![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Chị Đỗ Thị Bình hiệu đính tiếng Anh quyển sách này...
Đã có giấy phép và tôi đã đặt làm bìa... Sau đây là những phần chị vừa cùng tôi làm xong (chị hiệu đính và đọc cho tôi gõ vi tính lại): Bài viết của những người có tên sau đây: George Ohsawa Neven Henaff Jacques de Langre Chuyển ngữ: Chu Diễn Hiệu đính tiếng Anh: Đỗ Thị Bình Biên soạn: Ngọc Trâm Ăn nhiều hoa quả có nguy hiểm không? …Nhưng tôi vẫn còn thích ăn hoa quả? Ăn đường có nguy hại không? Tủ sách Ohsawa Sách dày gần 50 trang. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin sẽ in trong một ngày gần đây, chúng tôi (nhóm bạn Thực dưỡng Hà Nội) đang thực hiện cho việc ra đời của quyển sách này... Mục lục Phần I: Ăn hoa quả có nguy hại không? Lời giới thiệu 5 1. Vitamin C - 8 2. Sự thật khác bị lãng quên bởi các bác sĩ hiện đại 16 3. Hoa trái 21 4. Ảnh hưởng của hoa quả đối với sự phát triển của con người 28 5. Hoa quả và trẻ em 30 6. Hoa qua có phải dùng để làm giải khát không ? 32 7. Ảnh hưởng của việc ăn hoa quả đối với tính cách và số phận của mỗi người. 33 8. Ăn hoa quả thế nào cho hợp lý? 34 Phần II: Ăn đường có nguy hại không? 1. Tại sao không nên ăn đường? 35 2. Âm và dương đối với hệ thần kinh. 36 3. Đường trắng - chất độc trắng. 38 4. Sự cân bằng giữa đường và a xít kiềm 41 Phần III: Giải pháp Tekka Cao thực vật - gia vị vạn năng 43 Lời giới thiệu Chúng ta thường được nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt, rất có lợi cho sức khoẻ… Song cũng có những quan điểm khác về vấn đề này. Những lập luận rất biện chứng, logic và đầy tính thuyết phục sau đây của các tác giả sẽ giúp chúng ta nhìn vấn đề toàn diện hơn và có cách lựa chọn hợp lý nhất cho chính mình. Hy vọng cuốn tài liệu này mang đến cho độc giả một cái nhìn tươi mới, để giúp có một sức khoẻ tốt hơn. Đỗ Thị Bình Đôi lời với độc giả Quyển sách này được ông Chu Diễn - một cán bộ quân đội về hưu nhận dịch cho tôi từ lâu… may sao tới ngày nhân duyên đầy đủ, chị Đỗ Thị Bình, nguyên là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Giáo dục nhận hiệu đính, được chị cộng tác làm những quyển sách về Thực dưỡng, tôi rất an tâm cho ngành Thực dưỡng nước nhà. Về phần hiệu đính quyển sách này, có làm việc với chị tôi mới nhận ra quyển sách hầu như đã được làm mới hoàn toàn, song chúng tôi vẫn để y nguyên tên người dịch cũ và ghi công lớn với chị Bình -là một dịch giả có tên tuổi và là người hiệu đính rất tận tâm, rất giỏi và có trách nhiệm, đã làm cho những gì khó khăn trở thành dễ hiểu với người đọc. Phần đầu quyển sách là 3 bài dịch từ các tác giả nước ngoài: Geoger Ohsawa, Neven Henaff, Jacques de Langre. Phần sau từ phần thứ 8 trở đi là phần tôi biên soạn và tổng hợp từ các sách khác của Thực dưỡng và các tác giả nước ngoài khác mà tôi đã được dịch và đọc từ trước đó, kèm thêm một số nhận định cá nhân nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn bao quát toàn cục vấn đề mà chúng ta đang bàn tới, để thêm phần sáng tỏ bức tranh sức khoẻ toàn cầu đang ở mức độ báo động như thế nào, hòng nhắc nhau thức tâm cùng vui sống… Kính cẩn Ngọc Trâm -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Những sự thật khác
