IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Có một cách chữa ung thư, tên sách gốc: Sự thật đằng sau bệnh ưng thư
Diệu Minh
bài Aug 30 2007, 08:33 AM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,529
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



MỤC LỤC

Lời giới thiệu của nhóm dịch giả 5
Lời giới thiệu 7
Chương I
Vấn đề cơ bản của ung thư 9
Chương II
Luận thuyết về máu 16
Sự nguy hiểm của bức xạ quang tuyến 21
Chương III
Căn nguyên của tế bào ung thư và các đặc tính của nó 27
Cơ chế của sự tăng trưởng tế bào ung thư 28
Chương IV
Ngăn chặn và điều trị ung thư 36
Những lưu ý chung 38
Phòng chống ung thư 40
Làm thế nào để tiến hành chế độ ăn Thực dưỡng 42

PHỤ LỤC
Chữa lành ung thư chưa đủ 47
Một bệnh nhân ung thư hạnh phúc 56
Từ bệnh tim tới bệnh ung thư 57
Thực phẩm tạo axit 66
Thực phẩm tạo kiềm 67
Tại sao phương pháp Thực dưỡng khuyên nên dùng cốc loại? 72
Nguyên nhân của bệnh tật 83
Lời bạt 92


LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÓM DỊCH GIẢ


Tại sao ngành Thực dưỡng – Macrobiotic lại ra cả chục đầu sách xoay quanh vấn đề ung thư? Và ra cả sách dạy nấu ăn phòng chống ung thư? Cho tới khi chúng tôi đọc xong tập sách: “Sự thật đằng sau bệnh ung thư” thì mới vỡ lẽ tại sao Thực dưỡng lại nói nhiều và nói dai về đề tài này như vậy?

Sau rất nhiều nghiên cứu tìm tòi, các nhà khoa học đã nhận thấy hầu như cơ thể con người nào cũng có chứa mầm bệnh ung thư, đó là những tế bào có khả năng rối loạn, họ đặt tên là tế bào Ín-situ. Chỉ có những tế bào In-situ mới có khả năng và khuynh hướng nổi loạn để tạo thành ung thư và điều nguy hiểm là chỉ cần một tế bào in-situ nổi loạn nó có thể lôi kéo theo nhiều tế bào in-situ khác cùng nổi loại tạo nên di căn và lây lan chứng ung thư đưa đến tử vong theo quy luật gần mực thì đen gần đèn thì rạng…Tuy nhiên, nếu mọi người đều tiềm ẩn có chứa sẵn tế bào in-situ thì tại sao đối với người này nó trở thành tế bào ung thư và đối với ngưới khác nó không biến đổi thành tế bào ung thư?Môi trường nào thích hợp của nó là gì? Nếu không học hiểu về những quy luật của trật tự vũ trụ con người không thể nào giải quyết được một cách rốt ráo Ung thư hay bất cứ bệnh nan y nào thuộc thân bệnh hay tâm bệnh (stress…) của xã hội hiện đại.

Đề tài nghiên cứu thành công này nên được đưa sớm vào học đường, để ngăn chặn sớm ngay từ đầu những tế bào in-situ có thể nổi loạn khi gặp môi trường thích hợp trong cơ thể của mỗi chúng ta… sự hiểu biết này cần phải được loan truyền rộng rãi và là kiến thức căn bản xây dựng bộ môn “Thiền ăn” cho cộng đồng đúng với điều ông bà mình đã dạy: HỌC ĂN.

Quyển sách này là một đề tài nghiên cứu thành công của nhiều bác sĩ, tiến sĩ y khoa về đề tài Thực dưỡng như Bác sĩ Morishita, Tiến sĩ Y khoa Marc Van Cauwenberghe,… và những nhà Thực dưỡng học hàng đầu thế giới như ông Michio Kushi, Herman Aihara… và những nhà Thực dưỡng học nổi tiếng ở Việt Nam như Đại Đức Thích Tuệ Hải… ở Hải ngoại như ông Lương Trùng Hưng…tại Hà Nội có cô gái trẻ Kiều Thị Thu Hương - một người có nhiều tương lai triển vọng,…

