IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Ăn nhiều hoa quả có nguy hiểm không?, Ăn đường có nguy hại không?
Diệu Minh
bài Aug 2 2008, 09:31 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,141
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chị Đỗ Thị Bình hiệu đính tiếng Anh quyển sách này...
Đã có giấy phép và tôi đã đặt làm bìa...
Sau đây là những phần chị vừa cùng tôi làm xong (chị hiệu đính và đọc cho tôi gõ vi tính lại):

Bài viết của những người có tên sau đây:

George Ohsawa
Neven Henaff
Jacques de Langre


Chuyển ngữ: Chu Diễn
Hiệu đính tiếng Anh: Đỗ Thị Bình
Biên soạn: Ngọc Trâm


Ăn nhiều hoa quả
có nguy hiểm không?


…Nhưng tôi vẫn còn thích ăn hoa quả?

Ăn đường
có nguy hại không?


Tủ sách Ohsawa
Sách dày gần 50 trang.

Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin sẽ in trong một ngày gần đây, chúng tôi (nhóm bạn Thực dưỡng Hà Nội) đang thực hiện cho việc ra đời của quyển sách này...



Mục lục


Phần I: Ăn hoa quả có nguy hại không?

Lời giới thiệu 5
1. Vitamin C - 8
2. Sự thật khác bị lãng quên bởi các bác sĩ hiện đại 16
3. Hoa trái 21
4. Ảnh hưởng của hoa quả đối với sự phát triển của con người 28
5. Hoa quả và trẻ em 30
6. Hoa qua có phải dùng để làm giải khát không ? 32
7. Ảnh hưởng của việc ăn hoa quả đối với tính cách và số phận của mỗi người. 33
8. Ăn hoa quả thế nào cho hợp lý? 34
Phần II: Ăn đường có nguy hại không?
1. Tại sao không nên ăn đường? 35
2. Âm và dương đối với hệ thần kinh. 36
3. Đường trắng - chất độc trắng. 38
4. Sự cân bằng giữa đường và a xít kiềm 41

Phần III: Giải pháp Tekka
Cao thực vật - gia vị vạn năng 43





Lời giới thiệu
Chúng ta thường được nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt, rất có lợi cho sức khoẻ… Song cũng có những quan điểm khác về vấn đề này.
Những lập luận rất biện chứng, logic và đầy tính thuyết phục sau đây của các tác giả sẽ giúp chúng ta nhìn vấn đề toàn diện hơn và có cách lựa chọn hợp lý nhất cho chính mình.
Hy vọng cuốn tài liệu này mang đến cho độc giả một cái nhìn tươi mới, để giúp có một sức khoẻ tốt hơn.
Đỗ Thị Bình

Đôi lời với độc giả

Quyển sách này được ông Chu Diễn - một cán bộ quân đội về hưu nhận dịch cho tôi từ lâu… may sao tới ngày nhân duyên đầy đủ, chị Đỗ Thị Bình, nguyên là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Giáo dục nhận hiệu đính, được chị cộng tác làm những quyển sách về Thực dưỡng, tôi rất an tâm cho ngành Thực dưỡng nước nhà. Về phần hiệu đính quyển sách này, có làm việc với chị tôi mới nhận ra quyển sách hầu như đã được làm mới hoàn toàn, song chúng tôi vẫn để y nguyên tên người dịch cũ và ghi công lớn với chị Bình -là một dịch giả có tên tuổi và là người hiệu đính rất tận tâm, rất giỏi và có trách nhiệm, đã làm cho những gì khó khăn trở thành dễ hiểu với người đọc.
Phần đầu quyển sách là 3 bài dịch từ các tác giả nước ngoài: Geoger Ohsawa, Neven Henaff, Jacques de Langre.
Phần sau từ phần thứ 8 trở đi là phần tôi biên soạn và tổng hợp từ các sách khác của Thực dưỡng và các tác giả nước ngoài khác mà tôi đã được dịch và đọc từ trước đó, kèm thêm một số nhận định cá nhân nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn bao quát toàn cục vấn đề mà chúng ta đang bàn tới, để thêm phần sáng tỏ bức tranh sức khoẻ toàn cầu đang ở mức độ báo động như thế nào, hòng nhắc nhau thức tâm cùng vui sống…
Kính cẩn
Ngọc Trâm





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Diệu Minh
bài Aug 11 2010, 08:56 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,141
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Ảnh hưởng của hoa quả đối với sự phát triển con người

