![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,148 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Hay quá bà con ơi,
Hay hơn bản dịch của Phạm Đức Cẩn, đọc đi nè: HERMAN AIHARA Phạm Đức Cẩn biên dịch ![]() AXIT VÀ KIỀM Cẩm nang thực dưỡng ![]() (Tái bản lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung) Hiệu đính tiếng Anh: Bùi Xuân Trường NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Advanced Member ![]() ![]() ![]() Nhóm: Moderator Bài viết: 212 Gia nhập vào: 15-March 07 Thành viên thứ.: 11 ![]() |
Nhai kỹ với tiêu hoá
Như Horace Fletcher đã tuyên bố: “Một sức khoẻ kỳ diệu sẽ đến nhờ nhai kỹ, chúng ta hãy bàn về các tính năng của việc nhai kỹ”. 1. Nhai làm phân hoá thức ăn: Các đồ ăn cứng sẽ bị vỡ ra thành từng mảnh vụn nhỏ nhất. Không ai có thể ăn vội vã và nuốt các loại hạt quả cứng mà không nhai bởi vì nó sẽ bị nghẹn ở cổ họng. Một miếng thịt nghẹn ở cổ họng có thể gây chết người. Thịt không thể dễ nuốt hoặc không thể tiêu hoá được trong dạ dày nếu không nhai. Thức ăn cần phải được nhai nhỏ cho nát ra và trộn với nước bọt. Phần lớn thành phần trong thức ăn chúng ta là Cacbonhydrat. Nhưng có hai loại Cacbonhydrat, mỗi loại được hấp thụ theo một cách riêng trong cơ thể chúng ta. Ngũ cốc, các loại củ, hạt là thức ăn quan trọng nhất, và chúng cần phải được nhai kỹ trong miệng. Miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hoá để phân giải Cacbonhydrat thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza. Nếu chúng ta nhận Cacbonhydrat từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân huỷ và được nuốt xuống mà không cần nhai. Nếu chúng ta không nhai kỹ, các men tiêu hoá không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza. Dạ dày không có các dịch tiêu hoá đểphân huỷ Cacbonhydrat, dạ dày bị biến thành cái thùng trộn. Nếu không có các men tuyalin trộn với Cacbonhydrat, thì Cacbonhydrat không được chuyển hoá tốt, kết quả nó gây sự đầy bụng, khó chịu cho dạ dày và ợ hơi. Tuyến tụy sản sinh ra một vài men tiêu hoá nhưng không đủ, các thức ăn ứ đọng sẽ đi xuống theo suốt quá trình tiêu hoá. Bạn có thể thử ăn ngô luộc không nhai mà chỉ nuốt rồi theo dõi chúng, khi đi cầu ngày hôm sau bạn sẽ thấy ngô còn nguyên vẹn trong phân. 2. Nhai kỹ làm kích hoạt toàn bộ hệ tiêu hoá. Việc nhai thức ăn của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hoá vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hoá. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng. Đồng thời việc nhai làm cho cơ thể thư giãn, chúng ta cần ăn uống không vội vã. Trạng thái thư giãn giúp cho quá trình tiêu hoá và nhai giúp cho việc tạo ra trạng thái này cả về mặt vật lý và tâm lý. 3. Nhai kỹ làm tăng phẩm chất của nước bọt. Chúng ta biết rằng nước bọt rất quan trọng cho sự tiêu hoá nhưng thực ra tác dụng tốt của nó còn hơn thế nhiều. Con người có 3 cặp tuyến nước bọt, nghĩa là tất cả có 6 tuyến nước bọt. Các thức ăn khác nhau cùng các mùi vị khác nhau thu hút việc tiết nước bọt từ các tuyến khác nhau. Hai tuyến nước bọt mang tai thì to và tiết nước bọt nhiều nhất, khi chúng ta sử dụng hàm nhai nhiều lần mỗi miếng sẽ kích thích chúng tiết ra nhiều nước bọt có tyalin (enzym chứa nước, còn gọi là men nước bọt) để tiêu hóa Cacbonhydrat (cần lưu ý là dạ dày không tiêu hóa được Cacbonhydrat). Một loại enzym nữa tiết ra từcác tuyến mang tai là parotin, hoạt hóa trao đổi chất của tế bào và giúp các mô và cơ quan phục hồi; hai tuyến dưới hàm tiêu hóa thực phẩm có dầu, có vị chua và tiêu hoá thịt; Hai tuyến dưới lưỡi là nhỏ nhất, tiêu hóa hoa quả và các đồ ngọt. Ngay cả khi chúng ta không ăn, một số ít nước bọt vẫn thường xuyên được sinh ra để tạo môi trường ẩm ướt trong mồm. Sự cung cấp nước bọt này giống các vòi phun giữ cho miệng không bao giờ bị khô, nhưng cũng có khi nó không tiết nước bọt nữa. Nếu cơ thể mất nước hay tỉ lệ nước trong cơ thể bị sụt xuống quá mức, thì các tuyến sẽ không tiết nước bọt nữa làm cho ta có cảm giác khát khô cổ. Nhai kỹ còn kích thích a-mi-đan tác động tới tuyến yên tạo ra các tế bào T, bảo vệ chống lại ung thư và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh tật. 4. Nhai kỹ gia tăng mùi vị của thục phẩm. Mỗi miếng ăn có 3 mùi vị: đầu vị, giữa vị và cuối vị. Nhờ thực hành nhai kỹ chúng ta có thể phân biệt và thích thú với cả 3 loại hương vị của thức ăn này. Hương vị cuối cùng là hương vị đích thực của thức ăn, nó là hương vị tốt nhất. Ngũ cốc toàn phần có vị ngon nhất đối với tất cả mọi người. Nhưng con người không bao giờ nhận ra vị đậm đà thơm ngon của nó, bởi vì họkhông bao giờ nhai kỹ miếng cơm. Hãy cố gắng làm điều này. Có nhiều thức ăn mới đầu nhai thì rất ngon, nhưng về sau thì chẳng có mùi vị gì khi nhai kỹ. Hãy đón mừng thức ăn của bạn qua việc nhai kỹ chậm rãi hàng ngày. -------------------- Bài viết chỉ mang tính tham khảo.
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 09:26 PM |