![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Member ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 11 Gia nhập vào: 24-November 10 Thành viên thứ.: 73,431 ![]() |
LUẬN VỀ PHẬT ĐẠO, PHẬT GIÁO, TAM BẢO
1. PHẬT GIÁO (giáo lý của sự giác ngộ) là nhưng lời giáo huấn bằng văn tự, âm thanh, hình ảnh...được ví như cái bè đưa người đến PHẬT ĐẠO (con đường của sự giác ngộ). Phật Giáo ví như cái bè qua sông. 2. PHẬT GIÁO có 3 đối tượng chính là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Thời Thế Tôn tại thế thì PHẬT GIÁO cũng là PHẬT ĐẠO, vì lời giáo huấn và con đường giác ngộ, sự giác ngộ là một. Vì lời dạy cũng là hành động của Thế Tôn, ai cũng được đến để thấy. Bằng THỰC TÁNH PHÁP sống động. Vì thế các bậc đắc A la hán rất nhiều vào thời Thế Tôn tại thế. Sau khi Thế Tôn nhập diệt thì Đức Phật trong Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) liền trở thành khái niệm, trở thành chế định pháp. Sự chia chẻ khái niệm về Đức Phật ngày càng nhiều, không còn ai chứng THỰC TÍNH PHÁP sống động ấy nữa. Đức Phật trong Tam Bảo trở thành Pháp (giáo lý hình tượng, âm thanh, văn tự). PHẬT ĐẠO và PHẬT GIÁO tách rời, xa dần nhau ra. Hầu hết chi lo phần GIÁO (giáo lý, giáo điều, tôn giáo) chứ ít lo phần ĐẠO (sự giác ngộ). 3. Ngày nay vô số thuyền, bè (PHẬT GIÁO, môn phái, kinh sách, ảnh tượng, phương tiện) được đóng nhưng ai cũng thích ở trên bè, không chịu qua cập bờ giác ngộ vì không thể sống mà không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời.( Vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời- quả vị A la hán, Bồ tát, Phật ) 4. Phật Giáo chỉ có thể là Phật Đạo khi Phật - Pháp - Tăng trở thành Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Bảo là quý báo. Theo ý nghĩa đạo Phật, thì Phật chỉ trở nên quý báú, Pháp chỉ trở nên quý báu, Tăng chỉ trở nên quý báu, trở thành ba thứ quý báu (Tam Bảo) khi trở thành Trợ Duyên đưa con người đến giác ngộ. Nếu không trở thành trợ duyên đưa con người đến giác ngộ thì lập tứcc trở thành Chướng Duyên, Phật Giáo trở thành Tà Giáo mà thôi. 5. Tôn giáo nào đưa đến giác ngộ, giải thoát thì đó là Phật Đạo. Không đưa đến giác ngộ giải thoát thì nó chỉ là …Giáo (tôn giáo). Ai cũng có thể ghép từ phái trước ra để gọi tên ví như ABC Giáo, CDE Giáo,… A- LUẬN VỀ PHẬT BẢO Nói đến PHẬT BẢO là nói đến Đức Phật bằng xương bằng thịt, sống và thuyết pháp độ sinh trong suốt 45 năm tại thế. Một người chỉ có thể gọi là Phật Bảo khi tự mình giác ngộ và dẫn dắt người khác giác ngộ. Trong Tam Bảo thì Phật Bảo là thù thắng và vi diệu nhất. Khi tiếp xúc với Phật Bảo, bằng sự liễu tri của bậc Thánh, Thế Tôn có thể thuyết pháp theo đúng căn cơ của đối tượng trước mặt như vị bác sĩ giỏi nhìn thấu suố nguyên nhân của bệnh, chữa bệnh bằng cách gì và khi bệnh khỏi thì bệnh nhân đó ra