IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> TRIẾT THUYẾT OHSAWA - TẬP 3
Cristal
bài Jun 21 2007, 08:48 PM
Bài viết #1


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 13-07
Buổi sáng

TIÊN SINH: - có gì tốt đẹp hôm nay, bà Legaye?
- Tôi rất được sung sướng
- Không có gì tốt đẹp khác, thưa bà?
- Tôi luôn luôn sung sướng.
- Mọi người đều được sung sướng! Lời chào hỏi chân thực !- Tôi có nhận một cái thư kỳ thú hôm qua, nhờ bà đọc lên:
- “ Lima yêu dấu, Tiên sinh thân mến:
Tôi được biết phương pháp dưỡng sinh nhờ ở một tai nạn nó làm tôi gãy mất 9 răng (dents). Nhờ ở Tiên sinh mà tôi kiếm lại được 5 Dan! Mấy cái Dan ấy làm tôi vui sướng hơn là tìm lại được mấy cái “dents” kia, nhưng tôi cũng e sợ làm mất nó bởi những sự lệch lạc phương pháp mà tôi hay mắc phải. Tôi cảm ơn Tiên sinh nhiều, tôi nhai cơm không còn đau đớn gì nữa, sung sướng quá! Ở paris, mấy ông nha sỹ đắt lắm, còn Tiên sinh thì không đòi hỏi gì cả, Tiên sinh cho không những cái Dan của Tiên sinh. Vì thế mà chúng tôi rất hoan hỉ hiến cho Tiên sinh những cái mà chúng tôi tiết kiệm về tiền mua thức ăn, tiền bác sỹ, tiền nhà thương, nhà thuốc, tiền đám ma…. Cái diễm phúc của chúng tôi là công trình của Tiên sinh, và trong mọi công trình luôn luôn phải có sự tu bổ liên tục, nó không, nó không khi nào hoàn toàn chấm dứt. Tiên sinh hoạt động không mệt mỏi để Vô Biên âu yếm ấp ủ chúng tôi cho đến khi yên nghỉ cuối cùng; khoan dung thay Âm Dương! Âm Dương là tất cả! và Âm Dương thương mến nhau càng mãnh liệt tới cùng.
Tôi cũng thương mến Lima và Tiên sinh vô cùng
Đứa con gái không ngoan ngoãn của Tiên sinh”
TIÊN SINH : – Âm và Dương phối hợp, Âm và Dương là tất cả và chúng nó yêu thương nhau càng mãnh liệt tới cùng. Âm và Dương không tách rời nhau được nhưng luôn luôn là đối nghịch, các bạn đừng quên điều đó. Nếu vợ chồng các bạn không đối nghịch nhau, thì là hai người không phải là Âm và Dương mà hai người là Âm và Âm hoặc Dương và Dương. Nếu hai người không đối chọi nhau nghĩa là đã quá hợp nhất. Âm phải là Âm luôn luôn tới cùng và Dương phải là Dương luôn luôn tới cùng, và như thế suốt đời hiện hữu của các bạn, nhưng trong cảnh giới vô hình các bạn chỉ là Một. Trong cái đường xoắn ốc, ở nơi trung tâm, có hàng tỉ đường xoắn ốc mà mỗi trung điểm của mỗi xoắn ốc đều khác biệt. Trong Vô biên, trong Hư vô chúng ta đều là Một.
1 MÔN ĐỒ : - Nếu thật sự một bên là Âm và bên kia là Dương, thì không có sự tranh đấu, mà có sự lôi cuốn, một sự cảm thông.
TIÊN SINH : - Sự tranh đấu, đó là sự thu hút. Người Mỹ và Việt Cộng kết hợp nhau, nhưng thật là quá hung bạo, cái khoảng cách quá xa. Rồi đây họ sẽ hoàn toàn hợp nhất, hỗn hợp.
Các bạn có đọc quyển sách của tôi nhan đề “ Lịch sử nước Trung Hoa từ 10.000 năm trở lại đây” nó rất thích thú. Lịch sử Trung Quốc cho chúng ta biết rất nhiều gương của cái Công bằng Âm Dương. Bạn biết hoặc nghe nói về Vạn Lý Trường Thành không? Nó dài tới 1.000 km. Người phương Bắc luôn luôn man rợ hung dữ vì nó ở xứ Âm. Bởi nơi sự lạnh lẽo, người ta càng mạnh dạn hơn lên, như người Xô Viết. Phương Nam không khi nào thắng được phương Bắc. Trong lịch sử Trung Hoa, khoảng 10.000 năm luôn có chinh chiến, tranh đấu khắp nơi, nhưng phương Nam không hề đánh bại được phương Bắc, vì thế Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để tự vệ. Nhưng sau 300 năm, tất thảy các người man rợ kia đã bị văn minh hoá và trở thành người phương Nam.
Cũng hệt như sự tranh đấu giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông ở Nhật Bản là luôn luôn chuyên chế, không phải như ở đây! Người đàn ông Nhật luôn luôn chuyên chế, độc tài, tàn bạo…nhưng rốt cuộc rồi người đàn bà Nhật lại bảo vệ người đàn ông.
Dân tộc Âm chiến thắng mãi mãi. Sơ khởi thì người Dương ở phương Bắc chế ngự, như những người Viking ( hải tặc ở miền Bắc Âu châu khi xưa), người Anh đã chiếm cứ rất nhiều thuộc địa.
* Đây là một tờ báo rất thực tế, rất thú vị “Cảnh tượng thế giới” (Spectacles du monde). ở mỗi trang các bạn thấy những danh gia, luôn luôn “tam bạch”, đó là nguyên nhân của các sự đụng chạm trên hoàn cầu thế giới. Cảnh tượng thế giới do những người tam bạch đó tạo lập …thật là ý nghĩa, thật là lạ thường.!
