IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> TRIẾT THUYẾT OHSAWA - TẬP 3
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:48 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng

TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye?
- Tôi rất được sung sướng
- Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà?
- Tôi luôn luôn sung sướng.
- Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên:
- “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến:
Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng.
Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng
Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh”
TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một.
1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông.
TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp.
Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam.
Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông.
Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa.
* Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.!
* Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền.
* Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học:
Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả!
1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được.
TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình.
1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng.
1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong.
TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ?
1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không.
TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất?
1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh.
TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm
O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm.
TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá.
O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên.
Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó.
TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn.
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không.
TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá.
Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi.
TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à.
Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì.
TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào?
O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất.
TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm….
TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn….
Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi.
TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ.
1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh?
TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách.
Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề.
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi?
1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi.
TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km.
Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất.
TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không?
1 MÔN ĐỒ : - Không
TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy.
* Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp.
TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em.
TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn.
1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm.
TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng.
1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác!
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng.
1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh?
TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay.
1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân.
TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương.
1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật.
TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương?
1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương.
TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy?
1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch…
Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương.
TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Cristal
bài Aug 23 2007, 11:49 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 17-08-1965
BUỔI CHIỀU


TIÊN SINH : Quyển sách “Vật chất” của GS Lapp , một danh gia về khoa học nguyên tử, trình bày cho chúng ta vấn đề vật chất. Người ta đã nghiên cứu nó từ 2500 năm nay, và người ta đã có một tri kiến rất đơn giản về “ Vũ trụ quan” , một nguyên lý ẩn tàng trong vật chất.
Nhưng càng đi sâu vào tìm tòi nghiên cứu, người ta càng thấy sự phức tạp rắc rối, càng đi tới chỗ hoang mang huyền bí, và để kết luận một vật lý gia đã phải nói:” Những vi phân tử là những đặc tính tinh mật ẩn hiện trong không gian”
Các bạn hiểu chứ? Cũng như nói chúng nó là thứ ma quái ẩn ẩn hiện hiện không chừng đổi trong vũ trụ. Thật là vui thú!
Trước hết, các tư tưởng gia , khi họ quan sát vũ trụ , nguồn sống đã quan niệm có hai thành phần khác biệt: 1 là “không gian vô bờ bến”, 2 là vật chất hữu hình, như vàng, bạc, thuỷ tinh, muối…
