IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> A xít và Kiềm được "làm mới", Bùi Xuân Trường hiệu đính tiếng Anh
Diệu Minh
bài Jan 15 2014, 10:45 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 20,148
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè:


HERMAN AIHARA
Phạm Đức Cẩn
biên dịch










AXITKIỀM


Cẩm nang thực dưỡng






(Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung)

Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường









NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN




--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
macrobiotic
bài Feb 19 2014, 10:21 AM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Moderator
Bài viết: 212
Gia nhập vào: 15-March 07
Thành viên thứ.: 11



3. Thuốc axít là gì?

Thường thì các thuốc kích thích được gọi là “Axít”. Có phải thật thế không? Như tên gọi, LSD (Lysergic acid diethylamide), mescaline (3, 4, 5 –trimethosyphenethyla mine), và STP (2,5 - dimethôxi - 4 methyl amphetamine) đều là axít; chúng giải phóng ion hydro (H+). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó tạo ra axít trong cơ thể. Các thứ thuốc này nếu không phải là thuốc tổng hợp, thì thuộc về kiềm (Alkaloid).

Theo Bách khoa toàn thư của Collier:

Thuật ngữ “Alkaloid”, nghĩa là giống như kiềm; do W. Meissner sử dụng lần đầu tiên vào năm 1821. Pierre Joseph Pelletier, người đã phát hiện ra Quinine vào năm 1820; lần đầu tiên dùng tiếp cuối ngữ “-ine” đằng sau các tên thuốc Alkaloid ... Đuôi chữ “in” trong tiếng Đức được dùng trong các tên thuốc Alkaloid như là“Heroin” và “Stypticin”. Hầu hết các thuốc Alkaloid đều có tên, lấy từ tên khoa học của thảo dược (thí dụ, Aconitine được lấy từ tên giống là Aconitum); từ tên bảnđịa của thảo dược hoặc sản phẩm (như Quinine, lấy từ tiếng Tây Ban Nha Quina, có nghĩa là “cinchona”; và Ergonovine lấy từ Ergo trong tiếng Pháp); từ tính chất sinh lý học (như Morphine lấy từ tiếng La tin Morpheus – có nghĩa là Thần ngủ, tên cũng từ tính chất gây ngủ của thuốc); hoặc có trường hợp còn lấy tên của người nổi tiếng (như Pelletierine, là tên nhà hoá học Pelltier).

Theo Bách khoa toàn thư Britannica, thì Alkaloids “... chủ yếu nói đến các hoạt động về sinh lý; nhiều cái đã có lịch sử lâu dài như thuốc độc, thuốc gây nghiện (narcotic), ma tuý gây ảo giác (hallucinogen) và các tác nhân chữa bệnh. Nhìn chung, Alkaloid là các chất cơ bản hay chất kiềm để trung hoà axít; các phân tử có chứa chủ yếu là các nguyên tử Các-bon, Hydro và Ni-tơ, là các nguyên tử đều có tính bazơ.”

Lý do gọi thuốc alkaloid là Kiềm là nó có chứa nguyên tố hoá học tạo kiềm Ni-tơ (N). Nhưng tại sao chúng không phải là kiềm khi ở dạng tổng hợp? Đây là câu hỏi tôi đặt ra, mặc dù tôi chưa hề được thấy báo cáo khoa học nào về vấn đề này cả. Lý do là không chỉ Nitơ mà cả các nguyên tố tạo kiềm khác như K, Na và Mgđều có trong các Alkaloid tự nhiên. Tuy nhiên các nguyên tố này bị mất trong Alkaloid tổng hợp. Theo tôi, K, Na, Ca và Mg là các nguyên tố khiến Alkaloid làKiềm.

