![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
http://thucphamvuon.com/product-detail/185...ml#.U_1abWOWqW0
http://rcrd.agu.edu.vn/duanluamuanoi/ ![]() Gạo xát dối lúa mùa nổi này...! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,154 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-G...xua-va-nay.html
Trang chủ >> An Giang 24 Giờ >> Phóng sự - Ký sự Lúa mùa nổi xưa và nay Thứ bảy, 25/01/2014 09:49 (AGO)- Bây giờ, người ta nhắc đến lúa mùa nổi không phải chỉ để tìm về ký ức xưa mà đang nhìn nhận lại khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu, khả năng sống chung với lũ, bảo tồn đa dạng sinh học… của chúng. Đồng thời, tìm hướng đi bền vững để phục hồi dần giống lúa có sức sống kỳ diệu này. Lợi nhuận không thua lúa cao sản: Với đa số nông dân, sản xuất lúa mùa nổi đã trở thành ký ức xa xôi, cái thời mà một gia đình phải canh tác cả trăm công ruộng mới no cơm, ấm áo. Bởi, ngoài thời gian sinh trưởng kéo dài đến 6 tháng, năng suất lúa mùa nổi rất thấp, chỉ bằng 20 – 25% so lúa cao sản (thời gian canh tác 3 tháng). Có chăng, người ta còn “thương nhớ” lúa mùa nổi do canh tác phó mặc cho thiên nhiên, ít tốn công chăm sóc, thời điểm thu hoạch lại rơi vào cuối năm, giúp nhà nhà đón cái Tết rôm rả. Trong tình cảnh đất chật người đông như hiện nay, nếu vẫn phụ thuộc vào lúa mùa nổi thì có vẻ “đi ngược thời đại”. Tuy nhiên, với một số nông dân ở Vĩnh Phước và Lương An Trà, họ vẫn bám được với lúa mùa nổi do biết kết hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, thu hoạch lúa chỉ là thứ yếu, điều nông dân thật sự cần là phù sa được bồi lắng và thân rạ dài đến 3m của lúa mùa nổi – nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho hoa màu. ![]() Cánh đồng lúa mùa nổi ở Vĩnh Phước. Theo nông dân Nguyễn Văn Trống (xã Vĩnh Phước), đối với dân làm rẫy, việc tủ rơm rạ cho đất đóng vai trò rất quan trọng. “Đất ruộng sau khi thu hoạch lúa mùa nổi, nhiều người sẵn sàng thuê lại với giá 4 triệu đồng/công tầm cắt để canh tác 1 – 2 vụ màu (tương đương giá cho thuê cả năm đối với ruộng canh tác 3 vụ lúa/năm). Bởi, chỉ việc mua gốc rạ lúa mùa nổi để tủ đất đã tốn tới 3,7 triệu đồng/công” – anh Trống phân tích. Anh cho biết thêm, đặc thù của lúa mùa nổi là xuống giống khoảng tháng 5 âm lịch. Lúa giống không cần ngâm ủ, đất cũng không cần trục trạt như lúa cao sản, chỉ rải lúa khô từ 10 – 20 kg/công tầm cắt rồi cày đất lên để vùi hạt giống xuống (tránh bị chim, chuột ăn). Khi những cơn mưa đầu mùa rớt hạt, lúa giống sẽ nảy mầm và phát triển tự nhiên. Đến mùa nước nổi tràn đồng, cây lúa cũng lênh đênh theo con nước. “Theo quan sát của tôi, trong một ngày đêm, nếu nước lên 1,5 tấc, cây lúa vẫn phượt theo kịp, trừ trường hợp nước chụp nhanh quá mới bị chết một phần diện tích. Từ một hạt lúa giống, sẽ nở thành bụi lớn đẻ nhiều nhánh, trổ ra 9 – 10 bông. Lúa cao từ 2,5 - 3m theo mực nước lũ, rồi lại ngã nằm xuống khi nước rút. Đến lúc trổ, chúng lại “quỳ gối” hướng bông đứng lên, khi chín lại nằm xuống. Do vậy, chỉ có thể thuê thu hoạch tay với giá 1 giạ lúa/công tầm cắt. Khi cắt lấy bông lúa, phần gốc rạ sẽ phủ lên mặt đất dày cả tấc. Chỉ cần dùng cây vót nhọn đâm xuyên qua lớp rạ rồi bỏ hạt giống hoa màu xuống “hom” là lớp rạ dày sẽ giúp giữ ẩm đất, rễ hoa màu bám vào gốc rạ mà phát triển, vừa tiết kiệm nước, vừa tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật” – anh Trống chia sẻ. Với giá lúa mùa nổi bình quân 7.000 đồng/kg (cao hơn 1.000 – 1.500 đồng/kg so lúa thường), trừ chi phí hơn 400.000 đồng/công (1.000m2), nông dân thu lợi nhuận khoảng 1,2 triệu đồng/công từ lúa. Còn với các loại hoa màu, như: Khoai mì, bí hồ lô, kiệu… trồng trên nền rạ, tuy giá dao động thất thường nhưng lợi nhuận bình quân không dưới 5 triệu đồng/công, có