IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> TRIẾT THUYẾT OHSAWA - TẬP 3
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:48 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng

TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye?
- Tôi rất được sung sướng
- Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà?
- Tôi luôn luôn sung sướng.
- Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên:
- “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến:
Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng.
Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng
Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh”
TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một.
1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông.
TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp.
Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam.
Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông.
Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa.
* Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.!
* Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền.
* Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học:
Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả!
1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được.
TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình.
1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng.
1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong.
TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ?
1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không.
TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất?
1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh.
TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm
O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm.
TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá.
O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên.
Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó.
TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn.
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không.
TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá.
Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi.
TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à.
Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì.
TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào?
O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất.
TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm….
TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn….
Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi.
TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ.
1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh?
TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách.
Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề.
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi?
1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi.
TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km.
Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất.
TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không?
1 MÔN ĐỒ : - Không
TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy.
* Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp.
TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em.
TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn.
1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm.
TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng.
1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác!
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng.
1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh?
TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay.
1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân.
TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương.
1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật.
TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương?
1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương.
TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy?
1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch…
Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương.
TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Cristal
bài Oct 31 2007, 09:28 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 18-08-1965
BUỔI SÁNG


TIÊN SINH : Sơ khởi, nếu ta không có trí xét đoán “Hạ thừa” chúng ta không sống được. Có phải vậy không?
“Tôi làm việc , tôi du hành, tôi đói khát”
Khi người ta đói, người ta tìm ăn bất cứ nơi nào, và bất cứ giống gì. Khó mà kiềm chế được. KHông vậy, không sống
7 Đại tội là gì? Tội nói láo , Tội kiêu hãnh, Tội lười biếng, Tội nóng giận, Tội hà tiện, Tội tham ăn, Tội xa hoa.
Chúng ta hãy xét đoán 7 trọng tội đó xuyên qua Vô song nguyên lý của chúng ta sẽ rất thú vị…
Đây là một bài luận: “ Lubicz có nói: Giảng dạy sự Hiền minh cho con người thật là công dã tràng! Phải nhiểu từng giọt vào máu huyết của nó, vì bởi máu huyết là “ Nền Đài của hồn linh cảm, còn mắt và tai là cửa của linh hồn”
Muốn nhiểu giọt “ Hiền minh” vào máu huýet của con người, chỉ có một phương pháp, là thuật Tân dưỡng sinh. Như thế Tai không nghe những sự gièm xiểm, sự ganh tị. Thân sẽ từ chối sự xa hoa, sự lười biếng, sự tham ăn, sự giận hờn, sự hà tiện, sự kiêu hãnh. Mắt sẽ thấy cái đẹo của sự vật, sẽ nhìn vạn vật với sự tinh khiết như một đứa trẻ. Tai chỉ nghe những bài ca tụng sự Hiền minh và đời sống sẽ huy hoàng”

TIÊN SINH : Các bạn nghĩ sao? Hãy phê bình

1 MÔN ĐỒ : Rất hay!

TIÊN SINH : Nói rất hay thật là dễ dàng

1 MÔN ĐỒ : Thuật dưỡng sinh đơn phương có đủ hiệu năng chăng?

1 MÔN ĐỒ : Không, vì bởi đây là sự tìm tòi Hạnh phúc, mà hạnh phúcthì tuyệt đối đầy đủ.

TIÊN SINH : A há

1 MÔN ĐỒ : Thuật Dưỡng sinh là phương tiện đi đến hạnh phúc, nhưng muốn đến hạnh phúc phải ráng tìm hiểu.

TIÊN SINH : Thật là một vấn đề quan trọng. Thuật Dưỡng sinh đơn phương có đủ không?

1 MÔN ĐỒ : Không, phải có sự hiểu biết, phải có triết lý

1 MÔN ĐỒ : Tuỳ theo người áp dụng đường lối dưỡng sinh vì phương pháp Dưỡng sinh gồm tất cả, triết lý và tất cả.

TIÊN SINH : Tác giả bài luận nói:” Tôi không tưởgn rằng trên đời này có những người “không tội lỗi” . Các bạn nghĩ sao?

1 MÔN ĐỒ : Tôi cũng nghĩ y vậy

TIÊN SINH : Tội lỗi là gì?

