IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> Canh tác tự nhiên, Masanobu Fukuoka là ai?
Diệu Minh
bài Sep 23 2014, 10:56 PM
Bài viết #1


Bạn của mọi người
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 17,593
Gia nhập vào: 13-February 07
Từ: 103 ngách 2 ngõ Thái Thịnh I
Thành viên thứ.: 5



http://beforeitsnews.com/vietnamese/2014/0...c-2-274124.html

Canh tác tự nhiên: hạt giống thiện lành giữa sa mạc
Nông nghiệp “vô vi vô tác”


Cách đây 40 năm, quyển sách “The One-Straw Revolution” (tạm dịch “Cuộc cách mạng rơm”) của nhà nông học Nhật Bản Masanobu Fukuoka (1913-2008) đã trình bày một triết lý nông nghiệp có vẻ ngược dòng với hiện đại nhưng vô cùng hấp dẫn. Đó là khái niệm “canh tác tự nhiên” - Natural farming – hay “phương pháp Fukuoka”, phản ánh niềm tin sâu sắc về sự nguyên vẹn và cân bằng của thế giới tự nhiên.
Người Nhật gọi canh tác tự nhiên (CTTN) là nền nông nghiệp “vô vi vô tác”, còn phương Tây dùng từ“do-nothing farming” – tức nông nghiệp… không làm gì cả. CTTN không cần cày xới, không bón phân, không tưới nước, không nhổ cỏ, không thuốc trừ sâu rầy. Quan trọng nhất, không lãng phí công sức. Chỉ một điều người nông dân phải làm đó là: gieo hạt giống.
Người ta thường nhầm lẫn CTTN với trào lưu nông nghiệp hữu cơ rất phổ biến hiện nay. Tuy nông nghiệp hữu cơ cũng không sử dụng hóa chất, nhưng khác với CTTN, người nông dân vẫn canh tác, nhổ cỏ và tưới nước như bình thường.Những nông trường “thiền”

Quá cầu toàn! Đó là nhận xét của Masanobu Fukuoka về sai lầm của nông nghiệp hiện đại. Chúng ta nhổ hết cỏ, diệt sạch sâu rầy, cày xới đất và lạm dụng hóa chất thay vì chấp nhận và nương theo những điều tự nhiên mong muốn. CTTN không dùng bất cứ kỹ thuật đặc biệt nào và loại bỏ mọi nỗ lực


Manasobu Fukuoka

lãng phí trong nông nghiệp. Cây cỏ không cần chăm bẵm cầu kỳ. Chúng chỉ cần chút xíu hỗ trợ vào những thời điểm còn non nớt và sẽ tự phát triển hoàn hảo khi đã cứng cáp hơn. Nếu có ai nghi ngờ phương pháp Fukuoka, xin mời đến thăm nông trường dạy CTTN AKAME tại quận Nara (Nhật Bản). Hoàn toàn miễn phí cho mọi người, AKAME đã trở thành nơi thực hành và phổ biến phương thức canh tác này vô cùng hiệu quả hơn 30 năm qua. Kawaguchi Yoshikazu, người sáng lập nông trường – một trong những học viên đầu tiên của Fukuoka – đã kế thừa, phát triển CTTN trên nền tảng y học cổ truyền và nhân rộng giá trị ứng dụng trong thực tế.


Kawaguchi và các học viên tại nông trường AKAME

CTTN mang lại sự hoan hỉ cả về tinh thần lẫn thể chất
Người ta gọi những nông trường canh tác theo phương thức tự nhiên này là những nông trường “thiền”. Nơi đó hoa màu, cỏ cây hồn nhiên phát triển giữa mênh mông trời đất, con người chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết. Không chỉ nông dân mới muốn tìm hiểu về CTTN. Nhiều học viên tại AKAME đến từ thành phố lớn, xuất thân từ vô số ngành nghề khác nhau. Hòa mình vào thiên nhiên mang đến cho họ sự hoan hỉ cả về tinh thần lẫn thể chất.

Một cô gái từng là giáo viên đã chuyển đến sống và làm việc tại nông trường gần 8 năm chia sẻ: “Được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành này, mỗi ngày tôi đều tràn trề hứng khởi và trái tim tôi nhảy múa vì vui mừng”.