* Đây là một tin tức mới mẻ: Người mà trong toàn thế giới người ta gọi là Bác sỹ Hoa sen”, rất tiếng tăm ở Nhật bản mới từ trần, 82 tuổi, năm 1952 ông ấy tìm thấy ở nơi bùn lầy còn tồn tại từ 2000 năm nay, một hạt sen, một hạt sen 2000 năm tuổi ! Và ông ấy đã thành công làm nó mọc lên và trổ hoa! Ông ấy là một 1 MÔN ĐỒ : của tôi, theo tôi chừng 30 năm nay….Thủa đó ông ấy là Giáo Sư Đại Học Trường Tokyo…hai ông bà đều thụ giáo thuật dưỡng sinh….ông ấy sống rất vất vả, nghèo khổ vì cái nghệ thuật lương thiện trồng cây của ông không kiếm được nhiều tiền.
* Bây giờ chúng ta luận bàn về Hình học:
Con đường ngắn nhất giữa hai điểm là đường thẳng, đó là cái mà các bạn đã học hỏi ở trường học. Nhưng giờ đây… thời kỳ mà các bạn cắp vở đến trường đã qua rất lâu rồi. Thời gian qua rất mau. Bây giờ các bạn hãy phê bình cái định lý ấy. Các bạn nghĩ thế nào ngày nay? Hồi còn nhỏ, các bạn bị ép buộc phải nuốt trộng, phải ghi vào trí nhớ, còn bây giờ các bạn được phép phê bình không câu nệ gì cả!
1 MÔN ĐỒ : - Đường thẳng không có được.
TIÊN SINH : - Không có đường thẳng à ! Như vậy thì cái định lý trật rồi. Câu trả lời luôn luôn phải tích cực, nhất là lời phê bình.
1 MÔN ĐỒ : - Là vì chúng ta ở trong một cảnh giới hữu hạn, cái đường ấy đối với chúng ta có vẻ thẳng, nhưng chúng ta phóng tầm mắt đến vũ trụ bao la, thì ta nhận thấy rằng tất cả đều hình cong, theo đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Thế thì bạn cho chúng ta một bằng chứng.
1 MÔN ĐỒ : - Thí dụ như quỹ đạo của ánh sáng, từ một ngôi sao, khi đi gần mặt trời, nó thành một đường cong.
TIÊN SINH : - Hãy cho tôi một lý giải đầy đủ hơn, Hình học rắc rối lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Con đường ngắn nhất là con đường mà người ta trải qua với một thời gian ngắn nhất. Bởi là tất thảy đều do đường xoắn ốc sáng tạo, con đường ngắn nhất có lẽ phải là một đường xoắn ốc.
TIÊN SINH : - Chúng ta hãy định nghĩa con đường thẳng. Theo triết lý của chúng ta, hình học giản dị hơn nhiều. Người ta có thể tuyên bố rằng con đường ngắn nhất giữa hai điểm, điểm khởi hành và điểm cuối cùng, phải là một đường cong vô tận. Cái khoảng cách vô cùng là con đường ngắn nhất. Các bạn hiểu chứ ? Con đường ngắn nhất, bất cứ nơi nào, là con đường dài nhất, vô cùng tận. Các bạn hiểu nhiều hơn chứ?
1 MÔN ĐỒ : - Về hình học thì không.
TIÊN SINH : - Không phải về hình học, mà về hình học của nguồn sống. Hình học Euclide giới hạn trong không gian, và bất kể thời gian, như thế nó là một sự khai nguồn không có sự sống, nó là một lý thuyết phá hoại, một thuyết phân tích. Các bạn hãy cho tôi một ví dụ để chứng minh rằng con đường ngắn nhất là con đường dài nhất?
1 MÔN ĐỒ : - Để trị lành một chứng bệnh, người ta không nên dùng phương pháp ngắn nhất, cái phương pháp Tây phương bằng thuốc men, mà phải chọn cái phương pháp lâu dài hơn, chắc chắn hơn là thuật dưỡng sinh.
TIÊN SINH : - Có ý nghĩa, nhưng không được đúng lắm
O.Dupont- Nếu người ta chú ý đến cái đơn nhất, thì ở vào thời hiện tại không có khoảng cách giữa hai điểm.
TIÊN SINH : - Các bạn hiểu chưa? Con đường ngắn nhất là cái vô cùng. Thế thì chúng ta áp dụng cái đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Ai cũng hiểu cả vấn đề chứ? Xin bạn lý giải thêm một ít, bạn thu gọn nhiều quá.
O.Dupont- Nếu người ta cứu xét một điểm, thì quan điểm đối tính (nhị nguyên) phát hiện vì người ta bày rõ cái điểm ấy một phía và cái gì không phải điểm ấy một phía. Tất nhiên nó là một quan điểm tiêu cực. Thế mà ở Triết lý của chúng ta, ta phải nhìn vào cái đơn nhất, chúng ta phải là người Nhất nguyên. Cái khởi điểm phải được đưa sâu trong Vô biên. Nếu chúng ta nhìn cùng lúc 2 điểm, thì tệ hại hơn biết bao nhiêu, chúng ta sẽ hai lần “ Nhị nguyên”, và như thế, ta chỉ có những biểu diện của Vũ trụ, những hình dáng của cái năng lực vô biên.
Không có khoảng cách giữa hai điểm ấy, và cũng không có lý do để phân biệt chúng nó.
TIÊN SINH : - Đó là một sự giải thích rất rành mạch của một vị giáo sư toán học. Này các bạn chắc các bạn không vui thích lắm khi học hỏi cái hình học này, phải không các bạn.
1 MÔN ĐỒ : - Thưa Tiên sinh, không.
TIÊN SINH : - Thật là khó hiểu, vì không thực tiễn lắm và chỉ trừu tượng, và đâu chỉ là một gia ước. Ông Cloarec nghĩ như thế nào? Yêu cầu bạn pha loãng thêm lý giải của ông Dupont, nó bị thu gọn quá, và thông thái quá.
