IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Ăn nhiều hoa quả có nguy hiểm không?, Ăn đường có nguy hại không?
Diệu Minh
bài Aug 2 2008, 09:31 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,141
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Chị Đỗ Thị Bình hiệu đính tiếng Anh quyển sách này...
Đã có giấy phép và tôi đã đặt làm bìa...
Sau đây là những phần chị vừa cùng tôi làm xong (chị hiệu đính và đọc cho tôi gõ vi tính lại):

Bài viết của những người có tên sau đây:

George Ohsawa
Neven Henaff
Jacques de Langre


Chuyển ngữ: Chu Diễn
Hiệu đính tiếng Anh: Đỗ Thị Bình
Biên soạn: Ngọc Trâm


Ăn nhiều hoa quả
có nguy hiểm không?


…Nhưng tôi vẫn còn thích ăn hoa quả?

Ăn đường
có nguy hại không?


Tủ sách Ohsawa
Sách dày gần 50 trang.

Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin sẽ in trong một ngày gần đây, chúng tôi (nhóm bạn Thực dưỡng Hà Nội) đang thực hiện cho việc ra đời của quyển sách này...



Mục lục


Phần I: Ăn hoa quả có nguy hại không?

Lời giới thiệu 5
1. Vitamin C - 8
2. Sự thật khác bị lãng quên bởi các bác sĩ hiện đại 16
3. Hoa trái 21
4. Ảnh hưởng của hoa quả đối với sự phát triển của con người 28
5. Hoa quả và trẻ em 30
6. Hoa qua có phải dùng để làm giải khát không ? 32
7. Ảnh hưởng của việc ăn hoa quả đối với tính cách và số phận của mỗi người. 33
8. Ăn hoa quả thế nào cho hợp lý? 34
Phần II: Ăn đường có nguy hại không?
1. Tại sao không nên ăn đường? 35
2. Âm và dương đối với hệ thần kinh. 36
3. Đường trắng - chất độc trắng. 38
4. Sự cân bằng giữa đường và a xít kiềm 41

Phần III: Giải pháp Tekka
Cao thực vật - gia vị vạn năng 43





Lời giới thiệu
Chúng ta thường được nghe quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng ăn nhiều hoa quả rất tốt, rất có lợi cho sức khoẻ… Song cũng có những quan điểm khác về vấn đề này.
Những lập luận rất biện chứng, logic và đầy tính thuyết phục sau đây của các tác giả sẽ giúp chúng ta nhìn vấn đề toàn diện hơn và có cách lựa chọn hợp lý nhất cho chính mình.
Hy vọng cuốn tài liệu này mang đến cho độc giả một cái nhìn tươi mới, để giúp có một sức khoẻ tốt hơn.
Đỗ Thị Bình

Đôi lời với độc giả

Quyển sách này được ông Chu Diễn - một cán bộ quân đội về hưu nhận dịch cho tôi từ lâu… may sao tới ngày nhân duyên đầy đủ, chị Đỗ Thị Bình, nguyên là cán bộ nghiên cứu ở Viện Khoa học Giáo dục nhận hiệu đính, được chị cộng tác làm những quyển sách về Thực dưỡng, tôi rất an tâm cho ngành Thực dưỡng nước nhà. Về phần hiệu đính quyển sách này, có làm việc với chị tôi mới nhận ra quyển sách hầu như đã được làm mới hoàn toàn, song chúng tôi vẫn để y nguyên tên người dịch cũ và ghi công lớn với chị Bình -là một dịch giả có tên tuổi và là người hiệu đính rất tận tâm, rất giỏi và có trách nhiệm, đã làm cho những gì khó khăn trở thành dễ hiểu với người đọc.
Phần đầu quyển sách là 3 bài dịch từ các tác giả nước ngoài: Geoger Ohsawa, Neven Henaff, Jacques de Langre.
Phần sau từ phần thứ 8 trở đi là phần tôi biên soạn và tổng hợp từ các sách khác của Thực dưỡng và các tác giả nước ngoài khác mà tôi đã được dịch và đọc từ trước đó, kèm thêm một số nhận định cá nhân nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn bao quát toàn cục vấn đề mà chúng ta đang bàn tới, để thêm phần sáng tỏ bức tranh sức khoẻ toàn cầu đang ở mức độ báo động như thế nào, hòng nhắc nhau thức tâm cùng vui sống…
Kính cẩn
Ngọc Trâm





