![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
NHIỀU NGƯỜI TD KHÔNG CHỊU “ NHAI KĨ”-“THIỀN NHAI”
TS Ohsawa đã từng nói NHAI KĨ là yếu tố rất cần thiết để vào nước thiên đàng. BN thường nhai kĩ từ 50 lần tới 200 lần để mau hết bệnh.Nhưng khi đã lành bệnh ,họ thường “ nhai dối” vì sợ tốn thời gian. Hơn nữa một số người răng xấu hoặc không còn răng không thể nhai kĩ được. Ohsawa lại cho nhai kĩ là yếu tố cực kì quan trọng .TS sáng tạo ra pháp môn THIỀN THỰC DƯỠNG hay THIỀN NHAI (chỉ thiền trong lúc nhai).Đây là PP thiền xưa nay chưa từng có mà Ohsawa là tổ sư sáng lập.Các PP thiền khác là: theo dõi hơi thở-theo dõi vọng tâm , vọng niệm-dùng ý dẫn khi theo vòng chu thiên nhâm đốc-vừa đếm số vừa theo dõi hơi thở…Các PP này cũng có tác dụng kì diệu. Tuy nhiên chỉ là luyện ngọn.Vì nếu không hiểu cách ăn uống âm dương thì kết quả hạn chế.Trong khi đó thiền nhai có tác dụng mạnh mẽ vô cùng… Thiền nhai vô cùng đơn giản.Chúng ta chỉ cần đếm số thầm từ 1 cho tới 50,( 100,150 hay 200) khi nhai 1 miếng đồ ăn (cơm lứt chẳng hạn), rồi mới nuốt.Nhai càng nhuyễn càng tốt. Đối với người răng không tốt nên xay gạo thành tấm (dùng hộc nhỏ của máy xay sinh tố để xay) trước khi nấu cơm.Điều quan trọng là ăn từng miếng nhỏ.Nhờ ăn từng miếng nhỏ, người có răng không tốt hay không còn răng có thể nhai được tới 50 lần/1 miếng đồ ăn.Nhai như vậy mất rất nhiều thời gian quí báu.Tuy nhiên cái được lại vô cùng to lớn gấp 10 lần cái mất.Nhờ nhai kĩ, ta diệt được thói tham ăn, tham uống mà nhiều người TD chúng ta mắc phải… Thiền nhai diệt được thói quen ăn uống tham lam, làm cho ta ăn ít…Máu trở nên quân bình mau lẹ…Tế bào não phát triển cực tốt…Sức khỏe và trí tuệ gia tăng nhanh chóng…Chúng ta sẽ bay bổng vào cõi thiên đàng ngay trong kiếp này… 16/1/2012 nvt |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 840 Gia nhập vào: 5-September 09 Từ: Sài gòn Thành viên thứ.: 4,720 ![]() |
Mục tiêu tối cao của TD Ohsawa thì chẳng ai phản bác, bác Trung chấp trước quá rồi đấy. Mục tiêu đó giống hệt như mục tiêu của tất cả các tôn giáo khác. Điều cần nói ở đây là pháp thực hiện. Tình yêu luyến ái thì có thể đi qua cái dạ dày, chứ tình yêu vô điều kiện thì không nhất thiết, nó đi qua mọi con đường.
Nếu chỉ có ngồi nhai nhai gạo lứt không thôi thì làm được trò trống gì, con bò nó còn làm tốt hơn. Nếu ăn số 7 mà không có chuyện gì khó khăn xảy đến cần vận dụng tới khả năng của tinh thần, tâm linh, thì cái tâm linh đó vẫn chỉ là thứ tâm linh chậm lụt, chậm lụt trong cao ngạo. Cơ thể chỉ là phương tiện, khi ta tự do là tâm ta tự do, chứ cơ thể thì không, ta cũng không thể kéo nó lên cùng được, mà lúc đó nó cũng không thể kéo ta xuống được. O ép cơ thể chỉ tạo áp lực và bệnh tật cho nó mà thôi (bệnh tật đến thì 2 đường: quá thừa và quá thiếu; đừng để tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khỏi bệnh do thừa xong thì lại tới mắc bệnh do thiếu). Tôi không phải là người giác ngộ, cũng không theo và nghiên cứu đạo Hồi cho rành rẽ nên chẳng thể thay mặt họ giải thích cho bác Trung được. Bác có khả năng tiếng Anh, bác có thể đọc cuốn tiểu sử "Bản lai diện mục" mà tôi đưa link ở bài post trước, hy vọng là bác sẽ hiểu ra đôi chút. -------------------- There is no such thing as a true belief - Không có cái gọi là niềm tin đúng thực.
|
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
Newbie ![]() Nhóm: Members Bài viết: 9 Gia nhập vào: 9-January 12 Thành viên thứ.: 93,903 ![]() |
Nếu chỉ có ngồi nhai nhai gạo lứt không thôi thì làm được trò trống gì, con bò nó còn làm tốt hơn. Nếu ăn số 7 mà không có chuyện gì khó khăn xảy đến cần vận dụng tới khả năng của tinh thần, tâm linh, thì cái tâm linh đó vẫn chỉ là thứ tâm linh chậm lụt, chậm lụt trong cao ngạo. Làm sao bạn biết được điều này? Bạn có thể chứng minh cho mọi người điều đó là đúng? Chỉ cần ăn GLMM số 7 trong thời gian dài có thể đạt tới giác ngộ, cái này tôi nghe lâu rồi nhưng tôi không đồng tình và cũng chẳng phản đối, nói chung là mình không thực hành điều đó và cũng chẳng chứng thực được một người cụ thể thực hành đúng điều đó mà giác ngộ nên không thể kết luận được. Hãy cứ để tự nhiên, đừng vội kết luận. Từ xưa đến nay, rất nhiều bộ óc đỉnh cao của thế giới Từ Ptolemy, Copernic cho đến Edison, I. S Newton, Albert Einstein... đã đưa ra những kết luận, lúc đầu người ta bảo đúng, sau người ta lại bảo sai, và sau này khi nghiên cứu sâu phát hiện ra vài điều mới thì lại bảo đúng, rồi lại bảo sai... cái vòng đúng sai là tương đối. Có rất nhiều cái chúng ta thấy rõ ràng nhưng khi kết luận thì lại sai, điển hình là bạn xem ảo thuật đó, mình thấy rất rõ ràng nhé. Vũ trụ vạn vật luôn ẩn chứa những bí mật, nó không phô diễn ra cho ta thấy đâu, nhiều khi cái cao siêu nhất lại là cái đơn giản nhất. Làm sao chúng ta biết được cái gì đúng, cái gì sai? Cứ truy tìm đến tận cùng, cứ hỏi về hỏi đi rồi bạn sẽ thấy lung lay tận gốc rễ. Khi nào có được tinh thần ấy, bạn khắc tự hiểu một điều rằng hóa ra chúng ta đang ngủ say, đang bị một ma trận của không-thời gian và sự cảm nhận sai lầm của bộ não chi phối, giấc ngủ này tự thân nó không thể thức giấc giống như ta ngủ một đêm dài rồi mở mắt được. Chúng ta cần một sự THỨC TỈNH thật sự! Điều tôi muốn nói với các bạn, mình thấy cái gì tốt thì hãy thực hành và để mọi người thấy kết quả, nếu mình tốt mọi người sẽ tự động học hỏi theo mình. Chỉ cần biết lỗi của mình, đừng vội trách người khác, chưa biết ai đúng ai sai đâu. Các bạn có thấy các thánh nhân, bậc giác ngộ... họ có viết sách vở, kết luận gì cụ thể không? Không có. Đức Phật thuyết pháp 49 năm, rốt cuộc ngài bảo ngài chẳng nói lời nào, cũng chỉ ngón tay chỉ mặt trăng... ngài đã từng giảng rất nhiều kinh, và sau đó lại là đến "Cái KHÔNG" trong "Bát nhã tâm kinh ba la mật đa", "giáo ngoại biệt truyền-bất lập văn tự". Chúa có viết sách không, cũng không nốt, sách vở của ngài là người đời sau kết tập, viết ra. Lão Tữ có nói nhiều không, ngài chỉ để lại vỏn vẹn mấy câu trong Đạo Đức Kinh "đọc chỗ không chữ", chẳng có nói đến cái chi cụ thể hết"... Đến lược TS Ohsawa, ngài đã từng viết rất nhiều sách rồi cuối cùng ngài thú thật là viết như vậy cũng chẳng ăn thua gì cả, cũng bằng không, ngài đã cố gắng bỏ bớt đi chữ nghĩa, tóm lược dần còn lại "Vô song nguyên lý" nhưng ngài vẫn bảo thế là dài, là vẫn chưa đúng nhưng ngài đã cố gắng lắm rồi. Nhiều người Thiền Tông đi chê Tịnh Độ, Tịnh Độ lại chê Mật Tông, Mật Tông lại phê phán Thiền..., cái vòng luẩn