Ô. Cloarec- Nó lộn xộn quá làm tôi không thấy biết lối đi.
TIÊN SINH : - Bạn phải tự xoay sở chứ, và không được nói: “ Tôi không biết”. Thí dụ như tôi hỏi bạn sớm này ông ấy ăn gì, và bạn trả lời thưa tôi không biết, thì bạn tỏ ra khinh mạn. Bạn cứ hỏi ông ấy, ông ấy sẽ nói cho bạn biết rồi bạn nói lại với tôi. Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, bạn không nhìn nhận cái đó à.
Ô. Cloarec- Không tới nước đó! Nhưng về phương tiện thực tiễn, cái đó có công hiệu gì.
TIÊN SINH : - Nhưng mà trong đời sống thông thường của chúng ta, trong thế giới này, người ta luôn luôn có một khởi điểm và một mục đích, và để trải qua con đường đó chúng ta chọn cái phương tiện do hình học của học đường hay là chúng ta noi theo cái hình học Triết lý. Bạn chọn cái nào?
O.Dupont- Tiên sinh cũng có nói rằng con đường dài nhất là con đường đem ta đến vĩnh cửu và sự phổ hiện (omniprésence) (1) nó cũng là con đường ngắn nhất với ý nghĩa nếu ta dứt bỏ những gì ta học hỏi do thói quen do truyền thống từ sơ sinh, những sự thu thập khó khăn và dai dẳng nếu ta dứt bỏ tất cả và nếu ta đạt được trực giác, đó là con đường ngắn nhất.
TIÊN SINH : - Như vậy có được rõ rệt phần nào không? Người nào chưa hiểu phải hỏi: trong đời sống, để thực hiện ước vọng của các bạn, các bạn phải đi con đường ngắn nhất, nếu các bạn do theo hình học, nhưng các bạn muốn theo triết lý của chúng ta các bạn phải chọn lấy con đường dài nhất, con đường vô hạn định. Hình học cũng như y học phải được thực tiễn, cái hình học của trường dạy hay hình học Euclide chỉ được thực tiễn trong một địa hạt nhỏ nhất. Tất thảy những ai đã học hình học một cách sâu sắc, không áp dụng nó rành rẽ lắm trong đời sống hàng ngày. Ta phải cứu chữa hình học. Có người nào không hiểu cái lý giải này không?
1 MÔN ĐỒ : - Thưa tiên sinh tôi theo dõi, nhưng tôi vẫn tìm….
TIÊN SINH : - Con đường ngắn nhất là con đường dài nhất, dài vô tận, hay là cái vô biên. Bạn đã hiểu những danh từ, nhưng cái nghĩa sâu kín thì….? Bạn Cloarec, tôi chờ bạn….
Ô. Cloarec- Tai tôi nghe những danh từ, tôi cố gắng thấu hiểu…. tôi chắc chắn tôi không phải là người duy nhất, có nhiều bạn nơi đây như tôi.
TIÊN SINH : - Ai đồng ý với Cloarec? (nhiều thính giả dơ tay lên). Ồ, có nhiều quá! Như vậy là một vấn đề xem như giản dị, mà thật ra nó rất khó khăn, rất sâu sắc. Có lẽ các bạn chỉ hiểu một cách mập mờ.
1 MÔN ĐỒ : - Cái điểm thứ nhì cũng ở tại vô biên nữa chăng Tiên sinh?
TIÊN SINH : - Không cần thiết. Trong thế giới này, có bao nhiêu là điểm. Khi khởi đầu từ A, người thì muốn tới B, người thì tới C…và mỗi người đều cố gắng vượt qua cái khoảng cách đó một cách nhanh chóng hơn hết.Thí dụ như một sinh viên tìm kiếm con đường ngắn nhất để thành một vị giáo sư hay hiệu trưởng, một người khác thì tìm cách làm giàu… luôn luôn có một khoảng cách.
Ô. Cloarec- Lúc nãy Tiên sinh có hỏi ai không hiểu thì đưa tay lên. thế thì tôi xin đề nghị các bạn nào không đưa tay thay phiên nhau đến giải thích vấn đề.
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, rất thành thật, tôi hoan nghênh bạn. Như vậy thì mời người cha của 8 đứa con lên đây. Ông ấy đâu rồi?
1 MÔN ĐỒ : - Ông ấy đã ra khỏi nơi đây rồi.
TIÊN SINH : - Ồ! rất tiếc… Các bạn phải làm quen với con người đó. Ông là một giáo viên và có nuôi 8 đứa trẻ mà ông lượm ở các nẻo đường. 2 gái và 6 trai. Ông đi đâu cũng đem đám đó theo. Thật là ngoạn mục. Ông ấy sẽ xin thôi việc để mở một trường tư thục “dưỡng sinh” và sẽ lượm thêm cho có 15 đứa. Là một người breton, ngụ cách đây 50km.
Ô. Taieb- Tôi có ví dụ vừa dễ, vừa cụ thể,cái vòng trong và cái điểm. Cái khoảng cách giữa cái vòng và tâm điểm của nó là một đường thẳng. ở trung tâm, tôi có một điểm, nhưng là điểm gì? Nó luôn luôn là một vòng tròn là vô biên, là sâu vô tận: như thế thì con đường ngắn nhấtg trở thành con đường dài nhất.
TIÊN SINH : - Đây là một nhà siêu hình học. Các bạn có hiểu gì không?
1 MÔN ĐỒ : - Không
