![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,187 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Các cụ nói không sai: "Lắm thầy thì nhiều ma", nhiều người không thích tin Phật chỉ thích tin thánh (Phật thì từ bi, thánh thì một li cũng chấp!) và tin ma... mà ma càng ghê gớm và càng sân thì lại càng được tôn thờ! nên NÓ càng linh thiêng! Vì tam giới duy tâm tạo...
Có nhà người quen vừa cởi mở kể cho tôi nghe là nhà họ bị động, bị ngạo nghễ với các vong linh ở trên mảnh đất và bị ... điên, điên là bệnh chung của nhân loại chỉ có điều người nhiều người ít... tu tới một trình độ nào đó mới thấy "tâm bình thường là đạo", mới thầy mọi thứ sông là sông núi là núi... Thấy mọi thứ không như nó đang là vốn đã là "điên" rồi, là sống trong ảo ảnh ảo giác rồi. Tiên sinh Ohsawa biết điều này nên có lần tiên sinh bảo: ông A đang nói chuyện với bà B là hai con ma đang nói chuyện với nhau, là vậy! Đi theo Phật thì mọi sự sáng ra và biết cách giải quyết rốt ráo từng thứ theo thứ tự lớp lang... nếu không đắm đuối vào rừng mê tín dị đoan, hiện nay lớp người tu hành (các môn phái) và có chút kiến thức tâm linh lại là lớp người có nhiều tà tín nhất... Chỉ một số ít trong họ có chánh tín và có chánh kiến... và có trí tuệ. Ngài U Zin ở trường thiền của tôi nói: - Chúng mày đừng có tin Kinh điển Pali được dịch sang tiếng Việt. Vì Hoà Thượng Thích Minh Châu là người học pháp học từ Ấn Độ về, ngài đậu tiến sĩ Phật học. Và ngài dịch phần lớn kinh điển nguyên thủy sang tiếng Việt???... hiện nay ở VN nhiều người noi vào đó để tu... nhưng tôi tin ngài U Zin vị thầy thánh tăng mà tôi theo học hơn hoà thượng Thích Minh Châu. Thầy tôi ra sách và thầy cấm không đưa sách của thầy cho các sinh viên của trường đại học Phật giáo Miến, tại sao? có ở Miến mới thấy mấy người Việt thích học Pháp học rất chi là ... kiêu ngạo kinh hoàng cả người, mấy sư cô rất ... hay nối sân... vì sao? một lý do nữa là vì ăn mặn chăng? Sự hiểu biết sinh ra kiêu ngạo và hay "cãi vã" tranh luận.. tiên sinh biết điều này nên ông thành lập trung tâm của những người NO biết, biết là cãi, không biết lấy gì mà cãi đây??? Có hai loại biết: - Tuệ hiệp thế - Tuệ siêu thế. Tuệ hiệp thế dễ sinh ra kiêu ngạo ... Tuệ siếu thế là tuệ (kinh nghiệm trực tiếp) về khổ, vô thường, vô ngã nên không có bóng dáng của kiêu ngạo.... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,187 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Học thiền thì phải học trực tiếp với một bậc thầy giác ngộ ạ và ngay thời Đức Phật một đệ tử còn phải sống gần Phật 5 năm nữa ạ.
Cho nên nếu học phật qua sách vở là một sự khiếm khuyết người thầy đã chứng ngộ chỉ dẫn cách thực hành giáo Pháp và việc đọc dù có khai ngộ tới đâu cũng chỉ ở mức văn tuệ thôi ạ... Và chỉ đọc những gì đã được ghi trong kinh điển lại do một người chưa tu chứng dịch chắc chắn là có chỗ đã hiểu sai ý Phật ạ. Một lần tôi trình Pháp: - Thưa thầy, con rất vui vì bây giờ con đọc Kinh Phật tới đâu hiểu tới đó (đọc Kinh sách đã được dịch ra tiếng Việt: quyển "thiền môn nhật tụng",... thầy tôi cười bảo: - Đến A la Hán còn chưa hiểu hết Kinh Phật... Ví dụ: Sư Pháp Thông dịch ... một danh từ chuyên môn của Pháp thiền nguyên thuỷ... từ tiếng Anh (quyển "Thấy và Biết") là Tâm hữu phần, chỗ khác có người dịch là tâm hộ kiếp, luồng hộ kiếp...trong khi tu tập tôi có gặp kinh nghiệm đó và trở nên không biết điều gì xảy ra vì lúc đó quả thật tôi không biết nhưng tôi không ngủ, rõ ràng là tôi không bị hôn trầm... sau đó thấy người cực kỳ sảng khoái và khoẻ vô biên... tôi không biết làm sao để trình Pháp kinh nghiệm của mình và lục tìm trong sách vở đã dịch sang tiếng Việt, may có quyển "Thấy và Biết" trong đó ngài Pa Auk nhắc đi nhắc lại kinh nghiệm đó một số thiền sinh đi qua kinh nghiệm này và tưởng là mình nhập niết bàn... vì đối tượng là luồng Bhavanga... sư Pháp Thông may cũng để nguyên tiếng Pali... và vì là đối tượng trở nên "nhỏ nhít" đến độ "không nhận được