Người ta phân tách hai loại dị biệt đó : Vô biên , vô hình và cái kia vi tế là vật chất. Vật chất đối với vô biên là cực vi, nhưng vì Vô biên vô hình nên người ta không quan tâm đến nó.
Từ 200 năm trở về đây, người tga nghiên cứu sâu sắc, vật chất, và người ta đã tìm ra tới 30 nguyên loại khác nhau, và người ta đề danh là Hydro, Oxy, Vàng….Cuối thế kỷ trước, người ta tìm ra tới 60 loại, rồi thêm 20 loại nữa, và cuối cùng người ta đạt tới 88 loại nguyên tử khác nhau, và mỗi nguyên tử được thành lập bởi vì phân tử: electrons, protons, neutrons và bao nhiêu thứ khác nữa…có tất cả 190 thứ…rắc rối càng rắc rối thêm.
Và như thế càng đi sâu vào các cuộc nghiên cứu , các khoa học gia phát minh ra rằng những vi phân tử cấu tạo do cái Trống rỗng. Bắt đầu từ vật chất hữu hình, hữu thể, rắn chắc, nặng nề để đi tới “Rỗng không”
Cái sai lầm căn bản là sự phân chia vũ trụ, tách rời vô biên với vật chất để chỉ chú trọng vào vật chất vi tế, Thật là lạ lùng khi họ phân tích vật chất, họ tìm ra cái Hư không, Đó là triết lý Tây phương.
Nhưng cách đây 5000 năm các tư tưởng gia Đông Phương bắt đầu nghiên cứu tìm tòi của họ một chiều hướng hoàn toàn đối nghịch. Họ tìm ở không gian vô tận: “ Tại sao có những ngôi sao? Có mặt trời? “ Còn đất, còn vạn vật, vật chất?- Họ tìm nơi không gian vô tận vô biên, và họ đã phát minh ra Vô song nguyên lý. Cái nhất lý,Chế ngự , bao trùm vũ trụ vô biên, sáng tạo tất thảy những gì chứa đựng trong cái vũ trụ âý, sáng tạo rồi tiêu diệt, rồi phát sinh…
Đó là triết lý Đông phương, Triết lý Phệ đà giáo, Lão giáo…Họ đã phát minh ra cái Nguyên lý duy nhất, nó ứng dụng cho đời sống chúgn ta ở bất cứ giai tầng nào, nó giải quyết bất cứ vấn đề nào, cái nguyên lý ấy là nguyên lý Biến dịch. Tất thảy những gì hiện hữu trong vũ trụ này, phát hiện rồi biến diệt, rồi lại phát hiện và biến diệt.
Tây phương đã quên đi cái triết lý ấy sáp nhập từ Đông phương do Đức Jesus. Nhưng khoa học đã xua đuổi giáo lý cuả Jesus và chiếm soát ngôi vị của Chúa. Khoa học đã trở thành một chúa tể….và khoa học sáng tạo tất cả.
Chúng ta đọc tiếp Lapp: “ Thế thì đối với vật chất, hình như hiện thời người ta chưa tìm ra được những gì đích xác cả.
Vì lẽ trong mọi công nghiệp của người đời, con người thụ hưởng di sản của các bậc tiền bối, và sự hiếu kỳ của con người đối với vật chất cũng tương đối còn mới mẻ. Nền hoá học hiện đại nhờ vả rất nhiều vào sự nghiệp của các nhà Luyện kim thời trung cổ, là những người đã đón nhận lấy thuyết 4 nguyên tố- Đất , Nước, Lửa,Không khí của Aristote.
Thuyết lý của người Hy lạp về vật chất nói chung và về nguyên tử nói riêng dựa trên những thí nghiệm hoá học rất thô sơ của người Babylonniens và người Egyptiens… và những người này tất nhiên thụ hưởng những kinh nghiệm cổ lỗ hơn của người tiền sử.
Người tiền sử tiếp xúc vật chất với tính cách kinh nghiệm trong đời sống của mình, do sự ngẫu nhiên.
Có lẽ trước hết họ phải phân biệt giữa những thực vật ăn được, và thực vật có chất độc.
Sau đó họ phát minh ra lửa bằng sự chạm cọ 2 mảnh cây khô- chọn lấy những mảnh đá nhọn hoặc đục đẽo nó để có những dụng cụ bén nhọn…Họ khám phá ra các loại kim khí, và có lẽ vàng là kim loại được họ để ý trước nhất khi trông thấy mạt vàng lóng lánh dưới dòng suối. Có lẽ họ đã khám phá ra Đồng khi cái lò đất sét của họ có những tia chiếu lập loè trong ánh lửa do những mạt đồng li ti trong đất.
Họ học hỏi chế biến, đẽo gọt các kim loại và đã đặt chân lên nền Kỹ thuật mà hiện đại gọi là kỹ nghệ sắt thép.Rồi lần hồi họ tìm ra bao kim loại khác có màu sắc rực rỡ để bôi vẽ lên đá hang hốc của họ.
Có những dụng cụ bằng thạch anh do núi lửa phun ra mà người ta tìm được nơi di tích của người tiền sử sống cách đây hàng triệu năm.
Tất thảy sự đụng chạm ngẫu nhiên đó với vật chất, người thừa kế của họ ở Trung Đông phát minh ra rằng họ biến đổi vật chất được. Sáu ngàn năm trước kỷ nguyên họ đã đặt được một thứ rượu để hiến dâng cho các vị thần của họ. Người Ai cập cổ đã chế ra những bàn ép nho là làm rượu. Có lẽ không giải thích được những hiện tượng lên men của chất rượu, nhưng họ đã biết đó là những biến chất”
Bốn ngàn năm trước Chúa Jesus , người ta đã biết nấu khoáng chất Sodium để làm thuỷ tinh. Người Ai cập cổ biết cách tráng men các lọ hũ bằng đá…

TIÊN SINH : Có rất nhiều sai lầm trong đoạn này.

BÀ SCHERTZ: Chắc chắn là hồi Tiền sử, họ lo tự vệ hơn là lo trang trí nơi ăn chốn ở của họ

TIÊN SINH : Còn sai lầm hơn nữa. Dốt nát hơn nữa.

Bà Bernad: Lapp nói sự phát minh vật chất mà không nói căn nguyên vật chất.

Jeannette: Các nhà khoa học hiện đại cho rằng mình cao kiến hơn người xưa. Thật là sai lầm

TIÊN SINH : Các bạn nên chú ý rằng người thời nay tự phụ giỏi rắn hơn người xưa, thông minh hơn, cao kiến hơn ở bất cứ bình diện nào, như về “Thiên văn học” chẳng hạn , hoặc về canh nông…Thật là sai lầm, người cổ xưa đã biết nhiều và biết thựcdụng thiên văn học hơn thời nay.
Họ đã biết cơ cấu của vũ trụ nguyên thuỷ, đã phát minh một thứ lịch như lịch Tàu cách đây ngàn năm mà hiện nay họ vẫn còn tin dùng.
Những loài rắn hay côn trùng còn cảm nhận thời tiết đúng hơn bất cứ nhà Thiên văn nào!