TIÊN SINH : - Thật là khó thuyết phục được mọi người. Cũng như phương pháp dưỡng sinh, các bạn có thể tưởng tượng bao nhiêu khó nhọc tôi phải vật vã trải qua suốt 52 năm trời để ngày nay đến được nơi này. Như thế con đường dài nhất hay ngắn nhất cũng thế thôi. Các bạn hãy nhìn cái bảng 7 giai đoạn phán đoán, các bạn sẽ tìm ra tất cả các câu trả lời. Giai đoạn 7 là hạnh phúc vô cùng tận,là công bằng tuyệt đối….Đối với ai ở vào giai đoạn xét đoán ấy, tất thẩy là vui thú, tất cả đều hay ho thú vị, tất cả đều tốt đẹp. Nhưng mọi người đều bắt đầu từ giai đoạn thấp nhất: sự thèm khát, sự tham vọng, sự thèm muốn, muốn hết, nuốt trộng tất cả… cho đến giai đoạn 7. Phải vậy không các bạn? Nhưng nếu các bạn đi thẳng đường, từng giai đoạn một vừa nuốt từng cái một…. các bạn phải để bao nhiêu năm? Phải trải qua hàng thế kỷ chứ? Con đường ngắn nhất để đi đến hạnh phúc bất tuyệt phải được chọn kỹ càng, nếu không các bạn sẽ đến đích vào buổi chiều tà của đời sống các bạn. Đoạn đường đó là sự thấu hiểu vô biên, là sự thấu triệt chân không. Các khoa học gia đã đạt đến chân không nhưng họ không biết gì về chân không, vì là đối với họ, chân không là cái “Không” vô giá trị. Đối với chúng ta, vô biên là cái sung mãn trọn vẹn, nó sáng tạo ra sinh động tất thảy. Thật là rất khó tìm được người thấu hiểu cái đó ở phương Tây. Ở Nhật Bản, tất thảy mỹ nghệ, kỹ thuật, tất cả các nhà khoa học dẫn dắt chúng ta đến Vô biên, đến giai đoạn 7. Vì là sự giáo dục ở phương Tây là giáo dục nghề nghiệp hoặc kỹ thuật, có nghĩa là sự giáo dục nô lệ. Cần phải sáng tạo con người tự do. Cần phải mở cái màng che lấp trí xét đoán. Tại sao các bạn muốn trở thành một hoạ sỹ danh tiếng, một nhạc sỹ hay ca sỹ…? Nếu các bạn là một hoạ sỹ danh tiếng nhất, một nhạc sỹ tài ba nhất mà các bạn vẫn đau khổ…như thế nghĩa là gì? Trước hết hãy bám lấy cái nghệ thuật hay con đường để đi đến hạnh phúc vô biên, tự do vô lượng, phải không các bạn? Con đường không dài đâu, chỉ thực hành thuật dưỡng sinh. Các bạn chỉ có nhai, nhai , nhai, đó là con đường ngắn nhất. Nhưng nó khó khăn làm sao! Giản đơn chừng nào, khó khăn chừng nấy.
* Muốn trị lành căn bệnh “Ngạo mạn” thật là khó khăn vô cùng, có thể nói là vô phương do sự giáo dục ở trường học hoặc do giáo pháp Tây phương. Càng học ở trường bao nhiêu người ta càng trở nên kiêu căng! Làm sao dung hoà hai giáo pháp đó: Giáo pháp Tây phương và giáo pháp Đông phương.? Cái thì dạy về vô biên, cái kia thì dạy tương đối.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách chỉ dẫn một gương mẫu tốt đẹp.
TIÊN SINH : - Một gương mấu sống động thì hay lắm.
1 MÔN ĐỒ : - Bằng cách dạy dỗ trẻ em.
TIÊN SINH : - Trẻ em thì hiểu biết mau lẹ hơn.
1 MÔN ĐỒ : - Cúng phải trị lành càng nhiều càng hay những người bệnh hoạn vì chính những người này rất nhạy cảm. Những người bị bệnh nặng thì rất dễ thuyết phục họ lắm và họ rất dám làm.
TIÊN SINH : – Nói như thế thì mọi người đều phải một lần bị bệnh nặng.
1 MÔN ĐỒ : - Có biết bao người kiêu nạm ở đời mà chúng ta sẽ thất bại vì họ! Người khinh mạn luôn luôn tìm lý lẽ để đánh đổ người khác!
TIÊN SINH : - Thật rất đúng, vậy chúng ta phải học hỏi thêm nữa, sâu sắc hơn nữa tính kiêu căng.
1 MÔN ĐỒ : - Nó là sự ngu muội, sự vô minh?
TIÊN SINH : – Có rất nhiều người…muốn làm sáng tỏ vấn đề, ta phải lý giải vấn đề trước đã. Phải biết căn nguyên của nó. Phải tìm kiếm giáo pháp phương Tây và của giáo pháp Đông phương , rồi so sánh, ngay bây giờ đây, chúng ta sẽ có ngay.
1 MÔN ĐỒ : - Khoa học và thuyết duy vật là nguyên nhân.
TIÊN SINH : – Nhưng tại sao khoa học là duy vật và tại sao nó phát triển ở Tây phương.
1 MÔN ĐỒ : - Vì nó phù hợp với quan niệm đối tính về các sự vật.
TIÊN SINH : - Tại sao thuyết Nhị nguyên phát sinh tại Tây phương?
1 MÔN ĐỒ : - Triết lý Đông phương là Âm, còn triết lý của chúng tôi ở Tây phương la Dương.
TIÊN SINH : - Tại sao có sự khác biệt như vậy?
1 MÔN ĐỒ : - Tại phong thổ, thời tiết, cách sinh sống, tại nơi tôn giáo sai lệch…
Không có gì phải bận tâm, bởi vì cái gì Dương sẽ biến thành Âm, và cái gì Âm sẽ biến thành Dương.
TIÊN SINH : – A ha! Đông sẽ biến thành Tây, Tây sẽ biến thành Đông, có một tia sáng rồi! Phải thế này không: người giàu sẽ trở thành người nghèo!Nếu người ta hiểu được hai con đường đó, hai chiều ngược đó; cái đi và cái trở về, thì người ta sẽ thấu hiểu tất cả. Tất thảy những khó khăn sẽ biến mất! Thôi, tôi để yên các bạn, tôi để các bạn suy tư, và xin các bạn trả lời ngắn ngủi các vấn đề.
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Cristal
bài Oct 31 2007, 09:31 PM
Bài viết #2


