![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
CẨM NANG TỤNG NIỆM CỦA PHẬT TỬ MIẾN ĐIỆN NGUYÊN TÁC: HAND BOOK OF BUDDHIST RECITATION Published by Dhammikarama Temple Sunday School Bản dịch việt ngữ Nhóm Long Chenpa -------------------- The last |
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() The last... ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 1,324 Gia nhập vào: 10-February 07 Thành viên thứ.: 4 ![]() |
9. KINH THẤT GIÁC CHI
(KINH BẢY NHÂN TỐ CỦA SỰ GIÁC NGỘ) Kinh này là thuyết giảng hợp nhất về ba sự kiện tương tự được kinh nghiệm bởi Tôn giả Đai Ca Diếp (Maka Kassapa), Tôn giả Mục Kiền liên (Moggallana) và chính Đức Phật. Cả ba vị này bị đau vì nhiễm bệnh nặng. Nhờ hiệu quả trong việc tụng niệm Kinh Thất Giác Chi (Bojjhanga Sutta) mỗi vị đều bình phục, không còn bị bệnh và đau đớn nữa. Có lần, Đức Phật đang an trú tại thành vương xá (Rajagaha), trong rừng trúc (Trúc lâm) là nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Vào lúc đó Tôn giả Đại Ca Diếp đang sống trong Động Pipphali phiền nhiễu bởi một cơn bệnh rất trầm trọng. Đức Phật gọi ngài lại và dạy bài Kinh Thất Giác Chi. Vào lúc cuối buổi thuyết giảng và truyền dạy, Trưởng lão Ca Diếp hồi phục và cơn bệnh biến mất. Đây là trường hợp thứ nhất. Vào một dịp khác, Đức Thế Tôn ở cùng chỗ tại thành Vương Xá trong rừng Trúc, nơi cung cấp thức ăn cho loài sóc đen. Lúc đó Tôn giả Đại Mục Kiền Liên đang cư trú tại Linh Thứu Sơn (Gijjhakuta) và bị bệnh rất nặng. Vì thế Đức Phật gọi ngài lại và giảng cho ngài cũng bài Kinh Thất Giác Chi đó. Trưởng lão lắng nghe với sự tôn kính và nhờ đó được bình phục. Đây là trường hợp thứ hai. Lần thứ ba, lúc Đức Phật đang an trú cũng tại Trúc Lâm trong thành Vương Xá thì bản thân ngài cũng bị phiền nhiễu bởi một căn bệnh rất đau đớn. Sau đó Trưởng lão Đại Thuần Đà (Maha Cunda) đến thăm và săn sóc ngài. Đức Phật yêu cầu Trưởng lão Đại Thuần Đà tụng Thất giác chi (Thất bồ đề phần) như chính Phật thường giảng dạy. Vì thế Trưởng lão Thuần Đà vâng lời và cầu nguyện. Thất Giác Chi này được Đức Thế Tôn giảng dạy rõ ràng, được chứng minh và phát triển đầy đủ. Đó là: Niệm (sự tỉnh giác), Trạch Pháp (Nghiên cứu Giáo Pháp, thấu hiểu rõ ràng), tinh tấn, Kinh an, hỷ, định và xả. Thất Giác Chi này giúp ta hiểu thấu suốt, hoàn toàn chứng ngộ và đạt được niết bàn. Sau đó, Đức Phật bình phục và không còn đau đớn. Cuối cùng, Đức Phật đã công nhận bài cầu nguyện này. Ba trường hợp này được đưa ra để trình bày và giới thiệu năng lực chữa lành kỳ diệu của việc tụng niệm các Minh Hộ Kinh và thệ nguyện chân lý. Vì thế các thầy thuốc Miến Điện đã thực hành và tụng niệm bài Kinh Thất Giác Chi này nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và khởi xướng những cách điều trị thành công này. Trong thực tế thì những bài Kinh nguyên thuỷ được tìm thấy và giảng dạy bằng văn xuôi bởi Đức Phật, trong đại phẩm Tương Ưng (Mahavagga Samyutta) Pali. Tuy nhiên các tu sĩ Miến Điện ngày xưa là những chuyên gia về ngôn ngữ Pali đã soạn lời cầu nguyện kết hợp này thành thi kệ và được gọi là Thất Giác Chi Minh Hộ Kinh (Bojjhanga paritta sutta) gồm mười một đoạn kệ. -------------------- The last |
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 5th July 2025 - 07:19 PM |