Cũng theo Britannica:

Hoạt động về sinh lý học của Alkaloid không chỉ quan trọng trong y học mà còn cả trong Nông nghiệp và Hoá học Pháp Y. Nghiện ma tuý và việc sử dụng Alkaloid, như ma tuý gây ảo giác (Hallucinogen) là các vấn đề lớn của xã hội. Trong Y học thì Alkaloid được sử dụng như là thuốc gây mê (Narcotic), thuốc giảmđau (Analgesic), thuốc chữa bệnh sốt rét (Antimalanal), thuốc gây tê tại chỗ (Local anisthetic); thuốc kích thích tim, tử cung và hô hấp; Alkaloid còn làm tăng huyết áp, gây dãn nở đồng tử mắt, và làm thư dãn các cơ bắp...

Nhiều Alkaloid góp phần quan trọng trong y học vì nó thỉnh thoảng là nguyên nhân gây độc cho gia súc và người (như Henbane, Nightshade, Thorne apple; đây làcác cây thuốc độc thuộc họ Solanaceae - cũng có trong khoai tây). Một thí dụ khác, như nhóm Ergot Alkaloid, do nấm (Ergot) sinh ra; loại nấm này thường mọc trên hạt ngũ cốc, nó được sử dụng hợp pháp trong Y học, nhưng việc ăn ngũ cốc có chứa Ergot lại là một nguồn gây bệnh nghiêm trọng, cho tới khi nguyên nhân gây bệnh đó được hiểu rõ.

Đối với thuốc giảm đau, chúng ta có Morphine, Codeine và Heroin. Nếu các thứ thuốc này không tồn tại, có lẽ ngày nay người ta cũng chẳng cần thiết tạo ra nhiều phim ảnh và nhiều chương trình Tivi như vậy nữa!

Britannica viết tiếp :

Cinchona Alkaloid Quinidine là chất kích thích tim, được dùng để duy trì sự co bóp nhịp nhàng của Tâm nhĩ (một trong số các ngăn của tim), Cinchona và Rauwolfia được dùng để duy trì hoạt động của Tâm thất (một ngăn khác của tim). Nói chung, không được dùng Alkaloid trong trường hợp tim bị tắc nghẽn, do hoạtđộng bơm máu của tim không đủ, mặc dù nhịp tim vẫn đập bình thường. Nói chung, còn một loại thuốc nữa là Digitalis glicosides, cần được lựa chọn để sử dụng cho loại bệnh tim này...

Hầu hết các Alkaloid đều gây ảnh hưởng đến hô hấp, tuy nhiên sản xuất thứ khác cũng thường gây tác dụng phụ. Thí dụ như Atropine, khi dùng ở liều lượng vừa phải thì tạo kích thích hô hấp, thậm chí có trường hợp bị khó thở do dùng Morphine, nhưng có một số tác dụng đến não bộ và làm dãn nở tròng mắt...

Ergonovine, một trong số các Ergot Alkaloids được cho có thể dùng lâu dài trong sản khoa để làm giảm xuất huyết tử cung trong khi sinh đẻ vì có tác dụng làm cođộng mạch. Ephedrine cũng là thuốc làm co động mạch, và cũng vì tính chất này nên đã được sử dụng để làm giảm bớt các bệnh khó chịu như cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng do bụi và phấn hoa và bệnh hen phế quản... Tác dụng dãn đồng tử của thuốc Ephedrine, không giống như Atropine, không xoá được phản xạ ánh sáng và không điều chỉnh được sự phản xạ của mắt. Còn có một số thuốc làm dãn đồng tử khác nữa, như Spocolamine là thuốc khá mạnh; Cocaine có tác dụng gây tê tại chỗ và cũng là thuốc làm dãn đồng tử.

Nhiều Alkaloid có tính chất gây tê, và một số không gây tác dụng phụ không mong muốn như Cocaine... Nhiều thuốc tổng hợp gây tê tại chỗ, giá rẻ và tốt hơn Cocaine, nhưng nhìn chung vẫn không thể thay thế được Alkaloid.

