![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,147 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè: HERMAN AIHARA Phạm Đức Cẩn biên dịch ![]() AXIT VÀ KIỀM Cẩm nang thực dưỡng ![]() (Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung) Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 212 Gia nhập vào: 15-March 07 Thành viên thứ.: 11 ![]() |
5. Sự mỏi mệt và sự nhiễm axít
Một trong các nguyên nhân gây ra mỏi mệt là sự gia tăng axít trong máu. Làm việc quá tải, ăn quá nhiều (nhất là ăn nhiều thức ăn tạo axít như thịt và ngũ cốc), táo bón, ỉa lỏng, đau thận, đau gan, tất cả đều dẫn đến nhiễm axít trong máu. Tại sao vậy? Carbone dioxide (C02) liên tục được hình thành trong cơ thể do quá trình chuyển hoá khác nhau trong nội bào. Carbone © chứa trong thức ăn chuyển hoá, kết hợp với ôxi để tạo ra C02. Tiếp đó C02 lan truyền vào dịch tế bào và vào máu, tới phổi rồi được chuyển ra không khí qua đường hô hấp. Tuy vậy, cũng phải mất chừng ít phút để thải Carbone dioxide (C02) từ các tế bào cơ thể ra ngoài không khí. Vì C02 không được đào thải nhanh, trung bình có 1,2 ml C02 hoà tan chứa trong dịch nội bào. Lượng C02 này kết hợp với nước, tạo ra Axít Carbonic(H2C03), rất Âm. Nếu C02 gia tăng, thì H2C03 (Âm) cũng tăng theo. Ion hydro (H+) của H2C03 có tác động trực tiếp đến trung tâm hô hấp nơi điều khiển nhịp thở, gây ra tăng nhịp hô hấp (Âm kích thích Dương). Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi máu cókiềm tính. Nếu C02 tăng quá nhiều trong máu do làm việc quá nhiều hay ăn quá nhiều thịt hoặc kém lưu thông máu, thì H2C03 sẽ làm tăng tính axít trong máu (Âm).Máu axít này sẽ làm tổn thương đến trung tâm hô hấp và làm yếu nhịp thở. Thở yếu làm giảm lượng ôxy vào cơ thể, dẫn đến thiếu ôxy cho việc chuyển hoá trong các tế bào, và gây ra mệt mỏi. Có nhiều cách điều trị mệt mỏi, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra mệt mỏi: 1. Ăn ít và nhai kỹ là cách điều trị tốt nhất đối với mọi sự mệt mỏi. 2. Cải thiện việc lưu thông máu bằng cách: a. Ngâm chân nước nóng hoặc đắp gừng lên bàn chân. b. Tắm luân phiên nước nóng và nước lạnh. c. Mát-xa 3. Đắp gừng giã lên vùng thận. 4. Uống trà tương lâu năm hay misô lâu năm với bancha. Trà Bình Minh (mơ muối, gừng, tương, trà bancha, bột sắn dây). Nếu mặn quá thì uống trà mơ. 5. Ăn nhiều salat, nhất là rau xanh và dưa muối. 6. Tập thở: ở phương Đông có nhiều bài tập thở giúp điều trị mệt mỏi và nâng cao thể lực. a. Tập thở theo Yoga: Đứng thẳng và hít thở sâu. Dừng thở, cúi thấp lưng. Thở ra, đồng thời nâng thẳng người lên. Ngồi xuống, đứng lên nhiều lần, hít vào khi ngồi xuống. Tập nhiều lần bài tập này sẽ đỡ mệt mỏi. b. Tập thở theo cách nhà Phật: Ngồi bệt, hai chân duỗi thẳng. Nâng hai cánh tay song song với mặt đất. Hít vào và nín thở. Uốn cong người, hai tay chạm đầu ngón chân. Giữ tư thế này càng lâu càng tốt. Nâng cao người trở lại tư thế ban đầu. Thở ra. Lặp lại bài tập này nhiều lần. Cả hai bài tập thở nêu trên, đều rất tốt cho việc điều trị mệt mỏi vì nó làm giảm C02 từ phổi và máu. Việc giảm C02, làm cho máu tăng tính kiềm, gia tăng chuyển hoá trong tế bào và kích thích trung tâm hô hấp tăng nhịp thở. 7. Đi bộ và bất cứ bài tập thở nào cũng đều tốt cho điều trị mệt mỏi, khi tập ở mức độ thích hợp. Trong đời sống hiện đại, chúng ta có xu hướng ngồi nhiều, ít sửdụng thường xuyên đến chân. Do vậy, đi bộ hoặc làm việc ngoài vườn sẽ là bài tập tốt nhất để có một cơ thể không mỏi mệt và có cuộc sống mạnh khoẻ. Thường xuyên làm điều thiện (bố thí, thiền quán...) để tạo nhiều phúc thiện cho bản thân, cho gia đình cũng như cho tất cả mọi người, tiến tới trí phán đoán tối cao, đạt đạo sống vui thanh thản - Ngọc Trâm). -------------------- Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 07:00 PM |