sao. Bằng sự tiếp xúc với Phật Bảo nên hàng nghìn người đã đắc quả vị A Lan Hán, mà bây giờ trong Phật Giáo Đại Thừa gọi là Thanh Văn. Văn là văn tự. Thanh là âm thanh. Nhờ tiếp xúc trực tiếp với âm thanh thuyết pháp của Thế Tôn (Phật Bảo) mà người có duyên với Thế Tôn đã giác ngộ giải thoát. Ngày nay nếu nói rằng ai đó đắc Thanh Văn A La Hán là sự sai lầm. Người ta vẫn quan niệm rằng đắc quả vị Thanh Văn do tu Tứ Diệu Đế, Duyên Giác do tu thập nhị nhân duyên. Nhưng nên nói lại rằng có thể đắc A La Hán bằng Tứ diệu đế chứ không còn được gọi là Thanh Văn nữa. Điều này chỉ xảy ra duy nhất trong quá khứ khi Phật Bảo (Thế Tôn) còn tại thế. Điều này không thể có sau khi Thế Tôn nhập diệt. Ngay nay không có Phật Bảo đúng đúng nghĩ NHƯ THỰC, như nó ĐANG LÀ nữa. Phật Bảo đã trở thành khái niệm trong hình tương, trong văn tự, trong âm thanh. Phật Bảo này nay trở thành Pháp Bảo (chế định pháp) Trong sự phát triển của Phật giáo, người ta chia chẻ khái niệm Phật Bảo thành ba phần là : Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân. Pháp Thân là sự trống vắng tĩnh tịch, thường trú mà ở đó sinh ra vạn pháp. Một hình tượng, một khái niệm minh họa cho điều này là Phật Tỳ Nô Giá Na (Đại Nhật Như Lai) để biểu tượng cho khái niệm này. Tiếp theo, khái niêm Báo Thân được đưa ra trên cơ sở của Pháp Thân. Tức là từ Pháp Thân sinh ra vô số các Báo Thân. Đây là khái niệm được lấy từ kinh nghiệm của Ấn Độ giáo, các nam thần và nữ Devi, Kali, Skati, Parvati, Lakshmi, Durga, Sarasvati, Ganesh, Hanuman, Yama, Kartikeyya, Rama, Krishna. Hình tượng các Bồ tát trong Phật giáo được xây dựng lên từ đây cả Hiển Giáo và Mật Giáo. Hình ảnh gẫn gũi của Bồ tát Quán Thế Âm 4 tay trong Mật Tông giống như ảnh thần Vishnu trong Ấn Độ Giáo. Các câu thần chú của thần Vishnu là ''Om Namo Bhagavate Vasudevaya'', thì câu thần chú của Quán Thế Âm Bồ Tát là ''Om Mani Padme Hum''. Tương tự các thần chú trong Mật Tông của Phật giáo đều lấy âm đầu OM của Ấn Độ Giáo. Từ một Báo Thân có thể hiện hóa thành vô số các Hóa Thân (Ứng Thân) của chúng sinh có đầy đủ Ngũ Uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức). Sự cải cách Phật Giáo và chế định khái niệm Phật Bảo làm cho Phật Giáo không dễ dàng chở thành cái cái bè đưa người đến giác ngộ giải thoát. Sự cải cách này giúp cho Phật Giáo được phổ biến rộng rãi hơn, tới nhiều tầng lớp dân cứ hơn, giúp cho Phật Giáo kéo dài hơn sự tồn tại của nó, nhưng có bao nhiêu phần trăm trong nó có thể đưa người đến giác ngộ giải thoát. Vì sao vậy vì chính Phật Bảo các khái niệm đa không còn là Phật Bảo nữa. Các hình tượng, âm thanh, màu sắc của nó cho dù có làm bằng vàng, bằng đá quý, bằng kim cương thì nó chỉ có giá trị trong thế gian , trong vòng luân hồi, nó không giúp gì cho giác ngộ giải thoát. Thâm chí khái niệm hóa Phật Bảo còn