![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
CẨM NANG TỤNG NIỆM CỦA PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN NGUYÊN TÁC: HAND BOOK OF BUDDHIST RECITATION Published by Dhammikarama Temple Sunday School Bản dịch việt ngữ Nhóm Long Chenpa -------------------- The last |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
ĐẠO PHẬT CỨU KHỔ
Trong tất cả những đặc tính tôn giáo của Đạo Phật ở Miến Điện đã được đề cập ở trên, mục này nhằm nói thêm về giá trị cứu khổ- là những hiện tượng tôn giáo của sự che chở kỳ diệu này. Cứu khổ là một thuật ngữ kỹ thuật xuất phát từ tiếng Hy lạp, nó có nghĩa là bất kỳ bùa hộ mạng hoặc từ lực nào chống lại những ảnh hưởng xấu. Vì thế cứu khổ chỉ sự ngăn chặn cái ác, hoặc liên quan đến sự giải nạn. Ở đây nhằm vào mục đích thảo luận trên lý thuyết, chúng ta hãy coi Phật giáo cứu khổ là một trong những giai đoạn đặc biệt của niềm tin trong truyền thống của Miến điện, và sự bàn luận sẽ được bao gồm trong phạm vi của sự tiếp cận cứu khổ, thậm chí khi chúng ta đề cập đến những Đại minh hô kinh ( Mahaparitta Sutta). Đạo Phật cứu khổ liên quan đến những vấn đề trong cuộc đời như: bệnh tật và sức khoẻ, hạn hán và mưa gió, tai ương và an bình, sự nguy hiểm và an toàn. Những mục đích liên quan ở đây cũng được coi như có thể đạt được nhờ những hoạt động huyền bí đặc biệt, chúng nhanh chóng phát sinh năng lực hoặc cầu khẩn sự trợ giúp của những thế lực siêu nhiên. Đối với Đạo Phật cứu khổ thì tôn giáo là một toàn thể ( sự sùng kính, lễ nghi, giới luật, kinh điển của nó vv..) được sử dụng như biện pháp bảo vệ chống lại những nguy hiểm của đời sống hiện tại. Thế gian (Loka) dưới cái nhìn của người Miến Điện thì nguy hiểm bởi ma quỷ, tinh linh, xấu ác. Những tinh linh xấu khác hiện hữu khắp nơi, con người thường xuyên ở trong hiểm hoạ bị ám hại mà không tiên đoán trước được. Vì vậy, Đạo Phật là một nơi nương tựa chống lại mọi hiểm nguy này. Nhờ phương tiện của Phật giáo mà người ta có được sự an toàn. Đạo Phật trội vượt như nơi ẩn náu của người dân Miến Điện. Phần lớn nghi lễ Phật giáo Miến Điện là sự giải nạn và chúng được thực hiện để giải thoát tín đồ khỏi một tai hoạ mà họ có thể phải chịu đựng hoặc cứu vớt người sùng đạo khỏi nguy hiểm đang xảy ra. Có những nguyên nhân và cơ hội của những tai hoạ và hiểm nguy này đó là: 1. Nghiệp tự nhiên và 2. Những nguồn nghiệp lực siêu nhiên Do bởi các lý do của Nghiệp tự nhiên mà những bệnh tật rủi ro, phiền não, và những đau khổ khác hình thành. Ví dụ như các tai nạ, tù tội, bệnh tật, chó cắn, hạn hán, sự mất mát của cải, sự nói xấu và những cãi vã hay tranh cãi không thể tránh khỏi là kết quả của những nguồn nghiệp tự nhiên. Những vấn đề sắp xẩy ra và then chốt như vậy được các Phật tử Miến Điện giải quyết bằng nhiều cách khác nhau. Bệnh tật được điều trị bằng y tế, những hệ thống đất đai và tưới tiêu được cải thiện và xây dựng để đem lại sự bảo hộ chống lại nạn đói và sự hạn hán; những biện pháp chính trị, xã hội và luật pháp được áp dụng để giúp đỡ những người phạm pháp. Tuy nhiên những giải pháp này đôi khi không hiệu quả. Nếu những vấn đề này không thể được giải quyết hiệu quả bằng những kỹ thuật thông thường như thế thì Phật tử Miến Điện thường phải sử dụng đến những nghi lễ giải nạn của Phật giáo hoặc các nghi lễ huyền bí của Đạo Phật. Khi những tai hoạ và nguy hiểm không bị khuất phục bởi những kỹ thuật thông thường, thì các nguyên nhân của những sự việc này được quy do những lý do thuộc nghiệp siêu nhiên, chẳng hạn như ma thuật, những tinh linh, ảnh hưởng của hành tinh, bùa mê và vận rủi. Ảnh hưởng của chiêm tinh học trên đời sống hằng ngày của một người Miến Điện thì thật to lớn. Những người Bà la môn- Các Ponnah, như họ được gọi thế- là những có vấn chiêm tinh cha truyền con nối cho những gia đình Miến Điện. Những phản chiếu của hành tinh trên định mệnh của cá nhân và quốc gia được xem xét với sự đặc biệt quan tâm dù xấu hay tốt. Những hoạt động cần thiết tức thời được thực hiện để tránh ảnh hưởng đó trong lúc còn thời gian khi mà những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng xấu của hành tinh được phát hiện. Điểm xấu và điểm tốt cũng được quốc gia hoặc cá nhân giải thích nghiêm chỉnh và những phòng ngừa hiệu quả được nhanh chóng thực hiện. Trong những trường hợp như vậy việc sử dụng kinh chú của Đạo Phật để bảo vệ chống lại những nguy hiểm đã đề cập ở trên được thực hiện. Tín đồ Miến Điện phải tụng niệm thần chú của Phật giáo nhiều chuỗi mỗi ngày. Việc xây dựng chùa chiền, cầu, đường; thả cá hay bất kỳ thứ con vật còn sống nào từ tay người bán cá hay đồ tể, hoặc ít nhất mé nhánh và tưới nước cho cây Bồ Đề, tất cả những điều này được làm để phòng tránh những thảm hoạ hay nguy hiểm sắp xẩy đến. Đôi khi Chín Đức Phật hay hình ảnh Dakkhinasakha của Đức Phật được dâng cúng và thể hiện sự kính trọng nhờ sự giúp đỡ của những tu sĩ Phật giáo để tránh những tai ương được báo trước. Việc quấn y vàng quanh hình tượng Đức Phật hay một tu sĩ đáng kính mà Phật tử rất thường làm được coi là đem lại hiệu quả to lớn như sự bảo hộ chống lại những thế lực siêu nhiên xấu ác. Do vậy, phương sách cuối cùng để tránh đau khổ là thọ giới làm một nhà sư Phật giáo để có thể đắp y vàng tu sĩ, thậm chí trong nhất thời. Một vị tu sĩ như vậy được gọi là Dullabha Rahan. Những bài kệ bảo hộ của Đạo Phật trong phương thức truyền miệng được gọi là Gatha (Kệ) hay Mantra (chú), sự tụng niệm mantra được tin rằng sẽ đem lại kết quả mong muốn nhờ phát triển sự bảo hộ hiệu quả hoặc bằng cách thúc bách sự trợ giúp của các thánh thần siêu nhân. Các Paritta hay Rakkhana là những bài nguyện nguyên thuỷ cầu sự thịnh vượng, an lành và hạnh phúc của tín đồ Phật giáo ở Miến Điện, nhưng dần dần các Paritta Gatha trở thành thần chú của Phật giáo. Paritta là một thuật ngữ kỹ thuật bắt nguồn từ gốc TA- ( RAKKHATTI) có nghĩa là sự cứu hộ, bảo vệ hay canh chừng; với tiếp đầu ngữ PARI- toàn khắp ( SAMANTATO), có nghĩa từ mọi hướng. Do đó, các Paritta có thể được diễn giải là những bùa bảo hộ của Phật giáo hoặc Mantra Raksha của Phật giáo. MAHA có nghĩa là lớn, cao, vĩ đại, hùng mạnh, và dồi dào. Do đó tuyển tập vĩ đại gồm những thần chú Phật giáo ở Miến Điện thường được gọi là MAHA PARITTA SUTTA ( Đại minh hộ kinh). -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 5th July 2025 - 07:12 PM |