![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,178 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Đâu đâu trong chùa nào ở Việt Nam cũng chỉ toàn là chữ Trung Quốc ???
He he... chả thấy một chữ Pali nào? Nếu không tin, thử coi mấy dòng chữ trong chùa của chùa này, cũng là chùa "mới xây lại", mà còn như thế: http://www.phattuvietnam.net/diendan/21/15324.html Hệ thống chùa Bắc Tông toàn tiếng Trung Quốc, còn Nam tông thì không? chắc là vậy. Tụi trẻ đi chùa đã toàn là mê tín là chính, mà lên chùa thì toàn tiếng Trung Quốc treo hai bên, treo trên cao... và sơn son thiếp vàng, thế hệ chúng tôi đọc chả hiểu gì thì làm sao tụi trẻ lại có thể hiểu được Đức Phật nói gì ở trên mấy tấm đó nhỉ? Thà treo mấy chữ to tướng: học ăn học nói ... của các cụ trên Chùa có khi lại nhiều lợi ích hơn????? Đã thế các chùa Bắc Tông chỉ rủ nhau đi học tiếng Hán nữa? Học Hán thì phải khoái Hán và thích Hán chứ? Hi, tóm lại là nhiều thế hệ tâm linh Việt Nam đều sùng Hán - tức là sùng bái Trung Quốc hết, vì sao? Vì không có các vị sư Trung Hoa truyền Đạo Phật vào Việt Nam thì làm gì có Bắc Tông? Hà hà, cho nên đã là sư thì đừng có "động" vào chuyện chính trị, nhưng chính các vị sư Bắc Tông lại anh dũng đứng lên bảo vệ đất nước khi có xâm lăng? Hi, thế mới biết con người Việt Nam treo chữ Tầu và khi cần vẫn "oánh" chả cần biết mình đang là sư sãi thì đừng nhúng vào chính trị là hay nhất? Hay là bắt chước tổ tông cứ việc mà lặp lại lịch sử? Tôi rất là thích "Thiền tông Trung Hoa" và các vị sư "giác ngộ" dòng Thiền Bắc Tông với những cú đấm, hay hét của các ngài... Nhưng đọc trên mạng thấy mặt trái của xã hội Trung Quốc, cũng như Việt Nam thấy mà ghê quá... mà sao những mặt trái của Mỹ hay các nước Châu Âu thì không thấy đưa tin hay là "không có"????? hay là hết chỗ đưa tin và bài? Trên quả địa cầu này, chỗ nào là chỗ an ổn? Tôi mới chỉ thấy điều đó có trong các trường thiền, hi, thế mà rất ít người được sống ở những nơi như thế... thiền sư Achaan Chah bảo: các bạn giống như những con giòi, kêu nó ra khỏi đống phân nó lại nhào vô, ha ha... biết bao nhiêu người thanh nhẹ mới lôi được một người nặng nề ra khỏi đám lầy nhầy tư tưởng ... Nếu không có mấy bài báo đưa tin về Trung Quốc muốn chiếm đường "lưỡi bò" thì chắc tôi cũng chẳng bao giờ nhận ra là chùa nảo chùa nào của Việt Nam cũng "giặt" chữ Tầu....? Và hơi bực mình vì chả hiểu chữ đó là nghĩa gì... he he... vào chùa mà chả biết mô tê gì về những chữ Tầu trong chùa, ngồi thiền ở đó cũng chả vì thế mà hiểu được chữ Tầu ở xung quanh....!!!!!!!!??????? ha ha... ![]() Ngay chữ "Nam mô A Di Đà Phật" cũng là chữ Tầu nốt, he he... chữ Phật cũng là chữ Tầu chính hiệu con nai vàng! Tuy nhiên BIẾT là chữ Tầu mà trong tôi không hề giảm đi niềm tin với Tam Bảo... he he... con người là gì? Chỉ là Danh Uẩn và Sắc uẩn, ôi cũng là chữ hán nôm! Người nào sài tiếng Tầu hay là sử dụng tiếng Tầu nhiều nhất? Là người theo đạo Phật dầu là Nam Tông hay Bắc tông... ha ha... một phát hiện mới? Có thể có MỘT LỰC LƯỢNG TRUNG LẬP: là Phật tử và những người tu Phật? Vì Đức Phật dạy con đường TRUNG ĐẠO, ai mà đi con được khác ... thì không phải là "Con Phật"? -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 840 Gia nhập vào: 5-September 09 Từ: Sài gòn Thành viên thứ.: 4,720 ![]() |
Vấn đề linh tự
