![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Chị Đỗ Thị Bình hiệu đính tiếng Anh quyển sách này...
Đã có giấy phép và tôi đã đặt làm bìa... Sau đây là những phần chị vừa cùng tôi làm xong (chị hiệu đính và đọc cho tôi gõ vi tính lại): Bài viết của những người có tên sau đây: George Ohsawa Neven Henaff Jacques de Langre Chuyển ngữ: Chu Diễn Hiệu đính tiếng Anh: Đỗ Thị Bình Biên soạn: Ngọc Trâm Ăn nhiều hoa quả có nguy hiểm không? …Nhưng tôi vẫn còn thích ăn hoa quả? Ăn đường có nguy hại không? Tủ sách Ohsawa Sách dày gần 50 trang. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin sẽ in trong một ngày gần đây, chúng tôi (nhóm bạn Thực dưỡng Hà Nội) đang thực hiện cho việc ra đời của quyển sách này... Mục lục Phần I: Ăn hoa quả có nguy hại không? Lời giới thiệu 5 1. Vitamin C - 8 2. Sự thật khác bị lãng quên bởi các bác sĩ hiện đại 16 3. Hoa trái 21 4. Ảnh hưởng của hoa quả đối với sự phát triển của con người 28 5. Hoa quả và trẻ em 30 6. Hoa qua có phải dùng để làm giải khát không ? 32 7. Ảnh hưởng của việc ăn hoa quả đối với tính cách và số phận của mỗi người. 33 8. Ăn hoa quả thế nào cho hợp lý? 34 Phần II: Ăn đường có nguy hại không? 1. Tại sao không nên ăn đường? 35 2. Âm và dương đối với hệ thần kinh. 36 3. Đường trắng - chất độc trắng. 38 4. Sự cân bằng giữa đường và a xít kiềm 41 Phần III: Giải pháp Tekka Cao thực vật - gia vị vạn năng 43 Lời giới thiệu Chúng ta thường được nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt, rất có lợi cho sức khoẻ… Song cũng có những quan điểm khác về vấn đề này. Những lập luận rất biện chứng, logic và đầy tính thuyết phục sau đây của các tác giả sẽ giúp chúng ta nhìn vấn đề toàn diện hơn và có cách lựa chọn hợp lý nhất cho chính mình. Hy vọng cuốn tài liệu này mang đến cho độc giả một cái nhìn tươi mới, để giúp có một sức khoẻ tốt hơn. Đỗ Thị Bình Đôi lời với độc giả Quyển sách này được ông Chu Diễn - một cán bộ quân đội về hưu nhận dịch cho tôi từ lâu… may sao tới ngày nhân duyên đầy đủ, chị Đỗ Thị Bình, nguyên là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Giáo dục nhận hiệu đính, được chị cộng tác làm những quyển sách về Thực dưỡng, tôi rất an tâm cho ngành Thực dưỡng nước nhà. Về phần hiệu đính quyển sách này, có làm việc với chị tôi mới nhận ra quyển sách hầu như đã được làm mới hoàn toàn, song chúng tôi vẫn để y nguyên tên người dịch cũ và ghi công lớn với chị Bình -là một dịch giả có tên tuổi và là người hiệu đính rất tận tâm, rất giỏi và có trách nhiệm, đã làm cho những gì khó khăn trở thành dễ hiểu với người đọc. Phần đầu quyển sách là 3 bài dịch từ các tác giả nước ngoài: Geoger Ohsawa, Neven Henaff, Jacques de Langre. Phần sau từ phần thứ 8 trở đi là phần tôi biên soạn và tổng hợp từ các sách khác của Thực dưỡng và các tác giả nước ngoài khác mà tôi đã được dịch và đọc từ trước đó, kèm thêm một số nhận định cá nhân nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn bao quát toàn cục vấn đề mà chúng ta đang bàn tới, để thêm phần sáng tỏ bức tranh sức khoẻ toàn cầu đang ở mức độ báo động như thế nào, hòng nhắc nhau thức tâm cùng vui sống… Kính cẩn Ngọc Trâm -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,141 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Phần II
