![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,180 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Làm sao một người vô thần có thể trở thành một đệ tử - một thiền sinh? đây là một câu hỏi được Osho trả lời:
Không phải vô thần hay hữu thần, họ cũng không thể là những môn đệ. Họ đã được tạo ra một thái độ rồi, họ đã có một quyết định rồi, vì thế, quyết định đó chính là làm tâm điểm cho hiện hữu của môn sinh. Nếu như bạn đã biết rồi, thì làm sao bạn có thể thành người môn sinh? Tinh thần môn sinh nghĩa là việc nhận thức rõ ràng, “Tôi không biết” Vô thần hay hữu thần thì không được, họ không thể là những môn sinh được. Và nếu bạn tin vào một cái gì, bạn sẽ bỏ lỡ vẻ đẹp của tinh thần học hỏi. Giả như bạn biết một cái gì rồi, việc hiểu biết đó lại tạo ra cho bạn một cái tôi. Cái tôi đó sẽ không làm cho bạn trở nên khiêm nhường. Đó là lý do tại sao, các chuyên gia, các học giả đã bỏ lỡ. Đôi khi những người tội lỗi lại đạt được, còn những nhà trí thức lại không bao giờ được thấy. Họ hiểu biết quá nhiều, họ quá thông minh. Sự thông minh của họ là một căn bệnh, bệnh đó trở thành một sự tự sát. Họ sẽ không lắng nghe vì họ có sẵn để học hỏi rồi. Tinh thần môn sinh đơn giản là thái độ học hỏi, từng giây, từng phút luôn ý thức rằng “tôi không biết” Cái sự nhận biết này “tôi không biết”, và cái việc ý thức này “tôi mông muội”, cho bạn cơ hội mở ra, bạn sẽ không bị khép kín. Ngược lại, lúc bạn nói “tôi biết”, thì bạn trở thành một vòng tròn khép kín, cánh cửa không mở ra thêm. Nhưng khi bạn nói, “tôi không biết”, điều đó có nghĩa là bạn sẵn sàng để học và cánh cửa tâm hồn được mở toang ra. Lòng tin tưởng quả là một phép mầu. Bạn có thể gần gũi với Mohammed, Jesus, hoặc Phật ngay bây giờ nếu sự tin tưởng hiện hữu trong bạn. Nhưng điều đó vô cùng khó! Nó khó bởi vì bạn không biết cách nào để thực hiện. Bạn không thể tin tưởng một người sống, làm sao bạn có thể tin một người chết. Nếu lòng tin tưởng xẩy ra, bạn có thể gần gũi với Phật ngay bây giờ. Thật vậy, đối với những người có niềm tin ( “Faith” chứ không phải ‘belief”), Phật đang sống quanh đây. Thậm chí không có một đạo sư nào chết đối với những người còn lòng tin tưởng. Đạo sư tiếp tục giúp đỡ, ông ta luôn hiện hữu ở đó. Còn đối với bạn, ngay cả lúc Đức Phật hiện hữu bằng thân xác, đang đứng sau hay trước bạn, hay đang ngồi bên cạnh bạn, bạn cũng không thể gần gũi, thân thiết với ngài được. Có thể có không gian vô tận giữa bạn. Tình yêu, trung thành, tin tưởng sẽ phá huỷ cả không gian và thời gian. Thời gian đầu, nguyên do là bạn không thể hiểu được bất kỳ một ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ của cơ thể, nên mối thân cận về mặt vật lý là cần thiết, nhưng chỉ trong thời gian khởi sự mà thôi. Thời khắc đó sẽ không còn khi chính vị đạo sự bắt bạn phải ra đi. Ông ta sẽ ép buộc phải lên đường vì điều đó trở nên cần thiết khi bạn bắt đầu bám chấp vào ngôn ngữ cơ thể. Gurdjieff hầu như luôn luôn, trong tất cả đời sống của ông ta, gởi các môn sinh của mình đi xa. Ông ta tạo ra nhiều cảnh huống đau khổ, trớ trêu cho họ và bắt họ phải vượt qua. -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
Phật giống như một ngọn đuốc. Vì thế ngọn đuốc có đến bất cứ nơi đâu, nó đều hiển lộ. Bất cứ vấn đề gì mà nó không thành một điểm. Bất cứ vấn đề gì mà nó không phải là một điểm. Nhưng Phật là ánh sáng và mỗi khi ánh sáng đó đến soi chiếu bất cứ vấn đề gì, câu trả lời sẽ hiển lộ ra. Câu trả lời sẽ chan hoà với ánh sáng đó. Câu trả lời chỉ là một hiện tượng đơn giản, một sự khám phá.
