IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Thai giáo quan trọng như thế nào?, Mang Thai và chăm sóc bé theo phương pháp Macrobiotic
Thelast
bài Jul 7 2007, 09:50 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Nguyễn Quốc Khánh - Lê Hoàng Long
Phạm thị Ngọc Trâm

biên dịch













Mang Thai và chăm sóc trẻ theo phương pháp Macrobiotic

Thai giáo quan trọng như thế nào?



















Tủ sách Thực Dưỡng


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Jul 7 2007, 02:24 PM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



7. Cuộc tình tay ba

Theo đây là một số quan điểm khác về chuyện một hài nhi ra đời. Đây là kiến thức của tổ tiên ông bà mình, nếu mình tin thì tin không tin thì thôi không nên báng bổ tổ tiên. 

Theo kiến thức âm và dương thì thai nhi là bé trai nó sẽ quay lưng ra ngoài mặt nó quay vào với mẹ. Còn thai nhi là gái thì ngược lại. Do vậy nhìn người chửa có thể đoán được là bé gái hay bé trai dễ dàng mà không cần dùng tới máy siêu âm.

Hơn nữa, theo quan điểm tâm linh người ta hoàn toàn tin vào chuyện đầu thai, nghĩa là linh hồn đó muốn làm người và đã xúi đôi nam nữ đó yêu nhau, thọ thai với nhau để linh hồn được ra làm người! Và nếu linh hồn yêu người nam (bố) thì sinh ra là nữ, và người lại nêu linh hồn là nam (yêu người mẹ) thì sinh ra nam. Đây là những hiểu biết khó chứng minh, nhưng trong dân gian ta thì có nhiều người tin tưởng điều này, cho nên vợ chồng lấy nhau cốt ăn ở hiền lành, đạo đức để chiêu cảm các "linh hồn" cao cấp và hiền hậu đến với vợ chồng họ, vì thế mới có chuyện đi cầu tự! Và một số người quan niệm ngày thụ thai chính là một cuộc tình tay ba!

Khi tôi (Ngọc Trâm) háo hức, tìm cách để sau này có được con quí tử thì anh bạn đạo Hoàng Thái bèn nói, đại ý: Muốn có con quí tử thì bản thân mình phải như thế nào, mình chỉ như sân bay là "bãi đỗ" cho các linh hồn muốn đầu thai theo qui luật "đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu".

Theo giáo sư Ohsawa thì các bậc vĩ nhân, các bậc thánh hiền trên thế giới đều có những bà mẹ tuyệt vời. Và chúng ta không thể "chọn" con cái được, mà chúng ta "bị" con cái lựa chọn! Do vậy, chúng ta không bao giờ được oán trách cha mẹ vì chúng ta tự chọn họ cho mình, theo chuỗi nhân quả ân oán vay trả có từ tiền kiếp. Nhìn theo quan điểm này dễ dàng giải thích được vì sao có những bậc cha mẹ hạnh phúc vì con cái có người lại không vì trong tiền kiếp anh đã gieo nhân xấu nên kiếp này các bậc cha mẹ đó đã lãnh quả báo xấu, đẻ ra những đứa con bất hiếu.

Ngoài ra nếu bà mẹ ăn uống và sống thuận theo thiên nhiên thì bao giờ bà ta cũng có đủ sữa cho con bú. Và cho bé bú trong tình mẫu tử trìu mến thì bé đó bao giờ bé cũng sống tình cảm và nhân nghĩa hơn những bé thiếu sữa mẹ, đó là cây cầu liên lạc mẫu tử quí hiếm của đời người, mẹ cho ta bú cả bầu sữa với tình thương yêu trìu mến. Tôi quan sát những bà mẹ miền núi ở xã Nậm Ty tỉnh Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang mà tôi có dịp đi thăm cây trà Shan tuyết lâu năm, năm 2000. Bà ta bao giờ cũng địu con trên lưng đi làm rãy và tình cảm mẹ con thắm đượm ngày từ trong thai cho đến khi 2,3 tuồi mà bé vẫn luôn luôn được sống ngay cạnh mẹ, hít hơi thở có lẫn mùi mồ hôi của mẹ. Tôi hỏi anh cán bộ xã trẻ măng ở xã Thông Nguyên cách đó chục km về tình hình những người muộn vợ muộn chồng, sống cô đơn hay tình trạng ly dị, sống độc thân có ở xã anh nhiều không? Anh chàng trẻ măng nhoẻn miệng cười vô tư trả lời chậm chậm theo tiếng Kinh, là ở trong xã anh hoàn toàn không có những trường hợp như tôi nêu ra, chuyện này chắc chỉ có nhiều ở thành phố lớn!