Ăn đường nguy hại như thế nào? 1. Tại sao không nên ăn đường? Khi chúng ta ăn đường, đường (Âm) sẽ kích thích những dây thần kinh trực giao cảm (Âm) xuyên qua những tế bào nâng đỡ thần kinh (Dương). Do đó chúng ta trở nên phấn kích. Đồng thời, một sự tăng đường huyết (Âm) kích thích đảo Langerhans tiết insuline (Dương). Insuline biến đổi glucose (Âm) thành glycegene (Dương) được dự trữ ở gan. Bởi vì đường đi từ miệng đến ruột non vào máu rất nhanh do đó insuline sẽ được tiết rất nhanh và hậu quả là nhiều glucose biến thành glycogene. Như vậy khi ăn đường thì lượng đường giảm xuống (đường huyết giảm là Dương) như vậy Âm sinh Dương. Nhưng khi ăn ngũ cốc, chúng ta phải nhai thật kỹ và cần một thời gian thật dài để tiêu hoá chúng. Kết quả là glucose vào máu từ từ. Do đó ăn cốc loại không kích thích mạnh mẽ sự phân tiết insuline và không gây nên các triệu chứng giảm đường huyết. Khi lượng đường huyết giảm xuống khoảng 50 -60 mg (Dương) sẽ kích thích vỏ thượng thận như đã đề cập ở trên. Kích thích tố này, ngược lại, làm tăng lượng đường huyết. Ăn đường (hoặc ăn cơm gạo trắng, ngũ cốc tinh chế, hoa quả, đường sữa bánh kẹo...) sẽ làm cho lượng đường huyết lên xuống bất thường. Lượng đường huyết giảm, người ta cảm thấy uể oải, buồn bã. Lượng đường huyết lên xuống gây nên một xáo trộn cảm xúc. Cảm giác an tâm đạt được do ăn ngũ cốc là do lượng đường huyết không thay đổi. Nếu ăn nhiều thịt và đường v.v... sẽ dẫn đến chứng cuồng thần kinh - chứng hoang tưởng (paranoia), dễ tức giận, mất tự chủ… không kiểm soát nổi hành vi của mình. Nếu ăn rất ít trái cây, thịt và đường, biến dưỡng của chúng ta sẽ cân bằng lại. Mọi sự đều biến đổi Có thuỷ thì có chung Đó là định luật độc nhất, phổ quát của thiên nhiên. Lịch sử của loài người không gì khác hơn là sự biểu thị của định luật này. Sự bắt đầu và sụp đổ của đế quốc La Mã, cuộc đời của Napoleon, Hitler … đã đóng vai bi kịch nhất và trung thành nhất với định luật trên. Định luật này có giá trị đến nỗi không một ai, không một vật gì, hay một lý thuyết khoa học hay y học có thể thoát khỏi. Tạp chí Y khoa Pháp, Le Concours Médical (từ những năm 1967) với đề tài “Đường là kẻ thù số 1 của quần chúng”, BS. Forest E. Kendall của Đại học Culumbia đã cho rằng cholesterol không còn là nguyên nhân trực tiếp mà chính là đường, bột lọc kỹ mới là nguyên nhân trực tiếp của bệnh cứng động mạnh. Theo tờ báo thì lý thuyết của BS. Kendall sẽ cách mạng cách thức ăn uống của con người văn minh hiện đại. 2. Âm và Dương đối với hệ thần kinh Hệ thần kinh gồm có hệ thần kinh ý chí và hệ dinh dưỡng gồm có hệ trực giao cảm và đối giao cảm. Hệ trực giao cảm được xếp loại âm vì có sinh ra norepinephrine gây nên