![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Có câu nói "Ăn đúng sẽ suy nghĩ đúng và hành động đúng." Là một đệ tử con Phật chúng ta cần hiểu nó như thế nào, xét theo quan điểm của người Kalama. Thức ăn mà cơ thể hay nói cách khác là thân và tâm của chúng ta theo góc nhìn Phật Giáo sẽ bao gồm những gì, đó là xúc thực, tư niệm thực, thức thực và vật thực. Như vậy thức ăn ở đây không chỉ đơn thuần là vật thực (rupa) mà còn cả "danh thực" (nama). Ăn đúng ở đây cũng sẽ phải áp dụng cho cả hai chứ không chỉ có một, nếu không thì sự tiếp nhận của chúng ta sẽ bị thiên lệch.
Xúc thực (phassa) đó là sự tiếp xúc thông qua tất cả các căn hay giác quan mà mà chúng ta không thể nào tránh được. Từ Xúc sẽ dẫn đến Thọ, như vậy cho dù bất kỳ sự tiếp xúc nào xảy ra nếu chúng ta luôn có được trạng thái thọ xả, mà không khởi lên việc thích hay không thích (thọ lạc hay thọ khổ) thì cũng đồng nghĩa là chúng ta đã "ăn đúng". Tư niệm thực được hiểu theo nghĩa là tác ý, nếu chúng ta có như lý tác ý hay tác ý một cách chân chánh thì có nghĩa là chúng ta đã "ăn đúng", ngược lại nếu phi như lý tác ý có mặt hay tác ý một cách không chân chánh thì tức là chúng ta đã "ăn sai". Còn đối với vật thực, theo quan điểm Phật Giáo chúng ta cần hiểu thế nào là "ăn vật thực đúng". Theo Đức Phật chỉ dạy điều đó có nghĩa là ăn uống có tiết độ, chúng ta chỉ nên ăn đầy 2/3 dạ dày của mình. Mặt khác, nếu ăn có chánh niệm, chúng ta sẽ thấy rằng cơ thể của mình luôn phát ra các tín hiệu, nó sẽ lập tức có phản ứng và phát ra tín hiệu nếu đồ ăn không thích hợp, ngay lập tức giúp chúng ta có sự điều chỉnh thích hợp. Hơn nữa, Đức Phật đã dạy chúng ta chỉ ăn thức ăn với mục đích nuôi thân mạng để thực hành giáo pháp. Chúng ta ăn như thể trong ví dụ: có hai vợ chồng cùng với đứa con nhỏ đi qua sa mạc. Quãng đường đi còn quá dài và họ đã cạn kiệt hoàn toàn đồ ăn. Nếu cứ tiếp tục thì cả ba người sẽ chết trước khi tới nơi. Vậy là sau khi đã bàn bạc hai vợ chồng đành gạt nước mắt để "xẻ thịt" đứa con của mình, sấy khô làm lương thực dự trữ. Như vậy liệu họ có thể vui thú mỗi lần ăn miếng thịt của đứa con do mình dứt ruột đẻ ra được không. Hiển nhiên, câu trả lời rõ ràng ở đây là không. Chúng ta cũng cần ăn và quán tưởng theo cách như vậy, vui thú trong việc ăn uống sẽ không thể nào khởi sinh. Như vậy, ăn đúng ở đây là ăn có tác ý chân chánh và có sự hiểu biết một cách rõ ràng (chánh kiến), chỉ có như vậy mới giúp chúng ta có được suy nghĩ đúng (chánh tư duy) và trên cơ sở đó chúng ta sẽ hành động đúng. Nếu không nhiều người sẽ "ăn đúng" để lành bệnh và cường tráng cơ thể. Và khi đã đạt được rồi thì họ lại quay về con đường cũ, vậy thì làm sao có thể có được "suy nghĩ đúng và hành động đúng". Vậy thì ăn đúng ở đây, "danh thực" phải đặt lên hàng đầu mà không phải là "sắc thực" hay vật thực. Là