1 MÔN ĐỒ : Định nghĩa của vật chất nằm trong định nghĩa của căn nguyên loài người.

1 MÔN ĐỒ : Tất thảy những gì họ nói đều là những giả thiết không thể chứng minh được.

TIÊN SINH : Cái sai lầm quan trọng thứ nhất của người Khoa học thời nay là không biết tới học thuyết về vũ trụ của Đông phương đã có từ hơn năm ngàn năm. Họ xem đó như là một học thuyết dị đoan và tỏ ra khinh thường người cổ xưa. Họ rất kiêu hãnh. Họ chỉ tin dùng những lý thuyết của họ và xem thường triết thuyết Đông phương dù họ có nhìn nhận sự hiện diện của học thuyết đó.
Ở chương đầu quyển sách của Lapp, họ đã vô tình nhìn nhận sự bất lực của họ khi họ tự thú rằng sự tìm tòi của họ về vật chất chỉ đem họ tới một cảnh giới huyền ảo phi thường. Dù vậy họ vẫn cho mình cao kiến hơn người xưa. Thật là một sự kiêu căng tột độ.
Các nhà thông thái Trung quốc, Ấn ĐỘ cách đây 5000 năm dù sao cũgn bắt đầu sự quan sát của họ từ Hư vô. Các nhà khoa học hiện đại trái ngược lại, khởi đầu từ vật chất , thay vì phóng tầm mắt của họ vào Vô biên. Tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Do trí phán đoán của họ

TIÊN SINH : Trí phán đoán bị che mờ, sự xét đoán cận thị, đó là cái nguyên do của nền Văn minh vĩ đại duy nhất, máy móc khoa học này.

1 MÔN ĐỒ : Bây giờ thì chúng ta đã biết sự sai lầm của các nhà khoa học . Có cách nào để thay đổi đường hướng của họ chăng?

TIÊN SINH : Đây là phận sự của chúng ta, và vì thế tôi mới đến nơi Hành tinh này. Tôi mới giáng trần. Sự thật là tôi đến Hoả tinh. Lạ thay

1 MÔN ĐỒ : Nhưng vì sao sau 52 năm lao nhọc mà khoa học không chấp nhận Lý thuyết của Tiên sinh, không chấp nhận Vô song nguyên lý?

TIÊN SINH : Thật là quái lạ! Song le đã có hàng trăm giáo sư đã học hỏi với tôi, Nhưng các Học viện chính thức thì làm ngơ, bịt tai, bịt mắt…Khoa học nền văn minh khoa học này độc tài và những nhà tư tưởng chân chính rất ít ỏi.

1 MÔN ĐỒ : Có cách nào chinh phục họ mà không làm một cuộc cách mạng? Làm sao bắt buộc họ chấp nhận Vô song nguyên lý?

TIÊN SINH : Tôi vẫn kiên nhẫn vì tôi đã chiến thắng trong bao nhiêu trường hợp mà tôi đã chỉ dẫn hoặc chứgn minh,những sự trị lành bệnh tật một cách màu nhiệm không thể tưởgn tượng được. Hàng ngàn ca mà tự tôi đã kiểm thực. Thành thử tôi cứ chờ đợi họ, trước hay sau gì họ cũng đến với chúng ta.

1 MÔN ĐỒ : Nhưng giờ đây nếu chúng ta không làm gì được hơn, có muộn lắm không? trận giặc nguyên tử kế cận lắm rồi

TIÊN SINH : Không , không đâu.Bao giờ tôi còn đây, các bạn đừng nóng lòng. Vô biên vẫn là Vô biên.
Nếu các bạn chỉ củng cố cái “trung điểm” để thúc đẩy một cuộc cách mạng khẩn cấp, thì sẽ là một sự phá hoại…Có bao nhiêu nhà cách mạng Gandhi, Danton, Robespierre,Hitler..tất thảy đều sụp đổ…Có tới Đức Phật hay Chúa Jesus…Không , tôi không muốn lập lại định mệnh của họ, tôi muốn một cuộc cách mạng trong thái bình.
Như vây, cũng như tôi đã nói với các bạn sớm mai naỳ, chúgn ta phải mở rộng phạm vi tổ chức của chúng ta cho tới Vô biên.
Trước nhất, các bạn hãy vén màn mê mờ đang che lấp óc phán đoán của cácbạn. Phải tập luyện phê phán, và đừng sợ té, cũng như tập võ Judo…