Tôi cũng hỏi về tệ nạn xã hội môt anh cán bộ thôn ở xã Nậm Ty mà mỗi khi chúng tôi đến đó thăm cây trà bao giờ cũng ở nhà của anh; Vì chúng tôi thấy nhà dân họ đi làm nương chẳng bao giờ có khoá cửa và nhà thì không có cổng, ranh giới giữa hai nhà cũng chỉ là ước lệ chung chung, không có đường vạch hay rào chắn, cho ta một cảm giác về một bầu khí chan hoà tình TRờI - Đất - Người, điều mà ở thành phố không bao giờ có được. ở trong vùng không có tệ nạn xã hội, không có trộm cắp, xì ke ma tuý, những chuyện bồ bịch trai gái lung tung, không có gái điếm và các nhà nghỉ! Một xã hội khá lý tưởng ta không phải tìm đâu xa. Không có những người buồn chán, nhất là các cháu bé, chúng ăn 3,4 bát cơm ngon lành gần như không có thức ăn, mà chúng mới có 4 tuổi! Mắt tôi nhìn thấy rõ ràng, chứng kiến cùng mấy người bạn Thực Dưỡng và điều đó đã in đậm trong trái tim chúng tôi về một mô hình sống thiếu văn minh vật chất mà lại dồi dào thứ văn minh tinh thần vì nó còn "nguyên sơ", chưa bị nhà trường "giáo dục đến", trẻ em ở đó rất ít đi học vì chúng thường ở trên núi cao. Tôi thầm nghĩ thà không đi học ở nhà trường còn hơn cái học lệch lạc sai lầm cái học đem con người đến Tham sân si vô độ không biết điểm dừng. Chúng ta có thể học ngay ở chính ông bà và thiên nhiên. Thật tuyệt vời khi tiếp xúc với họ - những người có tâm đơn thuần và dễ dàng cười tươi hồn nhiên đến thế. Chúng ta khó mà gặp những tiếng cười như thế ở thành phố. Thỉnh thoảng tôi nghe mấy người bạn khác phái mà tôi biết, tiếng cười của họ có vài âm thanh hoang dại! Khi họ cười nông cạn, cười vừa vừa, cười hơi sâu thì khó mà có thể nói như thế, nhưng khi họ cười sâu hơn ta bỗng nghe những âm hưởng hoang dại rợn người!

Đặc biệt những người sống thuận theo thiên nhiên thường không phải học hiểu lại những kiến thức trong tập sách này, và không bao giờ họ bị ốm nghén và họ đẻ dễ dàng. Nhiều đứa bé lọt lòng mẹ khi mẹ chúng đang ở ngoài đồng. Ngay chính tôi, mẹ tôi cũng sinh ra tôi ở trên xích lô, bà sinh ra tôi dễ dàng không đau đớn và khi tôi vừa sinh ra đời thì hai mắt của tôi mở thao láo và không hề khóc lóc gì! Thật là tuyệt vời khi được chào đời ở ngoài thiên nhiên!

