IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> A xít và Kiềm được "làm mới", Bùi Xuân Trường hiệu đính tiếng Anh
Diệu Minh
bài Jan 15 2014, 10:45 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,148
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè:


HERMAN AIHARA
Phạm Đức Cẩn
biên dịch










AXITKIỀM


Cẩm nang thực dưỡng






(Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung)

Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường









NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
macrobiotic
bài Feb 17 2014, 09:58 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



Với Bảng 15, tôi tin rằng thức ăn nhìn chung ngày một trở nên Âm hơn do trong thực tế đã có nhiều phân bón và hóa chất được sử dụng ngày một nhiều hơn trước.
Nhiều thức ăn hoặc đồ uống chế biến sẵn trong Bảng 15, như thức ăn công nghiệp, bia, rượu là các thứ không nên tin cậy. Nếu bia, rượu được sản xuất theo cách tựnhiên thì giá trị lại khác hơn rất nhiều các sản phẩm chúng ta có hiện nay.

Nói chung, có thể áp dụng theo cách phân loại như sau:

Bất cứ hạt ngũ cốc nào khi đem xay xát hoặc làm thành bột đều mất rất nhiều Na, và trở nên âm hoá.

Hoa lơ xanh, bắp cải, cà rốt, hạt điều, cần tây, tỏi, nấm, mù tạc, mùi tây, nho khô, rong biển, rau bina, cải xoong, men bia và sữa chua đều có giá trị K:Na nhỏ, điều này có nghĩa các thức ăn nêu trên là rất Dương. Tuy nhiên, K-Na của các thức ăn này lại có giá trị khá lớn, có nghĩa là Âm. Chính vì vậy, chúng ta xác định các thứcăn Âm và Dương không thể chỉ dựa vào K:Na và K-Na được mà còn phải xem xét đến các yếu tố khác như sau:

a. Rau trồng cho cây to và nhiều ở phía Nam là Âm, và rau trồng to hơn và nhiều hơn ở phía Bắc là Dương (Bắc Bán cầu).

b. ở Bắc bán cầu, các rau trồng từ tháng 4 đến tháng 9 là Âm, và giữa tháng 10 và tháng 3 là Dương.

c Rau mọc thẳng đứng trên mặt đất là Âm; rau mọc theo hướng nằm ngang trên mặt đất là Dương.

d. Rau mọc nằm ngang dưới mặt đất là Âm; rau mọc theo chiều thẳng đứng là Dương.

e. Rau mọc nhanh là Âm; rau mọc chậm hơn là Dương.

f. Rau mọc cao là Âm; rau mọc thấp hơn là Dương.

g. Rau nhanh chín là Âm; rau lâu chín hơn là Dương. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Có một số rau Dương như Jinenjo (khoai tây củ dài), hành lá và cần tây lại nhanh chín. Các loại đậu đều lâu chín, do vậy đậu đều là Âm.

h. Màu Tím, Chàm, Xanh nước biển, Xanh lá cây, hoặc Trắng là biểu hiện của rau Âm. Vàng, Da cam, Nâu, Đỏ và Đen là biểu hiện của rau Dương. Tuy vậy, cũng có các trường hợp ngoại lệ; thí dụ, cà chua có màu đỏ, nhưng lại là Âm (có tính axít và chứa nước).

i. Rau có chứa nhiều nước là Âm; ít nước là Dương.

j. Rau nặng hơn là Dương; nhẹ hơn là Âm.

k. Rau xốp là Âm và đặc hơn là Dương (Nếu bạn muốn quả bí đỏ ngọt hơn, thì hãy chọn quả nặng hơn và cứng hơn).

Để phân biệt thức ăn động vật là Âm hay Dương thì không quan trọng, bởi vì chúng tôi không đề cập nhiều về loại thức ăn này. Chúng ta thỉnh thoảng mới ăn thứcăn động vật. Tuy vậy, đối với người mới bắt đầu ăn theo phương pháp Thực dưỡng, mà vẫn còn muốn ăn thức ăn này, hoặc đối với người muốn nghiên cứu về thứcăn Âm và Dương, thì tôi sẽ giới thiệu một số nguyên tắc chung sau đây:

a. Các thức ăn động vật có máu nóng thì Dương hơn thức ăn lấy từ các động vật có máu lạnh. Do đó, thịt bò, thịt lợn, thịt gà và gia cầm thì Dương hơn cá. Đây là một trong các lý do chúng tôi khuyên nên ăn cá hơn là ăn thịt động vật máu nóng. Tuy nhiên cá đã chế biến thường có hàm lượng Na cao vì có bổ sung muối, khiếnthức ăn này rất Dương.