Chúng tôi rất tri ân gia đình ông Ngô Thành Nhân là một gia đình có nhiều công sức nhất đối với phong trào Thực dưỡng tại Việt Nam, có người con trai là anh Ngô Ánh Tuyết đã biên soạn được nhiều sách quí cho ngành Thực dưỡng nước nhà, cũng xin tri ân bác sĩ Lê Minh là người có nhiều công lao đóng góp với phong trào Thực dưỡng ở miền bắc cũng như miền nam… đặc biệt tri ân một người đã quá cố: ông Nguyễn Văn Sáu là người trực tiếp giúp sức cho tôi rất nhiều trong thời gian đầu khi tôi mới chập chững bước từ nghề giáo viên toán cấp 3 sang nghiệp làm Thực dưỡng… Những lời khuyên của ông luôn nằm trong trái tim tôi và tôi “sài” được nó cho tới mãi mãi với câu nói nổi tiếng của ông: “Cứ múc nước giếng lên nước mạch sẽ chảy về”


Đây là công trình dịch thuật của nhóm bạn: Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Trường Thư, Lê Hoàng Long, Kiều Thị Thu Hương, Phạm Thị Ngọc Trâm…

Chúng tôi mong ước nhận được nhiều sự góp ý của độc giả.

Thay mặt: Phạm Thị Ngọc Trâm



SỰ THẬT ĐẰNG SAU

BỆNH UNG THƯ


Tác giả: Bác sĩ Morishita



LỜI GIỚI THIỆU

Khoa học đương đại đặc biệt là sinh học và y học đã đi đến điểm vòng - một số nhà khoa học đã nói rằng: "Cuộc cách mạng khoa học về sự sống sẽ xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 bằng tiến trình quay trở về khoa học tự nhiên". Tôi đồng ý với quan điểm này.
Y học hiện đại chứa đựng đầy sự nghịch lý và giáo điều trong lý luận của mình. Những nghịch lý đó hầu hết có căn nguyên từ việc chấp nhận cơ sở luận thuyết của nhà vật lý học người Đức Virchow rằng "những tế bào sinh ra từ những tế bào". Ngày nay nó được coi là "khuôn vàng thước ngọc" trong sinh học và y học.
Khoa học là một môn nghiên cứu tương quan nhân quả giữa các hiện tượng trong thiên nhiên. Nhưng khái niệm của Virchow đã ngăn cản mọi suy tưởng sâu xa hơn về nguồn gốc tế bào. Y học sẽ không bao giờ phát triển hay tiến bộ được từ khái niệm này. Nó là thứ lí thuyết bị ung thư. Chính học thuyết phi khoa học này là nguyên nhân của rất nhiều thứ tín điều mù quáng trong giới y khoa.
Bệnh ung thư là một minh họa cho kiểu mê tín này. Nếu chúng ta biết nguyên nhân và cơ chế của ung thư chúng ta sẽ không còn sợ nó. Khoa học hiện đại sợ hãi ung thư giống như người nguyên thuỷ sợ đèn neon. Cái đáng gọi là ung thư không nằm trong cơ thể chúng ta mà nằm trong đầu óc của các nhà khoa học cứ khăng khăng cho rằng những tế bào sinh ra từ những tế bào.
Vấn đề ung thư trong nền văn minh của chúng ta là một điều lợi lạc vì từ nó sẽ mang tới một cuộc cách mạng trong y học hiện đại. Nếu y học hiện đại không chịu thay đổi chiều hướng của mình, ung thư sẽ thành một thảm hoạ không chỉ cho con người mà còn cho cả nền y học hiện đại đang có ảnh hưởng to lớn trong toàn xã hội. Vậy nên ung thư trong thế kỷ này có một sứ mệnh lịch sử, đó là sửa chữa y học hiện đại.
Y khoa hiện đại sẽ không bao giờ đặt được dấu chấm hết cho bệnh ung thư, cái lập tức trở thành bản án tử hình, thành chiếc ngòi nổ khi bị đối trị một cách thô bạo. Dù thế nào chăng nữa, nó là một tên đầy tớ trung thành nếu chúng ta đối đãi nó một cách hòa nhã và hiểu rõ tính tình của nó. Ở đây tôi trình bày sự thật về ung thư theo quan điểm Thực Dưỡng để bạn nhận ra rằng ung thư không phải là kẻ thù mà là một nhân tố có ích giúp bạn biết cách sống khoẻ mạnh và hạnh phúc.