đã bị các bác sĩ hiện đại bỏ qua Trong hoàn cảnh sống thông thường, người Eskimos (những người rất dương bởi vì họ sinh sống ở phương Bắc và ăn rất nhiều thịt) không ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin C như chanh, cam, nho, xúp lơ, củ cải, dưa chuột, ớt ngọt, khoai tây hoặc dứa. Mặc dầu vậy, không phát hiện được trường hợp nào mắc căn bệnh scobut trong số họ. Đối với trường hợp này, câu trả lời của các bác sĩ có phần hơi nóng vội: "Người Eskimos ăn cá và thịt tươi chứa đủ lượng Vitamin C giúp họ tránh được bệnh scobut". Nếu câu trả lời này là đúng, thì có lẽ những người Eskimos chỉ có một lượng Vitamin rất nhỏ trong cơ thể của họ. Tuy nhiên, lại không phải như vậy. Trong tất cả những người được nghiên cứu, người Eskimos lại thuộc nhóm những người mà trong máu chứa một lượng Vitamin C lớn nhất. Việc công bố thực tế được minh chứng rõ ràng này luôn tạo ra một phản ứng rất mạnh mẽ ồn ào trong giới y học, vượt quá giới hạn của phép lịch sự thông thường và thường dẫn đến sự ra đi đột ngột của những nhóm quan tâm đến vấn đề này. Điều đáng lưu ý ở đây là một số người nào đó tự sản xuất ra Vitamin C và nguyên nhân gây ra căn bệnh scobut không phải là thiếu Vitamin C trong thực phẩm, không khác mấy với trường hợp thiếu insulin tiêm không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Chúng ta hoàn toàn không ngạc nhiên về những điều này. Người ta cho rằng những người Eskimos rất dương là những người rất thích hợp với việc sản xuất ra Vitamin C rất âm. Hơn nữa, vì chế độ ăn của họ (không có các loại rau và quả tươi) không cung cấp cho họ một lượng Vitamin C dồi dào ổn định, nên các cơ quan nội tạng của họ bèn tìm cách tự sản xuất Vitamin C từ bên trong. Về thực chất, việc nghiện ăn hoa quả trong tất cả các mùa và đặc biệt là các hoa quả rất âm của vùng nhiệt đới "nhằm tránh căn bệnh scobut" là một trong những nguyên nhân có tính cơ bản nếu không muốn nói là nguyên nhân chủ yếu của khuynh hướng phát sinh bệnh scobut. Dưới ánh sáng của những điều này, chúng ta có thể nói gì về chế độ ăn Thực dưỡng? Mặc dù nhiều người thực hiện chế độ Thực dưỡng đã sống nhiều tháng bằng một chế độ ăn bao gồm các thực phẩm nấu chín không chứa Vitamin C, song trong số họ không có trường hợp nào mắc căn bệnh scobut. Chẳng có gì phải ngạc nhiên, bởi vì hiệu quả tác động của chế độ ăn của họ là nhằm làm họ dương hơn và do đó có nhiều khả năng sản sinh Vitamin C (âm) hơn. Vì chế độ ăn của họ không có thứ Vitamin này nên rất có khả năng tuyến thượng thận của họ sẽ sản xuất những gì mà nhu cầu đòi hỏi trong cơ thể họ lớn hơn. Với ý nghĩa này, sự giống nhau giữa những người mắc căn bệnh scobut và căn bệnh tiểu đường vì vậy càng rõ ràng hơn bao giờ hết. Một đồng xu luôn luôn có hai mặt của nó. "Bề mặt càng rộng, bề lưng càng lớn". (Georges Ohsawa). Không nên cho Vitamin C (vị a-xít của nó y hệt như dấm) là hoàn toàn Xấu theo ý nghĩa nhị nguyên, bởi vì nó cũng là nguyên nhân tạo ra nhiều điều Tốt. (Nguyên lý Vô song dạy rằng cái Xấu không phải là gì khác mà chính là cái Tốt khi được nhìn từ một khía cạnh khác). Vitamin C, có tính rất âm và được tổ tiên của chúng ta ở vùng nhiệt đới, sống trên cây và ăn hoa quả, tiêu thụ với một số lượng rất lớn, có thể là nếu không muốn nói có khả năng là nguyên nhân của một trong nhiều các hiện tượng âm tính sau đây: a. Cột sống trở nên thẳng đứng từ vị trí chiều ngang (dương) đến vị trí chiều thẳng đứng (âm), và ta quan sát thấy ít nhiều ở tất cả các loài có khả năng phát sinh bệnh scobut. (Cột sống thẳng đứng có thể nhận biết đầu tiên ở tư thế ngồi). b. Việc phát triển đồng thời xu hướng sử dụng các chi để cầm nắm đồ vật ở các loài linh trưởng, sóc, chuột lang và các loài chuột v.v... c. Việc phát triển xu hướng tiến tới cuộc sống bầy đàn (âm) rất rõ rệt ở loài khỉ, con người và các loài gặm nhấm như chuột, hải ly, v.v... d. Sự phát triển đáng kể về những xu hướng trí tuệ (âm) trong các loài động vật kể trên. Tuy nhiên, chỉ đến khi loài vượn người rời khỏi những khu vực nhiệt đới quê hương chúng và từ bỏ chế độ ăn hoa quả thì chúng mới trở thành cái mà chúng ta gọi là loài người. Khí hậu lạnh hơn, ở độ cao hơn so với mực nước biển, và một chế độ ăn nhiều thịt hơn kết hợp lại với nhau, đã mang lại bản chất dương cần thiết làm cho loài Homo sapiens (người Khôn ngoan) thoát khỏi quần thể vượn người và biến quần thể này từ nguyên gốc là loài động vật bốn chân phát triển thành động vật hai chân. Đồng thời, khả năng tự sản ra Vitamin C từ bên trong trở thành khả năng quan trọng sống còn đối với con người, cũng giống như việc hấp thụ vitamin C trước kia ở tổ tiên của họ. Để phù hợp với quá trình dương hoá, điều này có thể hiểu được. Về cơ bản mà nói, chính chế độ ăn ngũ cốc chiếm ưu thế đã làm xuất hiện cái mà chúng ta gọi là Người Khôn ngoan (Homo sapiens). Nghiên cứu về thói quen sử dụng các loại thức ăn của thời kỳ hiện đại này, người ta hết sức ngờ vực rằng con người Homo sapiens rồi đây sẽ sản sinh ra một đấng siêu nhân, mặc dù nhiều nhà tiên tri từ Đức chúa Giêsu đến triết gia Nietzsche đã công bố và ít nhiều cũng đã mô tả sự ra đời Con trai của Loài người. Trong khi chờ đợi điều này, chúng ta nên nhận thức rằng phương thuốc thực sự cứu chữa tất cả các triệu chứng của tình trạng quá thừa âm đè nặng lên chúng ta do cuộc sống hiện đại tạo ra, dù là bệnh scobut, tiểu đường, béo phì, ung thư, đau tim, đột quỵ hay là các ca tâm thần, đều đã được tìm ra ở phương pháp Thực dưỡng - một chế độ ăn bao gồm việc tránh những loại thức ăn có tính rất âm (Vitamin C, chẳng hạn) trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Đôi điều về tác giả của bài viết này Neven Henaff là môn đồ người châu Âu đầu tiên của Georges Ohsawa. Ông gặp Ohsawa trong chuyến hành trình đầu tiên đến Pháp của Ohsawa cách đây khoảng 40 năm, khi ông còn là một sinh viên. Ông theo học cùng Ohsawa trong thời gian này và được giới thiệu về Nguyên lý Vô song. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, hai ông gặp lại nhau tại Ailen nơi Henaff đang sống lưu vong. Chính vào lúc đó Henaff, người đã trở thành nhà khoa học hoá học, đã quyết định hỗ trợ nhà triết học - khoa học phương Đông này bằng việc làm sáng tỏ phương pháp biện chứng của ông trong lĩnh vực khoa học. Cùng với Ohsawa trở lại Nhật Bản, Henaff tiếp tục các công trình nghiên cứu của mình mà trọng tâm là sự chuyển hoá nguyên tử. “Vitamin C” là một đóng góp đầu tiên của Henaff liên quan đến phương pháp tư duy theo nguyên tắc âm-dương trong việc điều tra nghiên cứu và lý luận khoa học. Mặc dầu có thông tin nói rằng ông đang làm việc cho một hãng sản xuất thuốc nổ, song không ai rõ hiện ông đang ở đâu. Hy vọng rằng ông vẫn khoẻ mạnh và trong tương lai sẽ tiếp tục khám phá thế giới khoa học qua “lăng kính thần kỳ” của Nguyên lý Vô song. Hoa quả Theo Georges Ohsawa Cả các thầy thuốc lẫn những người dân bình thường đôi khi vẫn chất vấn tôi: 1."Tại sao hoa quả lại không tốt?" Tôi chưa bao giờ ngụ ý như vậy. Tôi nhất định đồng ý rằng hoa quả rất ngon và không nên chối bỏ chúng. 