IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> TRIẾT THUYẾT OHSAWA - TẬP 3
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:48 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng

TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye?
- Tôi rất được sung sướng
- Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà?
- Tôi luôn luôn sung sướng.
- Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên:
- “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến:
Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng.
Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng
Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh”
TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một.
1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông.
TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp.
Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam.
Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông.
Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa.
* Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.!
* Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền.
* Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học:
Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả!
1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được.
TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình.
1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng.
1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong.
TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ?
1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không.
TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất?
1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh.
TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm
O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm.
TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá.
O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên.
Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó.
TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn.
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không.
TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá.
Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi.
TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à.
Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì.
TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào?
O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất.
TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm….
TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn….
Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi.
TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ.
1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh?
TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách.
Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề.
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi?
1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi.
TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km.
Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất.
TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không?
1 MÔN ĐỒ : - Không
TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy.
* Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp.
TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em.
TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn.
1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm.
TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng.
1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác!
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng.
1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh?
TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay.
1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân.
TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương.
1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật.
TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương?
1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương.
TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy?
1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch…
Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương.
TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Cristal
bài Jun 21 2007, 09:09 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



Cuộc thuyết luận , ngày 16.08.1965
Buổi chiều

TIÊN SINH : – Chúng ta làm cách nào để giúp đỡ Suzanna ở Á Căn Đình? Cô ấy chữa trị cho những người cùi (hủi) trong một bệnh viện ở Cordoba với nhiều kết quả tốt. Bây giờ người ta yêu cầu sự cộng tác của cô ở các bệnh viện khác. Nhưng cô chỉ có một mình mà công việc thì hết sức nặng nề. Cô ấy gửi tạp chí Yin-yang (Âm –Dương) của chúng ta. Các bạn hãy gửi cho cô.

Bà Billaudeau – Chính vì thế mà tôi đã đề nghị thành lập một cơ quan liên lạc quốc tế bằng Anh ngữ, Pháp ngữ và tiếng Tây Ban Nha.

TIÊN SINH : - Vậy thì bà hãy trình bày dự án của bà cho tất cả đều biết.

Bà Billaudeau- Traint Dunion (Gạch nối), cái tên của nó cũng giải thích đầy đủ- có nghĩa là chúng ta phải hợp nhau lại thông tin cho nhau, hoạt động của mỗi người trong phạm vi của mình, nêu ý kiến, đặt vấn đề…. Chúng ta sẽ cảm thấy thật gần gũi, khăng khít với nhau.

TIÊN SINH : - Vậy thì phải dành 1,2 trang trong tạp chí hằng tháng Yin-Yang của của các bạn để báo tin đó, phải chăng ?

Ô.Massat –Thưa vâng, vậy thì cơ quan “gạch nối” ấy sinh hoạt ra sao- Chẳng hạn như chúng tôi ở Paris sẽ gửi những tin tức sinh hoạt ở Pháp, còn các bạn ở Ý , Đức….cũng vậy.

Bà Billaudeau- Chính là như thế

TIÊN SINH : - Trước hết phải ẩn hành một bản danh sách của các 1 MÔN ĐỒ : ở khắp nơi trên thế giới để tiện cho những bạn du hành biết trước nơi mình muốn đến, hỏi han các chi tiết, nơi ăn chốn ở, phương diện và phương tiện, tiện nghi sinh sống….Có rất nhiều 1 MÔN ĐỒ : ở rải rác khắp nơi…như ở Hambourg (Đức) có trên 10 bác sĩ đang áp dụng phương pháp dưỡng sinh.
Thật ra là cần thiết, cái cơ quan “Gạch nối” ấy
Còn chúng ta làm gì đây để giúp đỡ Suzanna?

Bà Tartière- Chúng ta hãy gửi cho cô ấy một cộng sự viên.

TIÊN SINH : - Thật rất cần thiết cho cô. Nhưng chúng ta cũng cần có một UỶ ban đặc biệt để lo lắng về việc đó.
Ở Nhật bản, có hai hiệp hội của các vị bác sĩ và Giáo sư. Hai ông Chichima và Mollista dẫn đạo một hiệp hội và tổ chức kia tên là “ Hiệp hội của những y sĩ Á Đông” , mà người lãnh đạo là một trong những 1 MÔN ĐỒ : kỳ cựu nhất của tôi.
Bây giờ đã đến lúc phải có một tổ chức quốc tế “Tân dưỡng sinh” – Chúng ta phải tổ chức có hệ thống, và Hội của chúng ta ở Pháp cũng sắp sửa chỉnh đốn lại.