ra"... nên thiền sinh tưởng mình chứng đắc niết bàn... Một chuyện thuộc về chuyên môn như vậy, nếu là người tu chứng đi qua các kinh nghiệm đó một cách sâu sắc như ngài Pa Auk... ngài mới nói rõ và chỉ rõ ra được việc nhận thức sai lạc... tuy nhiên nếu sư Pháp Thông mà không để nguyên chữ Pali Bhanvanga... thì khi tôi đọc sách của ngài Jotika tả về "bản đồ hành trình tâm linh" (sư Tâm Pháp dịch) miêu tả về 16 tầng tuệ mà sư Tâm Pháp cũng không để nguyên chữ Bhanvanga, thì tôi cũng phải lùng tìm sách gốc tiếng Anh thì thấy họ để nguyên chữ đó và tôi đã thấy được ngài P và ngài J cùng tả về tâm Bhavanga... cũng hao hao tương tự, nhưng tôi có cảm giác ngay sư P và sư T khi dịch hai quyển này thì chính hai vị sư khả kính của chúng ra cũng chưa đi qua kinh nghiệm đó và vì vậy chuyển ngữ thì không sai về ngữ pháp... nhưng mà tôi đã đi qua kinh nghiệm đó rồi thì tôi lại ghi lại rõ ràng và dễ hiểu hơn cho người đọc, hơn là bản dịch do người dịch chưa đi qua kinh nghiệm nên chỉ dịch thuần tuý về chữa nghĩa văn phạm và ngữ pháp... chuyển ngữ là một năng khiếu và cần phải có chuyên môn nữa.. Chỉ một việc nhỏ nhò và không phải là dịch Kinh của Đức Phật mà còn ... như thế, tôi thấy chúng ta có thể suy ra: học đạo với các vị minh sư quan trọng hơn việc đọc sách do người không phải là chuyên tu dịch... vì thế ở Miến có kỳ kết tập tam tạng Kinh điển lần thứ 6.. để làm gì? để cho đúng là Phật ngôn thì hàng thánh tăng nghe sẽ thấy "lọt tai" ngay và người Phàm thì còn ưa và thích cho nên nghe không biết đâu là ý Phật thật.. vì thế ở Miến và Thái họ đọc Kinh Phật trực tiếp và đọc hàng ngày bằng tiếng Pai và phải học tiếng Pali vì thế... Dịch tức là Phản... ta không thể phủ nhận công đức lớn lao của hoà thượng Thích Minh Châu... nhưng tôi có mang về VN quyển "Kinh vô ngã tướng" của Đức Phật do ngài Mahashi giảng và được dịch sang tiếng Anh và bác Phạm Kim Khánh dịch sang tiếng Việt, có lẽ đó là một trong những quyển kinh mà tôi tâm đắc nhất và mảng sách kinh nguyên thuỷ do bác Phạm Kim Khánh dịch và sư Khánh Hỷ Trần Minh Tài dịch.. đều là những quyển rất hay và dễ hiểu vô cùng... vì sao? vì sư Khánh Hỷ thường xuyên sang tu ở Miến từ nhiều năm rồi, vì có tu tập hàng ngày với các vị thánh tăng nên chất lượng dịch khác lắm... là tôi nói với ý xây dựng chứ không bài bác... Nếu đọc Kinh do HT TMC dịch thì tôi đọc những quyển như: 37 Phẩm trợ đạo - những yếu tố cần thiết cho sự giác ngộ và nhiều kinh sách Phật hiện nay do những người tu học trực tiếp với các vị thánh tăng dịch... thì tôi thấy tốt hơn... Đây là một ý riêng có tính chủ quan, xin được vui lòng thứ lỗi nếu đã phạm vào niềm tin tôn giáo của bạn. Thầy tôi không có ý mạt sát ai nhưng là người chuyên tu có chuyên môn sâu dịch khác lắm đấy ạ, lại nữa người đó cũng phải có năng khiểu chuyển ngữ nữa ạ.... Cũng như tôi đã gặp nhiều bậc thầy nhưng khi tôi học đạo trực tiếp với thầy tôi thì mọi sự khác xa với khi tôi gặp các vị cao tăng khác ở Việt Nam ạ, tôi có quyền phát biểu cảm nghĩ riêng tư của mình chứ ạ? Nếu chưa có ai dịch Kinh sách Phật hay hơn hoà thượng TMC thì cứ đọc sách của HT dịch ạ, nhưng nếu có ai dịch hay hơn và chính xác hơn thì nên đọc cả những điều họ dịch nữa ạ, vì Phật Pháp vô biên thệ nguyện học ạ... Có một bài kinh đọc trước khi ăn ở trường thiền W Thái Lan tôi mang về, muốn dùng trong khoá thiền ở chùa Nguyên Thuỷ... sư trụ trì Pháp Chất cẩn thận đi nhờ các vị cao tăng nhât nước nhà về kinh điển Pali dịch... tôi đọc kỹ 3 bản dịch đó... và cuối cùng tôi dùng bài dịch của chị Thiện dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, vì sao? vì ngôn ngữ của các bậc trưởng thượng của chúng ta là ngôn ngữ cổ và dùng nhiều từ hán nôm khó hiểu trong khi muốn phổ cập một cái gì đó nên dùng nguyên gốc hoặc dùng tiếng Anh diễn đạt cho trong sáng và dễ hiểu... Hiểu được thì mới làm được... hi hi chúc lành, sadhu! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 14th July 2025 - 09:53 AM |