Theo Jacque de Langre

Nếu như mục tiêu của chế độ ăn Thực Dưỡng là để có được một sức khoẻ hoàn hảo và duy trì một thế cân bằng chứ không phải mải miết chạy qua chạy lại giữa các điểm cực đoan Âm Dương, trong khi vẫn tiêu thụ các loại hoa quả (được xác định là rất âm) thì một mình gạo lứt không thể tái lập được trạng thái cân bằng đó, bởi tự nó đã ở trạng thái cân bằng.
Vẫn còn có ba cách lựa chọn khác: Thịt, trứng hoặc muối: Thịt mang quá nhiều chất độc (toxins) vào trong các cơ quan, đến mức nếu ta có ý định dùng nó để đưa cơ thể trở lại thế cân bằng thì lại có quá nhiều nguy cơ phá vỡ cân bằng do cơ thể bị ô nhiễm từ bên trong.
Trứng nấu chín có vẻ là giải pháp tốt hơn cho việc lấy lại quân bình, trứng chứa một lượng Natri khá lớn (xem bảng sau) mà, trong trường hợp này, phải được xem như một liệu pháp chữa bệnh chứ không phải là loại thức ăn dùng hàng ngày bởi chúng cũng chứa một dạng chất độc rất khó loại bỏ, đó là chất purines.
Muối là một chất cực dương nhưng cũng chứa đựng nguy hiểm:
1) Tác động dương hoá quá nhanh và đôi khi gây sốc cho các cơ quan trong cơ thể. 2) Cảm giác khát nước do muối gây ra thường làm cho người ta quay trở lại hấp thụ các đồ ăn uống âm tính. Do vậy giải pháp này chỉ có giá trị nếu dùng muối sạch và chưa tinh chế, vì ở dạng này, yếu tố này (muối) ít tạo ra cảm giác khát nước nhất và được sử dụng một cách thận trọng và là cách tốt nhất để giúp quân bình cho hoa quả.
Thật là thú vị vì tất cả các loại quả sẽ trở nên tốt lành hơn (ngon hơn) khi rắc muối lên và để cho muối tan chảy thấm vào lớp thịt quả, hoặc tốt hơn là ăn hoa quả được nấu chín với một ít muối. Do bản chất carbohydrate phức hợp của hoa quả, khi thêm vào một ít muối, ngoài việc tăng thêm độ ngon ngọt và mùi vị hấp dẫn, muối còn làm cho hoa quả dễ tiêu hoá hơn.
Trong liệu trình chữa bệnh cho người nào đó, ăn hoa quả dưới bất kỳ hình thức nào đều gây tác hại lớn, vì tác dụng âm tính của hoa quả thâm nhập ngay vào nhân tế bào đang trong quá trình chuyển hoá và vì vậy sẽ rất dễ có nguy cơ tổn thương. Hệ thống cơ thể phải chịu đựng thêm hai vấn đề nảy sinh: người ta không chỉ phải tìm cách ngăn chặn sự suy thoái do bản thân hoa quả gây ra mà còn phải ngăn chặn tình trạng thoái hoá của tế bào nữa.

Hoa quả và trẻ em

Trẻ đang bú sữa mẹ (nhũ nhi) sau cai sữa cần một lượng nhỏ thức ăn âm tính chất lượng tốt để bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Một vài ngụm nước ép từ quả táo nấu chín, hoặc mấy mẩu táo bỏ lò là đủ đáp ứng cho nhu cầu đó. Các bậc cha mẹ áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng theo chế độ ăn uống Thực dưỡng cho con cái họ thường gặp rất ít khó khăn cho đến khi bọn trẻ đến tuổi đến trường. Ở đó lần đầu tiên trẻ được thầy cô giáo hoặc bạn học cho nếm thử đường. Cho rằng hoa quả ít âm hơn đường, người ta dự định thay hoa quả trong các bữa ăn trưa của trẻ em để bù lại sự hấp dẫn của kẹo và các loại đồ ngọt không mong muốn khác. Đối với trẻ đang lớn, cấu trúc của tế bào đang trong quá trình hình thành, cũng giống như ở thời kỳ hồi phục sau khi trận ốm, một lượng âm quá lớn, cho dù dưới dạng hoa quả cũng dễ xâm nhập vào nhân của tế bào và gây ra sự bệnh tật. Để chứng minh tính cực âm của hoa quả, hãy quan sát xem chỉ một chút hoa quả tươi trong chế độ ăn sẽ gây ra ngay hiện tượng đi tiểu tiện không thể kiềm chế được.
Các loại thực phẩm được chọn cho trẻ em phải tính xem có vi phạm chế độ ăn đã hình thành ở trẻ bên trong hay ngoài nhà không (và hoàn toàn không phải là sự đánh lừa), cũng như các yếu tố di truyền, khí hậu theo mùa và tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ. Vấn đề sau cần được xem xét một cách nghiêm túc: có những thời kỳ một đứa trẻ thiếu hẳn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của những thức ăn âm: mệt mỏi, sức ép ở nhà hoặc ở trường, hoặc chỉ là một sự mệt mỏi bề ngoài.
Mặc dù một đứa bé về cơ bản là dương, xong hoa quả có xu hướng sớm làm hao mòn trữ lượng dương quý báu này. Sự trương nở của cơ thể do việc ăn hoa quả gây nên có thể rất dễ dàng quan sát thấy ở đứa trẻ, không chỉ ở hình dạng của bộ mặt nói chung mà còn ở cái bụng to tướng nữa (bụng ỏng). Tương lai hài hoà về mặt sinh học của người thanh niên bị đe doạ khi sự sưng phồng kinh niên này bắt đầu ảnh hưởng đến các tế bào.