Advanced Member
***

Nhóm: Members
Bài viết: 51
Gia nhập vào: 20-June 07
Thành viên thứ.: 33



CUỘC THUYẾT LUẬN NGÀY 18-8-1965
BUỔI CHIỀU

O. Taieb - -Tôi không hiểu tại sao “phân tử” của “thể hơi” di động, còn phân tử của thể rắn lại đông cứng.
Nhưng với Vô song nguyên lý chúng ta hiểu rất dễ dàng các hiện tượng đó?

TIÊN SINH : Các khoa học gia lý giải như thế nào?

Ô.Taieb- Họ giải thích một cách biểu kiến. Họ quan sát như người ta xem một phim hát bóng, và họ nói: Đây này trong thể hơi, các phântử di động, trong thể rắn chúgn nó không nhúc nhích như họ kể một chuyện đời xưa vậy.

Ô. Baudry- Họ không giải thích, họ tự mãn khi tả hiện tượng một cách bóng bảy, một cách máymóc mà không nói được cái lý của hiện tượng,

TIÊN SINH : Phân tử sinh hoạt như thế nào trong thể khí

O.Levy- Phân tử chuyển động bất tuyệt cũng như ở thể lỏng, khi người ta để vào mó một cái gì li ti như hạt phấn hoa, người ta trông thấy cái chuyển động đó gọi là “mouvemnet brownien” do tên của khoa học gia Robert Brown

TIÊN SINH : Tại sao người ta không lý giải hiện tượng đó?
CŨng như trong chất rắn, người ta nói các vi phân tử electrons chuyển động không ngừng, nhưng họ không giải thích được, họ chỉ quan sát mà thôi.
Giả tỉ như trên sân khấu, người ta thấy diễn viên nam nữ tới lui, nhưng người ta khôngbiết cốt truyện như thế nào? Y vậy, các nhà khoa học giống như những người du lịch ngoại quốc không biết ngôn ngữ xứ họ viếng thăm.\
Thế thì bạn lý giải thế nào với Triết lý của chúng ta?

Ô. Taieb – Chúng ta biết do sự quan sát thường ngày rằng có hai hiện tượng Âm –Dương. Bành trướng và co rút
Cái căn nguyên của cái nguyên độgn lực thúc đẩy những phát lộ đó đến từ ngoại biên , nó phát sinh một hình thể càng đông tụ lại càng tới tâmđiểm, và khi nó đôgn tụ , nó lại càng phát sinh một năng lực cực mạnh đông cứng tất cả các tế bào, các phân tử
Nhưng với nhiệt lực chúgn nó di chuyển.

Ô.Levy- cái gì không động là không sống, tất thảy đều di dộng, thànhthử cái chuỷen động của phântử là một sự thayđổi bất diệt ở mọi giai tầng, cho tới giai tầng vi tế , cực vi tế.
Vả lại ở mức độ đó, những di chuyển từ Âm qua Dương cực kỳ mau lẹ không thể lường được.

TIÊN SINH : Nhưng ai là chủ động. Năng lực nào?

Ô.Taieb_ Đó là vòng biên đi vào trung điểm

TIÊN SINH : Nhưng theo anh, vòngbiên là cái gì?

Ô.taieb- Là cái vĩ đại hơn cả, cái ngoại thể ,nó cụ thể hoá cho tới cái phân tử vi tế nhất.

TIÊN SINH : Có rõ ràng không? Ai cũng hiểu cả à? Bạn không hiểu hãy nói anh ấy.