thêm rắc rối hơn nữa khi đưa ra khái niệm Pháp Thân tĩnh tịch thường trú, không sinh không diệt. Điều này đi ngược lại với điều Phật nói trong kinh Phạm Võng, tức là con đường nào, tôn giáo nào cho rằng ''có một bản ngã, một thế giới là thường trú'' đó là Tà Kiến. Đã là Tà Kiến thì không giải thoát được. Như vậy với khái niệm Phật Bảo của chúng ta hiện này thì không thể có Phật Bảo theo đúng nghĩa NHƯ THẬT, như nó ĐANG LÀ. Mà chúng ta chỉ có ông Phật theo khái niệm, theo chế định pháp, là một khái niệm của Pháp mà thôi. (còn tiếp phần sau) |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 34 Gia nhập vào: 9-September 09 Thành viên thứ.: 4,785 ![]() |
"Thâm chí khái niệm hóa Phật Bảo còn thêm rắc rối hơn nữa khi đưa ra khái niệm Pháp Thân tĩnh tịch thường trú, không sinh không diệt. Điều này đi ngược lại với điều Phật nói trong kinh Phạm Võng, tức là con đường nào, tôn giáo nào cho rằng ''có một bản ngã, một thế giới là thường trú'' đó là Tà Kiến. Đã là Tà Kiến thì không giải thoát được."
Đưa thêm khái niệm mà rắc rối tư duy;rắc rối tư tưởng;phân phái cãi cọ thêm thì thà vứt bớt khái niệm còn hơn;nhỉ? |
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
Member ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 11 Gia nhập vào: 24-November 10 Thành viên thứ.: 73,431 ![]() |
B- LUẬN VỀ PHÁP BẢO
Trong Tam Bảo thì Pháp Bảo là sản phẩm của Phật Bảo và Tăng Bảo. Nếu không có Phật Bảo và Tăng Bảo thì không có Pháp Bảo. Vậy Pháp Bảo khác với Pháp ở chỗ nào ? Pháp Bảo là Pháp đưa đến giác thoát, giác ngộ từ bậc đã được giải thoát giác ngộ nói ra. Còn nếu không từ bậc đã Giác Ngộ, Giải Thoát nói ra thì Pháp chỉ là Pháp chứ không phải là Pháp Bảo. Lúc này Pháp trở thành triết học, lý luận, kinh kệ phục vụ cho mục đích tôn giáo đơn thuần, không phải là Pháp cho sự giải thoát, giác ngộ. Phật Bảo đã nói ra những Pháp Bảo gì ? Đó là Tứ Diệu Đế, Ba Bảy Phẩm Trợ Đạo, Duyên Khởi, Vô Ngã, Giới, Định, Tuệ…, là toàn bộ 5 bộ kinh tạng Nikaya (bằng tiếng Pali viết trên lá bối và 4 bộ kinh A Hàm viết bằng tiếng Sankrit). Để phân biệt những Pháp Bảo do các Thánh Tăng (Tăng Bảo) nói ra sau này gọi là Luận, còn Phật Bảo thuyết gọi là Kinh và Luật (Giới Luật). Sự phá cách duy nhất chỉ có ở Thiền Tông khi tập hợp các bài nói pháp của vị Tổ cuối cùng (Tổ Huệ Năng) là Kinh Pháp Bảo Đàn. Con đường tu tập giác ngộ của Đức Phật và các Thánh tăng trên nền tảng của Pháp Hành là tu tập về Giới, Định, Tuệ. Cho nên cốt lõi của Pháp Bảo chính là Pháp Hành, chính là Giới, Định, Tuệ. Còn Pháp Học chỉ là cái vỏ bên ngoài của Pháp Hành. Đây là sự khó khăn lớn nhất của Đức Phật và các Thánh Tăng khi đã giác ngộ muốn diễn tả lại trạng thái giác ngộ và hướng dẫn con đương đi đến giác ngộ. Trong lịch sử, Thế Tôn đã phải ở lại 21 ngày dưới cội Bội Đề sau khi đã giác ngộ. Sự khó khăn lớn nhất là để làm sao độ sinh cho thế gian đầy những tham dục chi phối, gần như không có khả năng từ bỏ tham, sân, si để hưởng được hương vị của giải thoát, giác ngộ, mà những hương vị này lại không thể diễn tả được bằng lời và phải trải quá một quá trình tu tập nhiệt tâm, tinh cần. