![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
http://thucphamvuon.com/product-detail/185...ml#.U_1abWOWqW0
http://rcrd.agu.edu.vn/duanluamuanoi/ ![]() Gạo xát dối lúa mùa nổi này...! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
An Giang: Bảo tồn phát triển cây lúa mùa nổi
13/12/2013, 09:06:51 Tỉnh An Giang đã triển khai dự án Bảo tồn phát triển lúa mùa nổi, tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên) do Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) tài trợ từ năm 2013 - 2016. Sau đó bằng nguồn ngân sách, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục dự án kéo dài đến năm 2020, với kết quả khôi phục, bảo tồn 100 ha vào năm 2016 và mở rộng lên 500 ha vào năm 2020 để khôi phục mô hình canh tác lúa đặc sản của vùng Bảy Núi, sản xuất loại gạo sạch tuyệt đối. Việc khôi phục bảo tồn cây lúa mùa nổi còn với mục đích tận dụng rơm rạ để phát triển cây màu, tăng vòng quay cho vùng đất Bảy Núi lên 1 vụ lúa - 1 vụ màu/năm. Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, cho biết: cây lúa mùa nổi có đặc tính đa dạng sinh học với nhiều dạng giống lúa, thích ứng với điều kiện ngập nước sâu, chống được sâu bệnh, hạt gạo có độ dẻo, thơm, ngon cơm, còn có đặc tính thân thiện với môi trường, hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc hóa học nên không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Với ưu điểm này, bên cạnh tăng vụ cho đất, dự án còn nhằm khôi phục bảo tồn loại gạo đặc sản hiện nay đang dần bị mai một; đa dạng nguồn gen của giống lúa mùa đã bị thất truyền; xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ sạch tuyệt đối cung cấp cho thị trường và phát triển du lịch sinh thái vào mùa nước nổi. Để thực hiện tốt dự án, tỉnh An Giang chi 2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách xây dựng đê bao tạm để điều tiết nước cho tổng diện tích 100 ha đảm bảo mực nước an toàn theo nhu cầu cho cây lúa tăng trưởng. Nằm trong dự án, trường Đại học An Giang cũng tham gia nghiên cứu phân bón hữu cơ trên lúa mùa nổi để qua đó tác động cho độ dẻo, thơm của hạt gạo làm ra và tăng năng suất; thử nghiệm giống; mô hình cây màu xen canh lúa - màu có giá trị kinh tế cao như kiệu, bí hồ lô, sắn, cà tím, ớt; xây dựng thương hiệu “Lúa mùa nổi Thất Sơn” và tìm đầu ra cho sản phẩm lúa, màu. Hiện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cây lúa mùa nổi chỉ còn duy nhất ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi) tỉnh An Giang. Do năng suất loại lúa này rất thấp, chỉ đạt 3 tấn/ha nên diện tích lúa mùa nổi bị thu hẹp dần, hiện chỉ còn duy trì 70 ha tại xã Vĩnh Phước, Lương An Trà (huyện Tri Tôn). Theo tính toán của nông dân hiện chi phí cho cây lúa nổi khoảng 1 triệu đồng/ha, giá lúa thịt thành phẩm luôn cao hơn lúa thường từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Hiện nay, với năng suất lúa mùa nổi đạt 3 tấn/ha, giá bán là 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận là 12,5 triệu đồng/ha. Nếu tăng thêm vụ cây màu luân canh với lúa sẽ bổ sung lợi nhuận cho nông dân đạt từ 40 triệu đồng đến trên 200 triệu đồng/ha/năm, tùy loại cây màu./. Vương Thoại Trung -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 8th July 2025 - 10:56 PM |