Nền văn minh nào hễ đã trường tồn thì cũng phải có một văn tự riêng để nói lên yếu tố thường hằng của nó. Đời sống của nền văn hóa sống lâu hay mau là tùy thuộc những công lao vun tưới yếu tố thường hằng này. Được vun tưới thì Đất Tổ dẫu bị xâm lăng, dân con dầu bị tống khứ ra khỏi đất nước như dân Do Thái chẳng hạn, họ vẫn liên kết thành một dân tộc vì họ có linh tự. Còn khi không duy trì nổi linh tự, như dân Ai Cập, thì dầu sống trên đất tổ tiên nhưng đã trở thành xa lạ với tất cả di sản thiêng liêng của cha ông trôi lại qua lịch sử, khoa học, tôn giáo nên trở thành cô đơn, bị cảnh lưu đày ngay trên đất Mẹ, bởi đã mất linh tự nên cũng mất lợi khí thông giao với hồn tiên tổ, như Etiemble nói về người Coptes, tức dân Ai Cập quên linh tự. Mất linh tự là đánh mất khí cụ tối hảo để thống nhất thế hệ ngày nay với các thế hệ ngày xưa, là một sự thống nhất đưa lại cho tinh thần yêu nước một nét vững mạnh thiết tha. Do lẽ đó mà linh tự cũng gọi là yếu tố hàng dọc hay là kinh, đi song song với sinh ngữ ví như đường vỹ là cái gì năng biến động vì là tiếng nói thông dụng thay đổi mỗi thời một tí, nên các thế hệ sau không hiểu thế hệ trước: như người Việt Nam tản cư sang Thái Lan còn nói một thứ tiếng Việt cách đây trăm năm, nay có gặp người đồng hương thì không hiểu nữa. Tiếng nói của Đinh Bộ Lĩnh chắc là chúng ta nay không thể hiểu nổi vì cứ trải qua một số thế hệ thì tiếng nói cũng đổi hầu hết. Do đó các thế hệ phải thông giao nhau bằng linh tự bất biến và chỉ có sự giải thích kinh điển là biến đổi theo cảm quan mỗi giai đoạn, còn linh tự vẫn trường tồn. Linh tự là kinh còn tiếng nói thông thường là vỹ. Một nền văn hóa càng vững mạnh thì yếu tố kinh càng cao sâu, cũng như yếu tố vỹ càng lan rộng. Vun tưới yếu tố kinh bằng linh tự, vun tưới yếu tố vỹ bằng sinh ngữ. Linh tự cũng giống tử tự ở hình thức đã cố định; nhưng lại khác tử tự vì có kinh điển tức là sách có nội dung minh triết là cái bất hủ. Tử tự chỉ có sách cổ điển như trường hợp La Mã và Hy Lạp. Sách cổ điển tương đương với truyện (kinh sử tử truyện) tiếng Tây kêu là literature, không phải văn chương nhưng là những sách bàn rộng về kinh điển. La Hy đã mất kinh điển, chỉ còn sót lại vài trăm câu rải rác mà người ta đang cố thâu thập lại, nó thuộc giai đoạn tiền Socrate. Từ Socrate kể là đứt liên lạc với truyền thống nên mất kinh chỉ còn truyện, và do đó chỉ là tử tự mà không có linh tự. Trên bình diện triết chỉ có Á Đông là còn linh tự thống nhất là chữ Nho. Gọi là linh tự vì nó có tính cách huy động tâm hồn như sinh ngữ, nhưng linh tự tác động trên bình diện cao hơn nhiều. Tử tự chỉ là tiếng nói của hàn lâm và viện khảo cổ. Sinh ngữ là tiếng nói được thực hành của sinh hoạt hằng ngày của chính trị, thương mại, ngoại giao, khoa học. Và chúng ta phải dùng sinh ngữ để bàn về tử tự hay linh tự những có sự khác nhau là tử tự thâu vào những kiến thức, những sự kiện đã lỗi thời, nhưng cần ghi lại làm dấu tích, làm tài liệu cho sử sách. Còn sinh ngữ cần cho đời sống thông thường, cho cái sống ăn làm hay các khoa học, kiến thức đương thời, nó là tiếng nói chung của toàn dân. Còn linh tự chỉ cần cho những nhà chuyên môn về văn hóa, họ có bổn phận thấm nhuần tinh thần bất hủ của linh tự để bơm chất sinh động vào cuộc sống hằng ngày, cho nó khỏi chết lịm dưới cáu bụi phàm tục. Nước ta thuộc Á Đông có liên hệ với đại gia đình văn hóa khác là Tây Âu. Cả hai đều đang thiếu