1 MÔN ĐỒ : Là sự “ không biết đến tạo hoá”

TIÊN SINH : Như thế thì Sự thèm khát mù quáng”…Chúng ta có hai sự “thèm khát”, mà cả hai đều mù quáng….CHúng ta có phải là chủ động của tội lỗi chúng ta không?

1 MÔN ĐỒ : Nếu sự Tham ăn quá lớn, nó là một Đại tội.

1 MÔN ĐỒ : Không! Nó là một “nhu cầu”

TIÊN SINH : Tôi lập lại. Nếu các bạn phủ nhận hai sự thèm khát nói trên, cả hai ở mức phán đoán hạ thừa, thì con người không tồn tại được.
Tôi yêu cầu các bạn hãy suy tưởng lại
Bây giờ xin đọc tiếp bài luận: “ Sự nóng giận là chướng ngại của hạnh phúc, là kẻ thù của sự yên tĩnh “bình tịnh “ là nguồn gốc cuả tất thảy sự chống đối, sự tranh giành của giặc giã
Chúng ta đã biết rằng sự tập trung Dương vào tâm điểm của Đường xoắn ốc, sẽ làm cho nó phát nổ và như thế sẽ không còn quân bình được với vòng ngoài cũng như qua mùa xuân, nhựa cây quá dồi dào sẽ làm nứt vỏ Âm ở bên ngoài.

TIÊN SINH : Có đúng vậy không các bạn? Cái thí dụ Nhựa cây rất hay. Nếu một hạt mọc mộng, cái tâm điểm của nó càng cực Dương hạt phát nổ. Thí dụ hay quá
Các bạn hãy nghe cái định nghĩa này của tội lỗi. Tội lỗi là gì? Bản chất của nó là gì?
Người ta luôn luôn vui thích với đời sống nếu không thì mang lấy Tội lỗi
TIÊN SINH : Các bạn nghĩ sao? Người ta phải vui thích, nếu không vui thích, thì đời sống của chúng ta là một Trọng tội. Có phê bình không?

MÔN ĐỒ : Không!

TIÊN SINH : A há, tôi đọc tiếp bài luận: Tất thảy các cơ năng mà Tạo hoá phú cho ta, bất cứ ở vị trí nào, chúng ta phải hành luyện nó, ngược lại là phạm tôị, Sự mê muội dốt nát của chúng ta cũng là một trọng tội. Tiêu cực. Thụ động cũng phạm tội.
Không có óc xét đoán ,phê phán, làm sao sống có ý nghĩa ? Cái trực giác cần thiết cho một đời sống tinh khiết,nó là một sản nghiệp của con người: Không có trực giác không có hạnh phúc. NGười ta rất dễ sa ngã nếu không dùng trực giác. Người ta có thể nói rằng Thiện là đối nghịch với Tội lỗi. Nhưng Thiện và Bất thiện là tương đối trong đời sống hữu hạn này.

TIÊN SINH : Các bạn nghĩ sao?

MÔN ĐỒ : Rất hay

TIÊN SINH : Rất hay, Nơi đâychúng ta có rất nhiều thi sĩ, Thật là huy hoàng. Tôi rất sung sướng
Bây giờ đây, với bài học này của chúng ta. Các bạn hãy phê bình , nói lên cảm nghĩ của các bạn

Ô. Massat: Ở bình diện nào?

TIÊN SINH : Về phương diện tình cảm, cảm xúc….theo Trật tự vũ trụ: .. đây:
1/ Hoà bình chỉ có thể thiết lập bằng sự tôn trọng trật tự.

Ô.Levy: Một cách thông thường, những nhà Lập pháp nói như thế, đó là cách xét đoán ở giai đoạn xã hội

TIÊN SINH : Như thế thì không phải là hoà bình thật sự, nó tuỳ thuộc vào các nhà làm luật
2/ Cái trật tự đó là trật tự của Sự thật, của sự Côngbằng và của TÌnh thương, sự Tự do.

TIÊN SINH : Các bạn phê bình coi nào?

Ô. Massat- Cũng thế thôi, Sự thật cũng có 7 giaitầng

TIÊN SINH : CŨng thế thôi, Cái công lý nào đây? Công lý của nước Pháp? Của người Anh? Của người Mỹ?
Còn Sự thực nào?
Tình thương? Cảm xúc hay tình cảm?
Còn Tự do? Tự so gì mới được?
Không minh bạch chút nào cả. Không thể chấp nhận.
3/ Ngược lại, nếu người ta cố xếp đặt trật tự bằng vũ lực thì đó là một sự rối loạn.