b. Ở vùng Bắc bán cầu, các động vật lớn hơn ở phía Nam (nơi khí hậu ấm hơn) là Âm, là các động vật lớn hơn ở phía Bắc (khí hậu lạnh hơn) là Dương.

c. Các động vật ngủ đông là Âm; các động vật không ngủ đông là Dương.

d. Các động vật hoạt động chậm chạp là Âm; các động vật hoạt động nhanh nhẹn là Dương.

e. Cá nước mặn Dương hơn cá nước ngọt.

Loài cá sinh sống ở tầng đáy dưới nước (biển, hồ hay sông) thì Âm hơn các cá sống ở gần sát bề mặt nước. Thí dụ, cá chép thường sống ở tầng đáy sông, hồ là nơi có ít ôxy hơn bề mặt nước. Cá chép cần ít ôxy vì trong máu cá có chứa nhiều ôxy. Đây là lý do tại sao ở phương Đông, người ta lại dùng máu cá chép để điều trị chocác bệnh nhân bệnh viêm phổi.

Bảng 16, cho thấy tỉ lệ (K:Na) và hiệu số (K-Na) giữa K và Na trong các chất dịch cơ thể.

Nhiều người ăn uống theo thức ăn thiên nhiên đã sử dụng mật ong thay cho đường trắng hoặc đường sa-ca-rin (Saccharin). Mật ong thì thiên nhiên hơn và có chứa nhiều vitamin, do đó mật ong tốt hơn nhiều so với đường hay sa-ca-rin. Tuy nhiên, theo quan điểm Thực Dưỡng, việc sử dụng mật ong cần vừa phải vì mật ong là thức ăn rất Âm.



