![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
PHẠM THỊ NGỌC TRÂM
Biên soạn PHƯƠNG PHÁP ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ (CỦA NGƯỜI NHẬT) NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN Hà Nội – 2004 -------------------- The last |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
3.Hội chứng bột ngọt – dâu có phải chuyện đùa!
Thoạt tiên khi đọc bài của Bác sĩ Ho Man Kwok viết trên tạp chí Y học (TCYH) miền Tân Anh Cát Lợi (New England Journal of Medicine) vào năm 1968 tường thuật phản ứng cơ thể đối với bột ngọt, nhiều người tưởng lầm chuyện đùa mà thôi. Ông viết: “Hội chứng này thường bắt đầu sau khi dùng món ăn đầu tiên chừng 15 đến 20 phút, kéo dài 2 tiếng đồng hô và không để lại dư chứng gì. Những triệu chứng rõ nét nhất là cảm thấy tê tê sau gáy, và cảm giác đó lan dần xuống hai cánh tay rồi lan xuống lưng, mệt mỏi toàn thân và hồi hộp”. Qua thư bạn đọc gởi cho toà soạn, có độc giả yêu cầu: nếu là người thật việc thật thì Ho Man Kwok hãy ra mặt và thú nhận là ông đã đùa dai. Thế nhưng không những Bác sĩ Ho Man Kwok là con người bằng xương bằng thịt mà triệu chứng bệnh của ông cũng rất cụ thể và rõ ràng. Vào năm 1969, Bác sĩ Herbert Schaumberg thuộc Đại học Y Albert Einstein bắt đầu một cuộc nghiên cứu khoa học tỉ mỉ về hậu quả của bột ngọt, và ông viết: “dù muốn làm bớt đi nỗi lo sợ khủng khiếp và ngăn chặn việc làm cho các chủ tiệm ăn của người Hoa khỏi bị sụp đổ, chúng tôi buộc phải trưng ra những điều cần thông bào về nguồn gốc của bệnh, tâm lý bệnh học và dược lý học lâm sàng về hội chứng do dùng món ăn của người Hoa (đúng là những món ăn nêm bột ngọt). Và Bác sĩ Schaumberg cám ơn vô số nạn nhân đã gọi điện thoại cho ông vào những lúc khuya khoắt để tường thuật trường hợp lâm bệnh của mình. Vào ngày mùng 1 tháng 8 năm 1969, Franz Ingel finger, Tổng biên tập của TCYH viết: “Dù được đặt tên gì cho hay nhất đi nữa thì phản ứng với bệnh nhân Kwok được miêu tả trong số báo ra ngày 16 tháng 5 của chúng tôi đã vén bức màn che khuất biết bao nạn nhân chịu khổ đau thầm lặng. Rõ ràng là rất nhiều người phải ngồi chịu đựng dằn vặt mà không dám hé môi, mỗi nạn nhân đều nghĩ chỉ có mình là bị đoạ đày chớ không bao giờ nghĩ rằng chính người bạn cùng mâm ra vẻ hồ hởi thưởng thức món súp yến sào cũng là người “đồng hội đồng thuyền” đang ngắc ngoải. Ngay cả vợ chống cũng muốn tránh cho nhau cái nghịch cảnh này”. Thế nhưng thật là nực cười biết bao? Sau khi Bác sĩ Herberg Schaumberg và các cộng sự của ông điều tra kỹ hơn, họ đã nhận ra các triệu chứng do dùng bột ngọt như nóng bỏng, mặt nặng, đau ngực và nhức đầu. Họ khám phá ra rằng một chén súp (khoảng 20ml) cũng đủ làm cho những người nhạy cảm với bột ngọt có những triệu chứng bệnh đó rồi. Khi 56 người bình thường có tuổi từ 21 đến 67 được thử nghiệm (30 đàn ông; 26 đàn bà), thì 55 người đều có triệu chứng của hội chứng bột ngọt xuất hiện ngoại trừ một người. Nhưng người này có triệu chứng khi có được tiêm bột ngọt vào tĩnh mạch. Công trình nghiên cứu của Schaumberg phát hiện, một triệu chứng nặng là tức ngực lan khắp và có khi còn lan tới cánh tay hay cổ nữa. Cái cảm giác đáng ngại này đã khiến cho một người trong nhóm là một bác sĩ phải làm điện tâm đồ vì nghĩ rằng triệu chứng này là do cơn đau tim. Qua bài viết đăng trong tạp chí Science (tạp chí khoa học) - tạp chí chính thức của Hàn lâm viện khoa học Hoa Kỳ - vào năm 1969, Bác sĩ Schaumberg trịnh trọng kết luận “bột ngọt gây ra các tác động bất lợi dù với lượng vẫn được nêm nếm các thức ăn thường dùng”. Tám năm sau, Tiến sĩ Liane Reif-Lehrer, một nhà nghiên cứu thành danh trường Y thuộc Viện Đại học Harvard, thực hiện một cuộc thăm dò và nghiên cứu phản ứng đối với bột ngọt. Trong số 1529 người trả lời một loạt các câu hỏi thì 30% cho biết có những triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, mờ mắt, mệt mỏi, hụt hơi và sức yếu (Federtation Proceeding, tháng 4/1977). Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Reif-Lehrer thì triệu chứng phổ biến nhất là nhức đầu và có cảm giác mặt căng. Một số đáng kể còn có triệu chứng chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn và bụng đau thắt. Có 50 người có triệu chứng về mắt: từ cảm giác nóng ở mắt và mờ mắt tới thấy có ánh sáng và thấy nhiều màu sắc khác nhau. Nhiều người có những phản ứng tình cảm: từ ủ dột, mất ngủ đến “cảm giác” căng thẳng. Tiến sĩ Reif-Lehrer còn thăm dò cả lứa tuổi học trò: 317 học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 thuộc các thành phố và thị trấn khác nhau. Sau khi ăn các thức ăn khác nhau, các cháu được yêu cầu miêu tả cảm giác của mình. 19% trẻ con có phản ứng bất lợi với bột ngọt, mà phổ biến nhất là đau bụng và buồn nôn. Trong khi hầu hết những người tham gia cho biết triệu chứng trên chỉ kéo dài trong 3-4 giờ thì 10% cho biết chúng kéo dài nhiều hơn. Tiến sĩ Arthur Colman, một thầy thuốc về tâm thần đáng kính ở San Francisco, bắt đầu thu nhập dữ kiện sau khi phát hiện hai ca đầy kịch tính do phản ứng của người bệnh chống lại bột ngọt. Một trường hợp đặc thù là Noah, do bản thân người cha – cũng là một bác sĩ – tường thuật: “Noah lên 9. Khi chúng tôi nhận ra rằng mõi lần cháu ăn những loại thức ăn thuộc nhóm “ăn liền” thì cháu bị nhức đầu và đau bụng. Cháu gặp khó khăn trong việc nín đi tiểu, đi tiêu. Có khi cháu đi ra quần. Với cậu bé lên 9 mà còn đái ra quần thì còn thể thống gì nữa. Cháu còn có những hoạt động quá mức, thậm chí quá quắt trong phong cách cư xử mà không rõ nguyên nhân nào khiêu phát ra nữa”. “Vị bác sĩ khoa nhi trị cho cháu cũng chịu thua. Thường Noah là cậu bé dễ thương, dịu dàng, thông minh và đầy thiện cảm. Nhưng những lúc thay đổi tính khí thì cháu dễ hờn giận, lầm bầm, la hét và không còn biết phải trái gì nữa. Nhà trường cũng thấy rõ những thay đổi của cháu và chúng tôi có trao đổi với thầy, cô giáo: họ đều bảo cháu là một học sinh thường thì rất là hoạt bát và thân thiện, nhưng có những lúc cháu thay đổi đến mức tưởng như cháu là con người khác hẳn. Chúng tôi vô cùng lúng túng. Chưng tiêu chảy và không nín đi tiêu được của cháu có tác động khủng khiếp lên nhân cách của cháu, bởi cháu không còn vui đùa cùng bạn bè đồng trang lứa nữa. Cháu bắt đầu được một bác sĩ tâm thần chạy chữa vì bác sĩ khoa nhi không sao tìm được nguyên nhân gây ra tính cách kỳ cục của cháu. “Chúng tôi nhận ra rằng những triệu chứng của cháu trầm trọng thêm sau khi dùng món gà rán hiệu Kentucky, cuối cùng phát hiện ra rằng trong món gà rán hiệu này, bọt ngọt được nêm rất nhiều để làm gia vị theo lối “bí truyền”. Họ còn nêm vào bột pha với trứng để làm áo gà lúc rán. Suốt hai tuần lễ sau, chúng tôi giữ không cho cháu đụng vào bất cứ thức ăn nào có nêm bột ngọt. Những triệu chứng bệnh của cháu mất đi như có phép lạ và cháu kiểm soát được việc đi tiểu, đi tiêu rất đàng hoàng. “Một hôm gia đình cháu đi nhà hàng dùng món ăn của người Hoa. Noah ăn một to Hoàng thánh, chỉ năm phút sau cháu bị nặng mặt và sau đó bị đau thắt bụng phải chạy vội vào nhà vệ sinh. Suốt tuần lễ sau đó tất cả các triệu chứng cũ trở lại hết. Chúng tôi có cảm nhận rằng nguyên nhân gây bệnh của cháu là bột ngọt cho nên chúng tôi rất thận trọng trong việc ăn uống của cháu. “Chúng tôi không kể cho vị bác sĩ tâm thần về phát hiện của mình mà vẫn để cho cháu được điều trị tiếp. Lúc gặp chúng tôi vào dịp khám cho cháu vào tháng sau, vị bác sĩ ấy hỏi chúng tôi đã làm gì mà nay cháu Noah trở thành một con người khác hẳn. Bác sĩ đề nghị ngưng điều trị nếu tình trạng tiếp tục được cải thiện như vậy. Khi gặp các thầy cô giáo của cháu, các thầy cô cũng đều nhận thấy nay cháu có sự thay đổi nhân cách vừa thuần hậu vừa ổn định. “Nay thì tánh khí của cháu tự nhiên hơn và không còn cảm thấy bị bức bách nữa. Không có lời nào tả nổi sự vui sướng của chúng tôi - kể từ ngày gia đình không cháu Noah đụng tới thức ăn có bột ngọt nữa”. Giá mà các triệu chứng nhẹ hơn hoặc không có những tác dụng lâu dài hay nguy hiểm, ta có thể dễ dàng bỏ qua cho bột ngọt. Nhưng phản ứng của Noah đối với bột ngọt lại trầm trọng cho mạng sống của cháu - về mặt thể xác cũng như xã hội. Tuy nhiên, còn có những trường hợp nặng hơn vậy, làm cho nạn nhân của bột ngọt lâm vào cảnh thập tử nhất sinh. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 03:54 PM |