![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
NHIỀU NGƯỜI TD KHÔNG CHỊU “ NHAI KĨ”-“THIỀN NHAI”
TS Ohsawa đã từng nói NHAI KĨ là yếu tố rất cần thiết để vào nước thiên đàng. BN thường nhai kĩ từ 50 lần tới 200 lần để mau hết bệnh.Nhưng khi đã lành bệnh ,họ thường “ nhai dối” vì sợ tốn thời gian. Hơn nữa một số người răng xấu hoặc không còn răng không thể nhai kĩ được. Ohsawa lại cho nhai kĩ là yếu tố cực kì quan trọng .TS sáng tạo ra pháp môn THIỀN THỰC DƯỠNG hay THIỀN NHAI (chỉ thiền trong lúc nhai).Đây là PP thiền xưa nay chưa từng có mà Ohsawa là tổ sư sáng lập.Các PP thiền khác là: theo dõi hơi thở-theo dõi vọng tâm , vọng niệm-dùng ý dẫn khi theo vòng chu thiên nhâm đốc-vừa đếm số vừa theo dõi hơi thở…Các PP này cũng có tác dụng kì diệu. Tuy nhiên chỉ là luyện ngọn.Vì nếu không hiểu cách ăn uống âm dương thì kết quả hạn chế.Trong khi đó thiền nhai có tác dụng mạnh mẽ vô cùng… Thiền nhai vô cùng đơn giản.Chúng ta chỉ cần đếm số thầm từ 1 cho tới 50,( 100,150 hay 200) khi nhai 1 miếng đồ ăn (cơm lứt chẳng hạn), rồi mới nuốt.Nhai càng nhuyễn càng tốt. Đối với người răng không tốt nên xay gạo thành tấm (dùng hộc nhỏ của máy xay sinh tố để xay) trước khi nấu cơm.Điều quan trọng là ăn từng miếng nhỏ.Nhờ ăn từng miếng nhỏ, người có răng không tốt hay không còn răng có thể nhai được tới 50 lần/1 miếng đồ ăn.Nhai như vậy mất rất nhiều thời gian quí báu.Tuy nhiên cái được lại vô cùng to lớn gấp 10 lần cái mất.Nhờ nhai kĩ, ta diệt được thói tham ăn, tham uống mà nhiều người TD chúng ta mắc phải… Thiền nhai diệt được thói quen ăn uống tham lam, làm cho ta ăn ít…Máu trở nên quân bình mau lẹ…Tế bào não phát triển cực tốt…Sức khỏe và trí tuệ gia tăng nhanh chóng…Chúng ta sẽ bay bổng vào cõi thiên đàng ngay trong kiếp này… 16/1/2012 nvt |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Newbie ![]() Nhóm: Members Bài viết: 6 Gia nhập vào: 22-January 12 Thành viên thứ.: 93,906 ![]() |
-Thánh Thomas Aquinas: Nếu quan sát giới tự nhiên, ta sẽ quan sát được những định luật nhất định. Những định luật này do thượng đế ban bố. Vì thế, nghiên cứu thế giới tự nhiên là phương cách khác để ta có thể hiểu được trí tuệ của thượng đế.