Ô Levy- Ông Gevaert phải đến đây với chúng ta mà làm sao chưa thấy mặt? ( của Hội dưỡng sinh Ohsawa tại Nhật)

TIÊN SINH : – Anh ấy không đến được. Cha anh vừa mới từ trần. Tôi đã tiên đoán cách đây 4 năm. Tôi tin rằng ông ấy chết rất hài lòng mà được biết tôi đã tha lỗi cho con ông. Bây giờ thì xưởng sản xuất “dưỡng sinh “ phẩm Lima ở Bỉ đã phát triển thêm nhiều.

1 MÔN ĐỒ : - Longchamp ( Xưởng dưỡng dinh phẩm ở Pháp) có con số chi thu nhiều hơn chứ.

TIÊN SINH : - Ồ! 10 lần nhiều hơn…

Bà Tartiere- Chúng ta phải đối xử thế nào với xưởng Lima?
Trung tâm “Ignoramus” ở Paris phải là mẫu điểm của tất thảy các xưởng, tất cả các tổ chức

Bà Tartiere – Nhưng chúng ta mua bán với họ được và giới thiệu sản phẩm của họ.

TIÊN SINH : – Đúng vậy, những gì chúng ta không hoặc chưa sản xuất được tại đây. Có phải vậy không nào?
Dù sao ông Bischops đang có mặt nơi đây, các bạn hãy làm quen với ông ấy, ông rất trung thành và ngay thẳng. Tôi cứu mạng ông cách đây 6 năm. Ông đã trải qua bao khó khăn mới loại trừ được P.Gevaert ra khỏi tổ chức Lima ở Bỉ- Anh còn trẻ và độc tài, chưa có kinh nghiệm. Bây giờ thì đâu vào đó cả , và ông rất hài lòng
Chúng ta cần phải thành lập một học đường để tạo những giáo sư và những chuyên gia tiết thực.
Qua sang thăm Trung tâm quốc tế của chúng ta sẽ gửi một nhân viên đi khắp thế giới. Đâu đâu cũng cần có sự hiện diện của chúng ta. Bây giờ ở Á Căn Đình , phải cho người qua bên đó một thời gian 1 hay 2 tháng.
Ở Anh quốc chúng ta có nhiều 1 MÔN ĐỒ : , chẳng hạn như ông Giám độc trường “y khoa thiên nhiên” nhiều y sĩ châm cứu, nhưng họ là người Anh, rất kín đáo, khiêm tốn. CHúng ta phải đến với họ.

Ô .Levy- Tiên sinh lúc nãy có nói tới vấn đề sáng tạo những cố vấn tiết thực, và có đưa ý kiến cho họ một chứng chỉ hoặc cấp bằng. Theo tôi thì với danh tiếng của Tiên sinh khắp nơi, cái chứng chỉ ấy cần thiết và có ý nghĩa cho những bạndu hành chúng ta.

TIÊN SINH : – Các bạn hãy phác hoạ một bản mẫu. Tôi sẽ gửi in bên Nhật. Năm nay chúgn ta có hơn 1 trăm người được giải.
Bây giời chúgn ta tiếp tục và kết thúc quyển “ vật chất” của GS Lapp.
Trang 10- “ Với những sự thành công vĩ đại của chúng ta đã được chứng kiến, những phát minh mới mẻ khác đã ló dạng. Hiện giờ các nhà bác học đang tìm tòi ở giới “Plasma” (thể khí) thể diện thứ 4 của vật chất thể diện phát hiện khi thể hơi (Gaz) được đốt nóng đến 1000o- Ở thể khí những vi phân tử tự cá biệt hoá cực độ, và di chuyển một cách phi thường.
Nếu người ta bắt chúng nó hợp nhau được. Chẳng hạn ở thể khí của Hydro thì năng lực vĩ đại của nó sẽ được giải thoát, và nếu cái năng lực ấy được kiềm chế, thì nó sẽ cung cấp cho nhân loại một nguồn năng lực vô tận.

TIÊN SINH : – Các bạn có ý kiến thế nào? Phê bình ra sao?

1 MÔN ĐỒ : - Ở thể khí vật chất biến hiện mềm mại hơn, nhưng năng lực vẫn tồn tại, thời gian và sự trao đổi rộng rãi hơn.

TIÊN SINH : – Như thế thì Protons, neutrons xa cách nhau càng mãnh liệt. Nhưng họ nói rằng thể khí phát hiện ở nhiệt độ hàng triệu triệu độ. Có đúng vậy không?