Herman Aihara


Bài viết này đã được sửa chữa bởi Diệu Minh: Oct 9 2007, 09:25 AM
Reason for edit: update bản dịch mới nhất


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
BAS
bài Sep 24 2007, 09:45 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 411
Gia nhập vào: 13-April 07
Thành viên thứ.: 15



CHƯƠNG III

CĂN NGUYÊN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
VÀ CÁC ĐẶC TÍNH CỦA NÓ


Niềm tin vào học thuyết của Virchow rằng “những tế bào sinh ra từ những tế bào” là chướng ngại chính trong việc nghiên cứu nguồn gốc đích thực của tế bào ung thư. Nếu lý thuyết này đúng, một tế bào ung thư phải sinh ra từ một tế bào ung thư khác. Kết quả của luận thuyết này đưa đến 3 quan điểm về căn nguyên của tế bào ung thư là:

1. Tế bào ung thư xâm nhập từ bên ngoài. Không có bằng chứng vững chắc cho giả thuyết này, nó thậm chí còn bị những người tin tưởng vào học thuyết của Virchow phản đối.

2. Tế bào ung thư đã hiện hữu trong cơ thể từ giai đoạn bào thai. Theo bác sĩ Cohnhein nguồn gốc của ung thư là sự xâm nhập của một vài tế bào của phôi thai vào một bộ phận khác của cơ thể, do đó gây ra những tăng trưởng bất thường. Luận thuyết này cũng không nhận được nhiều sự ủng hộ.

3. Sự đột biến của các tế bào mạnh khoẻ thành các tế bào ung thư. Giả thuyết nào được sự ủng hộ của số đông trong giới y khoa hiện đại. Nhưng dù sao, nó cũng không giải thích được cơ chế biến đổi từ tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư.. Thế nên, mới phải dùng từ “đột biến”. Khái niệm “đột biến” là một lối thoát giúp học thuyết tế bào sinh ra từ tế bào của Virchow sống sót. Như tôi đã nói, khoa học là sự đào sâu nghiên cứu các quy luật của mối tương quan nhân quả. Khái niệm đột biến chỉ dễn tả được một điều là có ai đó đã từ bỏ mục đích khoa học của anh ta, bởi vì đột biến, là cách nói khác của cụm từ “không rõ nguyên nhân”, “ngẫu nhiên”, “không có lí do, mặc định” Do đó cụm từ “đột biến” phải bị quăng vào sọt rác nếu một người đang cố trung thực với lý thuyết khoa học của mình.

Cơ Chế Của Sự Tăng Trưởng Tế Bào Ung Thư

Nguyên nhân nào gây đột biến tế bào mạnh khoẻ thành tế bào ung thư? Đây chính là vấn đề tiếp theo mà y khoa truyền thống phải đối diện. Nói chung, theo y khoa hiện đại có 3 nhân tố tạo thành các nguyên nhân là:

1. Nhân tố hoá học: nhựa đường, thuốc nhuộm, …

2. Nhân tố vật lý: tia phóng xạ

3. Nhân tố sinh học: virut ung thư

1. Nhân tố hoá học: Để ý thấy rằng, không có một nghề nghiệp xác định nào tạo thành khuynh hướng gây ung thư. Ví dụ, các nhân viên lao động tiếp xúc với nhựa đường hay bị ung thư ở tay và bộ phận sinh dục. Thế nên, nhựa đường được coi như một chất sinh ung thư. Giáo sư Yamakiwa đã có thí nghiệm về vấn đề này. Ông bôi nhựa đường lên da những con thỏ trong 2 năm, và lũ thỏ bị ung thư. Ung thư thực ra không phát triển đúng những vùng bị bôi nhựa đường mà nó phát triển ở vùng da xung quanh. Ông ta không giải thích được nguyên nhân. Theo tôi ung thư đã tạo nên bởi nhựa đường và một số điều kiện sinh lý.

“Hút thuốc gây ung thư phổi”, nó cũng tương đồng với câu “chết do ung thư phổi đang tăng lên từng năm”, được WTO (tổ chức y tế quốc tế) tuyên bố trong bản báo cáo tháng 9/1965. Tỷ lệ này gia tăng gấp đôi trong vòng 10 năm ở Châu Âu. Tỷ lệ đàn ông chết vì ung thư phổi cao gấp 6 lần phụ nữ. Hút thuốc lá có thể là một nhân tố gây ung thư phổi, nhưng thật phiến diện nếu coi chỉ hút thuốc là nguyên nhân gây ra ung thư.

