![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
NHIỀU NGƯỜI TD KHÔNG CHỊU “ NHAI KĨ”-“THIỀN NHAI”
TS Ohsawa đã từng nói NHAI KĨ là yếu tố rất cần thiết để vào nước thiên đàng. BN thường nhai kĩ từ 50 lần tới 200 lần để mau hết bệnh.Nhưng khi đã lành bệnh ,họ thường “ nhai dối” vì sợ tốn thời gian. Hơn nữa một số người răng xấu hoặc không còn răng không thể nhai kĩ được. Ohsawa lại cho nhai kĩ là yếu tố cực kì quan trọng .TS sáng tạo ra pháp môn THIỀN THỰC DƯỠNG hay THIỀN NHAI (chỉ thiền trong lúc nhai).Đây là PP thiền xưa nay chưa từng có mà Ohsawa là tổ sư sáng lập.Các PP thiền khác là: theo dõi hơi thở-theo dõi vọng tâm , vọng niệm-dùng ý dẫn khi theo vòng chu thiên nhâm đốc-vừa đếm số vừa theo dõi hơi thở…Các PP này cũng có tác dụng kì diệu. Tuy nhiên chỉ là luyện ngọn.Vì nếu không hiểu cách ăn uống âm dương thì kết quả hạn chế.Trong khi đó thiền nhai có tác dụng mạnh mẽ vô cùng… Thiền nhai vô cùng đơn giản.Chúng ta chỉ cần đếm số thầm từ 1 cho tới 50,( 100,150 hay 200) khi nhai 1 miếng đồ ăn (cơm lứt chẳng hạn), rồi mới nuốt.Nhai càng nhuyễn càng tốt. Đối với người răng không tốt nên xay gạo thành tấm (dùng hộc nhỏ của máy xay sinh tố để xay) trước khi nấu cơm.Điều quan trọng là ăn từng miếng nhỏ.Nhờ ăn từng miếng nhỏ, người có răng không tốt hay không còn răng có thể nhai được tới 50 lần/1 miếng đồ ăn.Nhai như vậy mất rất nhiều thời gian quí báu.Tuy nhiên cái được lại vô cùng to lớn gấp 10 lần cái mất.Nhờ nhai kĩ, ta diệt được thói tham ăn, tham uống mà nhiều người TD chúng ta mắc phải… Thiền nhai diệt được thói quen ăn uống tham lam, làm cho ta ăn ít…Máu trở nên quân bình mau lẹ…Tế bào não phát triển cực tốt…Sức khỏe và trí tuệ gia tăng nhanh chóng…Chúng ta sẽ bay bổng vào cõi thiên đàng ngay trong kiếp này… 16/1/2012 nvt |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 69 Gia nhập vào: 12-January 12 Thành viên thứ.: 93,904 ![]() |
Theo duyên bạn Minh Châu đưa ra mấy từ như ''tương đối, tuyệt đối, chấp nhất câu chữ, lý luận, thức tỉnh'', xin được post thêm bài viết này mua vui đầu xuân.
Nói đến lý luận hay tranh luận, tương đối hay tuyệt đối thì phải theo hệ quy chiếu nào ? Nếu khác hệ quy chiếu thì coi như toi cơm, ông nói gà bà nói vịt. Lão Tử đã nói '' ''Đồng đạo mới bàn được đạo'', khác đạo tức khác hệ quy chiếu. Trong đạo Phật thì mọi lý luận hay tranh luận nếu đúng chỉ là ngón tay chỉ trăng, chứ không phải mặt trăng. Vì thế mọi ngôn từ, văn tự, kinh sách, người thầy...đều là ngón tay chỉ trăng gọi là tương đối, sự thực chứng mặt trăng mới là tuyệt đối. Người thực chứng mặt trăng thì không thể tả lại cho người chưa nhìn thấy nó bao giờ, ví như việc tả lại ánh sáng cho người mù là sự bất lực bằng ngôn từ. Vì vậy khi trên diễn đàn việc đòi hỏi sự tuyệt đối trong diễn tả bằng ngôn từ, lý luận là không thể. Chúng ta nên chấp nhận cái lý luận tương đối thôi. Cái tương đối cùng 1 hệ quy chiếu là quá may mắn rồi. Khái niệm tỉnh thức hay thức tỉnh cho dù cùng 1 hệ quy chiếu cũng có cạn có sâu, có thứ lớp tuần tự. Người mới đến với đạo Phật sẽ thức tỉnh khi biết đời là bể khổ bằng 4 nỗi khổ về thân và 4 nỗi khổ về tâm (bát khổ). Tiến lên chút ít tu tập Tứ Niệm Xứ thì biết thân tứ đại là khổ, hít ra thở vào là khổ, bữa ăn là sự che khuất của cơn đói hàng ngày, nước uống là sự che khuất cơn khát hàng ngày, hàng giờ. Thêm vài năm hành Tứ Niệm Xứ tinh cần, miên mật sẽ thấy cái gọi là con người chẳng qua