sự bành trướng, dãn nở và nhiều ức chế. Hệ đối giao cảm ngược lại là Dương vì có sinh ra Acetyl choline (Dương) gây nên sự co rút, sự hoạt động và kích thích. Nếu là cơ quan Âm, nó sẽ bị kích thích bởi Acetyl choline (Dương). Nếu là cơ quan Dương, nó sẽ bị kích thích bởi Norepinephrine (Âm). Trái cây (Âm) sẽ khiến trái tim đập nhanh hơn (Âm), (phản ứng này âm bởi vì nó gây nên bởi sự bành trướng mau lẹ của tim) cho nên long não (camphor) là một dược phẩm Âm kích thích nhịp đập của tim. Cơ quan Bàng quang Trực giao cảm ức chế Đối giao cảm Kích thích Tuyến nước miếng ức chế Kích thích Cuống phổi Dãn nở Co rút Tuyến mồ hôi Kích thích ức chế Mạch máu Co rút Dãn nở Tuyến thượng thận Kích thích ức chế Ruột ức chế Kích thích Tim Kích thích ức chế Tình trạng khang kiện của cơ thể là sự quân bình giữa hai hệ trên. Tật bệnh chẳng qua là hiện tượng mất cân bằng giữa hai hệ hoặc là nhất thời hoặc là kinh niên. Nhưng lý do nào đã gây nên tình trạng mất cân bằng đó? Dĩ nhiên là vì thức ăn của chúng ta. Nếu bạn luôn luôn ăn thực phẩm Âm tính, hệ trực giao cảm bị kích thích và cơ quan Dương bị kích thích. Trái tim (Dương vì dày, chủ động) đập nhanh hơn, thận và gan (Dương vì đặc) làm việc mạnh hơn và biến dưỡng tiến triển có sự tăng đường huyết nhưng lượng đường huyết không cố định và bạn sẽ bực bội, lo lắng, nghi ngờ. Nếu bạn ăn thực phẩm dương, sẽ xảy ra những sự kiện ngược lại. Bạn sẽ vui sướng cười đùa ngay cả khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Bạn sẽ vượt qua khó khăn mà không phàn nàn. Khi cơ thể bạn Dương thì khó khăn là một sự thích thú cần vượt qua. Nếu bạn Âm, bất cứ hoàn cảnh nào cũng làm cho bạn phàn nàn. (theo Luận án tiến sĩ Y Khoa của Bác sĩ Nguyễn Văn Thụy). 3. Đường trắng - chất độc trắng Sau đây là quan điểm về đường của trường phái Yoga, bạn đọc và tự so sánh nó với quan điểm về đường của trường phái Thực dưỡng - macrobiotic. Có một số loại đường khác nhau như sau: Gluco Gluco là nguồn năng lượng cơ bản của cơ thể, đặc biệt là của trí não. Nó được sản xuất từ cacbonhydrat (ngũ cốc) mà chúng ta ăn vào. Loại đường đơn giản (có tự nhiên trong hoa quả, rau củ và các sản phẩm sữa) và tinh bột (có trong ngũ cốc, rau đậu và rau củ). Nếu không có lượng sucroza (đường trắng) thêm vào trong chế độ ăn, cơ thể cũng có thể sản xuất lượng gluco tương ứng. Sucroza Sucroza là loại đường tinh lọc thông thường nhất từ đường trắng hoặc "đường". Đường trắng tinh lọc không chỉ cung cấp các "calo rỗng" mà còn thiếu rất nhiều vitamin và khoáng chất là những chất rất cần cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hơn thế nó còn lấy đi của cơ thể những chất dinh dưỡng thu được từ các thức ăn khác. Việc ăn đường trắng gây ra rất nhiều vấn đề về sức khoẻ. Đầu tiên phải kể là đường làm răng bị dính các thức ăn, các loại vi khuẩn bám vào răng và miệng, a-xít do các vi khuẩn đó sản sinh ra ăn mòn răng và kết quả cuối cùng là tạo lỗ hổng ở răng. Có nhiều vấn đề gay go trong quá trình