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, mỗi khi đề cập đến một vấn đề nào, chúng tôi gặp phải những khó khăn…

TIÊN SINH : Không khó khăn gì đâu…Tôi là một người cổ lỗ, hiện giờ tôi đang ở trong cái rừng già gọi là thời đại văn minh. Người văn minh làm phiền phức rắc rối tất cả. Người cổ xưa trong sự bình thản đã tìm ra luận thuyết “Vũ trụ nguyên thuỷ” và Trật tự vũ trụ mà đến giờ các nhà khoa học đang chật vật tìm tòi.

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, người ta đã tạo cho chúgn tôi bao nhiêu thành kiến mà chúng tôi khó bỏ được.

TIÊN SINH : Tôi đã cho các bạn cái chià khoá để mở rộng khối óc của các bạn, để gột rửa nó, tôi đã cho các bạn cái phương thuật Tân dưỡng sinh thì các bạn chỉ còn có tập luyện cho thuần thục. Thời gian rất cần thiết cho sự học hỏi triết lý còn môn khoa học thì đòi hỏi tiền bạc.
Đối với các bạn, học hỏi triết lý dễ dàng hơn, Các bạn còn hỏi gì không? Nếu các bạn im thin thít như những hòn đá là phạm lỗi đó.

Ô,Levy: Cũgn có những khoa học gia bắt đầu nghi ngờ hiệu quả của khoa học, như Hitler chẳng hạn?

TIÊN SINH : Có chứ,như Alex Carrel ( tác giả quyển Con người là ẩn số), mà tai hại thay, Giới khoa học đã xua đuổi ông và đời ông kết thúc một cách bi thảm.
Còn Hitler, là một đại tư tưởng gia Tây phương và quyển sách của ông mà các bạn đang phiên dịch đã được phát hành cách đây 5 năm, nhưng ít có người biết cũng là lạ, Ông là một người sáng mắt lọt vào thế giới người mù
Bâygiờ chúgn ta đọc qua chương II: Quan niệm về trọng lượng.
“Vì bởi người cổ xưa không thấu hiểu nghĩa lý sâu sắc của những gì họ phát minh , thành thử thế hệ sau này cho rằng họ không có ảnh hưởng gì cả đối với sự hiểu biết của chúng ta về vật chất.
Nhưng thật ra chúng ta nhờ họ mà bước những bước đầu ở lãnh vực hóa học, nhờ họ mà biết rất nhiều phản ứng của nhiều chất thuốc nhuộm, và chất lên men, nhờ họ mà biết nấu đốt khoáng chất, và nảy sinh quan niệm Trọng lượng để thực tiễn hoá vật chất.
Chính người Hy lạp với tính hiếu kỳ không nhàm, đã tìm hiểu vật chất. Họ rong ruổi khắp nơi, và đem về từ cực đông bao nhiêu điều hay sự lạ trên bình diện hoá học, và từ đó đã phát sinh hàng loạt lý thuyết và triết lý vật chất.
Vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, cách đây 2500 năm.Thailes De Milet đã tìm tòi về thể tích của vật chất và những đặc tính của nó. Ông kết luận rằng Nước là nguyên tố của vũ trụ, và ông rất hữu lý vì trong tất thảy cả sự vật mà mắt ông nhìn thấy, có phải Nước là vật thay đổi hình thể nhiều nhất không? Ở Thể lỏng thiên nhiên lại biến thành thể rắn hoặc thể hơi.
Anaximene ,người đồng thời với Milet lại bày ra thuyết khác bằng cách thổi lên bàn tay của ông. Nếu ông há hoác miệng thổi thì ra hơi nóng còn chu miệng lại thổi thì ra hơi mát lạnh. Ông kết luận rằng không khí không ngừng biến đổi tính, nên nó mới là yếu tố của vũ trụ.
Một trăm năm sau, Heraclite cho rằng lửa là nguyên tố của vật chất, Vì lửa luôn luôn trương giãn, phừng lên rồi leo lét, rồi tắt ngấm, nó luôn luôn biến đổi, thì nó là sự phát lộ của sự “đồng nhất thể của vật chất”

TIÊN SINH : Các bạn phê bình thế nào?

1 MÔN ĐỒ : Lapp kể những lý thuyết của người cổ xưa cách đây 2,3 ngàn năm mà tuyệt nhiên không nói gì đến Triết lý Đông phương đã có từ 5,6 ngàn năm.

