![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
PHẠM THỊ NGỌC TRÂM
Biên soạn PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ (CỦA NGƯỜI NHẬT) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN Hà Nội – 2004 -------------------- The last |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
2.Bột ngọt – mì chính – món gia vị hiện đại giết người dần dần.
Sau muối và tiêu, đây là thứ gia vị xếp hàng thứ ba và là thứ gia vị của thời đại chúng ta. Ở Mỹ nó được gọi là Monosodium glutamate, ở Nhật là Aji – no – moto, ở Việt Nam nó là bột ngọt, là mì chính, và còn mang nhiều tên gọi khác nhau ở quốc gia trên thế giới này. Bột ngọt lần đầu tiên được triển khai tại phòng thí nghiệm của Kikunae Ikeda nguyên được phân lập từ rong biển để làm cho vị của món ăn thêm đậm đà. Tiến sĩ Ikeda nào có ngờ công trình của ông, nhằm nhận diện thứ hoạt chất trong rong biển mà các đầu bếp Nhật Bản đã sử dụng hàng ngàn năm nay, lại mở đường cho một ngành công nghiệp có khoản thu nhập lên hàng tỷ Mỹ kim trong thế kỷ XX này. Không bao lâu sau khi phân lập được bột ngọt, Kikunae Ikeda trở thành người hùn vốn trong một cơ ngơi sau này biến thành công ty Aji – no – moto (có nghĩa: bản chất của vị). Sự thật là trên toàn thể các nước phương Đông, ai cũng biết là Aji–no -moto có nghĩa là bột ngọt, và trở thành tên gọi gần gũi dễ hiểu. Và để ghi công cho Tiến sĩ Ikeda, thứ bột nguyên gốc của ông phân lập hiện nay được đóng vào khuôn giữ tại một đài kỷ niệm tại Viện Đại học Đông Kinh. Ngày nay bột ngọt được dùng trong các thực phẩm được chế biến, các thức ăn liền và các món ăn của người Hoa có các vị đặc biệt. Được tìm thấy trong hầu hết các loại súp, nước sốt và các protein thực vật thuỷ giải (*), bột ngọt trở nên là thứ nguyên liệu thô cho nền công nghiệp thực phẩm hiện đại. Vậy sao chúng ta lại lo lắng về cái chất làm cho các thứ thực phẩm nhạt nhẽo thêm đậm đà, làm mất các mùi khó ưa của đồ hộp và kích thích các gai vị giác mệt mỏi của chúng ta? Tại sao lại có người muốn thách thức những đặc tính có vẻ lợi của bột ngọt? Câu trả lời: bột ngọt đơn giản là mọt chất độc với nhiều người mẫn cảm đối với các tác dụng của nó. Các phản ứng của cơ thể đối với bột ngọt là từ nhẹ đến rất nặng. Quả thật vậy, qua bài đầu tiên được đăng trên New England Journal of Medicine (Tạp chí Y học vùng Tân Anh Cát Lợi) vào năm 1968, Bác sĩ Ho Man Kwok tường trình các triệu chứng tương đối nhẹ như nhức đầu, da bừng bừng. Tuy nhiên, càng về sau này các công trình nghiên cứu tích luỹ nhiều tư liệu cho thấy bột ngọt gây ra những hậu quả tai hại hơn và kéo dài hơn như bệnh suyễn, nhức đầu như búa bổ và các tai biến về tim đe doạ tính mạng. Các loại triệu chứng khác thoạt nhìn có vẻ do tâm thần nhưng rà soát lại thì do dùng bột ngọt: tính khí thất thường một cách quá đáng, dễ nóng giận, trầm cảm, thậm chí cảm thấy mình bị thù ghét. Nhiều ca bệnh trầm trọng vì bột ngọt đã được các bác sĩ đúc kết thành tài liệu và ngày càng có nhiều bài xuất hiện trong y văn mà các chuyên gia có thể dùng để nghiên cứu, tham khảo. Tuy nhiên đại đa số những người bị mẫn cảm đối với bột ngọt lại không biết rằng những khổ sở khó khăn trong đời của mình rất có thể là do bột ngọt gây ra: họ đi khám bác sĩ mà vẫn không thấy khỏi, bác sĩ không sao giải thích được những lời than vãn của thân chủ nổi giận dữ và buồn bực do bột ngọt gây ra, thậm chí dẫn tới nguy cơ tự vẫn nếu không tìm ra được nguyên nhân do đâu mà có những rối loạn tâm thần như vậy. Một công trình nghiên cứu qua bản trả lời những câu hỏi đặt ra (được công bố vào tháng 4 năm 1977) cho thấy rất đông mẫu chọn do Tiến sĩ Liane Reif – Lenrer cho thấy có 30% người lớn và có từ 10 đến 20% trẻ em có phản ứng đối với thức ăn có chứa bột ngọt. Như vậy có nghĩa là hiện nay có