1 MÔN ĐỒ : Một khi nó đọng lại , nó không còn hướng tâm được, nó có giữ mãi tình trạng cô đọng hay không?

Ô.Taieb – Khi nó vào trung tâm, nơi cực Dương nó lại trở thành cực Âm, tất nhiên nó ly tâm và đi ra ngoại biên, Chính cái bên ngoài hướng tâm và cô đọng tại tận cùng trung điểm. Nó phân biệt tất cả các hiện tượng.

TIÊN SINH : Các bạn hiểu chứ? Này ANH Taieb, người ta không hiểu bạn kìa.

Ô.levy- Chúng tôi có viếng Trung tâm phát minh và có đi xem chỗ họ trình bày “Sự chuyển động trong chất lỏng do tia sáng vũ trụ .
Vô số tia sáng xuyên qua bồn chứa nhiều thước khối nước, rồi đến chúng tôi, nó xuyên qua cơ thể chúng tôi. Tất nhiên là chúng tôi cảm nhận nó bằng những xáo trộn trong cơ thể.

TIÊN SINH : Các bạn hãy tưởng tượng một hội trường có 3 triệu dân, họ đâu có đứng yên, họ chuyển động. Tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Họ thu hút lẫn nhau

TIÊN SINH : Chúnh thế, có sự thu hút lẫn nhau, mà cũng có sự thối thoát lẫn nhau. Phải vậy không?
Có cái Âm thu hút Dương, cái Dương thu hút Âm cũng như cái xô đẩy Dương và Dương, Âm và Âm. Đây là lạnh kia là nóng.Mỗi mọi di động đến kẻ này hay ngươì khác.
Cũng như vào mùa nghỉ hè, dân thành phố paris di tản ra ngoại ô, ra đồng quê , lúc đó lại có những người ngoại quốc ùn ùn tới.
Có hai yếu tố , nội và ngoại, Âm và Dương, bối cảnh là thời tiết, nhiệt độ , không khí….bên trong là cái bản chất Âm hay Dương, có hai nguyên nhân của sự chuyển động của mỗi phân tử.
Các bạn hiểu chưa?
Như thế Âm và Dương thu hút nhau với tốc độ càng nhanh, nhưng không hề đụng chạm nhau, tới gần nhau ở một khoảng cách nào đó chúng nó lại tách xa nhau, thành lập những đường xoắn ốc, nhưng không khi nào hỗn hợp nhau.
Âm là Âm, Dương là Dương cũgn như đàn bà là đàn bà, đàn ông là đàn ông. Họ lấy nhau nhưng đàn ông không thành đàn bà.
Đây là nguyên nhân , các bạn đã hiểu các chuyển động bất diệt đó chứ?
Nhưng cái tính chất Âm và cái tính chất Dương từ đâu đến. Nó đến từ đường xoắn ốc phát xuất Dương ở tâm điểm và ÂM ở vòng ngoài.
Âm và Dương thu hút nhau.Dương hút Âm tuỳ cái rộng lớn của vòng ngoài, thì ra Âm lớn hơn, cực Âm . Nhưng Vòng ngoài càng lớn rộng tâm điểm càng to, và nhờ thế cái động năng càng mạnh thì cực Dương.
Vấn đề hai: Tại sao phân tử chuyển động mạnh với sức nóng?

1 MÔN ĐỒ : Nhiệt năng là một yếu tố Dương, sự thu hút giữa Âm và Dương phát sinh dồn dập.

TIÊN SINH : Chưa đúng lắm.

Ô. Taieb- Nhiệt năng là một trạng thái qui tụ vào trung tâm, mà nó có khuynh hướng Bành trướng.Nó hình như là Dương nhưng lại ly tâm lực,nó di tản và nó nguội dần.

TIÊN SINH : Rất hay, rất hay. Biến hiệu Nhiệt năng là Dương mà bản chất nó là Âm , nó bành trướng
Nhiệt năng là Dương, nhưng bức xạ nhiệt là Âm, Nó tản mát các phân tử. Nhưng Dương ở Trung điểm bắt lấy tất cả bức xạ nhiệt là Âm, bởi thế tất cả bức xạ Dương trôi lờ lững đều bị hút, hoặc nó xô đuổi bức xạ Âm, Ngược lại các phân tử Âm trôi lơ lửng trong vũ trụ đều bị trung tâm Dương thu hút.

Ô. Taieb - Sự kiện đó giải thích tại sao các Đại thiên hà xô đẩy nhau, chúng nó Âm ở vòng ngoài và Dương ở bên trong. Nhưng các hành tinh ở trung tâm thu hút nhau, càng tiến vào vị trí mặt trời.