TIÊN SINH : Thật vậy, chẳng như Thales nói rằng cái năng lực nguyên thuỷ cấu thành thế giới này là “nước” thay vì gọi là Âm, ông gọi là Nước. Nhưng dù sao ông cũng tìm được cái gì ÂM
Sau đó, Heraclite tìm ra đượccái đối nghịch – Dương là Lửa, như thế là có đủ Âm và Dương.

1 MÔN ĐỒ : Họ có tiếp xúc nhau không?

TIÊN SINH : Có chứ, họ cộng sự với nhau và tỏ ra có lý cả. Mỗi người tìm ra một đầu mối, và họ tưởng rằng đã tìm ra được cái Nhất lý. Sai lầm của họ là ở nơi sự định danh Nước và Lửa.Nếu họ gọi là ÂM và Dương có thể họ đã thấy ngay cái “bổ túc tính” của hai bản thể đó và cái “liên tục tính” của nó.
Nhưng giáo sư Lapp và các nhà khoa học ngày nay chỉ quan tâm đến khía cạnh Dương của vật chất, và tưởng rằng đã đúng lý.

Ô. Taieb: Nhưng họ tỏ ra rất dốt nát về Trọng lượng và luận thuyết về vấn đề mà họ không thấu hiểu gì cả.

TIÊN SINH : Các nhà Duy khoa học ngày nay quan trọng hoá trọng lượng, vì với quan niệm Trọng lượng họ phanh phui ra tất thảy các nguyên tử. Nhưng họ không biết trọng lượng xuất xứ từ đâu.
Có phải là do tỉ trọng của vật chất hay không? Nhưng cái gì “đông lại” và cái gì “trương giãn”. Họ không biết. Vật chất là gì? Là cái cô đặc hay cái Trương giãn? Người ta không biết!
Chỉ có Trọng lượng là phơi bày trước mắt họ. Dốt nát làm sao! Mà sự dốt nát ấy lại lan tràn khắp thế giới văn minh này mới lạ chứ
Thật tôi không hiểu được.
Nếu các bạn đi qua các xứ rừng rú bến Phi châu, các bạn sẽ kinh ngạc mà gặp bao nhiêu là điều cấm kị, bao nhiêu là “linh vật”.KHắp nơi các vật Huý kị.
Nhưng ở đây, một người cổ lỗ như tôi trong cái rừng văn minh này, tôi cũng kinh ngạc mà gặp khắp nơi huý k ị
Nhưng ở đây, một người cổ lỗ như tôi trong cái rừng văn minh này, tôi cũng kinh ngạc mà gặp khắp nơi những linh vật huý kị: nào là trọng lượng,nào là phân, gram…Đó là những “linh vật” bởi người ta không biết nguyên căn của nó. Thành thử đó là những dị đoan. Người ta phải lý giải một cách khoa học hơn.
CÒn nhiều sai lầm trong quyển sách đó. Nhưng bạn nào có để ý đến đâu, Hãy đọc nó, các nhá sách pháp có bán

1 MÔN ĐỒ : Tôi tưởng rằng bây giờ người ta không còn tìm tòi để hiểu biết mà chỉ tìm áp dụng để thu lợi.

TIÊN SINH : Đúng vậy, người ta chỉ lao lực cho mục đích đó mà thôi. Thì tại sao Lapp lại nói:” Mục đích những sự tìm tòi của chúgn ta là để tìm hiểu vật chất chứ không phải để lợi dụng. thật là giả dối
Tiếp theo: TÌnh thương và sự thù ghét
Với nước, không khí và lửa, Empedocle thêm đất và hỗn hợp bốn yếu tố đó là nguyên tố vũ trụ,nguyên tố được hỗn hợp một năng lực gọi là Tình thương cho đến khi môtj năng lực gọi là sự Thù ghét phân chia chúng nó.
Cái lý thuyết đó không phải là vô căn cứ. Đất, Không khí và Nước đại diện cho 3 thế hệ của vật chất ( thể rắn, thể lỏng, thể hơi). Còn Lửa là năng lực, là phương tiện làm cho vật chất biến thể từ thể này qua thể khác.

TIÊN SINH : Các bạn phê phán coi nào?

