![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,148 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè: HERMAN AIHARA Phạm Đức Cẩn biên dịch ![]() AXIT VÀ KIỀM Cẩm nang thực dưỡng ![]() (Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung) Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 212 Gia nhập vào: 15-March 07 Thành viên thứ.: 11 ![]() |
Phương Đông còn có rất nhiều nhà tư tưởng Âm Dương. Quan điểm tư tưởng biện chứng của thế giới phương Tây đã được Hegel phát triển trong thế kỷ 19. Tuy vậy, Hegel chỉ phát triển quan điểm biện chứng trong khoa học tự nhiên. Trong cuốn “Các quan điểm biện chứng về tự nhiên”, ông viết “Toàn bộ quá trình của tựnhiên đều được chia thành hai mặt, chúng nằm trong mối quan hệ của ít nhất là hai phần có hiệu ứng với nhau - tác động và phản ứng”. Thật thú vị khi Hegel nói rằng, về bản chất mọi sự vật chỉ là sự tương đối. Ohsawa cũng nói rằng: “Không có Âm hoặc Dương tuyệt đối. Âm Dương chỉ là mối quan hệ tương đối”.
Điều quan trọng được nêu là, Âm và Dương không phải là quan niệm của thuyết Nhị Nguyên như các nhà tư tưởng phương tây nêu ra. Trong Bách khoa Britannica đã định nghĩa Nhị Nguyên như sau: “ Nhị Nguyên là học thuyết cho rằng thế giới (thực tại) bao gồm hai nguyên lý hay vật chất cơ bản, đối nghịch và tối giản (như xấu và tốt, tinh thần và vật chất) chiếm toàn bộ các cái đang tồn tại. Nó đóng vai trò quan trọng trong lịch sử về tư tưởng và tôn giáo”. Theo định nghĩa này, thì quan niệm Âm dương dường như là thuyết Nhị Nguyên. Tuy nhiên không phải như vậy. George Ohsawa cho rằng Âm và Dương là hai mặt của một Nhất thể (Oneness), đó là Đấng sáng tạo cuả vũ trụ, Chúa trời, hay bất cứ gì có thể gọi tên được. Nhất thể là vô hình. Nhất thể vô hình này biểu hiện ra trên thế giới qua Âm và Dương, đó là hai lực hay hiện tượng đối nghịch nhau. Do đó, Âm và Dương là sự biểu hiện tương đối của Chúa hoặc của Tâm thức vũ trụ (Universal Consciousness), đó là khái niệm nhất nguyên, vô hình vàcơ bản của con người. Điều này rất quan trọng vì nếu chúng ta coi Âm và Dương là dạng khác của Nhị Nguyên, thì cũng như chúng ta lẫn lộn giữa vàng và đồng vậy. Ohsawa đã vận dụng khái niệm Âm Dương vào các lĩnh vực khoa học như vật lý, sinh lý học, sinh vật học, y học, hoá học … Trong cuốn sách “Trí phán đoán”, ông viết: Theo các nhà học giả Trung quốc, Nguyên lý Vô song phân chia mọi sự vật thành hai mặt đối kháng: Âm và Dương; hoặc là Tamasic và Rajasic, hay Shiva và Vishnu, nếu theo Ấn Độ giáo. Thực ra, đó là hai lực tương hỗ nhau, không thể tách rời nhau, giống như vợ với chồng, ngày với đêm. Đó là hai yếu tố cơ bản và đối nghịch nhau, không ngừng sản sinh, rồi huỷ diệt và rồi lại sản sinh, lặp đi lặp lại và tất cả tồn tại trong vũ trụ. Từ quan điểm vật lý, vật chứa nhiều nước hơn (mọi điều kiện khác giống nhau) là Âm, ngược lại là Dương. Theo Nguyên lý Vô song thì mọi vật đều có thể được xếp vào một trong hai loại, chúng phối hợp với nhau, phù hợp với tỉ lệ thích ứng giữa Âm và Dương. Tính chất của mọi sự vật trong vũ trụ là chức năng cân đối tỉ lệ và cách kết hợp giữa Âm và Dương. Nói cách khác, mọi hiện tượng và đặc điểm của sự vật đều chịu ảnh hưởng của hai lực cơ bản: Lực Dương hướng tâm và lực Âm ly tâm. Lực Dương hướng tâm sinh ra các hiện tượng như sau: nóng (hoạt động của các phân tử, co rút; dày; nặng, xu hướng đi xuống; bằng phẳng, hình dạng nằm ngang thấp. Ngược lại, lực Âm ly tâm sinh ra các hiện tượng như: lạnh; giãn nở; bành trướng; sáng, xu hướng đi lên; phóng to, cao ( hướng thẳng đứng), hình dạngmỏng. Mọi vật thể tồn tại trong vũ trụ đều có hình dạng, màu sắc và trọng lượng riêng. Hình kéo dài theo hướng thẳng đứng là Âm, theo hướng nằm ngang là Dương - hướng nằm ngang chịu tác động của lực Dương hướng tâm, và hướng thẳng đứng là chịu ảnh hưởng của lực Âm ly tâm. Mọi điều kiện của vật lý đều là Âm hoặc Dương. Bảng 11 thể hiện một số điều kiện vật lý được phân loại theo Âm và Dương. Với khí hậu hay vật chất thì, càng nóng càng Dương hơn. Do đó, các nơi gần đường xích đạo thì có khí hậu Dương hơn, và gần vùng bắc cực thì có khí hậu Âm, Nước nóng thì Dương hơn nước lạnh, và súp nóng thì Dương hơn súp lạnh, các thứ khác là như nhau. Vì thế người dương thích súp lạnh trong khi người âm loại thích súp nóng. Tuy nhiên, khí hậu nóng sản sinh ra ra rau và trái cây âm, và khí hậu lạnh sản sinh ra rau và trái cây dương. Theo y học Trung Quốc, vị đắng là Dương nhất, rồi đến vị mặn, vị ngọt. Vị cay là vị Âm nhất, thứ đến là vị chua. Vì vị ngọt là vị cân bằng nhất, nên người ta thường thích ăn thức ăn có vị ngọt (vị ngọt Umami - vị ngọt glutamate - NT). Nếu cơ bắp cứng chắc thì là Dương, tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp ngược lại. Thí dụ, một người có đôi vai chắc thì thường là rất Âm, nếu độ cứng của vai là do sự tích tụ của protein và chất béo dư thừa, mà các chất này là Âm. Vật nặng hơn thì Dương hơn, vật nhẹ hơn thì Âm. Vật càng nặng rơi càng nhanh, vật càng nhẹ càng khó rơi và thậm chí còn có thể bay bổng lên cao. -------------------- Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:06 PM |