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, lịch sử Phật giáo cho chúng ta thấy sự chia chẻ sâu sắc giữa Pháp Học và Pháp Hành. Pháp Hành đòi hỏi phải có người thực chứng, chứng Thánh Quả, còn Pháp Học thì thiên về lý luận, biện giải. Như các cành cây ngày càng xa dần gốc cây, các bộ phái ra đời trên cở sở lý luận, tranh luận chứ không còn là sự thực chứng Niết Bàn. Sự thực chứng Niết bàn trở nên xa xỉ trong Phật đạo. Để thay thế sự ''xa xỉ'' này, các quả vị và khái niệm và phương cách tu tập mới được ra đời bởi các nhà cải cách Phật giáo. Con đường giải thoát bị che khuất, giáo đường được mở ra thay cho con đường. Mục tiêu tối thượng của Phật đạo là thoát ra khỏi vòng luân hồi (kết quả, đích đến) và thoát qua lưới lý luận của 62 tà kiến (phương pháp lý luận, tu tập) gần như không thấy nữa qua nhưng cải cách Phật giáo này. Đối với Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) còn gọi là Trưởng Lão Bộ hay Thượng Tọa Bộ cho ra đời Bộ Vi Diệu Pháp, tiếng Hán còn gọi là A-Tỳ- Đàm (Abhidhammattha) được cho là của ngài Xá Lợi Phất thuyết lại sau khi được Đức Phật truyền dạy. Cở sở của Vi Diệu Pháp là biện luận sự sinh diệt của 121 Tâm và 52 Tâm Sở Hữu sinh diệt trong từng sat-na (1 sát-na khoảng chỉ diễn ra khoảng 1/90 của 1 giây). Trên cơ sở 121 Tâm lại chia chẻ ra 81Tâm Hiệp Thế và 40 Tâm Siêu Thế, rồi từ 40 Tâm Siêu Thế chia ra 20 Tâm Đạo cho quả vị Thánh Dự Lưu và Nhất Lai và 20 Tâm Đạo cho Thánh Bất Lai và A La Hán. Sự thái quá trong việc tô vẽ pháp Hành thành biểu đồ và lý luận đã làm cho Vi Diệu Pháp chẻ sợi tóc ra làm tư. Không một ai có thể ngồi để Minh Sát 121 tâm sinh diệt trong 1 sát- na rồi lại có 121 tâm sinh diệt khác khởi lên và diệt liên tục như vậy. Chúng nối tiếp nhau, trộn lẫn vào nhau, và với 1 phút (60 giây khoảng 5400 sát-na) có tới 653.400 tâm sinh diệt (không kể chúng còn đè lên nhau chứ không đơn thuần là sinh diệt liên tiếp thay thế nhau). Sự ưu việt của Vi Diệu Pháp là cho chúng ta thấy đầy đủ của các hành tr“nh Tâm Sinh Diệt, nhưng đưa nó vào tu tập làm Pháp Hành th“ đây là một sự bế tắc. Chính vì thế ngài Long Thọ Bồ tát đã làm một cuộc các mạng phủ định triệt để Vi Diệu Pháp ở phương diện Pháp Học lẫn Pháp Hành bằng việc ra đời Trung Quán Luận. Ở Phầm Quán Nhân Duyên ngay đầu Trung Quán Luận, Ngài tuyên bố 8 câu luận bất hủ để phủ định triệt để Vi Diệu Pháp “Chẳng sanh cũng chẳng diệt, Chẳng thường cũng chẳng đoạn, Chẳng một cũng chẳng khác, Chẳng đến cũng chẳng đi. Con cúi đầu lễ Phật, Tối