1 MÔN ĐỒ : Lý thuýet đó đúng: Tình thương kết thành vật chất. Thù ghét thì phân chia. Đó là thuyết nhị nguyên

TIÊN SINH : Nhưng khoa học bài bác và chế giễu nó
Tiếp theo “ Cái lý thuyết hay nhất và hợp với khoa học hiện đại nhất trong tất cả các lý thuýet của người cổ Hy lạp là lý thuyết của Leucippe và sau ông là Democrite.
Theo hai ông,vật chất chỉ là sự tập trung cô đặc của những phân tử hay nguyên tử nhỏ đến nỗi ko thể phân chia được.
Democrite quyết định Nguyên tử luôn luôn di động và chúng nó chỉ khác biệt nhau về hình thể và sự liên kết với nhau.
Lý thuyết đó chúng ta cho là lạ lùng vì nó ăn khớp với lý thuyết hiện đại của chúng ta về Atomes. Nhưng thời kỳ đó, nó cũgn chỉ là một biện thuyết khácc mà người dân thành Athènes hay đem ra tranh luận ở các công trường hay ở giữa chợ
Dù sao Democrite cũng đi đúng hướng mà không dè rằng cái Atomes của ông ngày nay chúng ta đã phân chia được ra rất nhiều vi phân tử. Democrite đi trước thời kỳ của ông tới 24 thế kỷ…. Nhưng người đồng thời với ông không biết đến ông.
Ít lâu sau, Aristote hoàn toàn phủ nhận lý thuyết Nguyên tử của ông và đả phá ông kịch liệt. Aristote tin theo Empedocle và tô điểm thêm lý thuyết của Empedocle, theo đó “vật thể” là một thứ vật chất nguyên bản là vô hình và chỉ hữu hình do sự phân định của con người. Khi nó hữu hình rồi thì nó mới có 4 nguyên tố, mà mỗi nguyên tố đều có đặc tính riêng biệt: nhiệt , hàn, khô, ướt. Nhưng mỗi nguyên tố đó không phải “bất di bất biến” mà lại biến chuyển từ thể này qua thể kia do “ cái đặc tính chung” của nó. Chỉ có cái “hình thể” là thay đổi, chứ cái “nguyên chất” chứa 4 nguyên tố kia nhất định là “ bất di bất biến”

1 MÔN ĐỒ : Vật chất nguyên bản “bất di bất biến” thì là Hư vô ở Phương đông chứ gì?

TIÊN SINH : Đúng ở nền tảng thôi, còn sự trình luận rất duy vật. Các bạn phê bình ra sao?

1 MÔN ĐỒ : Rất gần với quan niệm Vô biên nhưng còn thiếu sâu sắc thiếu Vô song nguyên lý

TIÊN SINH : Các bạn nói rất đúng, nhưng hãy suy tư thêm. Có cái khác biệt rất lớn giữa người cổ Hy lạp và người Phương Đông.
Tất thảy triết gia cổ Hy lạp đều thấy cái tính “tạp đa”, sự “bất đồng” ở vạn vật/Có phải vậy không nào? Lửa, Nước, Đất, Không khí….họ cho rằng nhữgn hiện tượng đó hoàn toàn khác biệt, dù là bất biến ở căn bản nhưng cũgn đã “bất đồng” từ nguyên thuỷ

1 MÔN ĐỒ : Còn có cái “bổ túc tính”

TIÊN SINH : Nhưng cho tới cái bổ túc tính , cũng là cái tạp đa. Triết lý của chúng ta là cái “duy nhất” từ nền tảng, sự Bành trướng vô biên- Nhất nguyên.
Họ là những người Nhị nguyên và cái đà tư tưởng ấy đã khuyếch trương thêm trải qua 25 thế kỷ cho tới ngày nay.
Những khoa học gia hiện đại cũgn Nhị nguyên như Democrite và Leucrippe.

1 MÔN ĐỒ : Còn Aristote? Aristote đã phản ứng mạnh chống Democrite.

TIÊN SINH : Aristote cũng Nhị nguyên , nhưng ông . Người ta trở lại Democrite với thuyết Nguyên tử của ông, ngày nay được hoàn hảo hơn. Khởi đầu Democrite, Leucippe, Epicure rất gần triết lý Đông phương, nhưng họ đã tìm ra Âm và Dương riêng rẽ, còn ở phương đông, Âm Dương đồng thời.