2. "Tại sao chúng ta không thể ăn hoa quả?" Tôi chưa bao giờ nói là chúng ta không thể. Tôi chỉ phát biểu rằng "Không nên ăn các loại hoa quả nào đó ở một thời điểm nào đó". Vì mục tiêu đầu tiên của Triết học phương Đông là chuyển hóa một người ốm yếu bệnh tật thành một người tự do, người mà, cùng với nhiều điều khác, có thể ăn và uống bất cứ những gì mình thích, theo ý muốn của chính anh ta, vấn đề sẽ lại trở nên mâu thuẫn với tôi nếu tôi bảo cấm sử dụng bất cứ một loại thực phẩm nào. 3. Rồi thì một số người chất vấn tôi lại nói: "Ngay từ lúc đầu, mọi thứ được tạo ra cho con người: con người có quyền hưởng thụ tất cả". Tôi buộc phải trả lời rằng thứ logic nêu trên là hoàn toàn chỉ lấy mình làm trung tâm, độc đoán, và còn có đôi chút hoang tưởng nữa. Thậm chí ngay đến cả người thừa kế gia tài của một triệu phú cũng không có quyền phung phí tất cả những tài sản mà anh ta được thừa hưởng hoặc tự làm hại mình bằng tài sản đó. Nhưng chính vì tiện cho việc thảo luận, cứ cho rằng tất cả đều được tạo ra và chỉ giành riêng cho con người. Phải chăng tất cả mọi thứ đều có thể được chấp nhận - dễ chịu và khó chịu - với cùng một thái độ háo hức như nhau không hề phân biệt? Liệu nhân loại có thể ôm ấp trong lòng với vẻ biết ơn những điều xấu xa - các loại vi-rút, vi khuẩn, những kẻ giết người bọn trộm cắp – giống như những điều tốt đẹp được? Nhưng trước hết phải biết được cái gì là chứng cứ khiến chúng ta tin rằng tất cả là giành cho chúng ta? 4. "Thánh Paul nói rằng tất cả những gì mà Chúa trời tạo ra cho loài người đều tốt và rằng không có loại thực phẩm nào kiêng kỵ." Điều này hoàn toàn đúng. Song, loại hoa quả nào được cho là tạo ra chỉ giành cho con người? Có phải thực sự các loại hoa quả được tạo ra cho con người không? Ai có thể chứng minh điều này? Liệu có hay không có loại động vật nào khác cũng có quyền được ăn một số loại hoa quả này? Chẳng phải tất cả các loại hoa quả chúng ta ăn ngày nay đều do những con người sản xuất ra để kiếm tiền hay sao? Hàng năm mỗi người được phân phối bao nhiêu quả táo, nếu chúng ta tuân thủ đúng luật bình đẳng? Nên nhớ rằng chỉ có 4% số nho được thu hoạch hàng năm tại Pháp, ở California còn ít hơn thế, được sử dụng theo đúng cách người ta vẫn làm, đó là ăn hoa quả, số còn lại dùng để sản xuất rượu vang. Rồi thì tất cả những gì chúng ta phải làm là tiêu thụ toàn bộ trong một mùa vụ và rồi số trẻ em đẻ non và mắc Hội chứng Đao (Down) nhiều hơn 25 lần, chưa nói đến 25 lần nhiều hơn những đứa trẻ sinh ra là nạn nhân của căn bệnh bại liệt. Song chớ vội tin tôi, các bạn hãy tự mình xem xét.. Tôi thực sự ngạc nhiên về đánh giá thấp kém, ích kỷ, độc đoán và ấu trĩ của những người sính ăn hoa quả và những kẻ bắt chước họ một cách mù quáng. Tại sao một nhận thức u mê như vậy vẫn tồn tại?... Nó xuất phát từ đâu? Việc phát hiện ra hoa quả có giá trị chữa bệnh đối với cơ thể của một người ăn thịt là một điều