Phó thác mọi sự cho thiên nhiên

“Phó thác mọi sự cho thiên nhiên” là triết lý cốt lõi của CTTN mà mọi học viên tại AKAME đều thuộc nằm lòng. Nghe có vẻ giản đơn nhưng đó là thành quả đúc kết từ nhiều năm quan sát, nghiên cứu của Fukuoka. Nông dân chỉ làm những gì thật cần thiết theo quy luật tự nhiên. Fukuoka khẳng định: “Sao phải băn khoăn, chính tự do sẽ làm thiên nhiên nảy nở”.

Nguyên tắc thứ nhất của CTTN: không xới đất, đất càng màu mỡ: những cánh đồng ở nông trường AKAME luôn xanh mướt chính nhờ… 30 năm không cày xới. Mỗi mùa gặt đi qua, mảnh đất càng dầy thêm dinh dưỡng và độ ẩm vì được bồi đắp hàng lớp lớp xác thực vật và động vật vi sinh. Đó là lý do trồng trọt theo CTTN hầu như không cần bón phân hay tưới nước, trừ trường hợp nắng nóng kéo dài. Kawaguchi khẳng định, chính việc canh tác đất thường xuyên mới phá hủy chu trình hoàn hảo này, làm môi trường đất mất cân bằng và thúc đẩy cỏ dại phát triển. Vì vậy nguyên tắc đầu tiên của CTTN là: không cày xới đất.



Đất sau thu hoạch, theo phương pháp thông thường (trên) và theo phương pháp CTTN (dưới)
Nguyên tắc thứ hai của CTTN: không dùng thuốc diệt côn trùng. Không có côn trùng “có hại”. Người ta thường chia côn trùng thành hai loại, có ích và hại cho cây trồng. Nhưng theo triết lý CTTN, không tồn tại loài côn trùng nào có hại. Mỗi mảnh vườn tại nông trường AKAME là một hệ sinh thái phong phú đủ mọi loài sinh vật cùng nhau phát triển. Chính chúng tạo thêm chất dinh dưỡng cho đất đai và cây trồng.

Thay vì phun thuốc trừ sâu, hiệu quả ngắn hạn nhưng nguy hiểm lâu dài. Fukuoka bọc những hạt giống mới gieo trong đất sét ẩm để bảo vệ chúng khỏi côn trùng và chim. Khi lớn lên, những cây quá yếu ớt sẽ bị côn trùng tiêu diệt, chỉ cá thể nào mạnh mẽ mới tồn tại và sinh sôi. Kết quả thu được là 100% nông sản chất lượng cao chọn lọc theo cách hoàn toàn tự nhiên.


Bọc hạt giống trong đất sét

Hạt giống nẩy mầm
Nguyên tắc thứ ba của CTTN: không diệt cỏ. Cỏ dại vốn là khắc tinh của nhà nông. Nhưng Fukuoka quan sát thấy khi ngừng cày xới thì cỏ cũng bớt sinh sôi. Cày xới khuấy động tầng đất sâu vốn có nhiều hạt cỏ dại và làm chúng nảy mầm. Do đó nhổ cỏ hay xới đất tuyệt nhiên không phải giải pháp tốt mà chỉ khiến đất khô cứng, cằn cỗi hơn. Thuốc diệt cỏ càng không! Hóa chất phá vỡ sự cân bằng và làm nhiễm độc đất, nước.

Thay vì diệt cỏ, Fukuoka trái lại: sử dụng cỏ. Ông phủ rơm lên cánh đồng để hạn chế cỏ mọc ở những vùng có lúa. Lúa và cỏ sẽ nương tựa, sinh sôi một cách hài hòa cạnh nhau. Cỏ ngăn chặn xói mòn đất, giữ độ ẩm và các vi sinh vật. Ai nói cỏ có hại cho cây?


Phủ rơm lên mặt đất hạn chế cỏ mọc

Cỏ ba lá
Ông còn khám phá một loài cỏ tuyệt diệu có thể cải thiện đất trồng và ngăn ngừa các loài cây dại. Đó chính là cỏ ba lá (landine clover). Cỏ ba lá sinh trưởng rất khỏe, chỉ cần gieo hạt 6-8 năm một lần.