quẩn, cứ thực hành đúng tông chỉ đi, bạn càng muốn thay đổi người khác, càng thuyết phụ họ bằng lý luận thì họ lại càng ghét mình trừ khi mình thực hành có kết quả thì người ta sẽ tự khắc suy nghĩ lại. Đừng bao giờ thuyết phục bằng lý luận. Mỗi vị tổ đều có ý đồ thâm sâu vi diệu, họ dùng cơ xảo, ta lại phân tích, đã vậy lại còn giải thích công án. Quý vị ở đây nghiên cứu kinh điển nhiều, lý luận trích dẫn, giải thích đều rất tuyệt vời. Thế đã có ai vứt hết hiểu biết, chữ nghĩa, kiến thức thông thái của mình... để thậm nhập vào Siêu hình học (metalphisics) chưa? Có vị nào nói vài câu cho tôi hiểu: Không gian nhiều chiều nó thế nào (từ 4 chiều cho đến 11 chiều), hình dáng của vũ trụ ra làm sao, đặct tính của đường ngầm thời gian... Đây là những câu hỏi không quá đến nổi cao siêu hướng đến Giác Ngộ mà quý vị có thể mô tả được bằng ngôn ngữ (nhưng không bao giờ đầy đủ, mô tả được), chỉ cần nói vài từ thôi cũng được, tự khắc tôi hiểu bạn. (Chỗ này, quý vị đừng trích dẫn 10 câu hỏi siêu hình học nổi tiếng trong Phật giáo ra để lý luận, cứ việc trả lời thẳng bằng vài lời, đừng trích dẫn gì cả) P/s: Đã ai nghe nói đến câu chuyển ngữ trong thiền tông thì hẳn sẻ rất hiểu rõ ý tôi nói ở đây là gì. Tôi nói A, bạn nói C, chẳng sao cả. Nếu đúng là "bất lập văn tự" tự khắc chúng ta sẽ hiểu nhau. |
|
|
![]()
Bài viết
#4
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 69 Gia nhập vào: 12-January 12 Thành viên thứ.: 93,904 ![]() |
Làm sao bạn biết được điều này? Bạn có thể chứng minh cho mọi người điều đó là đúng? Đúng sai nó cũng có thứ lớp tuần tự, giống như khái niệm thức tỉnh hay tỉnh thức. Cũng như số âm là sai với học sinh cấp 1 nhưng là đúng với học sinh từ cấp 2 trở lên. Chỉ cần ăn GLMM số 7 trong thời gian dài có thể đạt tới giác ngộ, cái này tôi nghe lâu rồi nhưng tôi không đồng tình và cũng chẳng phản đối, nói chung là mình không thực hành điều đó và cũng chẳng chứng thực được một người cụ thể thực hành đúng điều đó mà giác ngộ nên không thể kết luận được. Hãy cứ để tự nhiên, đừng vội kết luận. Từ xưa đến nay, rất nhiều bộ óc đỉnh cao của thế giới Từ Ptolemy, Copernic cho đến Edison, I. S Newton, Albert Einstein... đã đưa ra những kết luận, lúc đầu người ta bảo đúng, sau người ta lại bảo sai, và sau này khi nghiên cứu sâu phát hiện ra vài điều mới thì lại bảo đúng, rồi lại bảo sai... cái vòng đúng sai là tương đối. Có rất nhiều cái chúng ta thấy rõ ràng nhưng khi kết luận thì lại sai, điển hình là bạn xem ảo thuật đó, mình thấy rất rõ ràng nhé. Vũ trụ vạn vật luôn ẩn chứa những bí mật, nó không phô diễn ra cho ta thấy đâu, nhiều khi cái cao siêu nhất lại là cái đơn giản nhất. Làm sao chúng ta biết được cái gì đúng, cái gì sai? Cứ truy tìm đến tận cùng, cứ hỏi về hỏi đi rồi bạn sẽ thấy lung lay tận gốc rễ. Khi nào có được tinh thần ấy, bạn khắc tự hiểu một điều rằng hóa ra chúng ta đang ngủ say, đang bị một ma trận của không-thời gian và sự cảm nhận sai lầm của bộ não chi phối, giấc ngủ này tự thân nó không thể thức giấc giống như ta ngủ một đêm dài rồi mở mắt được. Chúng ta cần một sự THỨC TỈNH thật sự! Bạn Minh Châu có căn cơ Thiền Tông, đặc biệt là hay dùng