- Bạn không thể đặt Phật vào tình huống như vậy được. Nó không phải là vấn đề để tìm kiếm ở một nơi nào đó, nó cũng không thực sự là vấn đề tìm kiếm ở một nơi nào đó, nó cũng không thực sự là vấn đề trả lời cho bạn. Vấn đề của bạn chỉ là một cái cớ. Khi bạn đặt vấn đề, Phật chỉ đơn giản đem ánh sáng của ngài đến vấn đề đó và bất cứ điều gì cần được giải đáp thì tự động vén mở ra. Rồi ngài trả lời cho bạn, đó là một lời giải đáp sâu xa và của trung tâm chánh đạo của ngài, cái Patanjali nói có năm động lực của tâm trí. Chánh trí, nếu trung tâm này bắt đầu hoạt động trong bạn, bạn sẽ trở thành hiền triết, một vị thánh. Bạn sẽ là người có tính tôn giáo. Còn trước kia bạn không phải là người có tính tôn giáo. - Động lực đầu tiên của tâm trí là chánh trí. Thiền dẫn bạn đến động lực này. Và khi bạn biết một cách đúng đắn và chẳng có gì cần phải chứng minh, thì tâm trí có thể được buông bỏ, nhưng trước đây thì không. Khi không cần chứng minh, tâm trí cũng không cần, bởi vì tâm trí là dụng cụ hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần nó mọi lúc. Bạn phải suy nghĩ, phải tìm ra cái gì là sai và cái gì là đúng. Mỗi lần phải có một sự chọn lựa cái này hay cái kia. Bạn bắt buộc phải chọn. Chỉ khi nào trung tâm praman hoạt động, khi đó chánh trí mới hoạt động được, và bạn có thể buông bỏ tâm trí, bởi vì bây giờ chọn lựa là vô nghĩa. Bạn ra đi một cách vô chọn lựa. Bất cứ điều gì đúng đều được vén mở lên cho bạn. Nhà hiền triết được định nghĩa là người không bao giờ chọn lựa. Ông ta không bao giờ chọn lựa cái tốt chống lại cái xấu. Ông ta chỉ đơn thuần đi theo một hướng mà được cho là tốt, Việc đó giống như những bông hoa hướng dương. Nếu mặt trời mọc ở hướng đông, bông hoa sẽ quay mặt về hướng đông. Nó không lựa chọn. Còn khi mặt trời di chuyển về hướng tây, bông hoa cũng quay mặt về hướng tây. Bông hoa chỉ đơn giản đi theo mặt trời. Nó không chọn lựa hướng nào để di chuyển, nó không quyết định. Nó không tạo ra một quyết định rằng, “Bây giờ tôi nên chuyển hướng vì mặt trời đã chuyển hướng về phía tây rồi.” Nhà hiền triết giống như bông hoa mặt trời. Bất cứ chỗ nào tốt, ông ta nhẹ nhàng đi đến đó. Vì thế bất cứ điều gì ông ta làm đều tốt. Áo Nghĩa Thư nói rằng, “Đừng xét đoán các nhà hiền triết. Tiêu chuẩn tầm thường của bạn không đánh giá được.” Bạn phải làm cái tốt chống lại cái xấu, ông ta không làm bất cứ cái gì để chọn lựa. Ông ta chỉ được thực hiện những cái gì là tốt. Và bạn không thể thay đổi ông ta vì việc đó không phải là vấn đề của việc lựa chọn cái này cái kia. Nếu bạn nói, “Điều này thì xấu,” ông ta sẽ nói, “Đúng vậy, nó có thể xấu, nhưng đây lại là cách tôi di chuyển, đây là cách hiện hữu của tôi trôi chảy.” Những người đã biết và những người trong thời Áo Nghĩa thư cúng biết, họ đã quyết định rằng, “Chúng ta sẽ không xét đoán nhà hiền triết,” Khi một người đã đi vào trung tâm của chính mình, khi một người đã đạt được sự thiền định, khi người đó trở nên yên lặng và tâm trí được buông bỏ, người ấy vượt qua nền đạo đức và truyền thống của chúng ta. Ông ta sẽ vượt qua những giới hạn của chúng ta. Nếu chúng ta có thể đi theo, thì chúng ta có thể đi theo ông ta. Nếu chúng ta không thể theo, thì chúng ta chẳng giúp được gì. Chẳng có gì có thể làm được, nên chúng ta không nên phán xét. Nếu chánh trí hoạt động, nếu tâm trí bạn khơi lên động lực của chánh trí, bạn sẽ trở thành người có tôn giáo. Hãy nhìn kỹ lại, bạn sẽ thấy có sự khác biệt hoàn toàn. Patanjali không nói nếu bạn đi đến đền thờ, đi gặp đức bổn sư, đi tới thánh đường, bạn cử hành một vài nghi thức, bạn cầu nguyện…thì bạn là người tôn giáo. Không, đó không phải là tôn giáo. Bạn phải làm cho trung tâm chánh trí của bạn hoạt động. Được vậy thì dù bạn có đi đến nhà thờ hay không, việc đó chẳng có ý nghĩa gì, nó không phải là cái cốt lõi. Nếu trung tâm chánh trí của bạn hoạt động, bất cứ cái gì bạn làm đều là cầu nguyện và bất cứ nơi đâu bạn đến đều là đền thờ. Kabir đã nói, “Tính tự phát này chính là samadhi ( cảnh giới hiệp nhất với tuyệt đối, vượt qua cảm giác, vượt trên suy tưởng). Trở nên hồn nhiên chính là cách thiền của tôi.” -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 11th July 2025 - 03:50 AM |