IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Phương pháp ăn uống để phòng chống bệnh ung thư, của người Nhật
Thelast
bài Jun 22 2007, 02:29 PM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



PHẠM THỊ NGỌC TRÂM
Biên soạn














PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG
ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ
(CỦA NGƯỜI NHẬT)





















NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN
Hà Nội – 2004


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Jun 23 2007, 10:09 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



• Bột ngọt làm bằng nước thải – phát hiện Hoa Kỳ

Bột ngọt hay mì chính, là thứ gia vị phổ biến đến nỗi làm món ăn gì người ta cũng nêm nó cả. Tệ hại hơn nữa, gian thương còn trộn thêm chất độn - kể cả những chất độc hại – hòng trục lợi mặc dù bản thân bột ngọt cũng đủ có hại cho sức khoẻ của chúng ta rồi.

Sử dụng nước thải bằng mọi cách - kể cả dùng nó làm chất chống băng giá cho xe hơi đã gặp thảm bại. Trong khi tuyệt vọng, Larrowe đến Viện nghiên cứu Công nghệ Mellon ở thành phố Píttburg, bang Pennsylvania, và trình bày nỗi khổ của mình. Ấy là vào năm 1923, nước thải đã chờ đợi suốt năm ròng. Vốn lên đến hàng triệu Mỹ kim bị giam, còn nước thải thì dường như là loại nguyên liệu chỉ đợi vứt đi.

Sau khi suýt làm hư chiếc xe mới toanh hiệu Packard của mình, Larrowe muốn Viện nghiên cứu Công nghệ xác định tại sao không thể dùng nước thải làm chất chống đóng băng giá. Tiến sĩ Đonald Tressler, một nhà khoa học trẻ được cấp một học bổng nhằm phân tích và tìm ra cách sử dụng nước thải có hàm lượng lượng acid glutamic cao này. Sau khi hỏi ý kiến của thầy mình là Giáo sư Elmer Mc Collum, một nhà khoa học nổi tiếng về sinh tố tại Viện Đại học John Hopkins, ông khuyên Larrowe nên bỏ việc dùng nước thải để làm chất chống đóng băng giá mà nên tiến hành việc dùng nó để làm bột ngọt.

Larrowe tiếp xúc với Suzuki và Ikeda đề nghị họ nên mua loại nước thải giàu acid glutamic của mình. Năm 1926, Tiến sĩ Ikeda, Suzuki và con trai rời Nhật Bản, vất vả tìm đường qua thành phố Mason (bang Lowa)

Đoàn của Công ty cho rằng họ có thể sản xuất bột ngọt và bán nó ở Phương Đông và Hoa Kỳ qua Công ty Larrowe – Suzuki. Về mặt kinh tài mà nói, vụ hợp tác này là một thảm họa đối với Larrowe, nhưng ông vẫn quyết tâm làm cho được bột ngọt từ loại nước thải của mình.

Tiến sĩ Ikeda qua đời vào năm 1931, năm năm sau Suzuki cũng quy tiên, việc làm ăn giữa Larrowe và Suzuki chấm dứt. Lúc ấy Larrowe đã vào tuổi thất tuần, sức khoẻ kém mà vẫn chưa sử dụng được nước thải của mình cho có lợi dù đã rót vốn rất nhiều vào rồi. Tiến sĩ Albert Marshall là cố tri của Larrowe, vô cùng khâm phục quyết tâm của bạn. Quả vậy, theo Marshall chỉ có dùng lời của Shakespeare mới diễn tả nổi con người của Larrowe: “Những gì ta mưu cầu, ta sẽ đạt được và đó là một cứu cánh”.

Dù có sanh lợi hay không, cuối cùng rồi Larrowe cũng tìm ra cách sử dụng loại nước thải của mình: sản xuất bột ngọt. Công ty của ông, Amino Products, chung cuộc lại về tay Công ty International Mineral and Chemicals (Công ty khoáng và hoá chất quốc tế).

Dù được sản xuất ở Hoa Kỳ, bột ngọt vẫn không được chấp nhận làm gia vị cho thức ăn của người Mỹ. Trớ trêu thay, vào Đệ nhị Thế chiến, binh lính Mỹ quan tâm đến việc Nhật Bản dùng bột ngọt trong khẩu phần ăn của lính Nhật. Sau cuộc chiến, có một hội nghị bàn về việc sử dụng bột ngọt, đặc biệt là để làm những thực phẩm dùng trong cuộc hành quân cũng như cho ngành công nghệ thực phẩm đông lạnh ở vào thời kỳ trứng nước.

Vào năm 1948, cuộc hội thảo đầu tiên về bí ẩn của bột ngọt được tổ chức tại khách sạn Stevens ở Chicago và được Chỉ huy trưởng Cục hậu cần chủ trì. Muốn hiểu ra niềm phấn khởi phát sinh từ cuộc họp này, chúng ta hãy quay vè dĩ vãng. Năm 1948...

Hãy tưởng tượng bạn là một thành viên có tầm cỡ trong nền công nghiệp thực phẩm được mời đến Chicago vào năm 1948 để nghe về điều kỳ diệu của một loại gia vị: một bí quyết làm cho thức ăn của quân đội Nhật bản ngon hơn. Vừa bước vào phòng họp, bạn được Franklin Dove - Trưởng ban thực phẩm và đóng gói thuộc Cục hậu cần, một nhà thông thái – đón tiếp. Rồi lại được Giám đốc Viện hậu cần vồn vã cho biết ông cũng mong đợi sự kiện này mà lòng tràn trề hy vọng. Ông nói: “Tôi rất tò mò về cái chất kỳ lạ này”. Nhìn quanh, bạn nhận ra toàn những khuôn mặt lớn, có vai vế lãnh đạo ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến thực phẩm và phân phối trên toàn nước Mỹ.

