, ông bà Bertrand Russel, cho tới Johnson , Mao Trạch Đông cũng không thiết lập được hoà bình, mặc dù họ đang nắm “hoà bình” trong tay. Tôi tin rằng các bạn đã tìm ra được ý kiến về câu hỏi của tôi “Sự phẫn nỗ là gì?” – Kẻ thù lớn nhất của hạnh phúc ? 1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, chúng ta phải hiểu như thế nào về sự bất bạo động? TIÊN SINH : - Sự bất bạo động là Gandhi , chúa Jesus khi xưa cũng bất bạo động. Các bạn nghĩ như thế nào? Không “sát sinh”. Các bạn hãy phê bình. Chính Gandhi cũng thất vọng. Hồi cuối đời ông, ông trông đợi người ta giết chết ông, và ông đã bị giết chết. Là một cái chết tuyệt vọng vì ông không thành công được. Ai ai cũng gọi ông là người bình định xứ Ấn Độ. Nhưng ông đã mất hết hy vọng. Suốt đời ông, ông rất hối hận không từ bỏ được uống sữa dê, ông đã biết đó là vi phạm trật tự vũ trụ, hằng ngày, hằng ngày trong 40 năm. Tội lỗi biết chừng nào! Một sự trái ngược mà ông ân hận tới ngày cùng. Sự tranh chấp cho nền độc lập của Tiểu lục địa Ấn ngày càng gay go hơn và ông đã mất hết sự tin tưởng, vì phong trào “bất bạo động” đã bất thành. Sự “bất bạo động” mầm mống của Phệ Đà triết thuyết ở Phật giáo- Không sát sinh-Chưa được hoàn hảo, chưa đủ. Các bạn nghĩ sao? Hãy phê bình chứ? 1 MÔN ĐỒ : - Đó là một hình thức khác của sự bạo động. TIÊN SINH : - Thật vậy, Gandhi đã huy động dân chúng, ông đã thành công ở khía cạnh ấy: Một sự tranh đấu vĩ đại của toàn dân. Đó là phát động sự phẫn nộ! 1 MÔN ĐỒ : - Sự “Bất bạo động” không thực tế tích cực được, vì bởi luôn luôn có một cái gì riêng biệt ở mỗi cá thể con người. TIÊN SINH : – Phương pháp của chúng ta tích cực sinh xuất và sáng tạo, còn phương pháp của Gandhi có phần phá hoại- Chính ông, ông không thù oán, không bạo động, nhưng ông không biết cách nào khác. Sự nghiệp của ông vĩ đại, Tây phương chưa hề có nhân vật nào so sánh với ông được. Có phải vậy không? 1 MÔN ĐỒ : - Ông đã thắng ở trận đầu nhưng ông không tiến tới nữa được. TIÊN SINH : – Cái mộng của ông đã được thành tựu: Đuổi người ngoại quốc ra khỏi xứ ông. Ô.Levy- Ông không phục thiện được toàn xứ ông. Thái độ của ông do luân lý, tinh thần điều khiển. Cái thặng Dương tiếp tục dồn chất, cái thặng Âm tiếp tục dồn chứa, thành thử một ngày nào đó, sự kiện ấy sẽ phát bùng nổ. TIÊN SINH : – Dân chúng theo ông một cách mù quáng, máy móc. Ông đã thực hiện cái “không thể được” nhưng dù sao một vĩ nhân như Gandhi đã thất bại vì ông không biết phương pháp dưỡng sinh. Phương pháp dưỡng sinh đã được truyền dạy ở Ấn Độ từ 5000 năm, nhưng ông đã vi phạm luật thiên nhiên bằng cách uống sữa dê hằng ngày. Còn chúng ta nhờ phương pháp dưỡng sinh mà nâng cao được trí phán đoán của chúng ta, vẹt cái mời ám bao bọc lấy ta mà thiết lập được cái thanh bình nơi thân tâm ta. Bạn Levy suy luận rất đúng. Ô Lévy- Tôi tưởng rằng quan niệm của người Ấn khác biệt với lý thuyết Âm Dương của chúng ta. TIÊN SINH : – Đúng vậy, lý thuyết Phệ Đà rất tốt đẹp. Phật giáo phát sinh từ giáo lý ấy. Nhưng học thuyết của Gandhi chính trị hoá lý thuyết căn nguyên. Đó cũng là do sự phán giải của mỗi người. Dù sao, Gandhi là một bậc vĩ nhân- Ông đã hy sinh đời ông, cả đời ông, tới 80 tuổi. Thậtlà huy hoàng. Các bạn hãy đọc bản tự thuật của ông, các bạn sẽ học hỏi thêm rất nhiều. 1 MÔN ĐỒ : - Về phương diện tinh thần, khi người ta tát vào má của mình, mình của dâng cái má bên kia cho người ta tát luôn, như Gandho và Jésus, có phải chăng là do cái âm ở vòng ngoài không? TIÊN SINH : - Nếu các bạn thực hành được lời giáo huấn đó của Jésus, thì thật là tận thiện tâm mỹ, nhưng nó khó khăn là sao. Rất khó mà thực thi được. 1 MÔN ĐỒ : - Khó khăn càng to lớn, vui sướng càng nhiều! TIÊN SINH : – Đúng vậy, Nếu bạn chịu đựng được kẻ thù, thì thật là hay. Nhưng phải phục thiện được kẻ thù, lý giải được cơ cấu của sự hận thù,oán giận, là làm sao thuyết phục mà không nói ra lời! Chiến thắng mà không tranh đấu, không bạo động. Gandhi đã tranh đấu, dù với thuyết “bất bạo động” của ông, ông đã tranh đấu. Các bạn phải được kẻ thù mến phục, và đó là sự có thể thực hiện được. Các bạn đã thông hiểu triết lý của “sự biến dịch” vậy thì các bạn hãy thử thực hành. Các bạn hãy nghiền ngẫm vấn đề, và cho tôi biết định nghĩa của các bạn về sự phẫn nộ. Hãy phê bình một cách sáng tạo. |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:35 AM |