1 MÔN ĐỒ : Nếu Aristote sống đương thời, chắc ông phải chấp nhận phương pháp Tân dưỡng sinh của chúng ta.

TIÊN SINH : Đúng vậy. Có lẽ ông ấy là người hiểu chúng ta đầu tiên. Người khoa học hiện đại như Lapp coi Democrite như một nhà Mê thuyết lý. Nhưng tôi hỏi: Democrite với các nhà khoa học hiện đại, hai đàng đều tìm ra một kết luận giống nhau, mà Democrite thì chỉ có một mình, cách đây 25 thế kỷ, còn các nhà khoa học, họ là ngàn người này tới ngàn người kia với bao nhiêu khí cụ và phương tiện.
Ai giỏi hơn? Democrite chứ còn ai
Nhưng hai đằng đều chấp nhận sự “tạp đa” của vũ trụ làm nền tảng trong sự tìm tòi học hỏi của họ, trong khi Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ là Một. Nguồn sống chỉ là một

1 MÔN ĐỒ : Hơn nữa, Democrite không vụ lợi, còn các nhà khoa học gia là những người vụ lợi.

TIÊN SINH : Thật vậy, Democrite chỉ dùng trực giác, còn các nhà khoa học hiện đại, trái ngược lại, dùng lý trí, cái óc phán đoán của họ bị che mờ, rồi thì họ quây quần tứ phía, và rốt cuộc họ cũng tìm ra cái thần tượng đó. Tôi khen các bạn đã xét đoán đúng lý.
Tôi đã nhiều lần lập đi lập lại rằng phương pháp Tân dưỡng sinh và triết lý của chúng ta cần phải nhiều thời gian thực hành. Thuyết Vô song nguyên lý mà tôi đã trình bày cách đây 30 năm rất có ích, nhưng tôi rất thắc mắc về quyển sách đó. Đã bao nhiêu lần tôi muốn đính chính nó, nhưng tôi không có thời gian.Bây giờ tới phiên các bạn, các bạn hãy đọc nó với tầm mắt khác hơn…
Tiếp theo, “Di sản của Aristote”
“ Trong khoảng thời gian mà nền văn hoá cổ Hy lạp trầm lặng đen tối, thì cái ý niệm triết thuyết của Aristote cấu thành nền tảng triết lý cho sự phát triển của nhân loại về hiểu biết vật chất. nó làm nền tảng cho Thuật luyện kim.
Với các định đề của Aristote, nhà Luyện kim suy diễn ra những định đề mới về sự thống nhất của vật chất, và về một xúc tác của sự “biến dịhc” , một “Điểm kim thạch” . Cái Điểm kim thạch đó, nếu ngườita chế tạo nó được, nó có phép biến đổi kim loại thành vàng, và nó cũng là một phương thuốc trị bệnh bá chứng, và cũgn là một vị thuốc trường sinh bất lão
Người ta không biết nơi xuất xứ của thuật luyện kim, và cái phương thuật quái lạ ấy ra đời lúc nào.
Ở cận Đông và phương Tây nảy sinh rất nhiều nhà luyện kim, hai thế kỷ sau Chúa giáng sinh, một người Trung quốc tên Wei Po Yang có viết quyển khảo luận đầu tiên nói về cách bào chế một linh đơn mà ông gọi là trường sinh đơn
Vào thời kỳ đó, ở phương Tây những nhà luyện kim đầu tiên là người Hy lạp ở Alexandrie
Từ ngữ, “Alchimie” do chữ “Al-Kimia” Ả rập: Al và Kimia (nấu kim loại)
Đọc bài này độc giả sẽ thấy bao nhiêu sự bịp bợm, bao nhiêu mánh khoé lừa đảo, mà cũgn sẽ thấy bao nhiêu sự thành công rực rỡ của các nàh luyện kim
Sau này họ sẽ biến thuyết từ căn bản Học thuyết Aristote ra thuyết “2 đối nghịch”. Hai nguyên tố đối nghịch đó là Lưu huỳnh ( soufre) tượng trưng cho lửa và thuỷ ngân (mercure) tượng trưng Nước hay thể lỏng.
Họ cho rằng hai đặc tính đó tiếpxúc nhau ở trong lòng đất và tuỳ năng lượng của mỗi nguyên tố và cũgn tuỳ sự tinh khiết của nó mà phát sinh ra kim loại này ( như chì chẳng hạn) hay kim loại kia ( như bạc hoặc vàng)
Dù rằng thuật “luyện kim” đối với chúng ta là những tìm tòi hão huyền và vô bổ, nguyên lý căn bản của nó là “tất thảy hình thể của vật chất đều có một nguyên thuỷ cộng đồng” và chúng có một linh hồn trong cái “hình thể phù du” đó, và những vật thể đó cũng “cùgn nhau biến thay hình dạng”
Cái luận thuyết đó tương đồng với quan niệm “đồng nhất” của vật chất trong Vật lý học hiện đại.
Thật ra khoa học hiện đại nhờ vả rất nhiều vào thuật Luyện kim. Các nhà Luyện kim, để chứng minh đức tin của họ, đã học hỏi và thí nghiệm một cách rất đích xác tất thảy các chất mà họ biết, và đã truyền lại cho chúng ta bao nhiêu điều mà chúng ta biết ngày nay ở bình diện hoá học.
Francis Bacon, một nhà thông thái trứ danh ở thế kỷ thứ 16 và là một tiền bối của khoa học hiện đại, có nói rằng :” Ta có thể ví thuật Luyện kim với kẻ trồng nho kia, khi sắp lìa trần, truyền lại cho con rằng ông chôn một hũ vạng trong vườn nho. Các người con khổ công đào bới tứ tung, vàng không tìm thấy nhưng cây nho được có đất xốp., mọc rộ tốt và chúng có hoa màu phong phú.
Thành thử cái mộng là ra vàng đã phát sinh ra bao nhiêu là phát minh hữu ích và có ý nghĩa giáo dục
Thật ra các nhà Luyện kim không xa cách lắm mục tiêu của họ
Ngày nay chúng ta biết rằng chì (plomb) chỉ khác hơn vàng là vì “hạt nhân nguyên tử” của nó chứa đựng 82 protons, trong khi hạt nhân nguyên tử của vàng chỉ có 79 protons, như thế thì người ta rất có thể biến đổi Chì thànhVàng bằng cách giảm số lượng protons của hạt nhân đó.
Khoa học hiện đại cho chúng ta phương tiện để đạt thành những biến dịch kim loại trong những Máy gia tốc vi phân tử khổng lồ.

