![]() |
![]() |
![]()
Bài viết
#1
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,187 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Các cụ nói không sai: "Lắm thầy thì nhiều ma", nhiều người không thích tin Phật chỉ thích tin thánh (Phật thì từ bi, thánh thì một li cũng chấp!) và tin ma... mà ma càng ghê gớm và càng sân thì lại càng được tôn thờ! nên NÓ càng linh thiêng! Vì tam giới duy tâm tạo...
Có nhà người quen vừa cởi mở kể cho tôi nghe là nhà họ bị động, bị ngạo nghễ với các vong linh ở trên mảnh đất và bị ... điên, điên là bệnh chung của nhân loại chỉ có điều người nhiều người ít... tu tới một trình độ nào đó mới thấy "tâm bình thường là đạo", mới thầy mọi thứ sông là sông núi là núi... Thấy mọi thứ không như nó đang là vốn đã là "điên" rồi, là sống trong ảo ảnh ảo giác rồi. Tiên sinh Ohsawa biết điều này nên có lần tiên sinh bảo: ông A đang nói chuyện với bà B là hai con ma đang nói chuyện với nhau, là vậy! Đi theo Phật thì mọi sự sáng ra và biết cách giải quyết rốt ráo từng thứ theo thứ tự lớp lang... nếu không đắm đuối vào rừng mê tín dị đoan, hiện nay lớp người tu hành (các môn phái) và có chút kiến thức tâm linh lại là lớp người có nhiều tà tín nhất... Chỉ một số ít trong họ có chánh tín và có chánh kiến... và có trí tuệ. Ngài U Zin ở trường thiền của tôi nói: - Chúng mày đừng có tin Kinh điển Pali được dịch sang tiếng Việt. Vì Hoà Thượng Thích Minh Châu là người học pháp học từ Ấn Độ về, ngài đậu tiến sĩ Phật học. Và ngài dịch phần lớn kinh điển nguyên thủy sang tiếng Việt???... hiện nay ở VN nhiều người noi vào đó để tu... nhưng tôi tin ngài U Zin vị thầy thánh tăng mà tôi theo học hơn hoà thượng Thích Minh Châu. Thầy tôi ra sách và thầy cấm không đưa sách của thầy cho các sinh viên của trường đại học Phật giáo Miến, tại sao? có ở Miến mới thấy mấy người Việt thích học Pháp học rất chi là ... kiêu ngạo kinh hoàng cả người, mấy sư cô rất ... hay nối sân... vì sao? một lý do nữa là vì ăn mặn chăng? Sự hiểu biết sinh ra kiêu ngạo và hay "cãi vã" tranh luận.. tiên sinh biết điều này nên ông thành lập trung tâm của những người NO biết, biết là cãi, không biết lấy gì mà cãi đây??? Có hai loại biết: - Tuệ hiệp thế - Tuệ siêu thế. Tuệ hiệp thế dễ sinh ra kiêu ngạo ... Tuệ siếu thế là tuệ (kinh nghiệm trực tiếp) về khổ, vô thường, vô ngã nên không có bóng dáng của kiêu ngạo.... -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() |
![]()
Bài viết
#2
|
|
![]() Bạn của mọi người ![]() ![]() ![]() Nhóm: Administrators Bài viết: 20,187 Gia nhập vào: 13-February 07 Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I Thành viên thứ.: 5 ![]() |
Trong quyển "thiền môn nhật tụng" của thầy Nhất Hạnh, đức Phật có câu: "Phàm cái gì có hình tướng là ở đó còn có sự lường gạt", hi hi, tôi thích nhất câu nói đó của Đức Phật cho dù nó là của bất cứ hệ phái nào dịch, và bất cứ ai dịch.
Kinh điển Đức Phật dạy chỉ tóm gọn trong câu này là đủ. Hiều được thì không cần nhiều lời, không hiểu được thì lời nào cũng sai. Quyển "Kinh vô ngã tướng" ngài Mahashi giảng về một đoạn kinh nguyên thuỷ của Đức Phật, tôi cũng thích nhất khi ngài giảng về sự thấy biết. Cái biết duyên nơi đối tượng mà có, nếu không có đối tượng là không có sự hay biết, còn sự quan sát thì lại là việc khác. Tâm hay biết và tâm quan sát là 2 việc khác nhau đấy ạ. Lục căn, tiếp xúc lục trần, sinh ra lục thức: 18 "thằng này" không phải là ta và của ta, không phải là tự ngã của ta. Vấn đề không phải là đúng hay sai, mà là chọn giải pháp thì mới giải thoát, còn đúng sai là còn bị kẹt ạ. Nói cũng bị ăn 3 hèo và nín cũng bị ăn 3 hèo là gì ạ? Hi hi ![]() Hôm nay ở quán, có một người bạn chê tớ, thế là tớ cười ha ha khoái trí, tới bảo với cậu ta: muốn làm tớ buồn thì phải khen tớ, chê tớ là tớ khoái lắm đấy. Người bạn đó bảo: vấn đề là tớ không muốn Trâm khổ! Thế là cả hai, 3, 4 người cùng cười ha ha, hiểu ý hãy quên lời. Bạn thế mới là bạn. Tớ có một người bạn: dù mình tu theo môn phái nào hay đi lộn đầu xuống đất nó vẫn cứ yêu quí mình hết mực. Còn có những người bạn đạo khác: mình mà không tu theo môn phái đó lả họ cho mình "ra rìa" ngay! Và nếu mình làm cho họ thấy họ sai là họ càng ... ??????? Nếu cho bạn chọn một giải pháp cho cuộc đời bạn thì bạn chọn cách ngồi đọc Kinh sách hay chọn con đường tới hành thiền với một bậc thầy? hay là cả hai. Tôi thì tham lắm: cả hai, nhưng không hiểu sao tôi đọc Kinh sách của các thầy ở VN dịch "không vô", đây cũng là may mắn vì tôi chỉ là tờ giấy trắng, vào trường thiền: không suy nghĩ, không suy tư và không cả xét đoán nữa... bạn làm gì? Có nhiều thiền sinh học nhiều Pháp học nên cứ một mực lôi pháp học ra hỏi thầy, mà ông thầy của tôi lại "giác ngộ ở ngoài chợ" cho nên thiền sinh không có kinh nghiệm tu chứng, lôi pháp học ra hỏi là ông biết ngay, còn tôi vốn là người hoang dại, kinh nghiệm của tôi thì mọi người có thể hiểu ngay vì tôi dùng ngôn ngữ phàm phu tục tử để trình Pháp và không biết cách trình Pháp theo chuyên môn Phật Pháp, nên một cô Việt Kiều học đạo với ngài Kim Triệu bảo là: cô Trâm không học Pháp học nên cô không biết, nhưng cô trình Pháp tới đâu chúng tôi nghe là biết liền, đó là "Cái gì?", tu thiền với minh sư khác xa đọc sách hàng ngày dù đó là Kinh Phật, và do ai dịch đi chăng nữa. Học pháp học có một điều nguy hiểm là dễ bị tâm trí lừa: tôi đã biết, tôi đã hiểu và do đó lười đi hành thiền trong im lặng để kinh nghiệm rằng ta không là ai cả. Và rất thích hý luận. Tín - huệ và tấn - định nhiều, không thăng bằng đều tạo phản ứng không tốt cho hành giản Cầu chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc. Amen! -------------------- ________Ngọc Trâm_________
|
|
|
![]() ![]() |
.::Phiên bản rút gọn::. | Thời gian bây giờ là: 14th July 2025 - 09:29 AM |