TIÊN SINH : Cái lý thuyết cho rằng tất cả vũ trụ bành trướng là sai, vì bởi Dương xô đuổi Âm, bức xạ Âm. Dương thì tự do còn phân tử Âm thì bị thu hút vào trung tâm.Người ta chỉ thấy phân tử Dương khi nó tách xa ra mà không thấy những cái vô hình Âm khi nó quy đọng, cô tụ lại.
Như thế thì Nhiệt có hai chức năng: bành trướng và quy tụ, thu hút. Các bạn hiểu chưa? Cái quy tụ không thấy được, nó vô hình.Còn cái bành trướng, ly tâm là thị kiến được, thấy được, vì bởiđó là những phân tử dương.
Người ta chưa hề lý giải sự kiện đó: Tại sao sức nógnlàm chuyển động bất cứ thể rắn, thể lỏng, thể hơi nào? Nó gây sự tản mát.
Chúgn ta hãy đọc Lapp:
Thể hơi hỗn hợp nhau dễ dàng và cùng nhau khuyếch tán. Một chai nước hoa mở nút sẽ xông toả hương thơm khắp phòng, vì nước hoa bốc hơi, các phân tử khuyếch tán và lan rộng nhờ sự di chuyển của không khí. Không khí tự nó là một hỗn hợp các thứ khí, dù là Bắc cực hay ở rừng sâu vùng xích đạo,nó vẫn có gần gần đồng tỉ lệ Thán khí, Oxy và các thứ khí khác.
Thể hơi không có hình dạng thiên nhiên riêng biệt ,nó rập theo khuôn khổ của bất cứ đồ chứa nào.
Ánh sáng đèn neon uốn nắn theo tất thảy hình dáng của ống pha ly
Hơn nữa dung lựợng của thể hơi biến đổi tuỳ sức ép và nhiệt độ. Một trái bong bóng trương giãn khi nó vượt lên không khí nhẹ , vì bởi sức ép thấp, nó co rút lại khi có một lùm mây che mất mặt trời.

TIÊN SINH : Thế thì bây giờ các bạn hãy giải thích cho tôi tại sao có 4 thể vật chất.

1 MÔN ĐỒ : Mỗi thể đều khác nhau tuỳ nhiệt độ

TIÊN SINH : Chúgn ta tưởng tượng một cái phòng chứa đủ các thứ chất ở thể khí
NHiệt độ xuống thấp, lạnh , càng lạnh
Có những thứ thành lỏng, các thứ khácthành rắn, có thứ khác laij thành hơi.,
Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, thể hơi lúc này thành lỏgn, thể lỏng thành thể rắn và đông lại

1 MÔN ĐỒ : Sự lạnh phát sinh sự co rút

TIÊN SINH : Cái đó đúng với một chất nào thôi, đối với chất khác lại không? Tại sao?

1 MÔN ĐỒ : đó là đặc điểm của mỗi vật thể

TIÊN SINH : Thế thì hãy giải thích những đặc điểm đó

Ô. Baudrry - Người ta có thể so sánh các thứ hơi với một đám đông người. Khi trời lạnh họ có khuynh hướng tụ tập với nhau, cọ sát nhau để khỏi bị lạnh. Nhưng các người Dương hơn, mạnh hơn, ít hay tập hợp. Họ chờ đến khi lạnh mới làm

TIÊN SINH : Các bạn thấy chưa? với nhiệt độ , người ta khám xét được bản chất vât thể. Khi cái nhiệt độ lên, cái di chuyển trước nhất là Dương
Nếu các bạn hiểu điều đó, thì các bạn có thể thay đổi bất cứ vật thểnào từ ÂM ra Dương vì bởi các bạn đã biết làm cách nào Dương hoá hay Âm hoá cơ thể của các bạn có phải vậy không?
Khi bạn thêm một ít chất Dương, bạn Dương hoávà khi bạn thêm lạnh vào bạn Dương hoá thêm lên.
Lapp nói; Thể hơi, khi nó bành trướng , nó càng trở lạnh. Nó tăng nhiệt lượng khi ta ép nó
Đâu nào? Các bạn phê bình coi?

1 MÔN ĐỒ : Ngượic lại là đúng hơn.

TIÊN SINH : Sự bành trưóng phát sinh sự lạnh. Thật là sai, Một lỗi lầm quan trọng.

Ô.Levy_ Khi một thể hơi trương giãn,có một nguyên nhân làm nó trương giãn

TIÊN SINH : Nguyên nhân nào làm nó trương giãn.? Sự trương giãn hay sự lạnh

Ô.Levy – là nhiệt năng

1 MÔN ĐỒ : là sự lạnh

TIÊN SINH : Một sự kiện rất đơn giản, mà không hiểu được

1 MÔN ĐỒ : thể hơi lạnh lên khinó trương giãn

TIÊN SINH : Thế nguyên nhân của sự trương giãn là gì?

1 MÔN ĐỒ : Là nhiệt năng

TIÊN SINH : Á á

1 MÔN ĐỒ : Là sự Dương hoá

TIÊN SINH : Sự trương giãn là Dương hoá à? Yêu cầu anh Baudry lý giải cho ai cũng hiểu

Ô. Baudry – trong một khuôn trường lạnh, tất cả các phân tử đều hội họp lại làm cho tất thảy nhiệt lượng của mỗi một hỗn hợp và lập thành một Nhân nhiệt. VÌ nhiệt lượng có tính qui tụ
Nhưng khi ngoại trường nóng lên, các phântử phân tán, nếu không cho chúng nó sẽ bị quá nógn, thế nên sự trương giãn phát sinh và nhiệt lượng bị giải tán khắp nơi, và sự lạnh phát sinh khi cái nhân nhiệt bị tản mát.

TIÊN SINH : Có rõ ràng không? Khi người ta làm lạnh một thể hơi,nó thành thể lỏng. Nếu các bạn hiểu xin lý giaỉ tại sao sự ước lạnh là Âm và sự rắn lại là dương. Tại sao ÂM sinh Dương?

1 MÔN ĐỒ : Vì nó muôốn giữ cái nóng

TIÊN SINH : Là một sự cố ý à? Vật chất mà có ý chí, KHôn gkhông, chúng ta thử tưởng tượng chúng ta quan sát các phân tử ở kính hiển vi điện tử….Chúng nó bị ướp lạnh, chúngnó đông đặc lại, quy tụ lại thành thử cái khoảng trú của chúng trống hơn chứ gì?