-William Ockham: Mất công ít không chịu lại thích mất công nhiều, thật điên rồ. Mọi sự nên được làm càng đơn giản càng tốt nhưng không phải... giản đơn! ------------------------------ Tốt nhất là tôi cứ âm thầm làm việc của mình. Không nên nói thêm gì vào đây nữa. |
|
|
![]()
Bài viết
#3
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 1,240 Gia nhập vào: 25-May 07 Từ: HCM Thành viên thứ.: 30 ![]() |
-Bạn DUY VIET sưu tầm được các câu nói rất hay…
-Hãy học hỏi từ thiên nhiên. Đây cũng là thông điệp của Ohsawa.Vì lí thuyết hay mà không thực hành được cũng vô ích -Lời dạy của các bậc giáo chủ làm sao thực hiện được nếu ta ăn sai và mù tịt về Trật Tự Vũ Trụ… -Không dùng la bàn âm dương của Ohsawa trao cho thì khó lòng tới được bến bờ hạnh phúc. (3/2/2012 nvt) |
|
|
![]()
Bài viết
#4
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 255 Gia nhập vào: 18-September 10 Thành viên thứ.: 30,437 ![]() |
-Bạn DUY VIET sưu tầm được các câu nói rất hay… -Hãy học hỏi từ thiên nhiên. Đây cũng là thông điệp của Ohsawa.Vì lí thuyết hay mà không thực hành được cũng vô ích -Lời dạy của các bậc giáo chủ làm sao thực hiện được nếu ta ăn sai và mù tịt về Trật Tự Vũ Trụ… -Không dùng la bàn âm dương của Ohsawa trao cho thì khó lòng tới được bến bờ hạnh phúc. (3/2/2012 nvt) Kính anh Trung Xin phép được cho tôi nói thẳng + Việc tôn sùng cũng như kính phục Ohsawa thì tôi cũng như anh ; Nhưng không vì thế mà có thể thay thế được Ohsawa để mà giảng thuyết . Có câu :" phụng Phật sát Phật " thì việc anh tuyệt đối hóa học thuyết Ohsawa sẽ làm cho thiên hạ ngờ vực thêm học thuyết này + Cuộc sống này đâu chỉ " vô bệnh " là đủ , hạnh phúc đâu chỉ sống lâu , Giác ngộ đâu chỉ ăn mỗi GLMM và chỉ đọc sách Ohsawa ... nói chung, sức khỏe chỉ cần chứ không thể đủ để cho cuộc sống này thăng hoa được . Anh thử hình dung là sẽ có 1 ai đó không cần học gì cả mà chỉ cho ăn GLMM từ nhỏ tới lớn thì họ sẽ trở thành cái gì ! ? +Theo anh thì hạnh phúc phải là thế nào ? Thưa anh tôi cũng rất mệt mõi cái việc tranh luận hơn thua đúng sai và hay dở lắm rồi , không phải mệt mõi vì thiếu nhiệt tình mà vì ... thiếu sự tôn trọng nhân cách lẫn nhau . Cái hào hứng khi viết bài đã không còn như xưa nữa ; đôi lúc buồn lại viết nhưng chẳng muốn đăng ; Lần này thấy anh găng quá nên muốn cho anh dịu bớt , tôi có những đồng cảm với anh , nhưng tôi vẫn cho rằng : Có những việc đúng nhưng sẽ không đúng khi đưa ra công luận ; cũng như giáo sư đại học chắc gì gõ đầu trẻ tốt hơn giáo viên mầm non . Có gì không phải ở tôi mong anh lượng thứ |
|
|
![]()
Bài viết
#5
|
|
Newbie ![]() Nhóm: Members Bài viết: 9 Gia nhập vào: 9-January 12 Thành viên thứ.: 93,903 ![]() |
