![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,180 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Làm sao một người vô thần có thể trở thành một đệ tử - một thiền sinh? đây là một câu hỏi được Osho trả lời:
Không phải vô thần hay hữu thần, họ cũng không thể là những môn đệ. Họ đã được tạo ra một thái độ rồi, họ đã có một quyết định rồi, vì thế, quyết định đó chính là làm tâm điểm cho hiện hữu của môn sinh. Nếu như bạn đã biết rồi, thì làm sao bạn có thể thành người môn sinh? Tinh thần môn sinh nghĩa là việc nhận thức rõ ràng, “Tôi không biết” Vô thần hay hữu thần thì không được, họ không thể là những môn sinh được. Và nếu bạn tin vào một cái gì, bạn sẽ bỏ lỡ vẻ đẹp của tinh thần học hỏi. Giả như bạn biết một cái gì rồi, việc hiểu biết đó lại tạo ra cho bạn một cái tôi. Cái tôi đó sẽ không làm cho bạn trở nên khiêm nhường. Đó là lý do tại sao, các chuyên gia, các học giả đã bỏ lỡ. Đôi khi những người tội lỗi lại đạt được, còn những nhà trí thức lại không bao giờ được thấy. Họ hiểu biết quá nhiều, họ quá thông minh. Sự thông minh của họ là một căn bệnh, bệnh đó trở thành một sự tự sát. Họ sẽ không lắng nghe vì họ có sẵn để học hỏi rồi. Tinh thần môn sinh đơn giản là thái độ học hỏi, từng giây, từng phút luôn ý thức rằng “tôi không biết” Cái sự nhận biết này “tôi không biết”, và cái việc ý thức này “tôi mông muội”, cho bạn cơ hội mở ra, bạn sẽ không bị khép kín. Ngược lại, lúc bạn nói “tôi biết”, thì bạn trở thành một vòng tròn khép kín, cánh cửa không mở ra thêm. Nhưng khi bạn nói, “tôi không biết”, điều đó có nghĩa là bạn sẵn sàng để học và cánh cửa tâm hồn được mở toang ra. Lòng tin tưởng quả là một phép mầu. Bạn có thể gần gũi với Mohammed, Jesus, hoặc Phật ngay bây giờ nếu sự tin tưởng hiện hữu trong bạn. Nhưng điều đó vô cùng khó! Nó khó bởi vì bạn không biết cách nào để thực hiện. Bạn không thể tin tưởng một người sống, làm sao bạn có thể tin một người chết. Nếu lòng tin tưởng xẩy ra, bạn có thể gần gũi với Phật ngay bây giờ. Thật vậy, đối với những người có niềm tin ( “Faith” chứ không phải ‘belief”), Phật đang sống quanh đây. Thậm chí không có một đạo sư nào chết đối với những người còn lòng tin tưởng. Đạo sư tiếp tục giúp đỡ, ông ta luôn hiện hữu ở đó. Còn đối với bạn, ngay cả lúc Đức Phật hiện hữu bằng thân xác, đang đứng sau hay trước bạn, hay đang ngồi bên cạnh bạn, bạn cũng không thể gần gũi, thân thiết với ngài được. Có thể có không gian vô tận giữa bạn. Tình yêu, trung thành, tin tưởng sẽ phá huỷ cả không gian và thời gian. Thời gian đầu, nguyên do là bạn không thể hiểu được bất kỳ một ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ của cơ thể, nên mối thân cận về mặt vật lý là cần thiết, nhưng chỉ trong thời gian khởi sự mà thôi. Thời khắc đó sẽ không còn khi chính vị đạo sự bắt bạn phải ra đi. Ông ta sẽ ép buộc phải lên đường vì điều đó trở nên cần thiết khi bạn bắt đầu bám chấp vào ngôn ngữ cơ thể. Gurdjieff hầu như luôn luôn, trong tất cả đời sống của ông ta, gởi các môn sinh của mình đi xa. Ông ta tạo ra nhiều cảnh huống đau khổ, trớ trêu cho họ và bắt họ phải vượt qua. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Đó là lý do tại sao tất cả các tôn giáo chống lại rượu. Việc đó không có một nền tảng đạo đức nào, không! Việc cầm đoán đó chỉ vì rượu ảnh hưởng đến trung tâm sai lacj. Và mọi tôn giáo khuyến khích thiền bởi vì thiền có nghĩa là ngày càng tạo ra sự tịnh diệt, ngày càng trở nên yên tĩnh hơn.
Rượu thì hoàn toàn ngược lại, làm cho bạn ngày càng xúc động, kích động, bối rối. Một sự run rẩy đi vào trong bạn. Một người nghiện rượu không thể đi đúng hướng được. Sự cân bằng của anh ta bị mất. Không chỉ trong cơ thể mà trong tâm trí cũng bị mất cân bằng. Thiền có nghĩa là đạt đến một sự căng thăng bằng nội tâm. Khi bạn đạt được một sự thăng bằng nội tâm thì không còn sự run rẩy, cả thân tâm trở nên tĩnh lặng, rồi trung tâm chánh trí bắt đầu hành động. Qua tâm điểm đó, bất cứ điều gì được biết đều là chân thực. Bạn đang ở đâu? Bạn không phải là người nghiện rượu, bạn không phải là người hành thiền, nhưng bạn phải thuộc về một bên giữa hai thái cực đó. Bạn không ở bất kỳ một trung tâm nào. Bạn ở giữa hai tâm điểm của chánh trí và tà trí. Đó là lý do tại sao bạn bối rối. Đôi khi bạn có cái nhìn thoáng qua. Bạn dựa vào một thoáng đó để hướng tới trung tâm chánh trí, lúc đó thoáng qua nhìn chắc chắn sẽ đến với bạn. Trái lại, nếu bạn dựa vào trung tâm của sự sai lầm, thì sai lầm sẽ đi vào trong bạn. Và mọi thứ bị lẫn lộn, bạn sẽ bị rơi vào trong trạng thái hoang mang. Đó là lý do tại sao bạn phải trở thành người hành thìên, hoặc là trở thành kẻ nghiện rượu, bởi vì sự bối rối thì quá nhiều. Và luôn có hai nẻo đường ở đó. Trong hai nẻo, nếu bạn đã đánh mất chính mình trong những chất gây nghiện, thì bạn được an nghỉ. Ít nhất bạn đã đạt được một trung tâm mà có thể nói là của tà trí, nhưng bạn vẫn ở trong một trung tâm. Cả thế giới có thể nói bạn là sai. Nhưng bạn lại không nghĩ như vậy, bạn nghĩ cả thế giới này sai hết. Vì ít nhất là trong những giây phút của vô thức đó, bạn đi vào điểm, dù tâm điểm đó là sai. Nhưng bạn hạnh phúc bởi vì ngay khi đi vào tâm điểm sai lệch thì việc đó cũng cho bạn cảm giác hạnh phúc chắc chắn. Vì vậy, bạn ham thích nó nhiều đến nỗi trở thành con nghiện. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 11th July 2025 - 03:38 AM |