năm trúng giá lên đến hơn 10 triệu đồng/công. Tính ra, chỉ riêng lợi nhuận từ hoa màu đã cao hơn canh tác liên tục 3 vụ lúa/năm. Mở hướng phát triển bền vững: Bên cạnh lợi ích kinh tế, lúa mùa nổi còn giúp tạo không gian để chứa nước lũ, giảm nguy cơ vỡ đê ở vùng lân cận. Do vậy, nếu giữ được diện tích lúa mùa nổi sẽ giúp địa phương ứng phó tốt với lũ lụt, đặc biệt là lũ lớn. “Đất trồng lúa mùa nổi có nguồn dinh dưỡng dồi dào nhờ vào bồi lắng phù sa từ lũ và chất hữu cơ phân hủy bởi quá trình ngập lâu dài, pH đất thường thấp (<4). Đặc biệt, trong số hơn 150 loài tảo có thế sống trong môi trường nước lũ, có 24 loài tảo lam (blue-green algae) có khả năng cố định đạm. Nhờ vậy, nông dân không cần bón phân cho ruộng lúa mùa nổi, mà còn thu hoạch được các loại cá đồng vào trú ngụ tự nhiên. Cây lúa mùa nổi cũng tỏ ra thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu và giúp bảo tồn nguồn gen quý, góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học của vùng ĐBSCL” - TS Nguyễn Văn Kiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Trường đại học An Giang) phân tích. Từ những lợi ích to lớn này, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn phối hợp UBND xã Vĩnh Phước đã xây dựng kế hoạch bảo tồn lúa mùa nổi. Bên cạnh chuyển giao kỹ thuật cho các nông dân tham gia Tổ liên kết hợp tác sản xuất lúa mùa nổi, hai bên sẽ tiến tới xây dựng thương hiệu cho cây lúa đặc thù này. Tại hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch” được tổ chức gần đây tại xã Vĩnh Phước, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi với giá cao hơn thị trường. Đồng thời, đặt hàng hoa màu canh tác trên nền rạ lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch sinh thái gắn với khung cảnh đồng quê xưa: Đập lúa, giã gạo, câu cá đồng, hái bông điên điển… ![]() Lua-noi-3-copy.jpg Nông dân Nguyễn Văn Trống quyết tâm gắn bó với lúa mùa nổi. “Cây lúa mùa nổi sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao trong điều kiện lũ lớn nhưng lũ nhỏ thì phát triển không tốt, nếu nước rút sớm, lúa sẽ bị chuột cắn phá. Do vậy, chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng tiểu vùng đê bao “lỡ” (đê tạm) cho lúa mùa nổi. Năm nào lũ nhỏ, mình có thể bơm nước vào ruộng để tạo “lũ giả” cho lúa phát triển. Nếu nước chụp nhanh quá, có thể đóng đê lại để bảo vệ lúa. Sản phẩm lúa mùa nổi không lo đầu ra bởi có nhiều doanh nghiệp đặt hàng thu mua để làm gạo hữu cơ. Với nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực, hy vọng diện tích lúa mùa nổi sẽ được mở rộng thêm” – ông Lý Văn Chính, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, thông tin. Dành nhiều thời gian nghiên cứu lúa mùa nổi, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Kiền, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn (Trường đại học An Giang) cho rằng, lúa mùa nổi (floating rice hay deepwater rice) được trồng ở vùng ngập lũ ĐBSCL cách đây hơn 150 năm. Đặc điểm của cây lúa mùa nổi là thân dài, thích ứng tốt trong điều kiện ngập sâu. Tư liệu khảo cổ học cho thấy, hạt lúa mùa nổi hiện nay rất giống hạt lúa mà người Óc Eo cổ canh tác cách đây hơn 10.000 năm. Đến năm 1974, ở ĐBSCL có khoảng 0,5 triệu héc-ta lúa mùa nổi được canh tác (An Giang chiếm 50% diện tích). Mặc dù lúa mùa nổi cho năng suất thấp (từ 2 – 2,5 tấn/héc-ta) nhưng lợi nhuận khá cao so với vụ lúa hè thu, kể cả vụ đông xuân hiện nay. “Vào mùa khô, một số cây màu trồng trên nền rạ lúa mùa nổi cho hiệu quả kinh tế rất cao. Trên diện tích 1.000m2, kiệu có thể cho lợi nhuận 24,3 triệu đồng, ớt 16,5 triệu đồng, bí hồ lô khoảng 4,8 triệu đồng, còn khoai mì là 3,1 triệu đồng…” – TS Kiền đánh giá. Bài, ảnh: N.C Thẻ : Lúa mùa nổi -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 8th July 2025 - 10:51 PM |