Cơ chế chức năng sinh lý của các Alkaloid kể trên có thể được giải thích theo nguyên lý Âm Dương. Các Alkaloid này (kể cả loại tổng hợp) đều là các chất rất Âm. Vì là Âm, nên các chất này khi vào máu sẽ gây kích thích thần kinh giao cảm. Thần kinh giao cảm sản sinh ra Hormone âm gọi là Norepinephrine; hormone này kích thích các cơ quan Dương như Tim, Gan, Thận và Phổi (kích thích Âm làm dãn các cơ quan Dương). Tuy vậy, sự kích thích này làm cho mạch máu co lại, nhưđược nói ở trên. Tại sao? Thực tế thì cơ thành mạch không bị co, mà là dãn nở về phía trong. Do đó, kết quả lại là co hẹp. Bảng 21 thể hiện các chức năng đối nghịch của thần kinh đối giao cảm (Dương) và thần kinh giao cảm (Âm). Thần kinh đối giao cảm (Dương) có thể bị thuốc Dương kích thích (nếu có), hoặc các thức ăn nhưMiso, tương, muối... kích thích. Thần kinh giao cảm (Âm) có thể bị các thuốc âm kích thích, hoặc các thức ăn như hoa quả, rau, gia vị, nước giải khát, đường, mật ong, bánh kẹo và các đồ uống có độ cồn, cà-phê, trà gây kích thích.

Các Alkaloid này rất Âm, đến mức có thể trung hoà Na có trong dịch ngoại bào, của thần kinh trung ương và ngoại vi.