TIÊN SINH : Các bạn đồng ý chứ?

Ô.Levy: Phô trương sức mạnh , hay sự yếu hèn không trị lành được sự mê muội.

Ô.Massat- Người nào đó gọi là “cường lực”, vì cái sức mạnh đó đối lập với nó mà thôi. Tỷ như nó đề cao sự “công bằng xã hội”, thì tất thảy những gì chống đối lập trường đó, nó gọi là “cường lực”.

TIÊN SINH : Như thế thì tuỳ định nghĩa của “cường lực” của Vũ lực” có phải vậy không? ĐÍnh chính cách nào?

Ô.Levy: Chính tiên sinh nói không nên dùng sức lực nào khác hơn là sự Bành trướng vô biên

TIÊN SINH : Cái uy lực mà họ nói đó chỉ về phương diện vật chất mà thôi. Họ nói “Thiết lập hoà bình bằng cường lực và vô hiệu”. Các bạn đồng ý một phần nào chứ?

1 MÔN ĐỒ : Sự “Bất bạo động” là một hình thức của “uy lực”.

TIÊN SINH : Dù sao, câu nói đó cũng không có nghĩa lý gì cả.

Ô.Massat: Johnson cũng nói như thế đấy

TIÊN SINH : Thật vậy thật vậy! Y như Johnson nói. Không có gì thực tế cả, chỉ là trừu tượng và tiêu cực.
4/ Khi người ta nghĩ đến sự phá hoại lớn lao và sự hoạn nạn đau khổ do giặc giã gây nên, người ta không thể nào tưởng rằng chiến tranh là một phương tiện của Công lý được.

TIÊN SINH : Sự thật là chiến tranh có khi nào đem lại một nền hoà bình nào trong lịch sử của nhân loại? Không, không có, câu nói đó thật là vô ý nghĩa.
5/ Hoà bình thiết lập trên cán cân lực lượng không phải là hoà bình thật sự. Hoà bình thật sự phải được thiết lập trên sự tín nhiệm lẫn nhau giữa chúng ta.

TIÊN SINH : Thật ra thì Hoà bình đặt trên cán cân lực lượng không phải là hoà bình thật sự. Đồng ý. Nhưng sự tin cậy lẫn nhau có làm được hoà bình hay không? ĐÚng không?

Ô.Levy – Cái khuôn trường chật hẹp quá

TIÊN SINH : Không có phương pháp. Tác giả lại đề nghị huỷ bỏ tất cả “binh lực” và giải trừ cho tới sự “động viên tinh thần” . Đây là đề nghị 100/100 chủ hoà, 100/100 giải trừ quân bị. Tiêu huỷ tất thảy binh lực.
Các bạn phê bình ra sao?

1 MÔN ĐỒ : Phải bắt đầu giải trừ cái “tàn bạo” nơi chính con người, nghĩa là điều hòa TA với trật tự Vũ trụ.

TIÊN SINH : ĐÚng, nhưng bằgn cách nào? Vẫn thiếu phương pháp/

Ô. Massat- Có hơi “không tưởng”

TIÊN SINH : Rất là Không tưởng. Lời trình bày của tác giả rất hay, rất đẹp, nhưng làm sao thực hành? KHông thể nào thực hành được. “Sức mạnh” rất cần thiết cho đời sống chúgn ta…năng lực ở mọi bình diện. “Cường lực” là gì? “Sức mạnh” là gì? Những danh từ đó không có định nghĩa nào “thuyết phục”, nào cường lực, nào hoà bình, nào giiải trừ quân bị, toàn là danh từ….
6/ Để thực hành đề nghị hoà bình của chúng tôi, chúng tôi cầu xin sự giúp đỡ của Thượng đế.

TIÊN SINH : A há, Câu đó làm các bạn cười. Nó vô hình thú nhận sự bất lực của mình rồi
7/ Sự thật đòi hỏi sự phân biệt chủng tộc. Sự công bằng đòi hỏi dân tộc nào cũng phải được kính trọng. Tình thương là sự hợp tác giữa các quốc gia. Tự do là không chấp nhận sự chèn ép nào cả cũng như sự can thiệp của ngoại bang.