--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Diệu Minh
bài Aug 11 2010, 08:57 AM
Bài viết #2


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,141
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



4. Cách thức làm cho trẻ em không bị nghiện đường

Vì những lý do nêu trên, đường có xu hướng tạo ra điều kiện axit. Tuy vậy, đường đen tạo ít axit hơn, bởi vì đường đen được xử lý ít hơn. Đường đen có chứa khoáng chất tạo kiềm và các vitamine, là những chất giúp cho việc đốt cháy đường (glucose) trong cơ thể.
Theo bác sĩ T. Katase: “Chỉ một lượng nhỏ đường, chừng 5,6 gr là đủ để gây ra điều kiện axit cho một đứa trẻ 5-6 tuổi có trọng lượng ~11kg; với chừng 7 gr cho trẻ có trọng lượng ~14 kg, và 7,5 gr đối với trẻ có trọng lượng ~30 kg. Điều quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ con là, tạo ra tính không ham thích đường và thực phẩm có đường. Muốn tạo được tính này cho trẻ, thì đừng bao giờ đưa đường và các sản phẩm có đường cho trẻ sau khi cai sữa. Thay vào đó, ta cho chúng dùng Kombu khô (rong biển phổ tai) và củ cải dầm nước tương. Bằng cách này, trẻ con khi lớn lên sẽ không thích ăn các thực phẩm có dường.
Nếu trẻ con đã có thói quen ăn đường thì nên sử dụng những thực phẩm sau:
1. Thức ăn chủ yếu phải là các hạt ngũ cốc và bánh mì đen.
2. Thức ăn thứ yếu là các loại rau theo vụ, rong biển.
3. Nếu cho ăn hoa quả, thì ăn cả vỏ.
4. Không ăn đường tinh chế, đường hoá học, hoặc thức ăn được chế biến sẵn.
5. Thường xuyên chơi ngoài nhà.
6. Đừng mặc quần áo quá ấm. Hãy để trẻ cảm thấy giá lạnh, hoặc mát về mùa đông và nóng nực về mùa hè. Thậm chí hãy luôn để cho chúng hơi có cảm giác đói bụng.
Đây là cách tốt nhất để duy trì độ kiềm trong dịch cơ thể, và thực hiện quá trình chuyển hoá bình thường.
("Axit & Kiềm". Chương 3, NXB VHDT 2004).

Xử lý trúng độc đường:
Đường làm cho trương giãn, thuộc năng lượng hành hoả, để giảm tác dụng này, chúng ta có thể dùng loại thực phẩm cung cấp năng lượng hành thuỷ:
Rong biển phổ tai, rễ rau củ như củ ngưu bàng, cà rốt.
Các loại trà: trà cọng rang đen, gia vị Tekka. Nếu ăn quá nhiều đường các bạn có thể cho một thìa cà phê tekka vào một tách nước trà cành rang đen!
Nếu bạn còn thích ăn những thức ăn có vị ngọt ngào, nghĩa là bạn đã bị ăn nhiều thịt cá là đối cực của đường, đó chính là nguyên nhân gốc của sự ham thích đường. Chúng ta thèm những thứ chúng ta thiếu, và khi lạm dụng đường thì bạn lại phải phụ thuộc vào thịt cá là cực đối trọng của đường - cái vòng lắc như con lắc đồng hồ khiến tâm bạn bị dao động triền miên từ cực này sang cực kia (thích cái này rồi lại thích cái kia: liên miên ở hai cực đoan), đó là lý do giải thích vì sao bạn lại có một tâm tính khó ổn định hài hoà như những thức ăn quân bình đem lại. Và trí phán đoán của bạn mãi trì trệ ở mức thứ 2. Nếu bạn giảm tỉ lệ thịt cá, tất nhiên bạn sẽ khám phá ra là bạn sẽ không thích ăn hoa quả hay bánh kẹo như trước. Còn nếu bạn vẫn thích ăn ngọt thì có thể ăn cà rốt luộc (Ohsawa gọi cà rốt là sâm của người nghèo!), bí đỏ luộc, khoai lang, nha làm từ lúa nếp... Có hàng trăm hương vị ngọt ngào từ ngũ cốc. Nếu bạn đã giảm tỉ lệ thịt cá trong bữa ăn mà vẫn còn thèm ăn ngọt thì bạn có thể dùng mơ muối lâu năm để ăn với cơm hoặc nấu canh, hãy thường ăn rong biển phổ tai, tekka để hoá giải những trạng thái mất thăng bằng của cơ thể.