câu từ của ngài thiền sư Duy Lực(vô tình hay hữu ý) như ''mở mắt chiêm bao'', ''sai lầm của bộ não''...Nguyên lý của Thiền Tông là tháo đinh nhỏ chốt nên xuyên suốt Thiền Tông với ngài Duy Lực là ''khối nghi tình'' nguyên gốc tiếng Anh là ''Only Don't Know''. Chúng ta chỉ với cái không biết nhiều hơn cái biết từ khi mở mắt đến khi đi ngủ. Khi mở mắt chugns ta đâu có biết mắt được vén lên bởi 2 hàng mi lúc nào đâu ? Khi mở mắt là chúng ta thấy ánh sáng. CHúng ta cho rằng chúng ta ''THẤY'' khi mở mắt nhưng chúng ta đã không thấy hay không biết 2 hàng mi chúng ta đã chớp hay mở bao nhiêu lần trong 1 phút thức dậy đó. Nhờ cái ''Không Thấy'', ''Không Biết'' là 2 hai hàng mi chớp mở đó nó đang làm việc ngoài cái ta ''Biết'' ta '' Thấy'' mà chúng ta mới thấy được ánh sáng. Từ Bồ Đề Đạt Ma đến Huệ Năng, Lâm Tế cũng chỉ là, hét, đánh, mắng, nhảy, múa để 'thức tỉnh'' chúng ta hay biết về cái khối nghi tình, cái không biết ấy. Thiền Nguyên Thủy gọi đó là Chánh Niệm. Còn bạn ? Nếu bạn tìm kiếm sự thức tỉnh thật sự thì thức tỉnh cái gì ? thật sự cái gì ? Tại sao con gà trống lại gáy, con vịt biết bơi, con chó biết sủa ? Đó là cái ngoài ta. Còn cái trong ta thì sao nhỉ ? Ta đã biết chưa ? Tại sao cơm lại biến thành máu ? tại sao ta lại có 5 ngón tay trên 1 bàn tay ? Chưa biết cái gọi là THẬT SỰ thì làm sao gọi là thức tỉnh thật sự ? bạn còn muốn tìm kiếm ở đâu nữa ? Tìm kiếm thức tình ở siêu hình học, siêu lý thuyết...? hay để thiết lập một bản ngã mới, 1 duyên sinh mới ! Điều tôi muốn nói với các bạn, mình thấy cái gì tốt thì hãy thực hành và để mọi người thấy kết quả, nếu mình tốt mọi người sẽ tự động học hỏi theo mình. Chỉ cần biết lỗi của mình, đừng vội trách người khác, chưa biết ai đúng ai sai đâu. Thiền Tông là tháo đinh nhỏ chốt, giúp cho người khỏi mắc kẹt vào tư duy, vào ngữ nghĩa. Đúng hay sai cũng thuộc về tư duy là sao thoát khỏi không mắc kẹt ? Các bạn có thấy các thánh nhân, bậc giác ngộ... họ có viết sách vở, kết luận gì cụ thể không? Không có. Đức Phật thuyết pháp 49 năm, rốt cuộc ngài bảo ngài chẳng nói lời nào, cũng chỉ ngón tay chỉ mặt trăng... ngài đã từng giảng rất nhiều kinh, và sau đó lại là đến "Cái KHÔNG" trong "Bát nhã tâm kinh ba la mật đa", "giáo ngoại biệt truyền-bất lập văn tự". Chúa có viết sách không, cũng không nốt, sách vở của ngài là người đời sau kết tập, viết ra. Lão Tữ có nói nhiều không, ngài chỉ để lại vỏn vẹn mấy câu trong Đạo Đức Kinh "đọc chỗ không chữ", chẳng có nói đến cái chi cụ thể hết"... Đến lược TS Ohsawa, ngài đã từng viết rất nhiều sách rồi cuối cùng ngài thú thật là viết như vậy cũng chẳng ăn thua gì cả, cũng bằng không, ngài đã cố gắng bỏ bớt đi chữ nghĩa, tóm lược dần còn lại "Vô song nguyên lý" nhưng ngài vẫn bảo thế là dài, là vẫn chưa đúng nhưng ngài đã cố gắng lắm rồi. Nhiều người Thiền Tông đi chê Tịnh Độ, Tịnh Độ lại chê Mật Tông, Mật Tông lại phê phán Thiền..., cái vòng luẩn quẩn, cứ thực hành đúng tông chỉ đi, bạn càng muốn thay đổi người khác, càng thuyết phụ họ bằng lý luận thì họ lại càng ghét mình trừ khi mình thực hành có kết quả thì người ta sẽ tự khắc suy nghĩ lại. Đừng bao giờ thuyết phục bằng lý