trao đổi chất. Đường ăn vào trong trạng thái tự nhiên (như hoa quả và cơm gạo lứt) được phân huỷ và truyền vào máu một cách chậm chạp để cơ thể dễ hấp thu. Nhưng đường tinh chế làm tăng đường trong máu rất nhanh và sau đó lại giảm nhanh chóng và thường kéo theo sự mỏi mệt, dễ cáu gắt và suy nhược... Thường thường khi năng lượng cơ thể bị hạ thấp, người ta hay tìm đến đường vì nó giúp giải toả nhanh cảm giác mệt (đây là lý do làm cho người ta thích ăn cơm gạo trắng thay vì ăn cơm lứt phải nhai lâu và nhai kỹ tốn thời gian). Điều thực sự rất cần thiết trong những lúc đói là cần những thức ăn có độ protein cao để dần dần phục hồi năng lượng và cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng khác cho cơ thể. Lượng đường trong máu lên xuống có thể gây ra những xúc động như mất bình tĩnh và nhầm lẫn, lộn xộn rồi hoa mắt, chóng mặt và đau đầu. Hơn nữa việc dùng đường quá độ có thể dẫn đến sự lệ thuộc về mặt sinh lý như lệ thuộc vào ma tuý. Khi người ta cố gắng dừng việc ăn đường lại thì thấy đó là một cuộc đấu tranh mãnh liệt; nó có cảm giác như vật lộn với một thói nghiện ngập thực sự. Những triệu chứng uể oải kéo dài, tính hay quên hoặc "cảm thấy hụt hẫng" là triệu chứng điển hình của bệnh hạ đường huyết (đường máu chậm), những triệu chứng này thường gặp ở những người có thói quen dùng cơm gạo xát trắng, trong khi những người ăn cơm lứt không bị hiện tượng này, điều này cũng giải thích dễ dàng là vì sao những người ăn cơm gạo xát trắng dễ bị say xe hơn những người ăn cơm gạo lứt. Có nhiều người bị say xe sau khi áp dụng gạo lứt một thời gian thì đi xe không còn bị say nữa. Những chất hoá học của cơ thể phải thay đổi để phản ứng lại với những điều gây ra trong khi ăn đường tinh chế một cách quá độ, adrenalin giải phóng bởi tuyến thượng thận, tạo sốc (stress) cho thể xác và tinh thần. Do những nguyên nhân như vậy nên nhiều nhà dinh dưỡng phương Đông gọi đường trắng là "chất độc trắng", và những chuyên gia về Thực dưỡng luôn biết rõ tai hại của gạo xát trắng và thường khuyên mọi người ăn cơm lứt. Đường (hay là thức ăn tinh chế như gạo trắng, bánh mỳ trắng, ...) cũng làm trì trệ sự hoạt động của những tế bào máu trắng làm giảm sự đề kháng nhiễm độc và nó có thể là nguyên nhân làm cho bệnh tiểu đường phát triển. Để tránh dùng đường trắng (gạo xát trắng) ta có thể dùng mật ong, mạch nha, đường đỏ... Trong những bữa ăn điểm tâm thì dùng nước quả, nước ép trái cây thay thế cho đường, kẹo... Dừng ngay việc ăn đường trắng và những sản phẩm có đường thì những triệu chứng mệt mỏi cáu kỉnh sẽ bị loại trừ, những triệu chứng đó sẽ giảm trong vòng một tuần và vị giác của chúng ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn; và những đồ ngọt tự nhiên như quả chín, rau củ, ngũ cốc ăn vào dường như sẽ ngày càng ngon hơn. Và cuộc sống không có đường tinh chế vẫn thấy ngọt ngào. (Trích trong: “Khoa học ăn chay”, NXB KHKT, 1993). -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 02:11 AM |