Trong thí nghiệm với súc vật, con vật có thể bị ung thư da nếu bôi nhựa đường vào da chúng. Nhưng thí nghiệm của tôi cho thấy rằng, khi các con vật thí nghiệm được nuôi bằng mỡ động vật (có hàm lượng colesterol cao) thì khuynh hướng này gia tăng. Các báo cáo của WTO cũng cần để ý tới vấn đề thực phẩm mới đúng.

Tỷ lệ chết do ung thư phổi tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm. Nhưng có thể lượng tiêu thụ thuốc lá không phải gấp đôi. Nếu con người tăng lượng tiêu thụ đạm và chất béo nguồn gốc động vật trong chế độ ăn hàng ngày, tỉ lệ chết vì ung thư sẽ không chỉ gấp đôi mà thôi… dù lượng người hút thuốc vẫn giữ nguyên như cũ.

Tóm lại, tôi cho rằng tỉ lệ chết gia tăng có quan hệ với lượng thức ăn nguồn gốc động vật. Nhân tố này còn quan trọng hơn là nhân tố do hút thuốc.

Các nhà khoa học thời nay có xu hướng chỉ để ý các nhân tố tồn tại bên ngoài mà lơ là với các nhân tố bên trong cơ thể. Yếu tố quan trọng nhất trong những nhân tố bị ngó lơ này là thực phẩm. Thức ăn trong thương mại thời hiện đại, được chế biến kiểu công nghiệp chứa quá nhiều chất độc và chất sinh ung thư (carcinogens). Xin tìm đọc “Thuốc độc trong thức ăn của bạn, tác giả William Longood. Thậm chí, cả thuốc tây đôi khi cũng gây ung thư. Ví dụ: mù tạc ni tơ (nitrogen mustard) dùng để chống ung thư cũng chính là tác nhân gây ung thư.

2. Nhân tố phóng xạ: Có báo cáo nói rằng, một bệnh nhân điều trị bằng bức xạ X quang, bị ung thư ngay chính tại nơi được tia X chiếu tới. Ở trường hợp này, ung thư đã xuất hiện ở cả hai chân và chỉ còn cách cắt cụt. Thật là bi thảm. Các ca ung thư và máu trắng ở trẻ sơ sinh ngày càng tăng. Có thể là do mẹ chúng kiểm tra bằng X quang quá thường xuyên khi mang thai.
Có nhiều nhân tố khác như tia cực tím, nhiệt độ cao, sự tổn thương… đều có thể gây nên ung thư. Nhưng dù sao, nhân tố vật lý, điều kiện sống và thức ăn vẫn là những nhân tố quan trọng nhất. Bệnh ung thư hiếm khi xuất hiện ở một người có các chức năng cơ thể hoạt động bình thường.

3. Nhân tố sinh học: Ung thư đã từng được coi là một căn bệnh truyền nhiễm vào giữa thế kỷ 19. Lúc đó, học thuyết vi khuẩn là nguyên nhân của bệnh tật đang được thừa nhận rộng rãi, thế là ung thư cũng được tính là một chứng bệnh gây nên do nhiễm khuẩn. Thực ra, cách nghĩ này cũng là tự nhiên vì nhiều chứng ung thư đã phát triển ở cùng một vùng đất, hay trong cùng một gia đình.

Năm 1910 các bác sĩ Payton và Raus ở viện nghiên cứu Rockefeller đã chứng minh bằng thực nghiệm (trên những con gà) là các khối u có thể phát sinh do virus. Các thí nghiệm tương tự với ngỗng và gà tây cũng cho cùng kết quả ung thư gây ra bởi virus. Một lý thuyết về vi rút như vậy chính là dạng mở rộng của thuyết vi khuẩn gây ung thư đã nêu trên.

Tôi không đồng ý với lý thuyết này. Virus ung thư chỉ có liên hệ với một tế bào thối rữa. Dù sao, thật quá vội vàng khi tuyên bố ung thư là căn bệnh lây nhiễm chỉ dựa trên việc tìm thấy một con virus trong tế bào ung thư.

