![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,148 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè: HERMAN AIHARA Phạm Đức Cẩn biên dịch ![]() AXIT VÀ KIỀM Cẩm nang thực dưỡng ![]() (Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung) Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 212 Gia nhập vào: 15-March 07 Thành viên thứ.: 11 ![]() |
3. Âm và Dương
Quan niệm về Âm và Dương không các chỉ tồn tại ở Phương Đông, mà đã tồn tại trên khắp thế giới thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, thì từ thuở sơ khai, trên trái đất chỉ là một thứ hỗn mang. Từ hỗn mang trở thành Erebus (thời kỳ đầu khi hình thành trái đất) và chỉ Đêm; từ Đêm tiến tới Ether (tầng cao không trung), rồi xuất hiện Ngày. Trái đất (thể rắn) trước tiên hình thành Biển (chất lỏng, đại dương) (Theo Thần thoại Hy Lạp của Pinsent) Theo thần thoại Ấn Độ, Shiva là Thần phá hủy, và Vishnu là Thần bảo tồn - “Bằng con mắt của mình, thần Shiva đã giết chết hết các thần và các sinh vật khác trong mỗi thời kỳ huỷ diệt của vũ trụ” (Thần thoại Ấn Độ của Ions). – “Thần bảo tồn biểu hiện tình thương và lòng tốt, tự tồn tại, có sức mạnh lớn lao để bảo tồn tráiđất và trật tự vũ trụ, dharma”. Vì vậy Shiva đại diện cho sức mạnh nam giới của vũ trụ, và Vishnu đại diện cho sức mạng nữ giới. Trong Kinh Dịch (I Ching), Cànđại diện cho sức mạnh, cha và trời; Khôn là thu hoạch, mẹ và đất. Trong thời kỳ Trung quốc cổ đại, sức mạnh, bạo lực, sự tàn lụi, tiếng ồn là sức mạnh của trời, được xếp là Dương. Ngược lại, là sức mạnh của đất, tạo ra cây cỏ và được xếp vào loại Âm. Kinh Dịch là sách tiên tri, và là sách kinh thánh của người Trung Hoa trong5000 năm. Sách này dựa trên 64 quẻ, từ 8 quái. 8 quái này là sự kết hợp của 3 Âm hoặc 3 Dương. Trong Kinh Dịch, Âm được biểu thị bằng vạch đứt (- -) và Dươngđược biểu thị bằng vạch liền (-). Chúng ta có thể nhìn thấy ký hiệu Âm – Dương ở mọi nơi và mọi lúc (xem bảng 13). Có một số khái niệm quan trọng được trình bày trong Kinh Dịch: 1. Âm và Dương đối kháng nhau, nhưng cũng bổ sung cho nhau. Do vậy, khái niệm âm dương không phải là thuyết Nhị Nguyên của Phương Tây xem xét tự nhiên như hai mặt của đối lập: tư bản và người lao động, giàu và nghèo, tốt và xấu, đúng và sai … Nhị Nguyên phương Đông xem đối kháng là hai lực đối nghịch nhau, nhưng đồng thời lại bổ sung cho nhau. Ở phương tây coi nam và nữ là đối lập nhau, còn ở Phương Đông thì được xem là bổ sung nhau. Trong Đạo Đức Kinh Lão tửđã trình bày rõ ràng về sự bổ sung này ở chương II: “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, vì có xấu. Thiên hạ biết tốt, vì có không tốt”. 2. Trong Dương có Âm và trong Âm có Dương. Nói cách khác, có hạt mầm hạnh phúc khi chúng ta gặp bất hạnh, và ngược lại. Có mầm của bệnh tật khi chúng tađang khoẻ mạnh, và ngược lại. 3. Dịch có nghĩa là sự biến đổi. Âm Dương cũng có nghĩa là biến đổi. Âm biến đổi thành Dương và Dương biến đổi thành Âm. Khái niệm này là kết quả của việc quan sát thay đổi của các mùa trong năm. Do đó sự biến đổi này không phải trực hệ, mà theo chu kỳ. Không có khởi đầu và không có kết thúc. Khi khái niệm chu kỳphát triển, xuất hiện thuyết ngũ hành và thuyết 12 đường kinh lạc. Giống như Kinh dịch, một kinh sách Trung Quốc khác, tác phẩm triết học bán chạy nhất ở đất nước này là Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Trong Đạo Đức Kinh, Lão tử đã trình bày quan điểm cho rằng thế giới này được hình thành bởi hai lực tương tác - Âm Và Dương. Vì Âm và Dương có liên quan với nhau, khi giá trị Dương thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của giá trị Âm; do vậy không có giá trị tuyệt đối, không có chân lý tuyệt đối, không có đức hạnh tuyệt đối trên thế gian này. Con người tự do hay người thông thái nhất là người sống với Đạo, phù hợp với trật tự của vũ trụ. Nói cách khác, ông chấp nhận bất cứ sự biến dịch nào của tự nhiên. Chương 22 là các vần thơ về học thuyết Âm Dương của Lão Tử: Khiếm khuyết thành toàn vẹn; Cong trở thành ngay Trũng được lấp đầy, Cũ làm thành mới. Người có ít thì sẽ được Người có nhiều thì lại mất Thánh nhân ôm giữ Đạo Luôn là người tự do Không bám chấp cái ngã Thì sẽ có hiểu biết Không tự cho mình là phải Thì trí sẽ sáng Không kể công Thì được kính trọng Không khoe mình Thì vận may luôn tới Không tranh giành với người Thì biết được chỗ lầy Thiên hạ chẳng ai hại mình (Theo lời dịch tiếng Anh của Herman Aihara) -------------------- Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:59 PM |