TIÊN SINH : Các bạn hãy phê bình

MÔN ĐỒ : Không thấy muc tiêu. chỉ là những danh từ, rất thiếu thốn, rất mâu thuẫn, không nghĩa lý gì cả, vô dụng.

TIÊN SINH : 7 điều kiện hoà bình đó rất đẹp, bề ngoài thôi, nhưng thật ra không có gì cả. Toàn là danh từ nối đuôi nhau , không thực tế.
Các bạn hãy suy nghĩ coi tác giả là ai?

1 MÔN ĐỒ : Một nhà Tôn giáo

1 MÔN ĐỒ : Đức giáo hoàng

TIÊN SINH : Chính là giáo hoàng Jean XXIII .Lời phán nghị cao cả nhất thế giới, được công bố hôm 3- june, ngày giỗ của Ngài, các bạn cười nhạo lúc này, nhưng nếu từ lúc đầu tôi nói: Đây là 7 điều kiện hoà bình của Jean 23, có lẽ các bạn không dám phê bình!
Thế thì, tôi lập lại, phải mài dũa trí xét đoán của mình hằng ngày, và hãy có cái trí độc lập, không bị ảnh hưởng của bất cứ uy quyền nào.
Còn bây giờ “Điều kiện hoà bình” của các bạn là như thế nào?

1 MÔN ĐỒ : Sự hiểu biết. Phương pháp Tân dưỡng sinh và Triếtlý

TIÊN SINH : Tổ chức Unesco đã làm gì? Cái Cơ quan giáo dục khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc có trách nhiệm thiết lập hoà bình bằng cách giáo dục thế giới, làm gì?

1 MÔN ĐỒ : Không làm gì cả

Ô.Levy- Nó chỉ chuyên chú về khoa học.

TIÊN SINH : Đúgn vậy, khoa học là công cụ quan trọng nhất của tổ chức Unesco. Họ cố gắng phân phát Văn mình phẩm khắp nơi, nhất là ở các xứ kém mở mang. Unesco làm tất cả những gì nó làm được để văn minh hoá toàn thế giới, mà các dân tộc cổ lỗ và kém mở mang đâu có khi nào mở một trận chiến “Nguyên tử” đâu.
Các bạn hãy viết vài câu: Đề nghị hoà bình của các bạn cho tôi biết.
Chiều hôm qua chúng ta đươcj biết rằng khoa học đang cố gắng đạt mục tiêu này: Vật chất - Trường sinh và Vàng. Họ cho rằng Vàng là biểu hiện của sự hùng cường . Rồi họ tìm thấygì?
Tìm tòi của họ về vật chất đạt đến Rỗng không, về trường sanh thì họ đạt đến những bệnh tật nan y…CÒn về lãnh vực tinh thần?

1 MÔN ĐỒ : Sự mê mờ, sự mù quáng dốt nát

TIÊN SINH : Sự ngu muộ và kiêu mạn. Tại sao thế được?

1 MÔN ĐỒ : Sự phán đoán của nó bị bít lấp.

TIÊN SINH : Trí xét đoán hạ thừa, các bạn phải biết tất thảy các gia từng phán đoán từ giai tầng máy móc mù quáng tới giai tầng tư tưởng đều đúc kết tới sự đối nghịch của nó. Trong đời sống thường ngày của các bạn luôn luôn mỗi lúc , các bạn phải duyệt xẹm sự xét đoán của mình đúng hay sai, trí xét đoán của mình ở vào giai tầng nào. Các bạn phải phê phán theo danh thức Âm Dương và phải hoàn hảo phương thức xét đoán đó. Nếu các bạn là Âm hay là Dương thì sự xét đopán của các bạn luôn luôn sai. Các bạn phải quân bình nó, phải soi tỏ nó với Trật tự vũ trụ, hoặc với Đường xoắn ốc. và như thế, các bạn mới thấy rõ được trí phán đoán của mình tiến lên hay thoái bộ.

1 MÔN ĐỒ : Thưa tiên sinh, nếu thế giới chúng ta có một Quốc tế ngữ nó có thể giúp nhân loại hiểu biết lẫn nhau hơn không?

