IPB

Chào mừng Khách ( Đăng nhập | Đăng kí )

> SƯ RỖNG QUÁN TÂM
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:32 AM
Bài viết #1


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Vào thời Ðức Phật có vị tỳ khưu tên Tuccho Pothila. Ðại Ðức Pothila rất thông minh, thấu suốt nằm lòng kinh điển. Ngài có đến mười tám ngôi chùa và được xem là một Pháp Sư lỗi lạc, khét tiếng đến nỗi mọi người đều tôn sùng kỉnh mộ. Khi nghe đến danh Ðại Ðức "Tuccho Pothila" ai cũng thán phục. Họ kính nể đến độ không dám hỏi thăm xem Sư dạy những gì. Vào thời Ðức Phật, Ðại Ðức Tuccho Pothila quả thật là vị Pháp Sư lừng danh khét tiếng về pháp học.

Ngày nọ Ðại Ðức đến hầu Phật. Trong khi Sư đảnh lễ thì Ðức Thế Tôn hỏi,"À, con mới đến đó phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?"... Ngài chỉ nói như vậy! rồi hỏi thăm điều nầy điều nọ. Ðến khi bái từ, Sư đảnh lễ ra về thì Ðức Phật hỏi, "À, bây giờ con đi về phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?" ... Ðức Phật chỉ nói bấy nhiêu. Lúc Ðại Ðức Tuccho Pothila đến, Ngài hỏi, "À, con đến đó phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?" Lúc Sư về Ðức Phật hỏi, "À, bây giờ con đi về phải không, Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch?" Ðức Phật không giải thích dài dòng mà chỉ nói vắn tắt như thế. Tỳ Khưu Tuccho Pothila là một đạo sư thông minh. Sư tự nghĩ, "Tại sao Ðức Phật nói như vậy? Ý Ngài muốn nói gì?" Sư nghĩ đi nghĩ lại, suy gẫm cặn kẽ và ôn lại tất cả những gì đã được học, cho đến khi nhận thức rằng ... "Ồ, những lời dạy của Ðức Phật quả thật rất đúng -- Ðại Ðức Kinh Ðiển Rỗng Tuếch -- một nhà sư chỉ có học mà không bao giờ thực hành." Khi nhìn trở lại vào bên trong và quán xét tâm mình Sư thấy rằng thật sự quả không có gì khác biệt với người tại gia cư sĩ. Sư cũng có những nguyện vọng giống như những gì mà người cư sĩ ước nguyện, cũng thích thú với những gì người cư sĩ thích thú. Không có gì thật sự là "sa-môn" [*] bên trong Sư. Không có một đức độ thâm sâu nào khả dĩ đặt mình vững chắc trên Con Ðường và đưa đến trạng thái thật sự an lành tịch tĩnh.

----------------------
[*] "Sa-môn" -- phiên âm từ chữ "samana", có nghĩa là người xuất gia, người đã từ khước mọi thích thú trần tục, người mong tìm trạng thái thanh bình an lạc.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post
 
Start new topic
Trả lời
Thelast
bài Mar 25 2007, 10:40 AM
Bài viết #2


The last...
***

Nhóm: Administrators
Bài viết: 1,324
Gia nhập vào: 10-February 07
Thành viên thứ.: 4



Chúng ta phải trau giồi, phát triển tâm. Phải trau giồi tâm vắng lặng (samatha) và phát triển tuệ minh sát (vipassanà) . Phải rèn luyện cho cái tâm ấy thu thúc trong giới luật và trí tuệ (sìla-dhamma) bằng cách làm cho tâm dừng lại, trí tuệ phát sanh, và thấu triệt chân lý của nó.

Trong thực tế, con người chúng ta, cách mà chúng ta hành động, cách mà chúng ta sống, bẩm tánh và tác phong của chúng ta, tất cả những điều ấy thật sự không có gì khác hơn là một đứa trẻ. Em bé không biết gì hết. Nếu người lớn theo dõi quan sát những hoạt động của em, sẽ thấy rằng cách em chơi đùa và chạy nhảy quanh quẩn hình như không có mục tiêu. Nếu không được rèn luyện, tâm của ta cũng như đứa bé. Ta nói mà không hay biết và hành động mà không có trí tuệ. Ta có thể thoái hóa, trở nên thấp hèn hư xấu hơn mà không biết. Em bé không hiểu biết, nó chỉ đùa giỡn như những trẻ em khác. Cái tâm không hiểu biết của ta cũng dường thế ấy.

Vì lẽ ấy phải rèn luyện tâm. Ðức Phật đã dạy phải luyện tâm và tu tập như thế nào. Mặc dầu ta có thể hộ trì, dưỡng nuôi Phật Giáo bằng cách cúng dường bốn vật dụng cần thiết, nhưng đó chỉ là lớp mặt bề ngoài, chỉ là cái "vỏ", hoặc lớp "cây mềm", không phải lõi cây. Dưỡng nuôi Phật Giáo là tu tập, rèn luyện hành động, lời nói và tư tưởng theo đúng giáo huấn của Ðức Phật. Và chính công phu rèn luyện nầy sẽ đưa đến những hậu quả rất thâm sâu. Nếu chúng ta ngay thẳng và thành thật, nếu chúng ta có giới đức trang nghiêm và trí tuệ minh mẫn, pháp hành của chúng ta sẽ mang lại lợi ích phong phú dồi dào trong tương lai. Sẽ không có lý do nào để ganh tỵ hay tranh chấp. Ðạo pháp dạy ta như vậy. Hãy thông hiểu rằng đạo Phật là vậy.


--------------------
The last
Go to the top of the page
 
+Quote Post

Gửi trong chủ đề này


Reply to this topicStart new topic
1 người đang đọc chủ đề này (1 khách và 0 thành viên dấu mặt)
0 Thành viên:

 



.::Phiên bản rút gọn::. Thời gian bây giờ là: 3rd July 2025 - 08:24 PM