thắng trong thế gian ? Khéo nói pháp nhân duyên, Hay diệt các hý luận. '' Vi Diệu Pháp cho rằng tâm sinh diệt trong từng sát-na, và các pháp cũng đang sinh diệt nhanh như tâm sinh diệt (ví như các hạt bụi liên tục sinh diệt trong không gian rộng lớn). Th“ Trung Quán Luận cho rằng không có Pháp nào là sinh diệt cả. Trung Quán Luận cho rằng A chỉ được gọi là sinh ra B, khi B sinh ra mà A vẫn hiện hữu, chứ A không mất đi. Còn nếu A sinh ra B, mà B được sinh ra, còn A bị diệt th“ không gọi là A sinh ra B. Ví dụ một đứa trẻ sau 20 năm là một thanh niên th“ không thể nói đứa trẻ đó sinh ra anh thanh niên vì đứa trẻ không tồn tại khi anh thanh niên có mặt. Cũng thế hạt lúa không thể nói sinh ra cây lúa v“ hạt lúc không còn tồnn tại khi cây lúa có mặt. Bà chửa không còn hiện hữu khi bà mẹ và em bé có mặt. Vậy không thể nói bà chửa sinh ra bà mẹ hay em bé. Lúc này sự có mặt của em bé mà bà mẹ có mặt hay sự có mặt của bà mẹ mà em bé có mặt nên về đối đãi th“ gọi là bà mẹ sinh ra em bé hay em bé sinh ra bà mẹ (v“ không có em bé th“ lấy ai gọi bà mẹ là mẹ và ngược lại). Tương tự như vậy chúng ta sẽ thấy rằng không thể kết luận ''quả trứng sinh ra con gà hay con gà sinh ra quả trứng'', ''đàn ông có trước hay đàn bà có trước'', v“ không có cái g“ sinh ra cái g“ cả, hay nói cách khác không có cái được sinh ra, đã không có sinh ra tất nhiên không có diệt mất. Như vậy Trung Quán Luận đi tới chỗ kết luận: ''các Pháp không sinh, các Pháp không diệt''. Thực chất Trung Quán Luận cũng không mới mẻ g“, chỉ là cách lập luận đối trị với Vi Diệu Pháp. Đức Phật bảo các Pháp do duyên sinh, các Pháp do duyên diệt. Do duyên nên bà mẹ có mặt khi em bé có mặt và ngược lại . Do duyên mà mài củi ra lửa chứ chẳng phải củi sinh ra lửa hay trong củi có lửa. V“ do duyên sinh mà duyên là vô ngã, không chủ thể nên không có cái g“ sinh ra cái g“. Đã không có cái sinh ra th“ không có cái diệt mất. Tức là không có Sinh th“ không có Diệt. Đến đây bạn đọc lưu ý là cả hai Vi Diệu Pháp và Trung Quán Luận hết sức vĩ đại, siêu việt về việc lý giải các pháp Vi Mô và Vĩ Mô, và là sự lý luận siêu việt mà không tôn giáo nào có được về lý giải sự Sinh-Diệt của các pháp ở cả Vi Mỗ lẫn Vi Mô nhưng, vâng lại nhưng, cả hai không đem lại lợi ích cho pháp Hành, con đường giải thoát, giác ngộ. *Ghi chú: Có 2 quan điểm về sát-na: 1 sát na = 1 giây của ngài Mahashi (Miến Điện), và 1 sát na = 1/90 giây của ngài Nhất Hạnh (Pháp). Tôi lấy quan điểm 1 sát-na= 1/90 giấy của ngài Nhất Hạnh. Vì 1 giấy thì có thể đo đếm và cảm giác được của người bình thường, khong tu tập. Còn sat-na là đơn vi đo vi tế rất nhỏ của một diễn biến tâm xảy ra không dễ gì nắm bắt được nếu không có sự tu tập thiền định. (còn tiếp phần sau) |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 3rd July 2025 - 10:24 AM |