Khái niệm bệnh truyền nhiễm là dựa trên cơ sở “Tế bào sinh ra từ tế bào”. Ví dụ, ở bệnh lao phổi, giả sử có người tìm thấy vi khuẩn lao trong lá phổi bị bệnh, sẽ có ngay hai cách giải thích nguồn gốc của những con khuẩn hình que này. Một là những con vi khuẩn lao chỉ sinh ra từ những vi khuẩn lao khác. Cái thứ hai có đầu tư nghiên cứu sâu xa hơn, nói rằng nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn lao là do sự lây nhiễm vi khuẩn lao từ môi trường bên ngoài. Đó là cơ sở lý luận của học thuyết về bệnh truyền nhiễm. Dù sao chăng nữa, chưa có ai chứng tỏ được rằng những vi khuẩn lao trong cơ thể đã xâm nhập qua đường hô hấp, tấn công phổi, sinh sôi và cuối cùng gây ra bệnh lao. Những điều này hoàn toàn không thể chứng minh được.

Quan trọng hơn, chúng tôi phát hiện ra một sự thật là các tế bào (đặc biệt là tế bào hồng huyết) đã biến đổi thành vi khuẩn dưới một điều kiện vô trùng. Như thế, chúng ta có thể chứng minh rằng có một mối quan hệ đảo chiều qua lại giữa virus, vi khuẩn và tế bào:

Virut <---> Vi khuẩn <---> tế bào

Theo quan điểm này, vi khuẩn gây bệnh được coi như là một loại tế bào bị thoái hoá xuất hiện quanh các tế bào bị bệnh. Nói cách khác, sự đau ốm, tình trạng mục ruỗng của các tế bào phổi đã sinh ra vi khuẩn lao hình que. Những con khuẩn qua này (nguyên nhân) có thể tạo ảnh hưởng lên các tế bào nhạy cảm khác (kết quả) xúc tiến sự phá huỷ thường thấy của lá phổi. Đây là nguyên nhân bệnh lao phát triển. Như vậy, vi khuẩn lao là kết quả của một căn bệnh nhưng vòng lặp nhân quả này sẽ làm căn bệnh trầm trọng thêm theo thời gian.

Luận thuyết vi rút gây ung thư cần được xem xét dưới quan điểm này. Những vi rút như vậy cũng được tìm thấy trong các cơ thể khoẻ mạnh. Nói tóm lại: vi rút, vi khuẩn và tế bào là một. Thế nên, một tế bào có thể sinh ra các loại vi rút hoặc vi khuẩn khác nhau. Là loại nào đều phụ thuộc vào tình trạng của tế bào.

Tóm lại các nhân tố hoá học, lý học, và sinh học chỉ là những nhân tố thứ yếu gây bệnh ung thư. Nguyên nhân chính yếu gây nên ung thư tồn tại bên trong cơ thể chúng ta, trong các tế bào của cơ thể và tuỳ thuộc vào điều kiện sinh lí. Các nhân tố bên ngoài (lý, hoá, sinh) cũng sẽ gây ung thư. Dù sao, cũng phải thừa nhận rằng các nhân tố bên ngoài này lại ảnh hưởng lên các nhân tố bên trong cơ thể chúng ta như các tế bào cơ thể và các điều kiện sinh lý. Cuối cùng các tế bào cơ thể và các điều kiện sinh lý này là nguyên nhân tồi tệ trong sự phát triển của bệnh ung thư.

Bệnh ung thư phát triển ra sao? Y khoa hiện đại chưa từng tỏ ý nghi ngờ ý niệm ung thư phát triển do phân bào vì họ cho rằng, tế bào chỉ sinh ra từ tế bào. Ý niệm cứng nhắc này là là nhân tố cản trở sự tiến triển của việc nghiên cứu và điều trị bệnh ung thư.

Các bác si Shleiden và Shwann đã chứng minh rằng tế bào sinh sôi nhờ sự đâm chồi. Bác sĩ Haeckell chứng minh rằng tế bào sinh trưởng từ một trạng thái nguyên sinh của vật chất, vốn là dạng chưa có cấu trúc tế bào, tức là nguyên sinh vật. O.B.Lepeshinskaya chứng minh rằng tế bào sinh ra từ vật chất sống, không phải từ tế bào khác. Bác sĩ Chishima chứng minh được cũng điều này nhưng bằng một thực nghiệm khác.

Tôi vẫn đang kiến nghị rằng, y khoa chính thống cần được sửa đổi bằng học thuyết “tế bào tự sinh” này. Học thuyết “tế bào tự sinh” của chúng ta ngày nay chưa được chấp nhận rộng rãi. Nhưng dù sao, bản thân tự nhiên tự bộc lộ tính đúng đắn của nó.