là giai đoạn từ khi sinh đến lúc tử. Trước khi sinh, nằm trong bụng mẹ gọi là bào thai, sau khi chết gọi là tử thi, chẳng gọi là con người. Ví như cái chén. Khi trong lò gọi là đất nung, ra khỏi lò là cái chén, bị mẻ vỡ vứt vào sọt rác gọi là mảnh sành. Nhờ đó bước vào Thánh đạo phá bước đầu tiên là Thân Kiến (cái nhìn thấy biết như thật về thân và tâm, về danh và sắc). Như vậy sự thức tỉnh cũng đi từng cấp độ từ Phàm (thiện ác lẫn lộn) đến Chánh (chỉ hành thiện, không hành ác), rồi đến Thánh (buông bỏ các hành). Vì vậy với tôi, ai cũng có thể là người tỉnh thức nhưng theo cấp độ nào mà thôi. Ví như người học cấp 1 là thầy của kẻ mù chữ, với kẻ mù chữ thì người học cấp 1 là người thức tỉnh, là thầy về hệ quy chiếu biết đọc, biết viết. Trên diễn đàn thực dưỡng, tất cả những người thực hành cách ăn thực dưỡng, ăn món ăn thực dưỡng đều là người thức tỉnh theo hệ quy chiếu thực dưỡng. Trờ lại 2 câu được đảo từ trong đầu xuân này đều hay và ý nghĩa như Vạn Sự Như Ý và Ý Như Vạn Sự, xin góp thêm mấy câu mới nghe thấy mẫu thuẫn đôm đốp của ông bà tổ tiên ta để lại: ''Gần mực thì đen gần đèn thì rạng'' và câu ''Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn'' ''Đói cho sạch rách cho thơm.'' và câu '' Đói ăn vụng, túng làm càn'' ''Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân'' và câu '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn'' Các câu trên đều đúng và không mẫu thuẫn với nhau vì đối tượng và hoàn cảnh áp dụng cho câu nói đã thay đổi. Như vậy việc tiếp cận câu nói theo cách nào ? đâu là chuôi, đâu là lưỡi và tiếp cận đúng thì sẽ được lợi lạc. -------------------- thayvabiet.com
|
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
-Bạn HIEN và JUSTMEVN sưu tầm các tài liệu phản bác MỤC TIÊU TỐI CAO CỦA TD OHSAWA rất hay.Không ai nghĩ PPTD Ohsawa lại cải tạo rốt ráo, đi tới THƯỢNG ĐẾ ,VÔ HẠN…phát triển tột độ tới TRÍ PHÁN ĐOÁN TỐI CAO …một cách hiệu quả…ngoại trừ Ohsawa. -Thế thì xin hai bạn hãy giải thích thêm cho sáng tỏ ,rõ ràng …quan niệm đó của Phật Giáo và Hồi Giáo. -Bạn MINH CHÂU có nhận xét thâm sâu, trình độ cao xa…Xin bái phục.Chúng ta hãy đọc giữa hai dòng chữ như lời dạy của Ohsawa. -Bạn HIEN nói đúng là phải dựa vào hệ qui chiếu để hiểu rõ lập luận.Các bạn lí luận trên cơ sở Phật Giáo, Hồi Giáo… -Nhưng hệ qui chiếu của TD là CẤU TẠO VŨ TRỤ, VÔ SONG NGUYÊN LÍ. La bàn âm dương này sẽ giúp bạn đi tới nơi, về tới chốn ,không sợ bị lạc lối.Bởi vậy Ohsawa dạy chúng ta hãy là CÔNG DÂN THẾ GIỚI để vượt khỏi mọi tranh chấp giữa các quốc gia…Như vậy , chúng ta mới có thể suy nghĩ đúng và hành động đúng được. Ohsawa dạy hãy tiến tới VÔ BIÊN (vì thật sự chúng ta sống trong cõi VÔ BIÊN, nhưng chúng ta tự nhốt tù trong tiện nghi, cảm giác…) thì mới thấy chân lí rõ ràng, thấu suốt, mới có tự do thật sự…Chỉ cần sử dụng la bàn âm dương và áp dụng PPTS Ohsawa. -Trở lại hai câu VẠN SỰ NHƯ Ý và Ý NHƯ VẠN SỰ. Theo tôi,VẠN SỰ NHƯ Ý ( sự theo ý) muốn cầu chúc chúng ta hoàn hảo 100%. Chúc chúng ta là Phật, hoàn thành Phật đạo.Ý và Sự trở thành một. Còn Ý NHƯ VẠN SỰ ( ý theo sự) là lời chúc thấp hơn chỉ tới 80% hoàn hảo.Cầu chúc bạn vui mừng nhận lãnh cả cái xấu lẫn cái tốt đến với bạn. -Các câu như : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” muốn nói mức độ phán đoán cao hay thấp của người đó. (31/1/2012 nvt) |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 9th July 2025 - 09:36 PM |