rất đáng khâm phục. Thiên tài của bác sĩ Carton đã cống hiến những điều mà chúng ta phải hàm ơn. Nhưng đồng thời chúng ta phải phát triển và hoàn thiện lý thuyết của ông thay vì cứ mãi là những kẻ bắt chước mù quáng. Chúng ta có trách nhiệm phải chứng minh giá trị của phát hiện của ông. Tôi không thể hiểu nổi kiểu bắt chước mù quáng - theo đuôi và phụ họa theo đánh giá của những người khác. Các bác sĩ mà giống như những cái máy hát và các bệnh nhân cũng giống máy hát! Sao lại có nhiều người như thế nhỉ? Bởi vì các trường đại học y có chất lượng rất thấp. Người ta có thể thi vào trường ở tuổi 30 sau khi đã thi trượt suốt 10 hay 12 năm liên tục. Có câu nói đùa rằng sinh viên y khoa là những người đã bị những lĩnh vực khoa học khác đào thải thông qua chọn lọc tự nhiên. Tôi muốn tin rằng lỗi chính là ở chương trình giảng dạy (curriculum) và triết lý của y học hiện đại. Ấy thế mà đâu đây vẫn có sự đánh giá thiếu công bằng và không thể tưởng tượng nổi xuất phát từ câu hỏi: "Tại sao hoa quả lại tốt?" “Bởi vì đánh giá dựa trên các giác quan đã nói với chúng ta như vậy... chúng có vị ngon". Tiếp đến chỉ là sự chứng minh cho việc sử dụng chúng theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa. Dường như chẳng có minh chứng nào khác, chắc chắn là không có một minh chứng khoa học tự nhiên nào. "Song có rất nhiều loại động vật sống bằng hoa quả và có sức khoẻ tốt". Liệu bạn có thật sự thoả mãn khi ăn những gì các loài khỉ ăn và giữ được mức độ phát triển như chúng? "Nhưng hoa quả được tạo ra cho con người... bạn có thể ăn sống chúng…". Vậy thì, tại sao con người lại phát minh ra lửa? Liệu bạn có thể xoá sạch hết mọi thứ nói lên sự khác biệt giữa cuộc sống văn minh của loài người với cuộc sống hoang dã trong rừng rậm của các loài động vật và các thổ dân? "Nhưng Vitamin C rất quan trọng đối với con người!" Vậy thì axít ascorbic là gì? Có phải bạn không nhận ra rằng nhiều căn bệnh là đặc trưng phổ biến đối với những người ăn nhiều hoa quả và rau sống? Mà đau tim, hen xuyễn, đục thuỷ tinh thể và các dạng dị ứng chỉ là một số ít trong các chứng bệnh này. Thật là thô thiển biết bao… những đánh giá dựa trên mức độ cảm giác (thứ cấp), thái độ mãn nguyện về vị giác trộn lẫn với óc mê tín dị đoan! Kiểu đánh giá này ở những người được cho là văn minh khiến tôi phát hoảng! Hoa quả có thể cần cho những người có thể chất rất dương nhằm trung hòa phần tồn dư có hại của một khẩu phần ăn toàn thịt đã được sử dụng liên tục trong rất nhiều năm. Trong những trường hợp như vậy chúng hoàn toàn có ích. Tuy nhiên, không nên dùng hoa quả đối với những người có thể tạng rất âm do kết quả của: 1. Chế độ ăn quá âm - ăn chay bằng rau tươi quá nhiều, chỉ ăn hoa quả, ăn quá nhiều đường. 2. Dùng thuốc kéo dài với những hóa chất chứa sản phẩm phụ là kim loại, axít ascorbic (vitamin C), các loại vitamin B1, B2, B6, B12, các loại thuốc có chứa nicotin (nicotinsauremid), v.v… Bằng chứng về ảnh hưởng gây trì trệ (âm) của hoa quả đầy rẫy khắp nơi quanh chúng ta, chẳng hạn như: Cho một đứa trẻ không mắc tật đái dầm ăn hoa quả, thì nó sẽ mắc tật này ngay tối hôm đó. Người phụ nữ có thai mà ăn hoa quả (đặc biệt là quả vả) trong vài ngày, sẽ đẻ non và đứa trẻ sẽ không sống được lâu... Người nữ ăn hoa quả hàng ngày sẽ trở nên vô sinh... 