Kính anh Trung Xin phép được cho tôi nói thẳng + Cuộc sống này đâu chỉ " vô bệnh " là đủ , hạnh phúc đâu chỉ sống lâu , Giác ngộ đâu chỉ ăn mỗi GLMM và chỉ đọc sách Ohsawa ... nói chung, sức khỏe chỉ cần chứ không thể đủ để cho cuộc sống này thăng hoa được . Anh thử hình dung là sẽ có 1 ai đó không cần học gì cả mà chỉ cho ăn GLMM từ nhỏ tới lớn thì họ sẽ trở thành cái gì ! ? +Theo anh thì hạnh phúc phải là thế nào ? Thưa anh tôi cũng rất mệt mõi cái việc tranh luận hơn thua đúng sai và hay dở lắm rồi , không phải mệt mõi vì thiếu nhiệt tình mà vì ... thiếu sự tôn trọng nhân cách lẫn nhau . Cái hào hứng khi viết bài đã không còn như xưa nữa ; đôi lúc buồn lại viết nhưng chẳng muốn đăng ; Lần này thấy anh găng quá nên muốn cho anh dịu bớt , tôi có những đồng cảm với anh , nhưng tôi vẫn cho rằng : Có những việc đúng nhưng sẽ không đúng khi đưa ra công luận ; cũng như giáo sư đại học chắc gì gõ đầu trẻ tốt hơn giáo viên mầm non . Có gì không phải ở tôi mong anh lượng thứ Tôi có mấy lời như sau: + Người tu Tịnh độ sùng bái câu niệm Phật, người Kitô Hữu đặt niềm tin và Chúa, người Cao Đài tôn thờ đấng Thượng Đế... và NguyenVanTrung đặt niềm tin vào Ohsawa, vào VSNL, vào GLMM. Đó là sự lựa chọn của anh Trung và anh có lý lẽ của riêng mình... hãy để anh ấy làm công việc của mình, chúng ta không phải là NVTrung nên không thể nào hiểu được những gì anh ấy làm và suy nghĩ. Đừng bao giờ áp đặt suy nghĩ và dùng lý luận để chứng tỏ rằng anh Trung thế này thế kia, các bạn có biết mình càng làm thì sẽ cho kết quả ngược lại. Thứ nhất, người bị ta thuyết phục sẽ "ghét" ta, thứ hai họ còn muốn chứng minh ngược lại có nghĩa rằng sẽ dùng lý lẽ của họ để thuyết phục lại bạn. Kết quả chẳng được gì cả, gây mất đoàn kết thêm. Các bạn thừa biết là sẽ chẳng được điều gì cả thì tại sao lại cứ phải kéo dài cái việc này. Bạn cứ thử nghĩ, người Hồi giáo, Do thái giáo, Công Giáo, Phật, Jaina, Sik... có đến cả nghìn tôn giáo, ai cũng cho rằng mình đúng và cứ đi thuyết phục, chứng minh mình đúng thì thiên hạ này sẽ ra cái gì. Lý luận cúng như cái lưỡi, nó có thể lắc léo đủ đường. Chẳng hạn, với "mệnh đề" chỉ cần ăn GLMM số 7 thì sẽ giác ngộ; việc phản đối mệnh đề này đã có nhiều, tôi cũng có thể làm được như các bạn nhưng nay tôi lại đưa ra vài lý luận để bảo vệ nó cũng được. Chẳng hạn, chỉ cần GLMM mà chẳng phải động não và làm gì cả thì cũng có thể tạo bước đột phá về tâm linh, vì mấy lẽ sau. Thứ nhất, một khi tiến trình vật chất đạt đến chỗ hoàn hảo thì tự bản thân nó sẽ khởi sinh trí tuệ, phát triển tâm linh; con bò sở dĩ nó mãi là bò bởi thân xác nó là một khối vật chất trì truệ trong khi đó con người là một khối vật chất hoàn hảo hơn, là cơ sở để khởi sinh trí tuệ nhưng thân xác một người bệnh hoàn, mất quân bình không thể có trí tuệ-tâm linh được. Do đó con bò ăn số 7 (đương nhiên là số 7 của nó chứ không phải GLMM) cả đời nó cũng chỉ cải tạo được một phần cơ sở vật chất, chưa đủ để phát sinh trí tuệ hay nói cách khác nó có ăn cả đời thì nó vẫn là Bò. Trong khi đó con người, thời gian ăn rút ngắn hơn nên dễ đến chỗ bùng phát tâm linh hơn. Thứ hai, GLMM là phương tiện, là con đường nếu bạn đã chọn một con đường thì phải đi cho rốt ráo nên đã chọn nó thì chỉ tập trung vào GLMM ngoài ra không cần phải làm gì nhiều khác; điều này cũng đúng như khi ta học phổ thông, có thể học nhiều thứ nhưng khi chọn chuyên ngành chỉ tập trung vào một cái thì mới đi đến chỗ thành công được; tương tự trên con đường tâm linh, có người nào tu một lần nhiều pháp môn không? Nếu bạn chọn Tịnh độ thì chỉ một cân niệm Phật đi đứng nằm