--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Diệu Minh   A xít và Kiềm được "làm mới"   Jan 15 2014, 10:45 PM
macrobiotic   LỜI GIỚI THIỆU Tự nhiên luôn luôn có ...   Jan 17 2014, 11:39 AM
macrobiotic   Lời tựa Nhà văn Anh đạt giải Nobel Rud...   Jan 17 2014, 11:46 AM
macrobiotic   Cuốn sách này dành tặng các thày giáo c...   Jan 17 2014, 11:48 AM
macrobiotic   [size=4]Mục lục [b]Lời giới thiệu 3 L...   Jan 17 2014, 11:51 AM
macrobiotic   [u][size=5]Chương I [size=5][center][font=Arial]...   Jan 18 2014, 04:12 PM
macrobiotic   [size=3]2. Trường sinh [size=3]Từ thời c...   Jan 18 2014, 04:14 PM
macrobiotic   [size=3]3. Nước - Nguồn gốc của cuộc s...   Jan 18 2014, 04:15 PM
macrobiotic   4. Nghiên cứu axít và kiềm giúp ích gì c...   Jan 18 2014, 04:18 PM
macrobiotic   Chương II[size=4] [b][size=4] [b][size=4]AXÍT V...   Jan 19 2014, 06:01 PM
macrobiotic   2. Axít và Kiềm là gì? Theo bách khoa toà...   Jan 19 2014, 06:06 PM
macrobiotic   3. Axít và Kiềm trong cơ thể người Cơ ...   Jan 21 2014, 11:36 AM
macrobiotic   4. Lý thuyết mới hơn về axít và kiềm ...   Jan 21 2014, 11:45 AM
macrobiotic   5. Các nguyên tố tạo thành axít và kiềm...   Jan 21 2014, 11:58 AM
macrobiotic   Canxi (Calcicum – Nguyên tố tạo kiềm) Cu...   Jan 21 2014, 12:01 PM
macrobiotic   Phốt-pho (nguyên tố tạo axít) Photpho chi...   Jan 21 2014, 12:04 PM
macrobiotic   Natri và Kali (các nguyên tố tạo kiềm) S...   Jan 21 2014, 12:04 PM
macrobiotic   [size=4]Chương III AIXIT VÀ KIỀM TRONG TH...   Feb 10 2014, 07:39 PM
macrobiotic   2. Cách xác định thức ăn tạo axít và t...   Feb 10 2014, 07:46 PM
macrobiotic   3. Sự cân bằng giữa chất béo và axít k...   Feb 10 2014, 07:56 PM
macrobiotic   4. Sự cân bằng giữa Carbohydrates và axít...   Feb 12 2014, 09:54 AM
macrobiotic   5. Sự cân bằng giữa đường và axít Ki...   Feb 12 2014, 10:13 AM
macrobiotic   6. Sự cân bằng giữa vitamin và axít Kiề...   Feb 12 2014, 10:17 AM
macrobiotic   7. Kết luận Bác sĩ Katase (trong “Canxi M...   Feb 12 2014, 10:24 AM
macrobiotic   Chương IV ÂM VÀ DƯƠNG - SỰ TIẾP CẬN ...   Feb 13 2014, 11:09 AM
macrobiotic   Vậy Shokuyo là gì? Shoku là toàn bộ vật ...   Feb 13 2014, 11:11 AM
macrobiotic   2. George Ohsawa – Người sáng lập phương...   Feb 14 2014, 10:25 AM
macrobiotic   3. Âm và Dương Quan niệm về Âm và Dươ...   Feb 14 2014, 10:27 AM
macrobiotic   Theo truyền thuyết cổ Trung Quốc, Phục H...   Feb 14 2014, 10:33 AM
macrobiotic   Phương Đông còn có rất nhiều nhà tư t...   Feb 14 2014, 10:35 AM
macrobiotic   Bảng 11. Phân loại Âm Dương theo điều k...   Feb 17 2014, 09:51 AM
macrobiotic   4. Thức ăn Âm và Dương Ngay từ phần đ...   Feb 17 2014, 09:54 AM
macrobiotic   Với Bảng 15, tôi tin rằng thức ăn nhìn ...   Feb 17 2014, 09:58 AM
macrobiotic   Bảng 16. So sánh K và Na trong các chất d...   Feb 17 2014, 10:01 AM
macrobiotic   [size=4]Chương V [b][size=4]CÂN BẰNG BỐN B...   Feb 18 2014, 10:01 AM
macrobiotic   3. Bữa ăn cân bằng Bữa ăn cân bằng l...   Feb 18 2014, 10:15 AM
macrobiotic   Sau đây là một số sách cải thiện bữa...   Feb 18 2014, 10:18 AM
macrobiotic   [size=4]Chương VI [b][size=4]AXÍT VÀ KIỀM T...   Feb 19 2014, 10:09 AM
macrobiotic   2. Nhiễm kiềm (dư thừa kiềm) Bệnh nhi...   Feb 19 2014, 10:16 AM
macrobiotic   3. Thuốc axít là gì? Thường thì các thu...   Feb 19 2014, 10:21 AM
macrobiotic   Bảng 21. Tác động tự động vào các cơ...   Feb 19 2014, 10:22 AM
macrobiotic   4. Dùng phương pháp Thực dưỡng để tr...   Feb 20 2014, 11:10 AM
macrobiotic   5. Sự mỏi mệt và sự nhiễm axít Một ...   Feb 20 2014, 11:12 AM
macrobiotic   6. Axít-kiềm và trí lực (trạng thái tâm...   Feb 20 2014, 11:14 AM
macrobiotic   7. Bệnh ung thư với Axít và Kiềm Alexis ...   Feb 21 2014, 10:02 AM
macrobiotic   Vậy tại sao, điều kiện axít trong dịch...   Feb 21 2014, 10:11 AM
macrobiotic   8. Kết luận Thiên nhiên biểu hiện hai s...   Feb 22 2014, 09:51 AM
macrobiotic   [u]Phụ lục [b]Nhai kỹ Suối nguồn sức ...   Feb 22 2014, 09:54 AM
macrobiotic   Nhai kỹ với tiêu hoá Như Horace Fletcher ...   Feb 22 2014, 09:58 AM
macrobiotic   5. Nhai kỹ làm cho bạn lựa chọn được ...   Feb 22 2014, 10:00 AM
macrobiotic   8. Nhai kỹ điều chỉnh mức nước trong t...   Feb 22 2014, 10:02 AM
macrobiotic   Ăn chậm Giờ chắc bạn đã hiểu tầm q...   Feb 24 2014, 09:39 AM
macrobiotic   Món ăn thải độc ? Ngọc Trâm Nhiều ng...   Feb 24 2014, 09:48 AM
Diệu Minh   http://i107.photobucket.com/albums/m283/tramhamngu...   Mar 5 2014, 10:28 AM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 07:28 PM