IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm, cách chữa lành nhanh nhất?
Depad
bài Apr 11 2014, 09:15 AM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 677
Gia nhập vào: 16-May 13
Từ: Nha Trang - Khánh Hòa
Thành viên thứ.: 94,101



Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm

Ngày 4/4, cùng với sự tham gia của đại diện Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình, Bộ Y tế tiếp tục làm việc với Bệnh viện Nhi Trung ương về vấn đề quá tải bệnh nhân nặng và khó, trong đó có rất nhiều người bị sởi. Bệnh này xảy ra trùng với thời điểm của các bệnh hô hấp do chuyển mùa đang có xu hướng tăng nên tình trạng quá tải càng thêm trầm trọng.


Bệnh viện quá tải, trẻ phải nằm ghép 3-4 bé một giường. Ảnh: Hà An.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong tháng 3 có tới 345 bệnh nhi nhập viện vì bệnh sởi, nhiều nhất là trẻ mắc viêm phế quản phổi. Tiến sĩ Phạm Nhật An cho biết, trước đây ông từng chứng kiến trẻ mắc sởi bị hoại tử, mù lòa, tiêu chảy, suy sinh dưỡng... nhưng năm nay sởi có diễn biến rất đặc biệt, biến chứng viêm phổi rất nặng nề. Dù đã điều trị tăng cường miễn dịch, dùng kháng sinh ngay từ đầu nhưng tình trạng bệnh của trẻ vẫn rất nặng

"Số trẻ bệnh nặng nhiều nên bệnh viện rất đông. Chưa bao giờ Bệnh viện lại dành riêng khoa lây chỉ để tiếp nhận các trẻ mắc sởi", tiến sĩ An nhấn mạnh.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đặc điểm khác biệt của dịch sởi năm nay là có nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi - độ tuổi tiêm phòng mũi đầu tiên, thậm chí có bé 4 ngày tuổi đã bị. Khoa của ông tiếp nhận đến 3 bé có diễn biến bệnh đặc biệt (một tử vong) do virus sởi tấn công trực tiếp vào phổi. Trong khi với những ca sởi thông thường, sau khi ban bay, sức đề kháng giảm, trẻ mới bị biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn khác (không phải do virus sởi).

Để giảm sự lây lan của dịch sởi, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế - đề nghị Bệnh viện Nhi Trung ương làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng lây truyền sởi như phòng cúm. Nhân viên y tế có thể không bị lây nhiễm bệnh nhưng với trẻ dưới 9 tháng tuổi, miễn dịch kém thì nguy cơ này rất lớn.

Các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng để vừa phòng bệnh cho trẻ vừa tạo miễn dịch bền vững để khi thế hệ này trưởng thành, đến tuổi sinh đẻ có đủ miễn dịch truyền cho con. Đồng thời, không phải trường hợp nào mắc sởi cũng cần cho vào bệnh viện, nếu bị nhẹ có thể chữa ở nhà sẽ an toàn hơn. Tương tự, khi trẻ mắc bệnh hô hấp thông thường nên để trẻ chữa ở tuyến dưới vì đã có phác đồ điều trị chung. Thực tế có trẻ viêm phế quản phổi nằm viện điều trị 5 ngày, sau đó lại bị lây sởi và bệnh diễn biến nặng hơn.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu tháng 3 đến nay, trên cả nước đã tiêm vét mũi sởi cho trẻ 9 tháng đến 2 tuổi, riêng TP HCM tiêm vét đến trẻ 3 tuổi. Hiện 21 địa phương đã có báo cáo kết quả với hơn 42.000 trẻ đã được tiêm mũi thứ nhất và hơn 41.000 trẻ được tiêm mũi thứ 2; 17 nơi còn lại tiêm vét nốt vào tháng 4. Trung tâm tế dự phòng Hà Nội đang tổ chức tiêm vét sởi đợt hai cho trẻ trên địa bàn kéo dài đến cuối tháng này. Trong thời gian tới, dự kiến 23 triệu trẻ 1-14 tuổi sẽ được tiêm mũi phối hợp sởi - rubella.

Nam Phương

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dich-...am-2973531.html
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
leos73
bài Apr 27 2014, 06:08 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 229
Gia nhập vào: 22-August 10
Từ: thanh hóa
Thành viên thứ.: 24,947



Nguyên nhân của bệnh sởi nói riêng hay các bệnh nhiễm vi rus vi trùng nói chung là do sức đề kháng suy giảm,và tại sao sức đề kháng suy giảm ,là do bố mẹ và nhà trường cho bé ăn uống sai lầm chỉ cần điều chỉnh lại ăn uống bệnh sẽ đỡ dần và khỏi:
Có tất cả 10 cách ăn theo dưỡng sinh :
7.Ngũ cốc 100%(Gạo lứt,mỳ lứt,mạch,kê,ngô''bắp''nguyên hạt)
6.Ngũ cốc 90%,rau cải(củ cải ,cải bắp,su hào,súp lơ....).Nên dùng rau củ sạch không sử dụng thuốc sâu và phân hóa học )10%.
5.Ngũ cốc 80%,rau cải 20%.
4.Ngũ cốc 70%,rau cải 20%,rau các loại (cà rốt,bí đỏ, bí xanh,đậu nành,vừng đậu côve,đậu đũa, đậu Hà lan,đậu xanh,rau muống ,rau đắng,rau diếp ,dưa leo,dưa gang âm ít,các loại cà ta,cà chua,khoai tây,khoai ta,măng ta,măng tây,giá đậu âm nhiều)10%.
3.Ngũ cốc 60%,rau cải30%,rau các loại 10%.
2.Ngũ cốc 50%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật(bậc cao là thú và gia cầm ,bậc thấp tôm cá trứng gia cầm trai hến nuôi đúng phép) 10%.
1.Ngũ cốc 40%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 20%.
-1.Ngũ cốc 30%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 20%,trái cây(Táo tây ,dâu tây,hạt dẻ,anh đào,lê ) 10%.
-2.Ngũ cốc 20%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 25%,trái cây 10%,tráng miệng(trái cây âm: dưa các loại âm ít chuối cam xoài đu đủ dứa âm nhiều )5%.
-3.Ngũ cốc10%,rau cải 30%,rau các loại 10%,động vật 30%,trái cây 15%,tráng miệng 5%.
Các phương thức có dấu âm (-) là những phương thức dưới mức an toàn tuyệt đối một tí.
Phương thức số 7(gồm 100%ngũ cốc )là cách ăn dễ nhất, giản dị,khôn ngoan và mau lẹ nhất để phục hồi sức khỏe nhất là khi bạn đang bị chứng tam bạch đản hoặc một thứ bệnh kinh niên.
Ăn các số cao 4,5,6,7 bệnh sẽ đỡ và khỏi dần.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Fast ReplyReply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 17th July 2025 - 03:39 AM