Cuộc họp này đánh dấu một cuộc cách mạng Hoa Kỳ trong thực phẩm, một sự kiện kéo dài trong tám tiếng đồng hồ có hậu quả liên hệ đến triệu triệu con người qua một thời gian rất dài.

Nhìn khắp đại sảnh, bạn thấy ai nấy đều chăm chú hăng say ghi ghi chép chép trong khi từng diễn giả đưa ra các bài tham luận không tiếc lời ca tụng loại bột ngọt thần diệu này, không khí phấn khởi bao trùm lên phòng họp. Bột ngọt đã được đăng quanh. Nền công nghiệp thực phẩm bột ngọt của Hoa Kỳ cất cánh đi vào hoạt động. Và nếu những phát hiện tuyệt vời nêu trên chưa đủ thì những lời phát biểu của diễn giả cuối cùng chả khác gì một lớp kem ngon lành phủ lên trên chiếc bánh tuyệt hảo.

Tiến sĩ Carl Pfeiffer thuộc trường Y của Viện Đại học Illinois là một bậc thầy nổi tiếng trong ngành Y dã dành thì giờ đến dự buổi họp này và thông báo rằng nay các nhà khoa học đang bắt đầu thử nghiệm để xem bột ngọt có tác dụng trong việc nâng cao chỉ số trí tuệ thông minh của các người có trí tuệ chậm lụt. Thật ra thì những ai tham dự hội nghị chẳng cần được động viên hơn nữa, thế nhưng thông tin mới này chả khác nào thứ động cơ có sức đẩy mãnh liệt.

Còn nền công nghiệp thực phẩm chẳng mảy may nghĩ đến mặt đen tối, xấu xa của loại bột nêm thần diệu này mà hậu quả là gây ra hội chứng bột ngọt.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Thelast   Phương pháp ăn uống để phòng chống bệnh ung thư   Jun 22 2007, 02:29 PM
Thelast   [i][right]Thành kính tri ân G.S OHSAWA và gia ...   Jun 22 2007, 02:31 PM
Thelast   [b]LỜI NÓI ĐẦU Đối với nhiều dạng ...   Jun 22 2007, 02:32 PM
Thelast   [size=4][center]PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG ĐỂ CH...   Jun 22 2007, 02:33 PM
Thelast   M.K: Ông sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tô...   Jun 22 2007, 02:35 PM
Thelast   M.K: Số người ấy không theo đúng phươn...   Jun 22 2007, 02:40 PM
Thelast   S.B: Xin giáo sư cho biết vài điểm hay bá...   Jun 22 2007, 02:42 PM
Thelast   Trong khi giáo sư Michio Kushi trình bày lý t...   Jun 22 2007, 02:43 PM
Thelast   Trong khi Michio trầm ngâm suy nghĩ, tất c...   Jun 22 2007, 02:44 PM
Thelast   [size=3][b]TÔI ĐÃ TỰ CHỮA LÀNH BỆNH UNG ...   Jun 23 2007, 08:47 AM
Thelast   Một giờ sau, tôi trở lại phòng quang tuy...   Jun 23 2007, 08:51 AM
Thelast   Bác sĩ Lisker và tôi còn bàn bạc thêm v...   Jun 23 2007, 09:05 AM
Thelast   Cuộc giải phẫu đã xác nhận những đi...   Jun 23 2007, 09:18 AM
Thelast   Sean đáp lại: “Xin ông nghe tôi. Bệnh u...   Jun 23 2007, 09:36 AM
Thelast   Sự thiếu lòng tin ở khả năng chữa tr...   Jun 23 2007, 09:44 AM
Thelast   Tôi vẫn bị đau nhức hành hạ, kích thí...   Jun 23 2007, 09:52 AM
Thelast   Nhưng ngày 23-1, những kết quả lại cho t...   Jun 23 2007, 10:04 AM
Thelast   Renzi cho máy chạy, nó bắt đầu kêu rù r...   Jun 23 2007, 10:05 AM
Thelast   [b]MÌ CHÍNH - KẺ THÙ NGỌT NGÀO [size=3]I....   Jun 23 2007, 10:06 AM
Thelast   • Bột ngọt làm bằng nước thải – ph...   Jun 23 2007, 10:09 AM
Thelast   [b]II. TÁC HẠI CỦA MÌ CHÍNH ĐỐI VỚI C...   Jun 24 2007, 02:30 PM
Thelast   2.Bột ngọt – mì chính – món gia vị hi...   Jun 24 2007, 02:33 PM
Thelast   3.Hội chứng bột ngọt – dâu có phải c...   Jun 24 2007, 02:34 PM
Thelast   4. Phản ứng của mì chính đối với cơ ...   Jun 24 2007, 02:36 PM
Thelast   [b]5.Phương cách loại bỏ mì chính. Nhữ...   Jun 24 2007, 02:41 PM
Thelast   6.Lời kêu gọi Từ tháng 7 năm 1987 cuộc...   Jun 24 2007, 02:43 PM
member   bác thelast có bản cứng hay bản mềm củ...   May 19 2011, 10:10 AM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 03:35 PM