--------------------
Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Diệu Minh   A xít và Kiềm được "làm mới"   Jan 15 2014, 10:45 PM
macrobiotic   LỜI GIỚI THIỆU Tự nhiên luôn luôn có ...   Jan 17 2014, 11:39 AM
macrobiotic   Lời tựa Nhà văn Anh đạt giải Nobel Rud...   Jan 17 2014, 11:46 AM
macrobiotic   Cuốn sách này dành tặng các thày giáo c...   Jan 17 2014, 11:48 AM
macrobiotic   [size=4]Mục lục [b]Lời giới thiệu 3 L...   Jan 17 2014, 11:51 AM
macrobiotic   [u][size=5]Chương I [size=5][center][font=Arial]...   Jan 18 2014, 04:12 PM
macrobiotic   [size=3]2. Trường sinh [size=3]Từ thời c...   Jan 18 2014, 04:14 PM
macrobiotic   [size=3]3. Nước - Nguồn gốc của cuộc s...   Jan 18 2014, 04:15 PM
macrobiotic   4. Nghiên cứu axít và kiềm giúp ích gì c...   Jan 18 2014, 04:18 PM
macrobiotic   Chương II[size=4] [b][size=4] [b][size=4]AXÍT V...   Jan 19 2014, 06:01 PM
macrobiotic   2. Axít và Kiềm là gì? Theo bách khoa toà...   Jan 19 2014, 06:06 PM
macrobiotic   3. Axít và Kiềm trong cơ thể người Cơ ...   Jan 21 2014, 11:36 AM
macrobiotic   4. Lý thuyết mới hơn về axít và kiềm ...   Jan 21 2014, 11:45 AM
macrobiotic   5. Các nguyên tố tạo thành axít và kiềm...   Jan 21 2014, 11:58 AM
macrobiotic   Canxi (Calcicum – Nguyên tố tạo kiềm) Cu...   Jan 21 2014, 12:01 PM
macrobiotic   Phốt-pho (nguyên tố tạo axít) Photpho chi...   Jan 21 2014, 12:04 PM
macrobiotic   Natri và Kali (các nguyên tố tạo kiềm) S...   Jan 21 2014, 12:04 PM
macrobiotic   [size=4]Chương III AIXIT VÀ KIỀM TRONG TH...   Feb 10 2014, 07:39 PM
macrobiotic   2. Cách xác định thức ăn tạo axít và t...   Feb 10 2014, 07:46 PM
macrobiotic   3. Sự cân bằng giữa chất béo và axít k...   Feb 10 2014, 07:56 PM
macrobiotic   4. Sự cân bằng giữa Carbohydrates và axít...   Feb 12 2014, 09:54 AM
macrobiotic   5. Sự cân bằng giữa đường và axít Ki...   Feb 12 2014, 10:13 AM
macrobiotic   6. Sự cân bằng giữa vitamin và axít Kiề...   Feb 12 2014, 10:17 AM
macrobiotic   7. Kết luận Bác sĩ Katase (trong “Canxi M...   Feb 12 2014, 10:24 AM
macrobiotic   Chương IV ÂM VÀ DƯƠNG - SỰ TIẾP CẬN ...   Feb 13 2014, 11:09 AM
macrobiotic   Vậy Shokuyo là gì? Shoku là toàn bộ vật ...   Feb 13 2014, 11:11 AM
macrobiotic   2. George Ohsawa – Người sáng lập phương...   Feb 14 2014, 10:25 AM
macrobiotic   3. Âm và Dương Quan niệm về Âm và Dươ...   Feb 14 2014, 10:27 AM
macrobiotic   Theo truyền thuyết cổ Trung Quốc, Phục H...   Feb 14 2014, 10:33 AM
macrobiotic   Phương Đông còn có rất nhiều nhà tư t...   Feb 14 2014, 10:35 AM
macrobiotic   Bảng 11. Phân loại Âm Dương theo điều k...   Feb 17 2014, 09:51 AM
macrobiotic   4. Thức ăn Âm và Dương Ngay từ phần đ...   Feb 17 2014, 09:54 AM
macrobiotic   Với Bảng 15, tôi tin rằng thức ăn nhìn ...   Feb 17 2014, 09:58 AM
macrobiotic   Bảng 16. So sánh K và Na trong các chất d...   Feb 17 2014, 10:01 AM
macrobiotic   [size=4]Chương V [b][size=4]CÂN BẰNG BỐN B...   Feb 18 2014, 10:01 AM
macrobiotic   3. Bữa ăn cân bằng Bữa ăn cân bằng l...   Feb 18 2014, 10:15 AM
macrobiotic   Sau đây là một số sách cải thiện bữa...   Feb 18 2014, 10:18 AM
macrobiotic   [size=4]Chương VI [b][size=4]AXÍT VÀ KIỀM T...   Feb 19 2014, 10:09 AM
macrobiotic   2. Nhiễm kiềm (dư thừa kiềm) Bệnh nhi...   Feb 19 2014, 10:16 AM
macrobiotic   3. Thuốc axít là gì? Thường thì các thu...   Feb 19 2014, 10:21 AM
macrobiotic   Bảng 21. Tác động tự động vào các cơ...   Feb 19 2014, 10:22 AM
macrobiotic   4. Dùng phương pháp Thực dưỡng để tr...   Feb 20 2014, 11:10 AM
macrobiotic   5. Sự mỏi mệt và sự nhiễm axít Một ...   Feb 20 2014, 11:12 AM
macrobiotic   6. Axít-kiềm và trí lực (trạng thái tâm...   Feb 20 2014, 11:14 AM
macrobiotic   7. Bệnh ung thư với Axít và Kiềm Alexis ...   Feb 21 2014, 10:02 AM
macrobiotic   Vậy tại sao, điều kiện axít trong dịch...   Feb 21 2014, 10:11 AM
macrobiotic   8. Kết luận Thiên nhiên biểu hiện hai s...   Feb 22 2014, 09:51 AM
macrobiotic   [u]Phụ lục [b]Nhai kỹ Suối nguồn sức ...   Feb 22 2014, 09:54 AM
macrobiotic   Nhai kỹ với tiêu hoá Như Horace Fletcher ...   Feb 22 2014, 09:58 AM
macrobiotic   5. Nhai kỹ làm cho bạn lựa chọn được ...   Feb 22 2014, 10:00 AM
macrobiotic   8. Nhai kỹ điều chỉnh mức nước trong t...   Feb 22 2014, 10:02 AM
macrobiotic   Ăn chậm Giờ chắc bạn đã hiểu tầm q...   Feb 24 2014, 09:39 AM
macrobiotic   Món ăn thải độc ? Ngọc Trâm Nhiều ng...   Feb 24 2014, 09:48 AM
Diệu Minh   http://i107.photobucket.com/albums/m283/tramhamngu...   Mar 5 2014, 10:28 AM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:55 PM