IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Pháp hành thiền, Chánh niệm & Tâm an lạc
Thelast
bài Feb 11 2007, 11:37 PM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



...Cái gì bám sát "theo dõi" những yếu tố tâm khác nhau phát sanh trong khi hành thiền là "niệm" (sati). Sati là cả cuộc sống. Mỗi khi ta thất niệm, không có sati, khi ta dể duôi lơ đễnh, là cũng giống như đã chết ... Niệm chỉ là sự hiện hữu của tâm. Đó là nguyên nhân làm phát sanh trạng thái tự hay biết mình và trí tuệ ... Dầu trong khi không nhập định (samàdhi), luôn luôn phải giữ chánh niệm.

Nếu ép buộc hơi thở của mình phải quá dài hay quá ngắn, chúng ta sẽ không quân bình, tâm sẽ không an lạc. Cũng như ta bắt đầu xử dụng bàn máy may đạp bằng chân. Trước tiên chỉ tập đạp không cho quen chân, rồi sau đó mới thật sự may món đồ gì. Theo dõi hơi thở cũng dường thế ấy. Không cần phải lo lắng quan tâm đến hơi thở dài hay ngắn, mạnh hay yếu, chỉ ghi nhận. Chỉ để cho hơi thở tự nhiên diễn tiến và ghi nhận diễn tiến tự nhiên ấy.

Khi hơi thở đều đặn ta sẽ lấy đó làm đề mục hành thiền. Lúc thở vào, đoạn đầu của hơi thở ở tại chót mũi, đoạn giữa tại lồng ngực, và đoạn cuối ở bụng. Đó là con đường của hơi thở. Khi thở ra, đoạn đầu của hơi thở ở bụng, đoạn giữa ở lồng ngực, và đoạn cuối cùng ở chót mũi. Ta chỉ giản dị theo dõi ghi nhận luồng hơi thở ở chót mũi, lồng ngực, và bụng. Rồi bụng, lồng ngực, và chót mũi. Chúng ta ghi nhận ba điểm nầy để làm cho tâm vững chắc, để hạn chế những hoạt động tâm linh nhằm giúp phát sanh dễ dàng tâm chú niệm và tự hay biết mình.

Đến lúc đã thuần thục ghi nhận ba điểm nầy, ta có thể không theo dõi hơi thở trọn vẹn từ chót mũi đến bụng nữa mà chỉ chú tâm nơi chót mũi, hoặc ở môi trên, nơi nào mà luồng hơi chạm vào, và chỉ theo dõi hơi thở nơi điểm ấy. Không cần phải đi theo hơi thở, mà chỉ chú niệm vào chót mũi và ghi nhận hơi thở tại ngay điểm duy nhất ấy -- vào, ra, vào, ra ... Không cần phải suy nghĩ gì đặc biệt. Trong hiện tại chỉ tập trung nỗ lực vào nhiệm vụ đơn giản nầy, luôn luôn có sự chú tâm hay biết. Không có gì khác phải làm, chỉ thở vào, thở ra. Không bao lâu tâm trở nên an lạc, hơi thở trở nên vi tế. Thân tâm nhẹ nhàng. Đó là trạng thái đúng, trong công phu hành thiền.

(Còn tiếp)


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Feb 11 2007, 11:55 PM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Tuy nhiên, vài người cảm thấy khó mà nhập định (samàdhi), bởi vì việc nầy không thích hợp với khuynh hướng tự nhiên của họ. Tâm có định, nhưng không đủ dũng mãnh và không đủ kiên cố. Trong trường hợp nầy, có thể thành tựu an lạc bằng cách dùng trí tuệ để quán chiếu và nhận thấy chân lý của sự vật, giải quyết vấn đề như vậy. Đó là sử dụng trí tuệ, thay vì năng lực của định. Trong thực tế, không cần thiết phải ngồi thiền để thành đạt trạng thái vắng lặng. Chỉ tự hỏi mình, "Ê! Cái gì vậy?" và giải quyết vấn đề ngay tại đó! Người có trí tuệ là vậy. Có thể không thật sự đạt đến những tầng cao nhất của tâm định, mặc dầu vậy người ấy cũng phát triển tâm an trụ đầy đủ để trau giồi trí tuệ. Cũng giống như sự khác biệt giữa trồng lúa và trồng bắp. Để sinh sống, người kia có thể tùy thuộc vào lúa nhiều hơn bắp. Pháp hành của chúng ta cũng dường như thế ấy, tùy thuộc nhiều hơn vào trí tuệ để giải quyết vấn đề. Khi đã thấy chân lý, an lạc sẽ phát sanh.

Hai đường lối nầy không giống nhau. Vài người có tuệ minh sát và trí tuệ dũng mãnh, nhưng không có nhiều tâm định. Khi ngồi xuống hành thiền họ không thấy nhiều an lạc. Họ có khuynh hướng suy tư buông lung, quán tưởng điều nầy việc nọ, cho đến khi tình cờ họ quán niệm về hạnh phúc và đau khổ và thấy chân lý trong đó. Họ thiên về quán chiếu sự vật hơn là định tâm. Bất luận giờ phút nào -- trong khi đi, đứng, nằm hay ngồi [2]-- ta cũng có thể chứng ngộ Giáo Pháp. Do nhận thấy, do từ bỏ, họ đạt đến an lạc thanh bình. Họ thành tựu trạng thái an lạc bằng cách thấu triệt chân lý mà không chút hoài nghi, bởi vì chính họ đã nhận thấy.

Người khác, có ít trí tuệ nhưng tâm định rất dũng mãnh. Họ có thể nhập định một cách nhanh chóng và thâm sâu, nhưng không có nhiều trí tuệ. Họ không thể chụp bắt được các ô nhiễm của họ, không nhận biết nó. Họ không thể giải quyết vấn đề.

Nhưng, bất luận đường lối nào đã chọn, ta phải loại bỏ suy tư lầm lạc và chỉ giữ lại chánh kiến. Phải loại trừ tình trạng mơ hồ hỗn loạn, chỉ giữ lại an lạc thanh bình. Đàng nào chúng ta cũng chấm dứt cùng một nơi. Pháp hành có hai mặt, vắng lặng và minh sát, nhưng cả hai cùng hợp chung thành một. Không thể bỏ một trong hai. Nó phải cùng đi chung.

(Còn tiếp)


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 4th July 2025 - 01:09 AM