một tổng hợp mới để làm chủ đạo và cả hai đang đi tìm: Nếu ta hỏi xem trong hai đại gia đình văn hóa này, nền nào sẽ đạt tổng hợp trước, thì câu thưa sẽ lúng túng vì mỗi nền có cái hay riêng của nó. Trong khi chờ thời gian trả lời chúng ta cần biết đến các loại may mắn đó. Cái may của Âu Châu nằm trong hàng vỹ: khoa học tiến vượt bực do đó có sự phồn thịnh là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển văn hóa, nhưng lại yếu ở mặt linh tự. Bởi có tới ba gốc Hy Lạp, Roma, Do Thái, ấy là chưa kể một số người cố gắng phục hưng tiếng Celte, Teuton và Slave… Do đó nếu nói Âu Châu không có linh tự, thì không sai lầm. Trái lại cái may của Á Đông nằm trong chỗ có linh tự. Ở đây nên nhận định điều này: nhiều người bảo chữ Nho là của Tàu thì không trúng vì chữ Nho không những của Tàu mà còn là của Hàn, Nhật, Mông, Mãn, Việt: mỗi miền có tiếng nói riêng của mình vậy. Còn linh tự là của chung, mỗi dân tộc đọc một lối, nhưng chữ viết y như nhau, nên có thể hiểu được nhau trong đại gia đình văn hóa khi cả hai bên đều dùng linh tự. Ví dụ nếu người Nhật dùng chữ Nho theo lối kinh truyện với người Việt thì hai bên hiểu nhau như thường. Đó là chỗ lợi hại nhất của linh tự Á Đông, ở chỗ cả đến chữ tượng hình cũng có tính chất phổ biến nên có thể đáp ứng một nhu cầu của nhân loại tức là cần có một hệ thống biểu tượng ý tưởng chung cho cả thế giới, y như hệ thống toán số hiện nay: chỉ cần viết lên số 3 ví dụ người Pháp đọc là trois, ta đọc ba… Đọc khác nhau mà vẫn hiểu khi xem mặt chữ số. Đó là điều thế giới đại học giả đang mong cầu và một số triết học gia như Leibnitz đã khởi hứng từ chữ Nho nhất là Kinh Dịch đưa ra hệ thống luận lý lối toán học dùng biểu tượng thay lời. Tuy nhiên không thấy có may mắn nào để thành công vì không kinh điển và thiếu tế vi tính, không mang theo một niềm tin, một bầu khí văn hóa đủ làm hứng khởi nảy sinh ý tưởng. Cho nên cuối cùng hầu hết các nhà nghiên cứu khi lưu tâm đến vấn đề chữ Nho đều cho rằng đó là chữ viết có tính cách quốc tế thượng đẳng (Leibnitz Margouilies), vì là một lối chữ đẹp nhất, được giồn đúc vào những công thức bất hủ. Trước những đổ vỡ của các nền siêu hình cũ, tác giả hé thấy có cái chi kiên cố lạ trong Nho giáo. Nhiều người phát cáu nói sao cứ đi đặt ra chữ nọ tiếng kia mà thực ra chỉ cần bắt học chữ Nho là thế giới có một hệ thống tượng hình đẹp nhất đã đạt hình thái trọn vẹn không thể bì kịp, mà lại diễn tả được hết mọi tư tưởng dù tế vi, xuyên qua hàng trăm thế hệ, chiếm tới quá một phần tư nhân loại, thế mà lại có rồi, ở bên Á Đông. Cho nên câu kết luận của các nhà nghiên cứu về đạo học Đông Phương hợp lý và đáng sợ: là tất cả phần còn lại của nhân loại phải học chữ Nho! (Story of Civilazation – W. Durant p. 773). Tóm lại Âu Châu thiếu linh tự. Á Đông có linh tự và linh tự của Á Đông còn thêm một giá trị riêng biệt là có thể quốc tế hóa và sự quốc tế hóa đó nếu có khi nào hiện thực thì sẽ đặt nhân loại trong sự tiếp xúc với những kinh điển có một nội dung nhân bản trung thực hơn hết. Dân tộc Việt Nam nằm trong đại gia đình Nho giáo đó. Và cũng như mọi phần tử của đại gia đình, vẫn chưa nhận thức ra được cái di sản quý báu của đại gia đình văn hóa mình. (Kim Định – Căn bản triết lý trong văn hóa Việt Nam) -------------------- There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 10th July 2025 - 12:28 PM |