Cây cỏ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên, sự phát triển và phân hủy một cách trật tự của thực vật và động vật giúp nuôi dưỡng đất mà không cần đến con người. Dùng phân hóa học tuy giúp cây trồng tăng trưởng mạnh, thực chất không thêm được dinh dưỡng gì cho đất.
Nguyên tắc cuối cùng: không dùng phân hóa học, thay vào đó hãy dùng cỏ, rơm rạ và các loài cây dại như một nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho đất. Đó chính là ý nghĩa của sự sống có tương quan.
Cần sự nhẫn nại
Lẽ tất yếu, không thể một sớm một chiều mà hái quả ngọt với CTTN. Thời gian đầu áp dụng CTTN năng suất cây trồng giảm nhẹ. Nhưng sau khoảng vài năm không cày xới, những mảnh đất áp dụng CTTN như nông trường AKAME nay đã màu mỡ đến mức người nông dân chỉ cần gieo hạt mà không phải chăm bón gì thêm.
Phương pháp CTTN cho sản lượng bằng hoặc ít hơn khoảng 20% phương pháp thông thường nhưng sản phẩm thì tươi ngon hơn hẳn. Chất lượng nông sản CTTN đủ sức sánh ngang với các nông trường sử dụng kỹ thuật canh tác hiện đại nhất.
Tuy “vô vi vô tác” không cần nhiều lao động, phương pháp này đòi hỏi người nông dân phải hiểu rõ và thành thục tương quan giữa động thực vật, con người với môi trường. Đó là rào cản lớn nhất với những ai chỉ quan tâm đến lợi nhuận tức thời mà thiếu lòng kiên nhẫn.

Gieo hạt giống thiện lành trên sa mạc thế gian
Không máy móc, không phân bón, ít tốn nước, cải thiện đất, bảo vệ môi trường, lại cung cấp rau quả sạch, tươi, ngon; lẽ ra mô hình CTTN phải là điểm son giữa nền nông nghiệp thế kỷ 21 đang héo mòn vì hóa chất.
Tuy nhiên thời gian canh tác mỗi mùa vụ kéo dài, phải mất vài năm để năng suất cây trồng thật sự ổn định. Chưa kể khi nông sản CTTN được giá gấp đôi thì lợi nhuận cũng không thể sánh bằng món hời mà việc dùng hóa chất mang lại. Do đó, bất chấp những nỗ lực cải tiến phương pháp và nhân rộng mô hình nông trường AKAME trên 10 địa điểm, ngay chính những người nông dân Nhật Bản cũng chẳng mặn mà với CTTN.
Fukuoka từng cảm thán: “Con người khôn ngoan nhờ trí tuệ, nhưng chính trí tuệ đôi lúc lại bóp méo sự khôn ngoan của con người”. Nhật Bản đang rướn mình mong chạm đến đỉnh cao khoa học, nên phương pháp canh tác như loại bỏ hoàn toàn khoa học của CTTN sẽ khó được chấp nhận tại đây. Thay vào đó, Fukuoka tin tưởng mô hình giản dị nhưng hiệu quả của mình sẽ được chào đón hơn tại nơi nào chưa hoàn toàn công nghiệp hóa.


Nông sản CTTN không chỉ sạch mà còn rất tươi, ngon.


Fukuoka – người gieo hạt giống thiện lành.
Dẫn lời một vị đệ tử tại Trung tâm Thiền San Francisco từng nói với Fukuoka: “nào chúng ta cùng nhau gieo hạt giống thiện lành trên sa mạc thế gian”. CTTN tựa hạt giống tốt giữa sa mạc “công nghiệp hóa” lặng thầm chờ người gieo vào miền đất hứa. Nơi có thể hiện thực hóa ước mơ đó liệu có phải là những quốc gia đang phát triển, như Việt Nam?


Theo zeronews.us


--------------------
________Ngọc Trâm_________
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
member
bài Mar 14 2015, 10:02 PM
Bài viết #2


Thành viên dự bị
***

Nhóm: Members
Bài viết: 1,632
Gia nhập vào: 11-February 11
Thành viên thứ.: 93,759



Ký sự Organic - Kỳ 5: Rằng hay thì thật là hay…


(TNO) Ông Ngô Hoàng Minh, người sống bằng nghề nuôi heo ở gần vườn nhà tôi, thỉnh thoảng sang làm giúp tôi một số việc, như cho heo ăn dặm hoặc coi ngó heo đẻ.