TIÊN SINH : Như vậy thì cái mục tiêu tối hậu của những sự tìm tòi đó là chi?

Ô.LEVY: Vàng, và phản lão hoàn đồng. trường sinh bất lão.

TIÊN SINH : Còn mục đich khác nữa, nhưng thôi. Cái mục tiêu chính là vàng. Khi tìm vàng họ tìm ra cái Trống không, và khi tìm thuốc trường sinh , họ tìm thấy chết chóc. Phải vậy không nào? Và người ta quên mất linh hồn.

Ô. TEIEB: Mục đích của thuật luyện kim là sự Biến dịch mà sự biến dịch là Vô song nguyên lý. Họ không biết điều đó , nhưng họ đã tìm đúng hướng, vì bởi họ tìm sự biến dịch.

TIÊN SINH : Khởi đầu, mục tiêu của họ rất cao cả, nhưng giữa đường họ đã đổi chí hướng thấp hèn
Ở Phương Đông từ sơ khởi, người ta đã tìm hiểu tại sao có vũ trụ, tại sao có những sự thay đổi liên tục và bất tuyệt , tại sao cái vĩnh cửu đó? Đó là mục tiêu sự học hỏi của người Phương Đông, nó hoàn toàn thuộc lãnh vực tinh thần.
Còn nơi đây, ở Tây phương , người ta chỉ tìm cái công dụng, cái lợi ích
Bây giờ các bạn hãy áp dụng sự hiểu biết của các bạn về vị trí của thuật luyện kim và của khoa học trên cái vòng xoắn của chúng ta coi nào?

Ô. TEIEB: ở trung điểm, cực Dương

TIÊN SINH : Đúng vậy, ở Trung điểm, HỌ tìm sự Trường sinh bất lão nơi trung điểm.

Ô LEVY: Nghĩa là họ từ Trung điểm ra ngoại biên

TIÊN SINH : Đúng vậy, nhưng trái lại ,người ta phải đi ngược chiều. Thế thì sự thất bại của họ là dĩ nhiên từ sơ khởi

1 MÔN ĐỒ : Alexis Carrel có tìm nơi cái phôi thai gà , và khi loại trừ hầu hết những thừa bã, ông có hy vọng đi tới chỗ trường sinh của con người.

TIÊN SINH : Đúgn vậy, cho tới Réné Quinton cũgn thế, cả hai đều tiến rất gần Vô song nguyên lý, nhưng họ thiếu cây kim chỉ nam định hướng của họ
Vì thế mà họ thất bại
Réné tiến rất gần phép Trường sinh khi ông tìm kiếm ở nước biển,nhưng ông quá Dương.
Alexis Carrel cũgn rất sát vấn đề khi ông tìm tòi ở các sự Biến hiện huyền diệu , các phép lạ ở thành Lourdes
Cả hai đều phải thất bại vì họ bị ảnh hưởng của khoa học hiện đại Nhị nguyên
Chúng ta thì khác, với Vô song nguyên lý, chúng ta có thể tổng hợp hai cực Âm và Dương để có cái quang cảnh vĩ đại của cái Đơn nhất, sự Bổ túc tính ÂM và Dương.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:29 AM