Chúng ta phải có cách nào để con người được ăn những thức ăn thiên nhiên thực sự, phải sống gần gũi thiên nhiên thực sự. Nếu không giống nòi sẽ bị suy thoái. Tôi quan sát mỗi ngày chúng ta đều nạp vào bản thân đủ thứ hoá chất qua gạo (bón phân hoá học, phun thuốc trừ saaup, rau,... ngay thịt cá nếu chúng ta ăn vào người ta cũng nuôi bằng những thức ăn bị nhiễm hoá chất và họ còn sử dụng thuốc tăng trọng... Đó là lý do vì sao tôi thấy người miền núi khoẻ mạnh ít ốm đau bệnh tật như người thành phố.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Thelast   Thai giáo quan trọng như thế nào?   Jul 7 2007, 09:50 AM
Thelast   Mục lục [b]Phần I: Những sưu tầm về ...   Jul 7 2007, 09:54 AM
Thelast   Phần I [b]Những sưu tầm về mang thai the...   Jul 7 2007, 10:03 AM
Thelast   [b]3. Âm thanh và thai nhi [i]Dạy con từ th...   Jul 7 2007, 10:14 AM
Thelast   4. Bạn thích con bạn sẽ như thế nào? B...   Jul 7 2007, 02:19 PM
Thelast   5. Những bí ẩn về ảnh hưởng của mặ...   Jul 7 2007, 02:22 PM
Thelast   6. Tiến trình hình thành bản ngã Đại s...   Jul 7 2007, 02:23 PM
Thelast   7. Cuộc tình tay ba Theo đây là một số ...   Jul 7 2007, 02:24 PM
Thelast   8. Những tai hại về nạn phá thai Mang th...   Jul 7 2007, 02:25 PM
Thelast   Phần II [b]Mang thai Có nhiều cuốn sách ...   Jul 9 2007, 08:12 AM
Thelast   1. Tại sao cần phải hiểu biết về mang ...   Jul 9 2007, 08:23 AM
Thelast   [b]2. Chuẩn bị để mang thai Từ trước ...   Jul 9 2007, 08:35 AM
Thelast   [size=3][b]3. Biểu hiện lúc mới mang thai ...   Jul 9 2007, 08:36 AM
Thelast   [size=3][b]4. Chế độ ăn uống thực dưỡ...   Jul 9 2007, 08:37 AM
Thelast   [b]5. Làm thế nào để tránh các cực đoa...   Jul 9 2007, 08:42 AM
Thelast   [size=3][b]6. Những thay đổi về thể chấ...   Jul 9 2007, 08:44 AM
Thelast   [size=3][b]7. Những vấn đề khó chịu tron...   Jul 9 2007, 08:54 AM
Thelast   [size=3][b]8. Bạn có cần uống sữa không?...   Jul 9 2007, 08:55 AM
Thelast   [size=3][b]9. Bệnh thiếu máu, chế độ ăn...   Jul 9 2007, 09:00 AM
Thelast   [size=3][b]10. Bạn có thể đi du lịch khi m...   Jul 10 2007, 02:54 PM
Thelast   [size=3][b]11. Trở thành một tổ ấm Trong...   Jul 10 2007, 02:54 PM
Thelast   [size=3][b]12. Tình dục khi mang thai Khi cả...   Jul 10 2007, 02:55 PM
Thelast   [size=3][b]13. Những điều thường xảy ra ...   Jul 12 2007, 02:28 PM
Thelast   14. Mục tiêu của Thực dưỡng Tại Mỹ,...   Jul 12 2007, 02:40 PM
Thelast   14. Mục tiêu của Thực dưỡng Tại Mỹ,...   Jul 12 2007, 02:42 PM
Thelast   [size=3][b]15. chuẩn bị cho sinh nở Con ng...   Jul 12 2007, 02:43 PM
Thelast   [size=3][b]16. Chuẩn bị sinh đẻ tại nhà ...   Jul 12 2007, 02:47 PM
Thelast   [size=3][b]17. Những gợi ý 1. Nên tham gia ...   Jul 12 2007, 02:47 PM
Thelast   [size=3][b]18. Những điều cần biết không...   Jul 12 2007, 02:52 PM
Thelast   [size=3][b]19. Những thay đổi trong người ...   Jul 12 2007, 02:57 PM
Thelast   20. Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh nở Sự th...   Aug 7 2007, 08:34 AM
Thelast   [size=3][b]21. Những thay đổi của trẻ sơ...   Aug 7 2007, 08:35 AM