1 MÔN ĐỒ : Cùng lúc, chúng nó tụ họp với nhau

TIÊN SINH : Tại sao? Do năng lực nào? Mỗi phân tử cô đọng lại , được rồi…Nhưng chúng nó qui tụ cùng nhau cách nào? tại sao?

1 MÔN ĐỒ : Vì bởi cái Dương nóng bên trong hút các phân tử ở vòng lạnh bên ngoài

TIÊN SINH : Nếu ta chấp nhận rằng giải thích nó đúng, thì cái khoảng cách mỗi phân tử lớn ra….Nhưng tại sao tất thảy các phân tử tụ họp lại với nhau?

Ô.Levy – Như thế thì là một vấn đề triết lý.

TIÊN SINH : A há, cái giới hạn đây rồi, Đâu có ai để ý đến. Không hề có một giáo sư vật lý hay hoá học nào lý giải sự kiện đó.
Các bạn học thuộc lòng, thi đâuk bằng này bằng nọ,nhưng các bạn không suy tư.!

Ô.Levy- Ở giới hạn của vật chất vô cơ thì không có…

TIÊN SINH : Ở mực “vật lý hữu cơ” thì có thểlà như vậy. Cơ thể của các bạn bị bao bọc 1 lớp da nhưng không khí đâu có bị bao bọc, phân tử của nó tự do.
Nếu các bạn không hiểu tôi, các bạn có thể chế tạo thuỷ xoàn được bằng cách đốt nóng than đá vì trọng lượng nguyên tử của nó bằng hai lượng nguyên tử các-bon.
Nếu các bạn đốt trong một ống rỗng –không có không khí, nó thành lỏng, thành hơi, thành khí, rồi thì bạn đột ngột làm lạnh thì nó cô đọng lại thành “thuỷ xoàn” .Nếu mức độ lạnh cực thấp, bạn được thứ thuỷ xoàn cực trong suốt. Còn nếu bạn làm lạnh từ từ cũng như người ta làm cỏ Công ty General Electric, thì bạn đượcthứ thuỷ xoàn đen như than, nhưng rất rắn.
Đây là cách bí mật chế tạo thuỷ xoàn.
Rất giản dị! Nếu bạn làm ra được 1 carat thuỷ xoàn, nghĩa là 1/20 gram, bạn bán được 1 triệu quan cũ. Tại sao các bạn không chế tạo thuỷ xoàn? Các bạn sẽ sung sướng suốt đời !Dễ quá mà, cho tới tạo hoá còn làm được mà chẳng cần máy móc gì.
Bạn cứ để vào ống một ít đường trắng tinh khiết. Nó là cacbon, rồi bạn đốt lên, rồi thay vì đường, bạn có thuỷ xoàn. Thật là thú vị, rẻ tiền làm sao.

Ô.Levy- Vậy chúng ta đừng kích bác đường

TIÊN SINH : Nhưng họ làm đường quá lố, nhiều quá. Một ít được rồi để chế tạo thuỷ xoàn , đâu có cần tới hàng triệu tấn đâu. Quá nhiều và nguy hiểm làm sao.

1 MÔN ĐỒ : Nguy hiểm ngàn lần hơn thuỷ xoàn,

TIÊN SINH : Đúng vậy, nguy hiểm hơn thuỷ xoàn, vì người ta không tiêu hoá thuỷ xoàn được.
Còn đây các bạn đọc những điều quan trọng như thế đấy mà chỉ lướt qua rất mau…
Người ta không biết sức nóng là gì. Ngưoiừ ta tìm ra đơn vị của nó, gọi là Calorie.
Người ta không biết Ánh sáng là gì. Người ta tìm ra đơn vị của nó, gọi là Photon (quang tử)
Người ta không biết bản tính của nó
Chỉ là giả tưởng, thật là nghiêm trọng
Thôi, chúng ta đọc tiếp Lapp:
Cũng như chất lỏng , thể hơi và thể khí trôi cái dung tính đó cho phép nhưng hơi thiên nhiên thông chảy trogn ống dẫn hơi…
Có lẽ sự biểu lộ ngoạn mục hơn hết của những đặc tính của thể hơi là cái luồng chói loà mắt đẩy một hoả tiễn lên không trung….
TIÊN SINH : Có hơi huê dạng, nhưng không có gì đâu, chỉ là một hiện tượng
Tiếp theo: Người cổ Hy lạp tin chắc rằng Không khí có một mật độ , nên họ cho rằng nó có một trọng lượng, nhưng không chứng minh được bằng thực nghiệm 1 trăm năm sau Empedecle, Aristote quả quyết rằng trong tạo hoá không có khoảng trống.
Cái câu bất hủ “Tạo hoá sợ cái trống không” đủ để giải thích trong hơn 2000 năm những tác dụng của trọng lượng trong những khí cụ như : siphon, ống bễ thợ rèn, ống bom…

TIÊN SINH : Các bạn phê bình coi nào? Aristote nói: “Trong tạo hoá không có chỗ nào trống không” Nó trái ngược với những phát minh của khoa vật lý hiện đại tìm ra Trống không khắp nơi.
Các bạn suy nghĩ tại sao sự đông lạnh làm cho thể hơi thể khí thành thể lỏng hay thể rắn. Hãy ráng suy niệm vấn đề này.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
2 người đang đọc chủ đề này (2 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 7th July 2025 - 10:31 AM