>> Ký sự Organic - Kỳ 4: Lớp học heo gà
>> Ký sự Organic - Kỳ 3: Mặc kệ nó
>> Ký sự Organic - Kỳ 2: Bài ca không dễ hát
>> Ký sự Organic - Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên


Nuôi heo tự nhiên chi phí rất thấp

Trước đây ông vẫn có đồng ra đồng vào từ nuôi heo, còn bây giờ nuôi heo thịt không ăn thua nên ông chuyển sang nuôi heo nái, chủ yếu lấy công làm lãi, phải đi làm thuê mới có thêm tiền cho gia đình đủ sống. Heo ông nuôi bự con, dài đòn, là giống heo lai công nghiệp đang được nuôi phổ biến trong cả nước. Chuồng trại ông xây bằng xi-măng, máng ăn tự động “hễ chạm mỏ vào là thức ăn rớt xuống, ăn bao nhiêu tùy thích”, nước uống cũng tự động.

Tôi hỏi ông Minh heo ông ăn những gì, ông bảo ông mua “thức ăn” trong bao về cho ăn, “thức ăn” mà ông nói là cám công nghiệp mà các công ty thức ăn chăn nuôi bán. Hỏi cho chúng ăn rau cỏ hay chuối có được không, ông lắc đầu, nói cỏ hay chuối chúng không ăn, còn rau lang thì ăn nhưng không lớn, phải ăn “thức ăn” chúng mới chịu lớn. Heo ông nhốt trong chuồng, suốt ngày nằm rồi đứng dậy ăn. Tôi hỏi nếu mở cửa chuồng cho ra thì chúng có ra không, ông cười bảo không, chúng chẳng có nhu cầu gì ở ngoài chuồng cả.

“Thức ăn trong bao” hiện nay giá khoảng 12.000 đồng/kg. Nếu nuôi heo thịt, mua 1 con heo con cai sữa khoảng 1 triệu, nuôi 3 tháng được trên dưới 60 kg, với giá heo hơi hiện nay khoảng 50.000 đồng/kg, con heo 60 kg bán tầm 3 triệu. Mỗi con heo, nhỏ thì ngày ăn 1,5 kg thức ăn, lớn ăn 2,5 kg, bình quân khoảng 2 kg, 90 ngày ăn hết 180 kg, nhân với 12.000 đồng/kg, vị chi là 2.160.000 đồng tiền thức ăn, cộng với 1 triệu tiền heo giống, giá thành tính riêng hai khoản này mỗi con đã là 3.160.000 đồng. Với giá bán 3 triệu, mỗi con lỗ 160.000 đồng, chưa tính lỗ công nuôi, tiền thú y, tiền chuồng trại và tỷ lệ chết chóc. Nuôi nhiều tháng hơn, heo sẽ lớn hơn, thức ăn sẽ tăng lên, số lỗ sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi heo vẫn có lời chút ít, bằng cách mua cám công nghiệp “nguyên chất” về trộn thêm các loại cám bắp cám sắn giá rẻ để “hạ giá thành”. Gọi là lời nhưng cũng ở mức lấy công làm lãi, nếu tính đủ “đầu vào” thì vẫn lỗ.

Còn nuôi heo theo cách của tôi thì sao? Ban đầu thì rất tốn kém, nhưng khi đã tạo được một vườn cỏ tự nhiên và một bộ giống không bệnh tật rồi thì sự tốn kém không còn đáng kể nữa. Khi vườn chưa nhiều cỏ, tôi cho ăn dặm ngày 2 lần, rau và chuối thì có sẵn không phải mua, chỉ tốn khoảng 3.000 đồng tiền cám gạo 1 ngày cho mỗi con. Hiện nay khi cỏ đã nhiều, chỉ cho ăn dặm mỗi ngày 1 lần, chi phí cám gạo không quá 2.000 đồng. Cùng một thời gian nuôi, con heo tôi chỉ đạt trọng lượng bằng 1/3 heo ông Minh, nhưng chi phí thức ăn ít hơn 12 lần. Tôi chưa có ý định nuôi heo để bán, nhưng nếu bán theo giá thịt heo Organic thì chắc chắn phải cao hơn nhiều so với giá thịt heo công nghiệp. Chỉ vài con số như vậy đủ thấy hiệu quả kinh tế như thế nào.

Không ít các chuyên gia nông nghiệp và kinh tế bảo rằng, các giống heo truyền thống lớn chậm, năng suất thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu thịt của dân chúng, còn heo công nghiệp lớn nhanh, năng suất cao, từ đó khuyến khích nuôi heo công nghiệp để “tăng nguồn thực phẩm cho xã hội”. Với lập luận tương tự như vậy, các giống lúa cổ truyền của dân tộc đã bị loại bỏ không thương tiếc, nhường chỗ cho các giống lúa lai gắn chặt với phân hóa học và thuốc trừ sâu. Các vị chuyên gia đó dĩ nhiên là văn hay chữ tốt, nhưng lại không chịu hiểu một xã hội thị trường thì phải khác một xã hội bao cấp hay một bộ lạc tự cấp tự túc.