Thelast   [size=3][b]23. Chăm sóc trẻ sơ sinh Có th...   Aug 7 2007, 08:39 AM
Thelast   [size=3][b]24. Những việc hữu ích khi chăm...   Aug 7 2007, 08:45 AM
Thelast   [size=3][b]25. Những vấn đề xuất hiện t...   Aug 7 2007, 08:46 AM
Thelast   [color=#000080][size=5]Phụ lục [size=3][b]I. ...   Oct 2 2007, 08:53 AM
Thelast   Những thực phẩm sau đây khi được chế...   Oct 2 2007, 09:03 AM
Thelast   [size=3][b]II. Nhu cầu can-xi khi mang thai Ca...   Oct 2 2007, 09:14 AM
Thelast   [size=3][b]III. Chất sắt cần thiết khi man...   Oct 2 2007, 03:36 PM
Thelast   [size=3][b]IV. Bữa ăn hàng ngày nên dùng kh...   Oct 2 2007, 03:39 PM
Thelast   [b]VI. Sự phát triển của bào thai [b]3 tu...   Oct 3 2007, 09:00 AM
Thelast   [b]VII. Trạng thái hình thành đầu tiên c...   Oct 3 2007, 09:03 AM
Thelast   [b]VIII. Cho bú với trẻ ẵm ngửa Từ 0-2...   Oct 3 2007, 09:21 AM
Thelast   [size=3][b]IX. Chuẩn bị quần áo tã lót Q...   Oct 3 2007, 09:33 AM
Thelast   [b]X. Cách tắm cho trẻ [b]Chuẩn bị: 1. ...   Oct 3 2007, 09:35 AM
Thelast   [size=4]Phụ lục [b]CHĂM SÓC TRẺ THEO PHƯ...   Oct 5 2007, 09:59 AM
Thelast   [size=3][b]1. CHĂM SÓC TRẺ NHỎ Vào năm 19...   Oct 5 2007, 10:03 AM
Thelast    Đừng ẵm bồng quá nhiều các con c...   Oct 5 2007, 10:04 AM
Thelast    Thức ăn trong thời kỳ mang thai: Các...   Oct 5 2007, 10:19 AM
Thelast    Các bước đi đầu tiên của em bé : ...   Oct 5 2007, 10:20 AM
Thelast   TIỂU SỬ CỦA TÔI Thưở nhỏ tôi là m...   Oct 6 2007, 08:26 AM
Thelast   2. THỨC ĂN ĐẶC ĐẦU TIÊN CHO TRẺ Đ...   Oct 6 2007, 08:30 AM
Thelast   3. CHĂM SÓC BÀ MẸ TRƯỚC VÀ SAU KHI SANH ...   Oct 6 2007, 08:48 AM
Thelast   4. BỆNH TẬT VÀ CHỮA TRỊ Khi bị sốt ...   Oct 6 2007, 08:50 AM
Thelast    Nghẹt mũi : Trẻ không biết xì mũi, ...   Oct 6 2007, 08:55 AM
Thelast    Cảm lạnh : Có nhiều nguyên nhân gây...   Oct 6 2007, 08:59 AM
Thelast    Đau cổ họng : Khi trẻ bị đau cổ h...   Oct 7 2007, 04:19 PM
Thelast    Tiêu chảy : Có hai loại tiêu chảy ...   Oct 7 2007, 04:20 PM
Thelast   6. CÔNG THỨC LÀM MÓN ĂN CHO TRẺ 1. Sữa...   Oct 9 2007, 04:55 PM
Thelast   4. Cháo gạo lứt nấu nhừ : Lấy 1 phần ...   Oct 9 2007, 04:57 PM
Thelast   7. Chất ngọt từ gạo (amasaké) : Amasaké...   Oct 10 2007, 10:01 AM
Thelast   9. Thức ăn cho trẻ bị đau yếu :  S...   Oct 10 2007, 10:21 AM
Thelast   [b]Có thêm nhiều gia đình khoẻ mạnh [rig...   Oct 11 2007, 03:38 PM
Thelast   KA: Thật là tuyệt vời làm sao. DA: Từ t...   Oct 11 2007, 03:58 PM
Thelast   DA: Đúng vậy, nhưng điều này phụ thuộ...   Oct 11 2007, 04:02 PM
Thelast   DA: Đúng vậy, tôi thấy các trường khô...   Oct 22 2007, 08:17 AM
Thelast   KA: Đối với lần có thai đầu tiên, bà ...   Oct 22 2007, 08:23 AM
Thelast   KA: Còn các sai lầm khác thì sao? DA: Khi c...   Oct 22 2007, 08:25 AM
Thelast   KA: Bà có nghĩ rằng thực hiện phương ph...   Oct 22 2007, 08:28 AM
Thelast   KA: Liệu có gì liên quan đến chương trì...   Oct 22 2007, 08:30 AM
Thelast   KA: Điều này có thể là quá nhiều, có p...   Oct 22 2007, 08:31 AM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 21st June 2024 - 08:54 AM