![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,148 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè: HERMAN AIHARA Phạm Đức Cẩn biên dịch ![]() AXIT VÀ KIỀM Cẩm nang thực dưỡng ![]() (Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung) Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 212 Gia nhập vào: 15-March 07 Thành viên thứ.: 11 ![]() |
2. Trường sinh
Từ thời cổ đại, người ta đã tìm kiếm sự trường sinh. Kết quả là ở Châu Âu đã phát triển ngành hoá học và ở Trung quốc phát triển triển y dược. Về lý thuyết, chúng ta vốn dĩ trường sinh. Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau tạo ra các tế bào mới. Cuộc sống mới phát triển từ các tế bào mới này. Cuộc sống mới này lại tạo ra trứng và tinh trùng và tiếp tục tạo ra cuộc sống mới. Nói khác đi, các tế bào phôi không bao giờ chết. Cha mẹ cứ sinh sống tiếp nối trong cuộc sống mới. Trứng và tinh trùng là các tế bào phôi. Theo quan điểm sinh lý học hiện đại (Loài người và thế giới đang tồn tại) thì tế bào phôi không có biểu hiện của sự lão hoá và mang tiềm năng của sự sống nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên chúng ta lại có các loại tế bào khác, đó là các tế bào cơ thể hay thể xác. Khi phát triển, các tế bào này biến đổi thành các mô chuyên biệt như mô thần kinh, cơ, mô liên kết, dây chằng, xương sụn, da, xương, mô chất béo... Các mô này tiếp tục phát triển tạo ra các cơ quan chức năng. Thật tiếc là các tế bào mô và các cơ quan chức năng này sẽ bị lão hoá và chết. Điều gì làm cho các tế bào này chết? Alexis Carrel, nhà sinh lý học có tiếng người Pháp đã tìm ra nguyên nhân. Ông đã giữ trái tim của một con gà sống trong vòng 28 năm. Ông cho ấp trứng rồi lấy tim của gà con mới nở cắt thành từng miếng nhỏ. Các miếng nhỏ này chứa nhiều tế bào, được ngâm trong dung dịch mặn có chứa nhiều chất khoáng với tỉ lệ tương ứng như tỉ lệ trong máu của gà. Bằng cách thay đổi dung dịch này hàng ngày, ông đã giữ được trái tim này sống trong vòng 28 năm. Khi ông ngừng thay đổi dung dịch thì tim chết. Vậy điều gì đã làm cho trái tim gà sống lâu như vậy? Điều bí mật trong câu chuyện Carrel có thể duy trì sự sống của tim gà trong 28 năm nằm ở việc dung dịch ngâm tim được ông thay đổi hàng ngày. Thí nghiệm của Carrel đã dẫn chúng ta đến sinh lý học hiện đại, được diễn giải như sau: Để các tế bào cơ thể tiếp tục sống, đòi hỏi cơ bản là: thành phần của dịch cơ thể bao quanh các tế bào phải được bảo đảm duy trì chính xác từng phút, từng ngày và không được thay đổi các thành phần quan trọng đơn lẻ có trong dịch quá vài phần trăm. Thực tế, sau khi các tế bào được cắt rời khỏi cơ thể vẫn có thể sống, nếu chúng được ngâm trong dung dịch có chứa các thành phần và các điều kiện vật lý tương tự với thành phần của dịch cơ thể. Claude Berna gọi dịch ngoại bào bao quanh các tế bào là “môi trường nội tại” (milieu interne) và Walter Cannon nói đến việc duy trì các điều kiện tương đối hằng định cho dịch ngoại bào này là “cân bằng nội môi” (homeostasis) (“Chức năng của cơ thể người” của tác giả Guyton) Vậy tại sao dịch môi trường lại phải được giữ trong điều kiện hằng định? Có mối liên hệ gì giữa các tế bào, các cơ quan và dịch cơ thể? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy quay trở lại hàng tỉ năm, khởi nguồn của cuộc sống. -------------------- Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 09:46 PM |