luận. Mỗi vị tổ đều có ý đồ thâm sâu vi diệu, họ dùng cơ xảo, ta lại phân tích, đã vậy lại còn giải thích công án.. Không ai tắm hai lần trên 1 dòng sông. Ngày xưa chưa có giấy bút. Phật giáo phải nhờ 500 A la hán kết tập bằng cách đọc tụng thuộc lòng hàng ngày. 300 năm sau kể từ lần kết tập đầu tiên, trươc nguy cơ các A La hán không còn nhiều nữa, sự đọc tụng kinh có nhiều sai biệt, Kinh, Luật, Luận Phật giáo được viết lần đầu trên lá buông. Nếu bây giờ Phật ra đời thì Phật vẫn chỉ thuyết pháp nhưng sẽ được ghi âm, ghi hình, đưa lên website. Ngữ nghĩa bản chất không có sai đúng mà sai đúng là do người tiếp cận với ngữ nghĩa, chấp thủ trong ngữ nghĩa, biến ngữ nghĩa là Ta và của Ta. Các pháp trong thế gian rốt ráo nằm ở hai từ Sinh-Diệt nên gọi là Không, có đó rồi mất đó nên gọi là Không nhưng nó cũng chẳng phải THẬT là Không vì từ Sinh đi đến Diệt là khoảng hiện hữu cho dù cái hiện hữu đó như tia chớp. Ví như vỏ chuối, củ hành, bóc vào tận cốt lõi thì nó là không, nhưng chẳng thật không vì có lớp vỏ bên ngoài bao bọc. Phật Giáo là Trung Đạo, nhận rõ Duyên Sinh để Đi Vào, nhận rõ Duyên Diệt để Đi Ra. Chỉ thấy Duyên Sinh tức thấy có cái tôi, của tôi thì đi vào Luân Hồi. Thấy Duyên Diệt cái tôi, của tôi thì Ra Khỏi Luân Hồi, vì cái tôi, của tôi diệt rồi gọi là Vô Ngã. Bám vào Duyên Sinh pháp môn, chấp thủ pháp môn thì luân hồi. Chấp thủ đúng hay sai cũng là bám vào cái duyên sinh hợp với ta hay không phù hợp với ta. Lâm Tế có câu '' Gặp Phật giết Phật'' chính là phải nhìn thấy Duyên Diệt của các pháp. Đức Phật nói : ''Chánh pháp còn phải bỏ huống phi là phi pháp'' cũng nhấn mạnh vào Duyên Diệt các pháp. Bạn nào đang thực hành Tứ Niệm Xứ tới chỗ này gọi là Tuệ Quán Sinh-Diệt. Tuệ là này tuệ thứ 4 trong 16 Tuệ Minh Sát sau khi đã đi qua 3 tầng tuệ đầu là Tuệ Danh-Sắc, Tuệ Nhân-Quả, Tuệ Thẩm Sát Tam Tướng (vô thường, khổ, vô ngã) và tuệ thứ tư là Tuệ Sinh-Diệt. Đến được đây thì sự chấp thủ và bám víu các pháp hiện hữu vơi đi đến 70%. Quý vị ở đây nghiên cứu kinh điển nhiều, lý luận trích dẫn, giải thích đều rất tuyệt vời. Thế đã có ai vứt hết hiểu biết, chữ nghĩa, kiến thức thông thái của mình... để thậm nhập vào Siêu hình học (metalphisics) chưa? Có vị nào nói vài câu cho tôi hiểu: Không gian nhiều chiều nó thế nào (từ 4 chiều cho đến 11 chiều), hình dáng của vũ trụ ra làm sao, đặct tính của đường ngầm thời gian... Đây là những câu hỏi không quá đến nổi cao siêu hướng đến Giác Ngộ mà quý vị có thể mô tả được bằng ngôn ngữ (nhưng không bao giờ đầy đủ, mô tả được), chỉ cần nói vài từ thôi cũng được, tự khắc tôi hiểu bạn. (Chỗ này, quý vị đừng trích dẫn 10 câu hỏi siêu hình học nổi tiếng trong Phật giáo ra để lý luận, cứ việc trả lời thẳng bằng vài lời, đừng trích dẫn gì cả) P/s: Đã ai nghe nói đến câu chuyển ngữ trong thiền tông thì hẳn sẻ rất hiểu rõ ý tôi nói ở đây là gì. Tôi nói A, bạn nói C, chẳng sao cả. Nếu đúng là "bất lập văn tự" tự khắc chúng ta sẽ hiểu nhau. Nếu bạn nói cho tôi biết trên đầu bạn có bao nhiêu sợi tóc tôi sẽ trả lời cho bạn biết ? -------------------- thayvabiet.com
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 9th July 2025 - 04:06 PM |