![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
Member ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 19 Gia nhập vào: 1-July 09 Thành viên thứ.: 3,818 ![]() |
Tiêu chảy là bệnh thường gặp trong mùa hè. Gọi là tiêu chảy khi bé đi tiêu phân lỏng trêm 2 lần mỗi ngày.
Bù nước khi bé bị tiêu chảy Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được. Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày. ![]() Ăn uống khi bé bị tiêu chảy Để bé không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau), cho bé ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2 giờ. Sữa mẹ rất quí với bé trong lúc này vì vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu. Nếu bé bú sữa ngoài, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường hợp bé bị tiêu chảy kéo dài, trở nên kém dung nạp với đường lactose trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước khi bệnh. Chăm sóc như trên tuy đơn giản nhưng hiệu quả. Trái lại một số thói quen thường gặp sau đây có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho bé: Hạn chế cho bé uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều. Điều này sẽ làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước – điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng. Uống thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm liệt ruột, các chất độc và vi trùng ứ đọng lại dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng to, bỏ ăn, khó thở. Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ… Sẽ làm bé mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh. Tự mua thuốc cho bé uống, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh. Phòng ngừa bệnh tiêu chảy Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau: Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường. Sử dụng nguồn nước sạch. Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi. Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy. Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi. BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG Nguồn : Chăm sóc cho bé bị tiêu chảy tại nhà ------------------------------ Xem thêm ; Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy ở trẻ em Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Members Bài viết: 183 Gia nhập vào: 9-January 12 Thành viên thứ.: 93,900 ![]() |
Em thấy cách chữa bệnh tiêu chảy này không mang tính thực dưỡng.
- Họ khuyên cho bé uống nước bù vào, thật ra tiêu chảy là do ăn âm (hoặc do mẹ bé ăn âm, bé bú sữa mẹ bị âm theo), bệnh âm uống nhiều nước càng nguy hiểm. PP Thực dưỡng là uống ít nước, càng ít càng tốt. Thật ra, không chỉ em bé mà cả ngừoi lớn cũng vậy, uống nước nhiều làm thận làm việc nhiều, tim cũng phải làm việc nhiều, phải đẩy 1 lượng nước đi lòng vòng rất mệt. Hơn nữa, nứoc là âm, âm thì trương nở, uống nhiều nước sẽ làm cho người ta suy nghĩ chậm lại, kém thông minh. Vì sao? Vì tế bào trương nở, chắc chắn tế bào thần kinh cũng trương nở ---> nắm bắt vấn đề, hay hiểu vấn đề hay bị sai lạc ( A thành ra A', A''). Những ông uống bia phệ bụng là do trương nở chứ chẳng có tướng tốt gì ráo trọi, người đời cứ lấy đó làm sang, đúng là sống trong ảo tưởng! - Chữa tiêu chảy theo thực dưỡng, sách Phòng và trị bệnh theo PP thực dưỡng Ohsawa (Anh Minh Ngô Thành Nhân) ghi: (...) nếu phân ra như nước, có đờm và màu xanh lợt thì trẻ đã tiêu chảy. Trong trường hợp này có thể pha 1 muỗng cà phê bột cà phê thực dưỡng (món 49) với 1 tách nước sôi, nêm tý muối và để yên độ 15' rồi gạn lấy nước cho trẻ uống chừng chừng và cho ăn bột sắn dây (món 47). Nếu trẻ khát có thể cho thêm trà gạo lứt (món 50) hoặc món trà sắn dây (món 61). Để dương hóa (làm ấm bụng), có thể dùng Chưởng liệu pháp (tp10) hoặc hơ tay lửa ấm rồi áp vào bụng, trẻ trên 2 tuổi có thể áp muối (tp6). P/s: BBT thấy trong sách Phòng và trị bệnh theo PP thực dưỡng Ohsawa (Anh Minh Ngô Thành Nhân) có 1 phần Dưỡng thai và nuôi con, chúng ta nên mua sách này đọc để biết và áp dụng cho gia đình. Em thấy các sách tối thiểu ta cần phải có: 1/ Phòng và trị bệnh theo PP thực dưỡng Ohsawa (Anh Minh Ngô Thành Nhân) 2/ Phuơng pháp tân dưỡng sinh - Thực dưỡng macrobiotics hồi xuân và sống thọ 3/ Axit và Kiềm 4/ 7 nguyên tắc thực dưỡng 5/ Thiền ăn 6/ Y học thừong thức trong gia đình (Lương y Trần Ngọc Tài dịch) |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 10th July 2025 - 05:17 PM |