Thèm ăn hoa quả thì làm sao?

Sau một bữa ăn, nếu bỗng dưng ta “chết thèm” một loại hoa quả, có cảm giác háo khát hay cần phải uống cái gì thật mát lạnh… là tình trạng của các bạn đã quá dư thừa axit dương, và tạng phủ của các bạn đang “bốc hoả”, các bạn đã nạp vô cơ thể mình quá nhiều thứ sinh nhiệt lượng: thịt, cá, trứng, sữa, đường… chúng bị năng lượng âm (hoả thăng) lên phía trên (bốc ngược ) hay còn do ăn quá mặn, rồi sau đó tới tình trạng các bạn ăn quá nhiều đồ ăn âm hay bạn đã phải lao lực quá nhiều… vã mồ hôi quá nhiều chẳng hạn… Lúc đó các bạn cần phải xử lý tình huống này thế nào? không nên chạy theo sự hướng dẫn của trí phán đoán cũ của bạn, mà phải sáng suốt để cho lần sau, bạn không bị rơi vào cảnh phải chạy ra bên ngoài tìm cầu thức ăn để “dập lửa hoả hoạn” nơi thân thể của mình nữa.
“Phục dược bất như giảm khẩu”; một cái nồi cơm đang sôi bạn phải nên bớt lửa đi chứ không phải là chế nước lạnh từ bên ngoài vô. Như thế cơm sẽ không bị trào ra (các cơn sân hận, bực bội, khó chịu trong thân thể) và sẽ chín cơm, ngon cơm…(tâm bình thản) nếu các bạn chế thêm nước lạnh (hoa quả, đường, kem đá lạnh…) vào thì cơm sẽ không chín, nghĩa là phân của bạn sẽ bị nát hay bị sống phân…
Các bạn hãy hình dung cơ thể của các bạn giống như là cái nồi cơm, tỳ vị là nơi chứa cơm… nếu các bạn chế thêm đường sữa hoa quả, thức ăn sống lạnh, và kem đá lạnh là các bạn tự mình huỷ hoại nguồn năng lượng dương khí, hoả khí của cơ thể để làm “chín” thức ăn; vì thức ăn sống lạnh làm hại tỳ vị bởi vì tỳ vị vốn bản chất của nó ưa sự ấm áp … cho nên các cụ có câu: “Ăn chín uống sôi” là để bảo vệ tỳ vị vậy. Cho nên khi muốn ăn hoa quả, hay thèm ăn hoa quả thì nhớ là ăn ít hay là chấm chút muối hầm và khi biết mình lỡ ăn quá đà, thì sau đó cần ngậm ngay một quả mơ muối lâu năm!
Xin kể câu chuyện có thật: có chị bạn giáo viên toán dạy ở Nha Trang, chị là người Hà Nội, cho nên chị rất thích ăn xoài, ngày nào chị cũng ăn rất nhiều, nhiều tới mức sau khi quay trở lại dạy học ở Hà Nội, mỗi khi nhìn thấy xoài thì chỉ có chúng tôi là xúc động còn với chị thì là thản nhiên và dửng dưng… có lần tôi cũng ăn ngày hai quả trứng gà để “tẩm bổ” vì nhà tôi nuôi được gà đẻ… cứ thế ăn suốt liên tục chừng 2 tháng sau khi tôi bị một trận sốt xuất huyết… từ đó tôi chả bao giờ còn mê đắm trứng gà… Có lần có người hỏi Ohso –một nhà tâm linh nổi tiếng cách từ bỏ thuốc lá? Ông đã khuyên người kia chánh niệm (sati) - thiền trong khi đang hút thuốc, thế là người kia đã bỏ được thuốc lá dễ dàng. Con gái tôi ngồi rung chân tít thò lò… tôi bảo: con hãy chánh niệm –quan sát thật kỹ… cháu bảo: thế thì con không thể còn rung chân được nữa. Thiền sinh khoe với thầy tôi: hôm nay con đi Yagoon con đặt cơm Thái ăn ngon quá ạ! Thầy tôi bảo: nếu có chánh niệm thì ăn không ngon như thế đâu… nếu bạn còn thích ăn cái gì? Bạn hãy tự khám phá bản thân mình, biết đâu cách khám phá này giúp bạn trở nên minh triết hơn. Tiên sinh Ohsawa có nói: từ bỏ những thứ mình ưa thích là con đường phát sinh trí phán đoán siêu việt. Nếu bạn chọn, hay thích loại thức ăn gì? là biết trí phán đoán của bạn đang ở giai đoạn nào…
Có lần, Aihara - đại đệ tử của Ohsawa, nói với bà vợ của ông đang muốn đuổi một môn đồ ăn không ngồi rồi ở nhà hai ông bà: một kẻ ăn bám… đi khỏi… Aihara bảo với vợ: đuổi được thằng này đi thì thằng khác lại tới, và nó mà ở lại là nó trục xuất tất cả các điều xấu trong nhà đi khỏi… và bà hiểu ra vấn đề, bà bỏ đi ý định đuổi người… thoạt đầu đọc xong tôi không hiểu lắm ý nghĩa sâu sắc… sau này nhờ thiền, nhờ nhai kĩ và nhai cơm lứt, tôi mới hiểu ra là hai ông bà đều là những người cực kỳ hữu dụng… do vậy tất nhiên và tự nhiên là phải “hút” một kẻ vô dụng tới trong nhà theo đúng quy luật của trật tự vũ trụ: Dương thu hút âm… và ngay Đức Phật còn có một Đề Bà Đạt Đa, Chúa Jesus còn có Juda…
Trong tôi chỉ còn lại một niềm tri ân vô bờ bến với tất cả, nhờ có thế, tôi mới đủ sức để trưởng thành vì cuộc sống vốn là MỘT toàn thể.