Một người làm ra thứ gì đó để đem đi bán, điều anh ta quan tâm không phải là làm ra bao nhiêu mà là lời bao nhiêu. Lời nhiều thì làm nhiều, lời ít làm ít, không lời không làm. Vấn đề là hiệu quả chứ không phải là sản lượng hay năng suất. Nuôi con heo 30 kg mà lời 20 kg (tôi cho là tối thiểu theo cách nuôi của tôi) tất nhiên phải hơn nuôi con heo 100 kg mà chỉ lời 1 kg, thậm chí không lời kg nào, ấy là chưa kể một bên là thực phẩm sạch tự nhiên, một bên là thực phẩm nhiễm hóa chất.

Nhưng lời nhiều vì sao nông dân chúng ta không làm? Xin thưa là không thể làm được, nếu không có đủ kiên trì. Bởi vì lịch sử đã để lại cho chúng ta quá nhiều di chứng trên vườn ruộng, do chiến tranh, do chính sách nông nghiệp, do “mặt trái” của công nghiệp hóa, do những tri thức nông nghiệp được dạy dỗ trong các trường đại học cũng như được phổ cập trong dân chúng không những không kế thừa mà còn bài bác tri thức của cha ông ta tích lũy hàng ngàn năm trên mảnh đất này. Và như chúng tôi đã đề cập trong kỳ trước, việc tái lập một môi trường tiệm cận với thiên nhiên, tức là tái lập những thửa ruộng mảnh vườn như thửa ruộng mảnh vườn của cha ông ta ngày trước, không hề là chuyện dễ. Người nông dân thì cần cái ăn trước mắt, cần có tiền ngay để lo cho con cái học hành.


Heo ăn cỏ ống rào rào

Còn một điều nguy hiểm nữa, điều mà nhiều người thấy nhưng cũng nhiều người làm ngơ coi như không thấy. Đó là thực trạng các tập đoàn nước ngoài khống chế ngành chăn nuôi nước ta bằng cách phổ cập các giống heo chỉ ăn thức ăn do các công ty thức ăn chăn nuôi sản xuất, liên tục nâng giá đầu vào và khống chế giá đầu ra nhằm bần cùng hóa các hộ chăn nuôi nhỏ, xóa bỏ các con giống truyền thống, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn ngành chăn nuôi nội địa. Báo chí đã lên tiếng, nhiều khi gay gắt, nhưng những tiếng kêu dường như đều rơi vào đôi tai điếc của các bề trên nông nghiệp.

Thêm vào đó, không phải ngẫu nhiên mà các thứ dịch heo dịch gà ngày càng được công bố với tần suất dày đặc cùng các chiến dịch tiêu hủy heo gà liên tục được tiến hành. Sự thật như thế nào, nó có bị thổi phồng quá mức hay không, nó có phải là sản phẩm của mối liên kết giữa các tập đoàn chăn nuôi - y dược quốc tế hay không, không thể dùng “mắt thường” để thấy, chỉ thấy rõ là qua mỗi đợt như thế, việc tiêu hủy thường hướng vào heo gà của bà con nông dân nghèo của chúng ta. Hẳn nhiều người còn nhớ, chỉ mới đây thôi, nuôi một con sáo, một con họa mi treo trong vườn có khi cũng bị “cơ quan chức năng” đến vặn cổ, dù nó chẳng hề có bệnh tật gì. Điều đáng sợ là những cuộc truy sát đó đều được sự đồng thuận của đa số các phương tiện truyền thông và của đám đông vốn sợ hãi bệnh tật. Ai dám chắc đàn heo đàn gà Organic của mình sẽ không chịu số phận của những con sáo, con họa mi vô tội kia? (còn tiếp)