con Phật, chúng ta cần hiểu biết thấu đáo trong tất cả hành vi và hoạt động của mình. Ngay từ lúc ban đầu, đừng tin vào bất luận điều gì, cho dù phát ngôn bởi một người rất có tiếng tăm và uy tín nói ra. Cuộc sống luôn sinh động và đa chiều, nếu bị kẹt lại chúng ta chỉ biết được một và chỉ một khía cạnh mà thôi. Trong khi một tâm thức tự do và rỗng rang thì nó không bị kẹt vào bất kỳ một điều gì, cho dù là "trí tuệ" đi chăng nữa, vì một cái biết (dưới cái tên "trí tuệ") không đầy đủ có thể dẫn tới một cái biết sai hoặc một cái biết đúng hơn. NT sưu tâm -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 840 Gia nhập vào: 5-September 09 Từ: Sài gòn Thành viên thứ.: 4,720 ![]() |
Cái gọi là ăn toàn thể ấy rất dễ bị tâm tham chi phối. Chỉ là tham vi tế hơn thôi. Nói ăn số 7 hay nhưng có thấy ai ăn mãi được vậy mà nói đủ chất nhỉ? Khi người ta biết ăn được cái gì thì ăn, không ăn được thì bỏ, đừng tiếc, đừng tham "toàn thế", cái mình bỏ đi đó gom lại chôn xuống đất, con kiến con trùng nó ăn, nó phân hủy làm cho đất được bổ sung dinh dưỡng, v.v. Mình bỏ nhưng cần biết là cái đó không phí. Miễn là đừng lãng phí những thứ vẫn ăn được.
Nhiều người thực dưỡng vì tham toàn thể kiểu đó nên nước ngâm gạo, ngâm đỗ, ngâm cao lương (bobo, ý dĩ) cũng chơi tuốt, cho vào nấu, đâu biết cái nước ngâm ấy toàn độc tố, hoặc là các chất ức chế enzym gây khó tiêu. Với hoa quả thì cái gì ăn được, nên ăn, cái gì nên bỏ không ăn (vỏ chuối, vỏ dứa, vỏ dừa, vỏ mít, vỏ sầu riêng...) quá đơn giản, dễ thấy, nhưng với gạo lứt, đậu đỗ... trong thực dưỡng có dễ thấy không? Vỏ chuối bỏ không ăn nhưng có thể dùng để lọc nước, chữa muỗi đốt, đánh trắng răng... Vỏ dừa làm mùn trồng cây, vỏ sầu riêng phơi khô làm thuốc hạ sốt... Nói là không ăn nhưng cũng chẳng bỏ phí nếu biết dùng. Ăn hoa quả không có nghĩa là cứ phải có tâm tham ăn hoa quả. Ăn cam cả cùi và hạt thì nhiều người ăn tươi sống đều thực hành cả. Việc ăn "toàn thể" không phải là khái niệm độc quyền của Thực dưỡng ![]() Còn một cái tham nữa khó thấy mà cũng dễ thấy, tham "đỡ tốn tiền". Những điều trên tôi không nói với tâm thế đứng ngoài phê phán gì đâu. Khi ăn thực dưỡng tôi đã trải qua tuốt tuồn tuột những cái "tham" đó. nếu ăn như thế ta sẽ chả còn thích ăn thứ gì... ăn số 7 mà ăn đúng, tâm cũng bình thản tới mức chả thích gì... có nhiều người chứng nghiệm được điều này.. tâm rất là quân bình và bình thản, không có một trạng thái gì rõ rệt... đó là cái tâm cân bằng, tâm bình thường Vấn đề là giữ được bao lâu. Thiền định xong thì cũng về với cuộc sống thường nhật, nếu chưa giác ngộ thì cuộc sống thường nhật ấy mới là cái đáng kể, còn cái "chứng" kia chỉ là thêm thắt, chỉ là chỗ trốn tránh tạm thời mà thôi. -------------------- There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 8th July 2025 - 04:21 PM |