TIÊN SINH : Bạn nghĩ như thếnào>

1 MÔN ĐỒ : Không ích gì cả

TIÊN SINH : Tại sao? Phải giải thích chứ

1 MÔN ĐỒ : Một ngôn ngữ nhân tạo bị bắt buộc sinh động không sống được.

1 MÔN ĐỒ : Ngôn ngữ không thay đổi được quan niệm sống của mỗi mối

TIÊN SINH : Một Quốc tế ngữ không đủ để thay đổi trí phán đoaán, luôn luôn sẽ có sự phê phán khác biệt.
Tôi thì hoàn toàn đồng ý thiết lập một ngôn ngữ Quốc tế. Chúng ta có một thế giới, một đời sống, một nhân loại, một mặt đất, thế thì chúng ta phải có một tôn giáo, một chính trị, một ngôn ngữ chung, cái đó khó mà phủ nhận.
Nhưng trước khi chúng ta phải làm sao vét được lớp mê mờ bao bọc lấy thân tâm chúng ta. Mỗi người chúng ta tự thực hành, người khác làm sao làm được? Cũng như ta ăn, cho người khácno có được chăng? Không ai làm gì được cho người khác.
Người ta phải quốc tế hoá cái Triết lý đó cả, rồi tự nhiên một quốc tế ngữ sẽ phát sinh. Những chữ đầu tiên là Âm với Dương : 2 danh từ đó đã lan rộng khắp nơi rồi, cũng như cái Thiện và cái Bất thiện đã được biết cùng khắp. Các bạn đồng ý chứ?

1 MÔN ĐỒ : Thưa Tiên sinh, có thể xét đoán Sự cầu nguyện theo Vô song nguyên lý không?

TIÊN SINH : Cầu nguyện là gì?

1 MÔN ĐỒ : Một sự xin xỏ

TIÊN SINH : Một sự ăn mày! Các bạn không đồng ý à? Thế thì cầu nguyện là gì? Mục đích của sự cầu nguyện.

MÔN ĐỒ : Nhận những gì người ta ao ước. Là một sự thông cảm chớp nhoáng, là một sự suy tư…

TIÊN SINH : Có nhiều người tưởng rằng Cầu nguyện là cầu xin nơi trời. CŨng như Jean 23 cầu khấn “Ô cha chúng tôi ở trên trời xin giúp đỡ chúng tôi!” Đó là một sự ăn mày, một sự lười biếng.
Chúng ta thực hành những điều chúng ta muốn, tất thảy những ước vọng của chúng ta, chúng ta phải thành tựu chính chúng ta nữa.
Muốn thành đạt bất cứ gì, chúng ta phải nghĩ tới nguyên căn, cơ cấu, năng dụng….bằng danh thức Âm Dương. Cầu nguyện là sự suy tư ở nội tâm, là suy tư đến Trật tự của vũ trụ Vô biên.
Sự chắp tay suy tư là trống rỗng
Vào hư vô, được lắm,nhưng phải sáng tạo
Muốn sáng tạo, phải bắt đầu bằng tay phải hay tay trái, bằng ÂM hay Dương
Các bạn có hỏi gì không?

1 MÔN ĐỒ : Tiên sinh nói rằng suy tưởng vũ trụ bằng cách thực tế hoá.Ságn tạo. Ắt là ta đi ngược trở lại hạ tầng thế thì ta có phải trở nên các gia tầng trên với một quan niệm khác chăng?

TIÊN SINH : Nếu bạn soi sáng, phát triển những xét đoán hạ thừa của bạn, tất nhiên bạn đem nó lên với chính bạn.
Khi người ta đã kinh nghiệm đầy đủ 6 giai tầng đầu thì người ta phải vượt lên chứ.
Có rất nhiều người cho rằng trí xét đoán hạ cấp là thấp hèn. Họ là những bậc “Thánh” đấy. Lại có nhiều người kiểm soát, kiềm chế sự phán đoán hạ cấp của họ, và họ tưởng rằng họ là tinh khiết, là thành nhân
Họ là bậc Thánh nhân thật đấy, nhưng họ đã mất hết Nhânbản, Các bạn là con người, bằng muốn trái lại…Hãy xuất gia vào nhà Tu dứt khoát đi.
Như thế còn gì là đời sống? Tại sao người ta không vui thú ở đời? Hãy trông kìa, Tất cả đều vui thích, Cây cỏ, trẻ em, hãy vui sống lên đi . Một cách máymóc hay một cách mù quáng với sự thèm khát sinh lý của các bạn. Hãy sống 100/100 các giai tầng…
Như thế dĩ nhiên các bạn sẽ tuột xuống hạ tầng chứ gì? Ha ha điều này khó “nuốt” quá.
Các bạn đều là những người nghiêm cách khắc khổ, rất tinh khiết, các bạn là Thánh nhân ư? Tôi, tôi là một con vật. Các bạnnghĩ sao?