Hoa quả có dập tắt được cơn khát không ?
Mùa hè gây nên sự thèm muốn các loại thức ăn hoặc đồ uống giải khát. Mặc dù hoa quả và các loại nước ép từ hoa quả dường như có khả năng làm mát cơ thể, song đúng hơn đây chỉ là một ảo giác thoáng qua. Thành phần Kali trong hoa quả rất cao:
Hãy quan sát số liệu dưới đây với 100g hoa quả
(đơn vị tính bằng centigrams) :
K Na
Mơ 440 0,6
Chuối 220 3,0
Anh đào 260 2,0
Quả dâu tây 145 2,0
………………………………………………………………
... và được so sánh với:
Trứng 130 122
Tương đậu nành 497 8367
Tương Miso 545 2600
................................................................................
............
Kiều mạch 235 0,61
Gạo lứt 230 46
Gạo trắng 280 20
Lúa mì lứt 310 17
Bánh làm bằng men khô 2000 52
Bánh mì ủ men 930 60 với 6,2 pH
Bánh làm bằng lúa mì lứt cho
lên men tự nhiên 210 89 với 4,8 pH
Sữa mẹ 338 92
Khoai tây 604 31
Như chúng ta thấy trong bản thống kê trên, hàm lượng Kali có liên quan trực tiếp đến nhân tố âm của hoa quả, nhưng kali cũng rất dồi dào và với tỉ lệ cân bằng tốt hơn trong các loại ngũ cốc mà khi được chuyển hoá có tác dụng giải khát lâu bền hơn. (Xem những thí nghiệm của Kervran: "Sự chuyển hoá sinh học của bánh mì mới" và "Muối biển và cuộc sống của bạn" của cùng một tác giả ).
Ngũ cốc chứa các loại Vitamin và khoáng chất ở mức độ cân bằng hợp lý, ngược lại trong khi đó trong hoa quả và các loại rau sống lại quá thừa, gây ra nguy cơ bị khoáng hoá quá độ, do vậy lời khuyên sáng suốt đối với trẻ em cũng như người lớn muốn duy trì sự cân bằng hài hoà này, đó là tốt hơn hết đừng nên ăn hoa quả.













Ảnh hưởng của chế độ ăn hoa quả
lên tính cách và số phận của con người

Việc loại trừ lượng kali quá thừa khỏi cơ thể sẽ làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể, mà hiện tượng già trước tuổi là một biểu hiện liên quan tới khả năng giảm thiểu quá trình ô-xy hoá. Hoa quả ảnh hưởng tới máu và thể hiện hiện tượng ô- xy hoá rõ rệt tới toàn thể hệ thống.
Đối với phụ nữ, việc tiếp thụ các loại hoa quả ngay từ khi còn ít tuổi sẽ gây ra hiện tượng biến dạng tử cung và kinh nguyệt bắt đầu không đều ngay từ tuổi vị thành niên. Với khả năng chịu lạnh rất kém và hay ớn lạnh, những phụ nữ vô sinh, trong hầu hết các trường hợp, là những người nghiện hoa quả, nhưng nếu loại bỏ hoa quả khỏi chế độ ăn của họ sẽ khôi phục lại chức năng và nhiệt lượng cho họ.
Sự sợ hãi, ngờ vực, ghen tỵ, mất trí nhớ và sự do dự, nói lắp và quá thận trọng là những nét nổi bật nhất trong tính cách của những người ăn hoa quả; trẻ em nghiện hoa quả sẽ phát sinh những chứng bệnh về tim khi tuổi đời còn rất nhỏ và dễ chết non do những rối loạn tim mạch. Người ta còn ghi nhận những trường hợp dù được tiêm chủng vắc-xin rộng rãi, bản đồ phổ biến dịch bệnh bại liệt lại trùng hợp với những khu vực mà người ta tiêu thụ hoa quả ở mức độ cao nhất.


Ăn hoa quả thế nào là hợp lý?

Tiên sinh Ohsawa có nói về cách thức ăn uống như sau: nếu xứ sở của bạn có 1000 người và chỉ sản suất được 1000 quả táo. Vậy nếu bạn ăn 2 quả thì chắc chắn sẽ có một người không được ăn, như vậy là vi phạm luật công bằng của vũ trụ. Chúng ta có thể suy từ điều này ra để áp dụng linh hoạt, vì dưới gầm trời này bạn vi phạm luật của vũ trụ - tạo hoá thì bạn sẽ là người nhận lãnh hậu quả của nó chứ không có ai khác lãnh dùm cho mình, bởi vì nhân nào quả nấy. Chúng ta sống để hiểu ra một điều rằng còn có rất nhiều người đói khát trên thế giới này và phải giảm thói tham ăn đi thì sự tiến hoá về tâm linh, đạo đức mới tăng trưởng được.
Sau đây là bảng phân định sử dụng thức ăn theo một chế độ khá quân bình và hoàn hảo để bạn linh hoạt sử dụng cho thích hợp: Bạn hãy tìm tiếp trong quyển “A xít và kiềm” - Cẩm nang Thực dưỡng.








--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 01:54 AM