Nhiều mẫu khối u ác tính hay ung thư đã hiển thị, không chỉ các tế bào đặc trưng của khối u mà còn cả các tế bào hồng huyết tan chảy, cái tạo thành nguyên sinh vật – là giai đoạn tiền đề cho sự hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Điểm mút của một mao mạch đi vào một mô ung thư cũng mở ra giống hệt như ở một mô khỏe mạnh. Tế bào hồng huyết đi vào khe hở giữa các tế bào khối u, tan vào nhau và tạo thành tế bào nguyên sinh chất đỏ. Dạng nguyên sinh này chuyển đổi thành tế bào cơ thể mới (đồng dạng với tế bào mẹ) theo sự định hướng của các tế bào khối u. Do đó không có sự phân biệt giữa dạng nguyên sinh vật của máu và tế bào khối u. Chỉ có trạng thái tức thời của nguyên sinh vật chuyển thành tế bào mà thôi.

Theo lý thuyết của Morishita và Chishima, một tế bào hồng huyết tạo ra trong thành ruột là một tế bào cơ thể chưa trưởng thành. Tế bào hồng huyết này biến đổi thành chất hồng huyết nguyên sinh trong các khe giữa các mô và nó cứ thế tiếp tục hình thành nên các mô mỡ, mô cơ, mô gan hoàn thiện… Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá từ nguyên sinh chất thành tế bào cơ thể là khả năng định hướng về sinh học sẵn có ở các tế bào cơ thể xung quanh. Vì tế bào hồng huyết dưới dạng chưa trưởng thành,nó không có một đặc tính riêng. Nó sẽ biến đổi thành bất kỳ dạng tế bào cơ thể nào tuỳ thuộc vào sự định hướng của các tế bào xung quanh.

Sự xuất hiện của hiện tượng phân bào (sự nguyên phân) trong một mẫu xét nghiệm của cơ thể người bệnh ung thư là rất khó nhận ra. Dù sao nó vẫn xảy ra trong ống nghiệm. Điều này có thể giải thích như sau: Trong ống nghiệm tế bào bị đẩy vào nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng. Tế bào lúc đó tự phân đôi với mục đích tăng diện tích bề mặt của nó để có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Nói cách khác, sự phân bào trong ống nghiệm là kết quả của khả năng thích ứng với môi trường của tế bào. Dưới điều kiện sinh lý bình thường, tế bào ung thư phát triển theo tiến trình hoà tan kết hợp chứ không theo cơ chế phân chia.

Hiện nay, giáo sư Halperm ở Học Viện Y Khoa Pháp đã làm giới nghiên cứu ung thư toàn thế giới choáng váng khi nói rằng tế bào ung thư phát triển không theo cơ chế phân chia mà theo cơ chế hoà tan kết hợp. Học thuyết của ông ấy sẽ khép lại đề mục của chúng ta. Dù sao, nó cũng sẽ hoàn hảo hơn nhiều nếu ông ấy bổ sung vào đó khái niệm về sự chuyển hóa từ tế bào hồng huyết thành tế bào ung thư.

Cuối cùng tôi muốn bổ sung một nhân tố nữa về nguyên nhân của sự chuyển đổi tế bào hồng huyết thành tế bào ung thư - nhân tố này theo học thuyết của Bác sĩ Yanagisawa liên quan tới mức Axit của máu đặc biệt có liên quan đến mức suy giảm ion Canxi ( Ca + +) và sự gia tăng của ion Mangan ( Mg + + ).

(Lưu ý của biên tập viên: nó đã không được làm sáng tỏ thêm điều gì )

Aihara lưu ý: Từ “tế bào hồng huyết” dịch từ tiếng Nhật chính xác là “hồng cầu”. Ở đây tôi đã dùng từ tế bào máu, tế bào hồng huyết thay thế cho từ “hồng cầu” để tránh sự ngộ nhận có thể xảy ra cho người đọc.
Bạn đọc cũng được lưu ý rằng, một tế bào máu khác với tế bào cơ thể bình thường trong cả cấu trúc và đặc tính của nó. Tế bào hồng huyết đặc biệt khác tế bào thông thường ( của cơ thể hay mô) ở chỗ nó thường không chứa nhân trong khi tế bào bạch huyết thì có nhân.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th June 2024 - 09:24 PM