1 MÔN ĐỒ : Tiên sinh nói không đúng về Tiên sinh.

TIÊN SINH : Thật các bạn rất nghiêm cách, rất là bậc Thánh nhân.
Chúng ta là con người , nhỏ nhiệm, rất hèn. Nếu các bạn không chấp nhận cái thấp hèn của mình, thì đó là một sự kiêu mạn. Chúng ta không là Thánh nhân hoặc HIền triết như chúng ta tưởng.
Mỗi ngày, chúng ta bị lôi cuốn cho tới 3 lần, bởi cái gì gọi là Đói và Khát. Đó là sự phán đoán thấp hèn của chúng ta .Dại dột làm sao. Chúng ta ngu đần như thú vật. Cái óc phán đoán hạ thừa đó của chúng ta thật là thú vị. Chúng ta còn đần độn hơn bất cứ con thú vật nào.
Trong cơ thể chúng ta hiện diện một con mãng xà to lớn háu ăn. Nó nuốt trọng bất cứ gì.
Tôi có thấy ở Phi châu một con trăn dài 8 thước, người ta giết nó rồi mổ bụng nó, người ta thấy có nhiều chiếc dày da, giấy má, đủ thứ đồ…nó nuốt trong bụng, cho tới một con dao. Thật là kinh khủng.
Chúng ta có con trăn đó nơi ta. Như thế thì làm thế nào? Phải thoả mãn con trăn đó.

1 MÔN ĐỒ : Dục tính?

TIÊN SINH : Các bạn không tưởng tượng được những cấm kị về phương diện tính dục ở Đông phương. – Sau 7 tuổi, trai gái nhất định phải ăn ở riêng biệt. Một đứa trai sau 7 tuổi không được lân la trong phòng the của mẹ, cũng như đứa gái không được bước chân vào phòng cha. Cho tới quần áo của chúng cũgn không để chung lộn. Thật là tuyệt đối phi thường.
Nguyên lý là phải tách rời ÂM và Dương để hai bản chất đó phối hợp chặt chẽ sau ngày kết hôn.
ở Phương Tây, thì không phải vậy, Ở đại học đường Harward chẳng hạn, có 30.000 sinh viên nam nữ học chung, hỗn độn….
Sự chung đụng rất là bừa bãi, và có rất nhiều nữ sinh viên đã từgn trải sự “làm tình” với cácbạn trai. SỰ cấm kị không có ở Mỹ và đó là nguyên do của bao nhiêu sự mâu thuẫn, bao nhiêu sự xung đột.Tôi chưa hề gặp một người chồng hay một người vợ hạnh phúc sung sướng,có hơn 50/100 tới 60/100 cặp bỏ nhau.
Theo tôi thì người con gái và người con trai muốn lấy nhau phải có cái khoảng ít hơn hết là 180 ngày giữa ngày sinh của 2 người. Như tôi sinh ngày 18-10, còn Lima ngày 17-04. Chúng tôi luôn gắn bó nhau từ 30 năm nay.Có bao lần tôi cố đuổi bà ấy đi…nhưng không thể được.
Vấn đề căn bản và khó khăn nhất là phải tách rời Âm và Dương để rồi kết hợp chúng nó mãnh liệt hơn.
Dù sao, các xứ thần đạo Thiên chúa cũgn không giữ các điều cấm kị và tính dục, thế nên những sự bạc tình, bạc nghĩa, thất tín, nổi dậy nhân danh sự tự do. Thật là đau buồn.
Hiện giờ thì nước Nhật đã bị Mỹ hoá.
Khắp nơi, người ta chứng kiến những sự đổ vỡ những thảm trạng trong xã hội…May ra ở thôn quê có thể còn có những cô gái nề nếp gia truyền
Thành thị đã bị QUốc tế hoá.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:31 AM