1 MÔN ĐỒ : - Không đúng, vì ở “ vòng điện hồ quang” chỉ có tối đa 3000o, mà thể khí cũng phát hiện được.

Ô Levy- Hình như thể khí cũng phát hiện khi người ta quẹt cháy 1 que diêm

Ô.Baudry- Những ngọn lửa thông thường như ngọn đèn cầy cũng ở vào hiện trạng thể khí rồi, mà nhiệt độ của nó có là bao.

TIÊN SINH : – Có hiện trạng thể khí ở nhiệt độ thấp hơn nữa chứ?

Cô Jeannette- Tôi tưởng “nó” có ở thượng tầng không khí, ở nơi không có sức áp, hoặc ở giới “tầng Tĩnh khí”

TIÊN SINH : – Đúng vậy- còn ở trên mặt đất? Các bạn không có đọc quyển sách của ông Kervran ấy à? Quyển Les Transmutations a failble energie ( Những biến dịch ở năng lượng thấp)- Cây Presle, loại cây mọc ở khắp nơi, nó dịch hoá calcium ở năng lượng thấp. Trong trạng thái tự nhiên còn được, huống hồ là ở phòng thí nghiệm? Nhưng các khoa học gia, họ chỉ tin ở sức mạnh, ở sự bạo động, họ đâu có biết gì tới đời sống, đến nguồn sinh hoá.
Tôi đã thí nghiệm thành công sự dịch hoá 39 nguyên chất ở năng lượng thấp.
Các bạn không được nói lên những danh từ mà không hiểu biết- Thể khí là một danh từ lấy trong sinh vật học. Nơi đó không có nhiệt độ cao. Nếu có, chúng ta ắt bị đốt cháy ra tro cả.
Tiếp theo- “ Sự dung hợp kiềm chế” các vi phân tử của thể khí được thực hiện ở những nhiệt độ tuyệt cao, không thể tưởng tượng, 100 triệu độ…đối với nó, nhiệt độ trung tâm mặt trời- 13 triệu, thật không ra quái gì?

TIÊN SINH : – 100.000.000 độ kia à !!! Ồ, các bạn có hiểu gì không? Như thế thì sự dung hợp của Hydro phải cần có nhiệt độ vĩ đại hay sao? Tôi không tin là như vậy.
Nếu các bạn muốn dung hợp 2 nguyên tử Hydro- Dương và Dương, phải có một năng lực to lớn để thúc đẩy hai nguyên tố đó, vì bởi chúng nó là Dương cả hai. Chúng nó tự chống nhau và phải bắt buộc chúng nó dung hoà cùng nhau. Nhưng với một yếu tố “Âm”, nó hút hai phần Hydro Dương, thì 2 nguyên tử “Dương” sẽ bị cái yếu tố Âm vô hình thu hút và từ xa dung hợp nhau.
Không nên quên hiện tượng này: Cái gì thấy được đó là cái “trung điểm” của “vòng xoắn” và cái trung điểm ấy chỉ hiện có là nhờ cái “ vòng ngoài” dựa vào Vô biên. Đó là sự tin tưởng tuyệt đối của chúng ta.
Sự Phẫn nộ phát hiện do cái trung điểm bị quá lớn nhất thời. Cái “trung điểm Dương” càng lớn, nó càng hút Âm.
Bình thường thì cái “trung điểm” nhỏ có cái “vòng ngoài” nhỏ. Nhưng nếu nó lớn rộng ra, thì cái “vòng ngoài” của nó cũng phải to rộng ra và như thế nó- cái trung điểm- thu hút và tiêu diệt- những vòng nhỏ ngoài vào trung tâm…
Vòng ngoài quan trọng hơn là trung điểm.