--------------------
Theo các cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, giống như một số loại bụi khác có trong môi trường lao động, tất cả các dạng amiăng (tấm lợp amiăng dùng phổ biến ở VN) đều có thể gây ung thư và một số bệnh trầm trọng khác cho con người. Sợi amiăng có thể gây độc hại cho phổi sau 10-20 năm, gây ra một số các căn bệnh như bệnh phổi, ung thư màng phổi và ung thư phổi.
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này
Diệu Minh   Canh tác tự nhiên   Sep 23 2014, 10:56 PM
Diệu Minh   Rất hứng thú với bài này ... chờ tìm t...   Sep 23 2014, 11:12 PM
Diệu Minh   http://xanh.biz/thuong-de-la-thien-nhien-v...n-la-...   Sep 24 2014, 03:21 PM
Diệu Minh   Phương pháp trồng trọt tự nhiên của Yo...   Sep 24 2014, 03:23 PM
Diệu Minh   Chào mừng khán giả tuyệt vời đến vớ...   Sep 24 2014, 06:58 PM
Diệu Minh   "xa tít chân trời, gần ngay trướ...   Sep 24 2014, 07:05 PM
Diệu Minh   [i][b][u]気楽に自然農 <h2 align="lef...   Sep 26 2014, 10:00 AM
Diệu Minh   Gửi cô trang web của Larry Korn, người t...   Sep 28 2014, 04:26 PM
Diệu Minh   - Phần 1: http://dalaihuongxy.wordpress.com/201...   Oct 1 2014, 09:47 AM
Diệu Minh   "Cần thiết có một (hoặc nhiều) tra...   Oct 1 2014, 03:14 PM
member   [size=5]Masanobu Fukuoka là ai? [b] MASANOBU FUKU...   Oct 1 2014, 04:44 PM
member   Trong căn phòng thí nghiệm nằm trên đồi...   Oct 1 2014, 05:53 PM
member   Fukuoka bắt tay ngay vào một cuộc đời m...   Oct 1 2014, 05:58 PM
member   Trong các kỳ nghỉ, Fukuoka về thăm nhà ...   Oct 1 2014, 06:01 PM
member   Để học cách hoàn thành nhiệm vụ của ...   Oct 1 2014, 06:05 PM
member   Đây là phần 12/12 trong bài chuyển ngữ M...   Oct 1 2014, 06:09 PM
Diệu Minh   http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=534...   Oct 1 2014, 08:25 PM
Diệu Minh   http://tapchivanhoaphatgiao.com/blog/tac-g...-dat-...   Oct 2 2014, 12:38 PM
KinhThanh   cach lam hat giong (so luong nhieu) http://www.you...   Oct 4 2014, 12:31 AM
KinhThanh   vietnam mình có chiếc xe thu hoạch lúa này...   Oct 7 2014, 02:05 AM
Diệu Minh   Tuyệt nhỉ? nom hơi giống cái tông đơ c...   Oct 14 2014, 10:52 PM
Diệu Minh   https://www.youtube.com/watch?v=saO0Ky6r4wk Sao n...   Oct 14 2014, 11:06 PM
Diệu Minh   http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=535...   Jan 3 2015, 03:20 PM
justmevn   Sách đã có rồi nhé mọi người. http://...   Feb 14 2015, 12:14 AM
Diệu Minh   cảm ơn nhiều, mừng quá nhé   Feb 26 2015, 10:18 PM
member   http://i144.photobucket.com/albums/r180/Macrobioti...   Mar 5 2015, 03:24 PM
Diệu Minh   http://www.thanhnien.com.vn/van-hoa-nghe-t...uoi-5...   Mar 11 2015, 01:26 PM
member   Con đường hoàn nguyên của loài người ...   Mar 12 2015, 10:29 PM
member   Con đường hoàn nguyên của loài người -...   Mar 12 2015, 10:33 PM
member   Con đường hoàn nguyên của loài người -...   Mar 13 2015, 10:49 PM
member   Con đường hoàn nguyên của loài người -...   Mar 13 2015, 10:51 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 5: Rằng hay thì thật ...   Mar 14 2015, 10:02 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 6 : Những con chó dạy...   Mar 14 2015, 10:03 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 7: Nỗi ám ảnh GMO và...   Mar 14 2015, 10:05 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 8: Bệnh tật từ đâu...   Mar 14 2015, 10:07 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 9: Con đỉa và cây c...   Mar 14 2015, 10:10 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 10: Tưởng nhớ món m...   Mar 14 2015, 10:11 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 11: Nói leo qua 'lợ...   Mar 14 2015, 10:14 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 12: Cuộc chiến với t...   Mar 14 2015, 10:15 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 13: Thử 'trốn ch...   Mar 14 2015, 10:16 PM
member   Ký sự Organic - Kỳ 14: Quỳ hoa bảo điể...   Mar 14 2015, 10:19 PM
member   1m2 đất trồng cả vườn rau ban công Ch...   Mar 26 2015, 08:39 PM


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 12th June 2024 - 08:53 AM