90% những người bị rụng tóc quá nhiều đều là những người thích ăn hoa quả. Những người không thường xuyên ăn hoa quả có thể thử ăn một quả lê hoặc đào để tự chứng minh rằng số lượng tóc của họ mắc vào lượng sẽ nhiều gấp 10 lần so với bình thường khi chải đầu ngay vào sáng hôm sau... Những người thường xuyên ăn hoa quả không còn ham muốn tình dục. Những người ít nhiều có thể tạng âm do bẩm sinh hoặc do kết quả của việc ăn nhiều hoa quả sẽ vĩnh viễn không còn khả năng tình dục. Họ ngày càng thiên về tâm linh hơn và coi tình dục là thứ đáng ghét và ghê tởm... Một cộng đồng hoặc một vùng dân cư chuyên ăn hoa quả thì dân số bị giảm dần dần. Điều này thấy rất rõ nếu chúng ta nghiên cứu bản đồ nhân khẩu học. Số lượng những người mắc chứng bệnh bại liệt và bệnh Đao (Down – mongoloids) tỷ lệ thuận với số cây ăn trái trong khu vực, với sản lượng của chúng và với toàn bộ khối lượng hoa quả tiêu thụ hoặc nhập khẩu. Còn hơn cả sự trùng hợp ngẫu nhiên, đó là dịch bệnh bại liệt và mùa hoa quả thường xảy ra cùng một lúc. Tại Mỹ nơi mà căn bệnh bại liệt có qui mô của một bệnh dịch, vi-rút bại liệt bị xua đuổi bằng vacxin uống… nhưng thực ra căn bệnh này đã được những người bán rong hoa quả vô tình phát tán trên đường phố. Loài khỉ và khỉ đột (gorila) ăn hoa quả, thực ra trông cũng giống như loài Homo Sapiens bị bệnh Đao. Các nạn nhân của căn bệnh ung thư hầu hết là những người thích đồ ngọt và ăn quá nhiều hoa quả... Cuối cùng, hoa quả không giàu calori. Theo quan điểm kinh tế hay nông nghiệp mà nói, việc sản xuất hoa quả là một điều lãng phí. Nếu tất cả các vườn nho của California và của Pháp được chuyển sang sản xuất ngũ cốc, thì hàng triệu tấn thu hoạch mỗi năm có thể khiến cho việc nhập khẩu trở nên hoàn toàn không cần thiết nữa. Tôi xin đề nghị các bạn hãy kiểm tra lại lý thuyết của tôi bằng cách thí nghiệm ngay trên bản thân mình hoặc bằng cách cho một số người ăn một hoặc hai miếng hoa quả nào đó (xấp xỉ 1 hoặc 2 lạng) mỗi ngày trong một thời gian dài. Các bạn sẽ thấy cái khuynh hướng dẫn tới căn bệnh tăng huyết áp và tim mạch trong một thời gian ngắn là không thể phủ nhận. Nghiên cứu chi tiết hơn những thông tin thu thập được về việc trồng cây ăn quả, các khu vực trồng cây ăn quả ngày một tăng và mức sản lượng hoa quả tăng hàng năm, và trên hết là những người cổ xuý đầu tiên cho chế độ ăn toàn hoa quả, cũng là điều rất thú vị. Rồi đây chúng ta phải tìm hiểu xem liệu toàn bộ việc thực hành này có đem lại lợi ích căn bản nào không; chứ không chỉ đơn thuần là kết quả mang tính tạm bợ nhất thời. Ghi chú: * Chú thích của Ban Biên tập: Cần lưu ý rằng những người ăn thịt trong suốt thời gian dài nhiều năm có thể không cảm thấy kết quả ngay lập tức. Tuy nhiên sau 4 hoặc 5 năm sử dụng chế độ ăn không có thịt (đặc biệt là chế độ ăn toàn hoa quả), cơ thể sẽ không còn tồn dư một lượng lớn kim loại natri (có trong thịt) và cấu tạo thể chất không còn từ protein động vật nữa. Vào lúc này, tác động của hoa quả trong chế độ ăn hoàn toàn có thể nhận biết được. Tuy nhiên điều quan trọng đối với người theo chế độ ăn Thực dưỡng (đặc biệt là phụ nữ mang thai và đang cho con bú) là phải tuân thủ những chỉ dẫn của giáo sư Ohsawa ngay từ đầu để giữ gìn sức khoẻ. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 01:49 AM |