hàng triệu sinh mạng đang bị đe doạ vì bột ngọt. Bột ngọt được tìm thấy hầu hết trong các thức ăn liền trên quy mô cả nước. Những loại thức ăn liền này lại được trẻ em và thanh thiếu niên rất ưa chuộng, có thể trở thành “chất độc màu xanh” - một cụm từ mà các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia dùng để giải thích cho nguyên nhân gia tăng hội chứng trầm cảm trong số trẻ em và lứa tuổi niên thiếu. Những triệu chứng về thể chất và phong thái của trẻ em – như những cơn động kinh và mất khả năng tự chủ được định bệnh và chữa khỏi khi chúng được xem như là phản ứng đối với bột ngọt. Vào cuối thập niên 60, bột ngọt bị loại bỏ khỏi thức ăn cho trẻ con. TS Jean Mayer, một nhà khoa học thực phẩm hàng đầu thuộc Viện Đại học Harvard đã tuyên bố trong buổi họp phụ nữ tại Câu lạc bộ báo chí Quốc gia rằng: “Dù có cảm thấy hơi áy náy vì chưa có đủ bằng chứng nhưng tôi vẫn mong loại bỏ hẳn cái thứ trời đánh này (bột ngọt) ra khỏi thức ăn trẻ con”. Ngay tức khắc các nhà sản xuất thực phẩm Gerber Heinz và Beechnut tuyên bố không dùng bột ngọt trong việc chế biến thức ăn cho trẻ con nữa. Thế nhưng các cháu vẫn dùng bột ngọt qua các món ăn thường được gia đình nấu nướng. Các sự kiện khoa học thu thập được từ các ca bệnh cần được quảng đại quần chúng quan tâm, chú y. Riêng ở Mỹ có ít ra là 20 triệu người và trên thế giới có ít ra là 100 triệu người có phản ứng đối với bột ngọt. Điều này có nghĩa rằng trong khi có người dùng bột ngọt mà không bị tác hại thì nhiều người lại bị thương tổn về mặt thể chất và tâm thần khi dùng bột ngọt làm gia vị mà không hề hay biết rằng đối với họ, bột ngọt có những tác động của một loại thuốc mạnh. Cuốn sách “Dở - hội chứng bột ngọt” là câu chuyện về những tác động tai hịa của bột ngọt đối với sức khoẻ và sự an lành của họ. Sách trình bày chi tiết những công trình của các nhà khoa học hiến trọn đời mình để khuyến cáo đừng dùng bột ngọt nữa. Cuốn sách còn đề cập đến một nền kinh tế liên hệ phụ thuộc vào việc sản xuất và tiêu thụ bột ngọt, và các nhà tâm lý học, các bác sĩ, các bệnh viện, trường học và luật sư liên hệ với nhau như thế nào trong vấn đề này do tác động sâu rộng của bột ngọt. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng như trên hiện trường đều cho thấy một hình ảnh bất biến: 30% dân số có những triệu chứng khó chịu khi dùng bột ngọt theo liều lượng như được dùng để nêm nếm thức ăn. Những dữ kiện lâm sàng cho thấy rằng đối với một số người những triệu chứng không thuộc loại nhẹ hay chóng qua mà thuộc loại nặng và nguy hiểm, và rất có thể - dù không phải khi nào cũng vậy - dẫn đến những chứng bệnh mãn tính hoặc gây thương tổn vĩnh viễn. Ngày cnàg có nhiều người bị nguy hại do việc sử dụng bột ngọt ngày càng tăng. Hiện tượng không chịu được bột ngọt không phải là phản ứng quá mẫn cảm – nhưng đúng là một tác động do thuốc. Một liều đủ cao có khả năng gây bệnh cho bất cứ ai, và có nhiều người hơn nữa đang tiến dần tới cái liều nguy hại đó – nghĩa là khi có đủ lượng thì triệu chứng bệnh lộ ra – do tiêu thụ bột ngọt. Hội chứng bột ngọt không còn là thứ phản ứng khó tiêu của cơ thể đối với các món ăn Tàu. Những ai có phản ứng với bột ngọt, trước hết phải nhận ra cho rõ các phản ứng đó của mình, và rồi học cách ăn không có bột ngọt. Những ai không chịu được bột ngọt mà có những phản ứng mạnh mẽ thường phải chịu khổ sở liên miên với các triệu chứng tâm lý và sinh lý. Biết né tránh không dùng bột ngọt có khả năng thay đổi cục diện rất tốt đẹp. ________________________ (*) Thuỷ giải protein thực vật là một trong những phương thức hoá học sản xuất bột ngọt. Hỗn hợp này có hàm lượng bột ngọt đến 20%, được dùng rất phổ biến trong các loại thực phẩm được chế biến. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 04:06 PM |