1 MÔN ĐỒ : - Chẳng hạn như trường hợp trái tim, “mạch động” quan trọng hơn là cơ quan.

TIÊN SINH : – Đúng vậy: “Hướng tâm lực” quan trọng hơn là “ly tâm lực” vì ở trường hợp đó trái tim thường ngưng đập: Quá thặng Âm.
Cũng như sự Phẫn nộ- Cái bùng nổ mãnh liệt làm tiêu “ trung điểm” và “hướng tâm lực” sẽ bị diệt luôn.
Các bạn đừng quên rằng “ Trung điểm” tồn tại được là do “Vòng ngoài” cho tới Vô biên.
Nếu các bạn thấu hiểu sự kiện đó, các bạn sẽ chắc chắn rằng cái “trung điểm” tồn tại vĩnh cửu, vì bởi căn nguyên của “mình” là Vô biên- thì không còn lý do gì để phát động sự phẫn nộ.
Tiếp theo: “Dầu sao, dù có trở ngại lớn lao nào, sự tiến triển không ngưng trước. Trong một phân giây đồng hồ, những nhà bác học Mỹ và Nga đã thành công đốt “thể khí” lên tới 40 triệu độ. Các nhà tìm tòi khảo cứu tin rằng một ngày nào đây họ sẽ thành công nắm được, bắt buộc thể khí vào một “Từ trường”- cũng như các nhà bác học Nga-Mỹ đã làm được trong một khoảng khắc ngắn ngủi.”

TIÊN SINH : – Các bạn hiểu thế nào?

Ô. Levy: Đó là một cuộc thí nghiệm mà người ta đã dùng nhiệt năng tới nhiều triệu độ cao, và như thế , khi thể khí giải thoát tất cả “electrons” của nó, người ta giam hãm những vi phân tử đó vào một từ trường.

TIÊN SINH : – Nghĩa là sao? Một sự qui tựu nhiệt năng quá độ như vậy là có tính cách hoại diệt, nó đem lại một sự hỗn độn. Một năng lượng vĩ đại, một sự bạo động mãnh liệt. Đó là sự lỗi lầm lớn lao của Khoa Học Hạch Tâm ngày nay, có phải vậy không?
Vật chất từ thể rắn, thể lỏng, thể hơi, thể khí….với một nhiệt lượng lớn người ta phát sinh thể khí- Với nhiệt lượng thấp, người ta trở lại thể rắn….

1 MÔN ĐỒ : - Sau “thể khí” là “điện khí” và “từ tính” phải chăng?

TIÊN SINH : – Năng lượng “Điện tử” Âm hơn là năng lực của “Lửa”. Sau thể khí có gì? - Điện khí và Từ tính, rồi còn cái gì nữa chứ… Thể theo Triết thuyết Á Đông thì sau đó là “Ti” sau “Ti” là thể “Li” trong suốt hơn là vô hình… và còn nhiều “thể” khác, ít nhất là 7 tầng lớp trong “Hư vô”- Phật giáo và Phệ Đà Giáo đã chỉ dẫn điều đó… cái tột cùng là “Thần tính” – nó là một “thể” lạnh…
Nếu người ta đi tìm cái “thể” đó bằng cách dùng nhiệt năng, tất nhiên người ta đã đi ngược chiều.
Bắt đầu phát sinh thể khí rồi điện khí, từ tính… thể “Ti”, “Ki”, “Li” phải được khảo sát bằng một năng lượng càng lúc càng thêm Âm.
Dù ở trường hợp nào, sau “thể khí” tất thảy đều vô hình, vô ảnh, không thể tri giác khoa học bất lực, không đi tới được nữa. Như thể chúng ta phải dùng một công cụ triết lý, tinh thần để khám phá ra chúng.
Người ta hiện giờ dùng năng lượng ngày càng cao độ: Nhiệt lực, Áp lực- Nhiệt lực thì phát sinh sự “trương giãn”, và áp lực , sự “đông tụ”- 2 lực lượng đối nghịc và vô hiệu.
Cũng như nền kinh tế Mỹ (và kiểu Mỹ) , càng ngày càng phát triển giàu có thêm, nhưng cũng sài phí càng nhiều thêm, để đi tới sự phá sản, sự tiêu diệt.
Chúng ta không nên bắt chước người khoa học, sử dụng hàng triệu độ nhiệt lượng, và năng lực tột độ. Về bình diện ấy họ tiến triển hơn chúng ta. Chúng ta không bắt kịp họ. CHúng ta phải tìm chiều hướng bên kia, ở những biến dịch trong năng lượng thấp và trong nhiệt lượng thấp.
Tiếp theo trình thuyết của GS Lapp”
“ở cảnh giời bên kia vật chất, các nhà sưu tầm đang hướng về tinh thể (cristal).Nó là những vật thể có một phối hợp bài trí rất đẹp do sự kết tụ nguyên tử của nhiều chất rắn. Phần nhiều “tinh thể” đó không được thuần nhất, và không có cái gì trên đời này rắn chắc hơn một tinh thể thuần chất. Có những nhà Luyện kim và vật lý gia cho rằng người nào đạt đến phương thức sáng tạo được một ‘tinh thể” kim khí hoàn toàn tinh thuần, người đó sẽ cống hiến cho khoa học một công trình hiển hách, cũng như người đã phát minh ra được sự phân tách nhân nguyên tử”

TIÊN SINH : – Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng sự rắn chắc là sản phẩm của sự đông lạnh và ngược lại với nhiệt năng nó trương giãn. Như thế càng nóng càng đi đến cái chết… từ thể lỏng , thể khí, và thể hơi.