ngồi, nếu bạn chọn quán niệm hơi thở thì chỉ cần tập trung vào hơi thở... thế là đủ để tu tập, đương nhiên việc bạn làm Phật sự hay công tác xã hội đó là điều đương nhiên; người GLMM cũng vậy, pháp tu tập của họ là GLMM là đủ ngoài ra họ cũng có thể làm công tác xã hội, tuyên truyền thực dưỡng... bạn đừng máy móc rằng người GLMM thì chỉ suốt ngày ăn và ăn, họ chỉ tập trung vào Pháp đó thôi. Thứ ba, khi đi trên con đường GLMM đến một lúc trí tuệ phát triển thì người hành giả sẽ tự nhận ra rằng đây là phương tiện chứ không phải là mục tiêu(chỉ là phỏng đoán của tôi) lúc đó tự khắc họ sẽ có sự lựa chọn dựa trên khả năng phán đoán của mình và không còn mãi bám víu vào GLMM, nhưng để có được điều đó thì trước tiên phải cần tin là chỉ cần GLMM là đủ. (đơn giản như việc người bệnh thì việc đầu tiên phải phải làm cho họ khỏe cái đã rồi tự họ sẽ có lựa chọn; tương tự ở đây người có thân xác trì truệ thì cần phải làm cho "nó thông suốt", trí tuệ phát triển, khả năng phán đoán nâng cao cái đã rồi mới tính sau. Thứ tư, TS Ohsa đã từng nói như vậy, chả lẽ ngài lại lừa ta mà nếu có lừa thì chắc dụng ý sâu xa chi đây, ta cũng sẵn sàng chấp nhận bị lừa; cũng giống như câu nói của chư Phật, các vị tổ khai sáng vậy... các ngài không lừa ta hay có dụng ý sâu xa chi đây. Với lý luận tôi đưa ra, các bạn có thể phản bác lại. Và rồi tôi lại bảo vệ, các bạn tiếp tục phản bác... cái vòng luẩn quẩn này quả thực tôi chẳng thích tí nào bởi vì cái cách mà chúng ta phản biện ở đây. Phản biện dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, thể hiện sự văn minh trong phản biện... như thế chúng ta mới học hỏi được nhiều mà không mất lòng nhau. Tôi xin đề nghị, ai thích tuyên truyền cái gì thì mặc họ, chúng không nên thuyết phục/chứng minh/lập luận... cái quan điểm của họ làm gì. Thế nên anh Trung, anh Hưng... thích làm gì thì là quyền của họ. Còn bạn muốn tuyên truyền cho ý tưởng, pháp môn, phương pháp... của mình thì hãy cứ tự nhiên. Chúng ta hãy thể hiện bằng sự thực hành, bằng kết quả chứ không phải bằng lý luận. Từ xưa đến nay, các bậc lỗi lạc họ chỉ có làm và làm chứ họ không tranh cãi, lý luận nhiều như chúng ta (mà họ cũng chẳng có thời gian đâu mà lên diễn đàn như chúng ta đây). Họ để lại kết quả, công trình, thành tựu... còn việc khen chê, đánh giá hãy để cho người khác. + Hạnh phúc phải thế nào? Tôi đã từng suy nghĩ nhiều về câu này từ hồi 20 tuổi và tôi thấy rằng đặt câu hỏi như vậy sẽ bị vướng vào ngôn từ nhiều, mà tôi thì không thích như thế; vì với câu hỏi này thì phải "định nghĩa hạnh phúc" là gì trước đã; như vậy thì các bạn đã thấy có vô số định nghĩa và vô số đáp án rồi. Tôi thì thích đặt ngược lại hơn "phải thế nào mới hạnh phúc", mặc dù cũng chẳng sáng sủa hơn nhưng tôi thấy có vẻ thoáng hơn một chút. Còn suy nghĩ thế nào tùy quý vị Tóm lại là tôi chẳng thích tranh luận, lý luận chút nào. Ai thích làm gì thì làm. Mọi người cứ bày tỏ quan điểm lập trường của mình, đừng phê phán, nhận xét người khác thì hay biết mấy. Hãy cứ làm và làm, chỉ cần biết lỗi của mình là đủ. |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 9th July 2025 - 08:40 PM |