Chương III

Giải pháp để hết thèm thịt cá

Có rất nhiều người, sau khi nhận ra sự tai hại của việc ăn thịt cá, ăn gạo xát trắng, bánh mỳ trắng… là nguyên nhân trực tiếp của việc nghiền hoa quả, đã tỏ ra lúng túng đi tìm giải pháp để hết thèm thịt cá nhanh chóng. Sau đây là 5 giải pháp cho vấn nạn đó, bạn hãy nghiên cứu, tìm kiếm thêm thông tin trong những quyển sách như:
- Thiền ăn – 108 món ăn chay Thực dưỡng,
- Cách nấu ăn phòng chống Ung thư của người Nhật
- Nghệ thuật nấu ăn vui khỏe
Và tập sử dụng thành thạo những món ăn sau:
1. Miso
2. Canh các loại đậu hạt: đậu đỏ, đậu lenti, đậu gà
3. Natto
4. Mì căn và cách chế biến mì căn
5. Tekka
6. Giò Thực dưỡng
7. Ăn các loại rau trồng theo thiên nhiên có nhiều dương tính như: ngưu bàng, cà rốt, wakame, phổ tai, rau chùm ngây, rau ngót...

Nếu cần thêm thông tin,
mời vào website: thucduong.vn


“Ăn trái cây cũng là nguyên nhân làm dạ dày lạnh và làm cản trở sự tiêu hóa. Trái cây giết chết engymes trong ruột và cơ thể sẽ không tạo được chất lượng máu tốt. Nó sẽ làm cho bạn ở đâu cũng thu hút các con côn trùng nhất là muỗi, ong...”

Trích “Mang thai theo Thực dưỡng” sắp xuất bản vào đầu năm 2010.


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 02:18 AM