1 MÔN ĐỒ : - Sự “trong suốt” cũgn thế?

TIÊN SINH : Sự trong suốt phát sinh với nhiệt lượng . Nó tuỳ ở cái khéo của sự thành nguội, Âm trong suốt còn Dương mờ đục.
Có biết bao nhiêu sự sai lầm ở mọi lĩnh vực , bao nhiêu nhận xét chủ quan duy ngã. Họ là môn đồ của ông Bridgman là nhà chuyên môn về nhiệt năng cao độ. Các bạn hãy thay đổi hẳn lề lối hiểu biết đó vì bởi các bạn đã chứng kiến những sự biến dịch ở triết thuyết của chúng ta.
Các bạn chưa tin hẳn về “Linh tính” mà các bạn còn trông mong ở nặng lực vật thể. Cái năng lực tinh thần , vô hình vô ảnh, khó được người khoa học chấp nhận. Nhưng nó rất dễ khám xét. Cho tới Karl Marx, ông ấy đã dùng cái ảnh hưởng tinh thần, siêu hình, để thuyết phục nửa phần nhân loại.
Tiếp theo thuyết trình Lappp
“ Vả lại, các nhà thông thái bác học có lẽ đã đạt đến rất gần đích. Họ đã tìm thấy trong các “vòng mạch “ radio hay điện thoại ,những sợi chỉ “tinh mịn” trên mặt “catmi”(cadmium) và kẽm ( Zinc). Mặc dù người ta chưa biết cơ cấu của nó ra sao, những sợi tinh thể đó có những khả năng vô cùng ích lợi. Người ta đã kiểm chứng rằgn một sợi chỉ tinh mịn có thể chịu đựng một áp lượng lên tới 150.000 kgs trên một phân vuông.
Nếu người ta sản xuất được loại sắt như thế . thì có thể xây cất nhưng lầu chọc trời và những cây cầu ngàn lần kiên cố, chắc chắn, và ngàn lần ít tốn kém vật liệu hơn”

TIÊN SINH : Những sợi chỉ tinh mịn đó phát hiện ra cách nào?

Ô. Levy: Người ta không biết

TIÊN SINH : Thật là một sự mâu thuẫn vĩ đaị. Họ đã nhìn nhận sự dốt nát của họ rồi. Nếu sợi chỉ tinh mịn đó phát hiện ở quanh mình đây, thì nó đâu cần tới nhiệt lượng nào? Trong lòng Thái dương thì có thể,còn trên mặt đất này làm sao nó phát hiện được? Đây là đầu mối để các bạn theo dõi.
- Tiếp theo: “ Các nhà bác học dù say mê trong các cuộc tìm tòi vật chất, họ vẫn luôn luôn hoang mang trước câi hỏi “ Vật chất là gì?”- Cái năng lực nào thúc đâỷ neutrons, electrons và protons sinh hoạt trong lòng nguyên tử. Máy phân tán nguyên tử. Các nhà bác học mogn tìm hiểu được những năng lực nào sinh hoạt trong hạt nhân nguyên tử, và những phản ứng nào phát hiện giữa nhưng phân tử với nhau.
Họ đã tìm ra, do các biến đổi ở lòng hạt nhân, và xác nhận được loại vi phân tử căn bản trong nguyên tử, và phần nhiều không ổn định, về trật tự và hay thay đổi tính chất…Thật là trái ngược, người ta càng tiến triển, sự bí mật càng dày đặc…”

TIÊN SINH : Đó là sự thú nhận của khoahọc, hoàn toàn bít lối. Có phải vậy không? Sự biến dịch của những vi phân tử phát sinh trong tạo hoá mà không cần nhiệt lực nào cả… Họ tìm hiểu nhưng chả hiểu chi cả!
Vậy thì các bạn hãy suy tư vẫn đề này: sự dốt nát và kiêu mạn của Khoa học
Phương pháp của họ có tính cách phá hoại…
Học thuyết của chúng ta là sáng tạo
CHúgn ra phải biến dịch cái :Không thành Có . CÒn họ tiêu diệt tất thảy thành Không
Các bạn hãy suy tư vấn đề này, ngày cũng như đêm, trong giấc mộng của các bạn…
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:38 AM